Bản đồ quy hoạch thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang đến năm 2030 – Tân Đại Thành Group
5/5 – (2 bình chọn)
Bản đồ quy hoạch thành phố Tuyên Quang bao gồm các thông tin về vị trí tiếp giáp, quy hoạch cũng như địa hình thuộc khu vực này. Tân Đại Thành đã tổng hợp thông tin quy hoạch thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang đến năm 2030 một cách chi tiết.
1. Vị trí địa lý của tỉnh Tuyên Quang
Tuyên Quang là tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Bộ, Việt Nam. Thành phố Tuyên Quang là trung tâm hành chính của tỉnh. Có vị trí địa lý, cụ thể:
- Phía Đông giáp ranh tỉnh Thái Nguyên và tỉnh Bắc Kạn
- Phía Tây giáp ranh tỉnh Phú Thọ và tỉnh Yên Bái
- Phía Nam giáp ranh tỉnh Vĩnh Phúc
- Phía Bắc giáp ranh tỉnh Hà Giang và tỉnh Cao Bằng
Các điểm cực của tỉnh Tuyên Quang:
- Điểm cực Bắc tại xã Phúc Yên, huyện Lâm Bình.
- Điểm cực Đông tại xã Ninh Lai, huyện Sơn Dương.
- Điểm cực Tây tại xã Yên Lâm, huyện Hàm Yên.
- Điểm cực Nam tại xã Đại Phú, huyện Sơn Dương.
Tỉnh Tuyên Quang có 7 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 1 TP và 6 huyện với 138 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 10 phường, 6 thị trấn và 122 xã.
2. Phạm vi của thành phố Tuyên Quang
Tuyên Quang là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Tuyên Quang, là trung tâm văn hóa – kinh tế – chính trị của tỉnh. Thành phố Tuyên Quang tọa lạc ở phía Nam tỉnh Tuyên Quang, cách Hà Nội khoảng 165km theo QL2 và 130km theo đường Sơn Nam. Thành phố có vị trí được thể hiện trên bản đồ quy hoạch thành phố Tuyên Quang, cụ thể:
- Phía Nam giáp ranh huyện Sơn Dương
- Các phía còn lại giáp huyện Yên Sơn.
Thành phố Tuyên Quang có 15 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 10 phường: Nông Tiến, Phan Thiết, An Tường, Đội Cấn, Hưng Thành, Minh Xuân, Mỹ Lâm, Tân Hà, Tân Quang, Ỷ La và 5 xã: Lưỡng Vượng, Thái Long, An Khang, Kim Phú, Tràng Đà.
3. Bản đồ quy hoạch thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang đến năm 2030
3.1 Quy hoạch sử dụng đất của thành phố Tuyên Quang
Theo phê duyệt quy hoạch sử dụng đất được thể hiện trên bản đồ quy hoạch thành phố Tuyên Quang giai đoạn 2021 – 2030, có các nội dung chủ yếu sau:
- Đất nông nghiệp (NNP) là 10.329,6ha
- Đất phi nông nghiệp (PNN) là 8.082,1ha
- Đất chưa sử dụng (CSD) là 26,7ha
Diện tích chuyển mục đích sử dụng đất của thành phố:
- Đất NN chuyển sang đất phi nông nghiệp (NNP/PNN) là 2.895,7ha
- Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp là 41,4ha
- Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở (PKO/OCT) là 56,2ha
3.2 Quy hoạch phát triển giao thông thành phố Tuyên Quang
Theo quy hoạch giao thông thành phố Tuyên Quang, thông tin về quy hoạch giao thông gồm:
Đường bộ:
- Cải tạo và nâng cấp các tuyến đường QL2, QL37, QL2C, đường Tỉnh ĐT186…
- Xây dựng mới dự án đường HCM kết hợp cầu Bình Ca vượt sông Lô, tuyến vành đai số 1 kết hợp cầu An Khang, tuyến vành đai số 2 kết nối trực tiếp KCN Long Bình An với QL37, tuyến đường cứu hộ, cứu nạn là tuyến đường Quang Trung kéo dài đến trung tâm huyện Yên Sơn.
Đường sắt: Xây mới tuyến đường sắt Thái Nguyên – Tuyên Quang – Yên Bái, ga đường sắt dự kiến được bố trí tại khu vực KCN Long Bình An.
Đường thủy: Đầu tư XD cảng Tuyên Quang, cảng An Hòa, cảng Z113. Cải tạo, nâng cấp các bến thuyền đảm bảo vận tải trong mùa mưa lũ: Bến Tân Hà, Tân Quang, Tràng Đà; XD 1 số bến thuyền du lịch nhằm khai thác cảnh quan 2 bên bờ sông Lô.
Giao thông nội thị: Quy hoạch các tuyến mới để mở rộng phát triển TP về phía Nam, trong đó 4 tuyến chính của đô thị gồm: 2 tuyến trục trung tâm mới; tuyến vành đai 1, đường Phạm Văn Đồng (tuyến nối QL37 và tuyến QL2 cũ).
Xem thêm bản đồ quy hoạch khác:
5/5 – (2 bình chọn)