Bản đồ quy hoạch thành phố Việt Trì tỉnh Phú Thọ đến năm 2030

Ngày 16 tháng 7 năm 2014 quyết định phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Việt Trì tỉnh Phú Thọ với những nội dung sau :

Phạm vi quy hoạch thành phố việt trì đến năm 2030

Toàn bộ địa giới hành chính hiện trạng thành phố Việt Trì gồm 23 đơn vị hành chính, có diện tích 11.175 ha, được xác định như sau:

  • Phía Bắc giáp huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ.
  • Phía Đông giáp huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc.
  • Phía Nam giáp huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội.
  • Phía Tây giáp huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.

Bản đồ hành chính TP Việt Trì Phú ThọBản đồ hành chính TP Việt Trì Phú Thọ

Tính chất quy hoạch đô thị Việt Trì

  • Là thành phố tỉnh lỵ, trung tâm hành chính tổng hợp của tỉnh Phú Thọ. Một trong những trung tâm khoa học công nghệ, giáo dục – đào tạo, y tế, văn hóa, thể thao, du lịch, đầu tàu thúc đẩy sự phát triển của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ. Là một cực quan trọng trong mô hình phát triển đa cực của vùng Thủ đô Hà Nội.
  • Là Thành phố lễ hội về với cội nguồn dân tộc Việt Nam gắn với du lịch sinh thái đặc trưng của vùng Tây Bắc
  • Là đầu mối giao lưu, đô thị cửa ngõ quan trọng về phía Bắc của vùng Thủ đô Hà Nội. Là đấu mối giao thông quan trọng nội vùng.
  • Là địa bàn trọng điểm chiến lược về quốc phòng an ninh của vùng cũng như của cả nước.

Cấu trúc không gian đô thị thành phố Việt Trì

Xây dựng trục phát triển với trục chính lễ hội, kết nối không gian đô thị từ cửa ngõ phía Nam thành phố đến Khu di tích lịch sử Đền Hùng; hai trục còn lại hướng song song gắn với khai thác tổ chức không gian của tuyến đường sắt, nhà ga đường sắt và nút cao tốc Hà Nội – Lào Cai đi qua địa bàn tỉnh Phú Thọ; tiến hành mở rộng đô thị ở vùng ven sông Lô, để khai thác các giá trị cảnh quan thiên nhiên nhằm tạo dựng không gian đô thị liên hoàn sinh động và phong phú.

Bản đồ quy hoạch thành phố Việt TrìBản đồ quy hoạch thành phố Việt Trì

Mục tiêu phát triển thành phố Việt Trì Phú Thọ

  • Lựa chọn theo phương án phát triển hài hòa, kế thừa và đột phá: Thành phố được xây dựng trên cơ sở hệ thống chỉ tiêu cho đô thị loại I, phù hợp với tính chất đô thị trung tâm vùng, đô thị du lịch, sử dụng đất tiết kiệm hiệu quả; tiếp tục phát triển các dự án đã được khẳng định tại quy hoạch năm 2005; đổi mới về tư duy trong việc gắn kết toàn bộ không gian lễ hội lịch sử từ khu Đền Hùng đến ngã ba Bạch Hạc; xây dựng trung tâm hỗn hợp vận chuyển, kho bãi cấp vùng.
  • Xây dựng mô hình phát triển định hướng giao thông công cộng gắn với các nút giao thông; chuyển đổi mô hình sản xuất công nghiệp từ “nâu” sang “xanh”; tổ chức không gian phía ngoài đê sông Hồng và sông Lô thành các không gian xanh, du lịch sinh thái, khu nghỉ dưỡng; hình thành hệ thống đường sắt trên cao (trên cơ sở đường sắt cũ hiện nay) phục vụ du lịch và giao thông đô thị; xây dựng cầu cảnh quan qua sông Hồng kết nối vùng Hà Nội qua huyện Ba Vì. Với phương án này thành phố có sự phát triển đột phá, nhanh và bền vững; phát triển cân bằng giữa công nghiệp, văn hóa và tự nhiên.

Quy hoạch không gian TP Việt Trì

Tổng thể không gian thành phố Việt Trì phân chia thành 12 khu vực phát triển như sau:

  • Khu số 1 : Khu di tích lịch sử Đền Hùng, quy mô 1.030 ha, thuộc địa giới hành chính các phường, xã: Vân Phú, Hy Cương, Chu Hóa và Thụy Vân là khu vực trọng điểm, nơi diễn ra các hoạt động, sự kiện chính trị, tín ngưỡng, tâm linh, nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử.
  • Khu số 2 : Khu vực Trục lễ hội về với cội nguồn dân tộc, diện tích 890 ha, quy mô dân số dự kiến 73.800 người, thuộc địa giới hành chính các phường, xã: Thanh Miếu, Thọ Sơn, Tiên Cát, Gia Cẩm, Nông Trang, Vân Cơ, Vân Phú, Bạch Hạc và Sông Lô.
  • Khu số 3 : Khu vực phát triển mở rộng các khu dân cư mới, diện tích 800 ha, quy mô dân số dự kiến 75.700 người, thuộc địa giới hành chính các phường, xã: Thanh Miếu, Sông Lô, Trưng Vương.
  • Khu số 4 : Khu vực trung tâm chính trị hành chính của tỉnh, diện tích 855 ha, quy mô dân số dự kiến 70.000 người, thuộc địa giới hành chính các phường: Dữu Lâu, Tân Dân và Nông Trang.
  • Khu số 5 : Khu đô thị hiện hữu ven sông Hồng, diện tích 568 ha, quy mô dân số dự kiến 40.700 người, thuộc địa giới hành chính các phường: Bến Gót, Thọ Sơn, Tiên Cát, Minh Nông và Nông Trang.
  • Khu số 6 : Khu chức năng hỗn hợp gồm công nghiệp, du lịch diện tích 334 ha, quy mô dân số dự kiến 12.200 người, thuộc địa giới hành chính phường Bạch Hạc.
  • Khu số 7 : Khu vực chức năng hỗn hợp gồm đô thị – dịch vụ – công nghiệp, diện tích 790 ha, quy mô dân số dự kiến 52.900 người, thuộc địa giới hành chính các phường, xã: Minh Nông, Minh Phương, Thụy Vân và Thanh Đình.
  • Khu số 8 : Khu hỗn hợp chức năng vận chuyển, kho bãi – trung tâm đào tạo – y tế – đô thị, diện tích 1.040 ha, quy mô dân số dự kiến 67.200 người, thuộc địa giới hành chính các phường, xã: Vân Phú, Hùng Lô, Phượng Lâu và Kim Đức (trong đó khu hỗn hợp vận chuyển, kho bãi đầu mối khoảng 300 ha).
  • Khu số 9 : Khu vực đô thị mới phía Bắc thành phố, diện tích 665 ha, quy mô dân số dự kiến 40.100 người, thuộc địa giới hành chính các phường, xã: Vân Phú, Kim Đức và Hy Cương.
  • Khu số 10 : Khu dân cư nông thôn và canh tác nông nghiệp sinh thái, diện tích 2.563 ha, quy mô dân số dự kiến 58.700 người, thuộc địa giới hành chính các xã: Thanh Đình, Chu Hóa, Thụy Vân và Tân Đức.
  • Khu số 11 : Khu dân cư nông thôn và nông nghiệp sinh thái, diện tích 425 ha, quy mô dân số dự kiến 6.300 người, thuộc địa giới hành chính xã Kim Đức.
  • Khu số 12 : Khu hỗn hợp, diện tích 1.225 ha, quy mô dân số dự kiến 2.400 người, thuộc địa giới hành chính của các phường, xã: Dữu Lâu, Minh Nông, Thọ Sơn, Bến Gót, Tân Đức, Sông Lô, Trưng Vương và Phượng Lâu; không gian phần đất bãi sông Hồng, sông Lô (trừ hành lang thoát lũ và hành lang đê) là khu vực cây xanh tập trung, phát triển các khu đô thị mới với mật độ xây dựng thấp, phát triển du lịch; xác lập một số khu vực làm bến bãi, tập kết hàng hóa, vật liệu xây dựng.

Định hướng quy hoạch phát triển phân khu chức năng thành phố Việt Trì

Định hướng quy hoạch hệ thống trung tâm chính trị, hành chính, cơ quan, công sở

Đối với khu vực này, ổn định không gian hiện có; chỉnh trang, cải tạo lại công sở các cơ quan hành chính, nâng cấp cơ sở hạ tầng, tăng cường diện tích cây xanh và mặt nước.

Định hướng phát triển nhà ở

Đối với khu vực nội thị, cải thiện điều kiện sống trong các khu ở, cải tạo khu chung cư cũ, tái thiết khu chung cư xuống cấp như khu Hòa Phong,… Xây dựng khu nhà ở mới tại khu đô thị Đông Nam, dọc đường Phù Đổng, khu vực ga Việt Trì mới, Kim Đức, xây dựng nhà ở đạt tiêu chuẩn quốc gia.

Định hướng quy hoạch mạng lưới giáo dục – đào tạo

Cải tạo chỉnh trang nâng cấp các cơ sở hiện nay. Các cơ sở mới xây dựng đồng bộ về quy hoạch, cơ sở vật chất phù hợp với môi trường giáo dục.

Định hướng quy hoạch mạng lưới y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng

Nâng cấp các bệnh viện, cơ sở hiện có; đầu tư, nâng cấp bệnh viện đa khoa tỉnh để đảm nhiệm chức năng bệnh viện vùng trung du miền núi phía Bắc; hoàn thiện đầu tư xây dựng cụm bệnh viện vùng. Tại các khu đô thị mới, xây dựng phòng khám đa khoa theo tiêu chuẩn đô thị loại I.

Định hướng quy hoạch mạng lưới công trình văn hóa vui chơi giải trí

  • Cải tạo chỉnh trang các trung tâm văn hóa tiêu biểu của thành phố, các công trình văn hóa hiện có. Phân bố hợp lý các trung tâm văn hóa cấp khu vực ở các khu đô thị và điểm dân cư nông thôn. Xây dựng hoàn thiện Quảng trường Hùng Vương và Công viên Văn Lang…
  • Định hướng xây dựng trục lễ hội về với cội nguồn dân tộc, gắn kết với không gian mở cây xanh mặt nước và các không gian cộng đồng tại các điểm dân cư hiện hữu. Xây dựng hệ thống quảng trường văn hóa, không gian giao lưu cộng đồng, các không gian đi bộ gắn với các công trình tượng đài, tranh tượng nghệ thuật lớn… gắn kết với các khu cây xanh, công viên, khu vui chơi giải trí.

Định hướng quy hoạch mạng lưới dịch vụ du lịch

Kết hợp việc bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa; tăng cường hệ thống dịch vụ du lịch, hoàn thiện nâng cấp các cơ sở hạ tầng các khu du lịch… Hình thành mới các tuyến du lịch bằng tàu thủy trên sông Hồng, sông Lô và sông Đà gắn với các điểm di tích ven sông, văn hóa làng nghề, lễ hội làng. Phát triển du lịch sinh thái gắn với các di sản văn hóa truyền thống vùng nông thôn.

Định hướng quy hoạch mạng lưới thể dục thể thao

Cải tạo và nâng cấp các cơ sở thể dục thể thao cũ trong thành phố; xây dựng hoàn chỉnh các công trình thể thao trong các khu đô thị, khu dân cư cũ và các trường học theo tiêu chuẩn đô thị loại I. Cải tạo, chỉnh trang khu liên hiệp thể dục, thể thao, gắn kết với trung tâm giải trí thể thao và các khu hoạt động ngoài trời tại Công viên Văn Lang. Tăng cường xây dựng các công trình thể thao tại các trường học và các điểm dân cư.

Định hướng quy hoạch mạng lưới công nghiệp

  • Phát triển công nghiệp thành phố Việt Trì theo hướng công nghiệp với công nghệ tiên tiến, hạn chế tối đa ảnh hưởng đến môi trường. Di chuyển các khu, cụm, cơ sở công nghiệp gây ô nhiễm môi trường trong nội thị, đưa ra bên ngoài trung tâm thành phố.
  • Chuyển đổi toàn bộ quỹ đất công nghiệp cũ khi bị di chuyển thành đất công trình dịch vụ công cộng và công viên cây xanh. Hoàn thiện cơ sở hạ tầng các cụm, điểm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề tồn tại trong khu dân cư sản xuất gắn với phục vụ du lịch phải được kiểm soát chặt chẽ về vệ sinh môi trường.

Định hướng quy hoạch mạng lưới dịch vụ thương mại

  • Hình thành mới các khu hội chợ triển lãm quốc gia, trung tâm dịch vụ trung chuyển hàng hóa, mạng lưới bán buôn mua sắm cấp vùng gắn với khu vực trung tâm thành phố, các khu vực đô thị mới cửa ngõ đầu mối giao thông liên vùng. Khu vực nội thị hình thành mới các trung tâm thương mại tổng hợp cấp thành phố trên cơ sở chuyển đổi đất của các cụm điểm công nghiệp cơ sở sản xuất di dời.
  • Cải tạo nâng cấp các cơ sở thương mại, chợ hiện hữu, giảm thiểu chợ nhỏ lẻ, chợ cóc, chợ tạm, kinh doanh thương mại trên đường phố. Xây dựng khu hội chợ Hùng Vương, xây dựng hệ thống chợ ở các cấp phường, xã. Xây dựng khu dịch vụ dọc đường Trần Phú và dọc tuyến đường trong Công viên Văn Lang. Khuyến khích xây dựng các nhà hàng đặc sản ven sông Hồng, sông Lô… hình thành các phố ẩm thực tại các khu vực này.

Định hướng quy hoạch khu vực nông thôn

Quy hoạch điểm dân cư nông thôn bảo đảm về hạ tầng xã hội, kỹ thuật, chỉnh trang các cụm dân cư gắn với trung tâm dịch vụ sản xuất; kiểm soát trật tự phát triển kiến trúc, đáp ứng nhu cầu, kế thừa truyền thống; tăng cường các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nông thôn; phát triển nông nghiệp theo hướng công nghệ cao gắn với du lịch sinh thái.

Các công trình an ninh – quốc phòng

Sắp xếp, nâng cấp, cải tạo, chỉnh trang, giữ nguyên quỹ đất hiện trạng, bảo đảm an ninh quốc phòng.

Quy hoạch giao thông thành phố Việt Trì

Phát triển mạng lưới giao thông đồng bộ và hiện đại, bảo đảm kết nối nội ngoại vùng thuận lợi. Giải quyết vấn đề giao thông đặc biệt tại các ngày có lễ hội, phát triển mạnh giao thông công cộng như: Xe buýt nhanh, đường sắt đô thị trên cao.

Quy hoạch giao thông TP Việt Trì

  • Nâng cấp, mở rộng đường Âu Cơ trở thành đường tránh Quốc lộ 2 qua Việt Trì về phía Bắc, đoạn qua thành phố thiết kế theo tiêu chuẩn đường đô thị, 6 làn xe; Quốc lộ 32C: Nâng cấp đạt tiêu chuẩn cấp III đoạn qua thành phố Việt Trì; Quốc lộ 32C mới: Đoạn ngoài đô thị thiết kế đạt tiêu chuẩn đường cấp II, đoạn qua đô thị thiết kế đạt tiêu chuẩn đường đô thị; Tỉnh lộ 324: Nâng cấp, đạt đường cấp III đoạn km0- km4 và cấp IV đoạn km4-km12+200; đường Xuân Sơn – Đền Hùng: Xây dựng mới đoạn qua thành phố Việt Trì, mặt cắt ngang từ 71-200 m, thiết kế theo tiêu chuẩn đường đô thị.
  • Xây dựng 01 cầu mới qua sông Hồng (kết nối với huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội) và 01 cầu mới qua sông Lô (cầu Đức Bác kết nối với tỉnh Vĩnh Phúc).
  • Đường sắt : Nắn tuyến hiện hữu về phía Nam theo quy hoạch năm 2005; Xây dựng mới tuyến đường sắt tốc độ cao, đường sắt nội vùng chạy song song với tuyến đường bộ cao tốc Hà Nội – Lào Cai và hệ thống ga Thụy Vân, ga Việt Trì, ga Kim Đức. Các khu vực này sẽ là nơi phát triển dịch vụ thương mại và các trung tâm công cộng thành phố.
  • Nạo vét cải tạo sông Hồng, sông Lô, nâng cấp các cảng, xây mới một số bến thuyền dọc sông, kết hợp du lịch và vận tải đường sông.
  • Tăng cường quỹ đất dành cho giao thông từ 17% hiện nay lên 24%, bảo đảm tiêu chí đô thị loại I. Xây dựng mạng lưới vận tải hành khách công cộng đáp ứng 25-30% nhu cầu vận tải nội thị.
  • Xây mới đường sắt đô thị (đường sắt trên cao) trên hành lang tuyến đường sắt hiện nay đoạn từ Ga Việt Trì cũ qua khu vực Tháp Hùng Vương lên đến nhà ga đường sắt cao tốc mới tại xã Kim Đức.
  • Xây dựng hệ thống bến bãi đỗ xe theo các cấp đô thị, bổ sung hoàn thiện các bến xe tải, xe khách.
  • Giao thông nông thôn : Cứng hóa 100%, gắn với việc xây dựng nông thôn mới có hạ tầng giao thông hiện đại; đường xã đạt tối thiểu đường cấp VI.

Những dự án ưu tiên được đầu tư tại thành phố Việt Trì Phú Thọ

Nhà ở, cải tạo các khu chung cư cũ

  • Tái thiết khu Hòa Phong.
  • Phát triển các khu đô thị mới tại Phượng Lâu, Kim Đức

Dịch vụ

  • Phát triển du lịch sinh thái ven sông Lô.
  • Xây dựng các công trình công cộng quan trọng: Hội chợ; Thư viện; Trung tâm thông tin; Chợ đầu mối; Khu sinh thái nông nghiệp trồng hoa, rau sạch, sinh vật cảnh ở Phượng Lâu, Hy Cương, trồng Dâu ven sông Lô, sông Hồng ở Trưng Vương, Quýt ở Quýt Thượng và Quýt Hạ, trồng rau ở Tân Đức; Khôi phục 18 làng nghề truyền thống tại Hy Cương, Kim Đức, Chu Hóa, Thanh Đình, Cao Xá, Hùng Lô, Sơn Vi và Sông Lô.

Văn hóa – xã hội

  • Chương trình bảo tồn tôn tạo các di tích văn hóa lịch sử: đến năm 2020 hoàn thiện bảo tồn tôn tạo các di tích đã được xếp hạng cấp Quốc gia và cấp tỉnh.
  • Chương trình xây dựng các trung tâm lễ hội.
  • Chương trình khôi phục lại các lễ hội tiêu biểu.

Công nghiệp

  • Ưu tiên hoàn chỉnh hạ tầng khu công nghiệp Thụy Vân, cụm công nghiệp Phượng Lâu 1 và cụm công nghiệp Phượng Lâu 2.
  • Xây dựng thí điểm cụm đổi mới tại xã Thụy Vân

Phát triển không gian TP lễ hội

  • Khu DTLS Đền Hùng.
  • Quảng trường Hùng Vương.
  • Di tích khảo cổ Làng Cả và 10 điểm di tích thành phố.
  • Khu trung tâm lễ hội các khu vực.
  • Khu du lịch Bến Gót.
  • Khu du lịch Văn Lang.
  • Cây xanh các khu Đầm Mai, Minh Nông, Minh Phương, Thanh Đình, Phượng Lâu.
  • Khu sân golf 36 lỗ.
  • Xây dựng hoàn thiện các công trình: Hội chợ, thư viện, tháp Hùng Vương, trung tâm thông tin, nhà văn hóa các phường, thôn, xóm; chợ đầu mối, chợ phường

Dự án phát triển đô thị

  • Khu đô thị mới phía Nam Việt Trì.
  • Khu đô thị mới cửa ngõ phía Tây Nam Việt Trì.
  • Khu trung tâm thương mại trung tâm thành phố.
  • Các Bệnh viện tại thành phố Việt Trì.
  • Hệ thống giáo dục: Trường Đại học Hùng Vương, trường Đại học Y tế

Nông nghiệp

  • Xây dựng các khu sinh thái nông nghiệp như trồng hoa, rau sạch, sinh vật cảnh tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, Phượng Lâu, trồng dâu ven sông Lô, hồng ở Trưng Vương, quýt ở Quýt Thượng và Quýt Hạ, trồng rau ở Tân Đức
  • Khôi phục xây dựng 18 làng nghề truyền thống ở các xã Hy Cương, Kim Đức, Chu Hóa, Thanh Đình, Cao Xá, Hùng Lô, Sơn Vi và Sông Lô

Từ khóa tìm kiếm trên google :

+ bản đồ quy hoạch việt trì
+ bản đồ quy hoạch đô thị việt trì
+ bản đồ quy hoạch thành phố việt trì phú thọ
+ bản đồ quy hoạch chung thành phố việt trì
+ bản đồ quy hoạch thành phố việt trì đến năm 2030
+ bản đồ quy hoạch giao thông thành phố việt trì
+ bản đồ quy hoạch thành phố việt trì
+ bản đồ quy hoạch thành phố việt trì
+ bản đồ quy hoạch tp việt trì

Rate this post