Bản đồ quy hoạch huyện Thanh Oai, Hà Nội đến năm 2030 – Tân Đại Thành Group
2.7/5 – (4 bình chọn)
Bản đồ quy hoạch huyện Thanh Oai bao gồm các thông tin về vị trí tiếp giáp, quy hoạch cũng như địa hình thuộc khu vực này. Tân Đại Thành đã tổng hợp thông tin quy hoạch huyện Thanh Oai, Hà Nội đến năm 2030 một cách chi tiết.
1. Vị trí địa lý của thủ đô Hà Nội
Hà Nội nằm ở Tây Bắc ĐB sông Hồng với địa hình có vùng ĐB trung tâm và vùng đồi núi ở phía Bắc, phía Tây thành phố. Hà Nội chính là thành phố trực thuộc trung ương và là đô thị đặc biệt của Việt Nam.
Hà Nội giáp với 8 tỉnh thành, cụ thể:
-
Giáp ranh tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía Bắc
-
Giáp ranh tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên ở phía Đông
-
Giáp ranh tỉnh Hà Nam, Hòa Bình ở phía Nam
-
Giáp ranh tỉnh Hòa Bình, Phú Thọ về phía Tây.
2. Phạm vi của huyện Thanh Oai, Hà Nội
Huyện Thanh Oai tọa lạc ở phía Nam thủ đô Hà Nội, cách trung tâm 15km. Vị trí địa lý dựa trên bản đồ quy hoạch huyện Thanh Oai:
-
Phía Đông tiếp giáp huyện Thường Tín
-
Phía Tây tiếp giáp huyện Chương Mỹ
-
Phía Nam tiếp giáp huyện Ứng Hòa và huyện Phú Xuyên
-
Phía Bắc tiếp giáp quận Hà Đông và huyện Thanh Trì.
Huyện Thanh Oai có 21 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Kim Bài (huyện lỵ) và 20 xã: Liên Châu, Mỹ Hưng, Phương Trung, Tam Hưng, Tân Ước, Thanh Cao, Thanh Mai, Thanh Thùy, Thanh Văn, Bích Hòa, Bình Minh, Cao Dương, Cao Viên, Cự Khê, Dân Hòa, Đỗ Động, Hồng Dương, Kim An, Kim Thư, Xuân Dương.
3. Bản đồ quy hoạch huyện Thanh Oai, Hà Nội đến năm 2030
3.1 Quy hoạch sử dụng đất, đô thị của huyện Thanh Oai
Theo quy hoạch trong bản đồ quy hoạch huyện Thanh Oai, huyện có quy hoạch như sau:
Quy hoạch phát triển đô thị
Hệ thống đô thị trên địa bàn huyện hiện nay là KĐT Thanh Hà, khu đô thị Mỹ Hưng, các KV quy hoạch phân khu đô thị GS và thị trấn Kim Bài.
Quy hoạch phát triển nông thôn
Xây dựng, cải tạo và phát triển trên cơ sở lưu giữ và bảo tồn các khu vực mang giá trị truyền thống, cảnh quan, các khu di tích và di sản quan trọng, không gian làng nghề truyền thống lâu đời,đồng thời, khắc phục các vấn đề về môi trường. Hạn chế xây dựng các công trình có mật độ XD cao phù hợp với cấu trúc làng xóm của khu vực.
Xây dựng 4 trung tâm cụm xã theo bản đồ quy hoạch huyện Thanh Oai với các vai trò khác nhau để đảm bảo phát triển:Trung tâm cụm xã Dân Hòa, Trung tâm cụm xã Tân Ước, Trung tâm cụm xã Tam Hưng, Thanh Thùy, Trung tâm cụm xã Cao Viên, Bình Minh, Bích Hòa.
Xây dựng 4 cụm đổi mới gắn kết với các trung tâm cụm xã và các trục giao thông chính để làm các khu quản lý, khu nghiên cứu; điều hàng và chuyển giao công nghệ cho nông nghiệp, khu hội chợ nông nghiệp, khu bảo quản,…
3.2 Quy hoạch phát triển giao thông huyện Thanh Oai
Quy hoạch phát triển giao thông, cụ thể:
Đối với giao thông đối ngoại
-
ĐT 427 – trục giao thông kết nối tới phía Đông của huyện, đoạn nối huyện Thường Tín và Thanh Oai.
-
ĐT 429 là tuyến chính vận chuyển hành khách và các loại hàng hóa từ Thanh Oai đến Ứng Hòa, Chương Mỹ và các KCN, đô thị ở chuỗi Xuân Mai – Miếu Môn – Hòa Lạc.
-
UBND Hà Nội đã phê duyệt chỉ giới đường đỏ tuyến QL21B từ đoạn của cầu Thạch Bích đến nút giao của ĐT 427 và đoạn nút giao Ngã Tư Vác đến hết huyện Thanh Oai.
Trong bản đồ quy hoạch huyện Thanh Oai, Hà Nội đến năm 2030 huyện cũng đang định hướng để phát triển hạ tầng kỹ thuật tập trung vào 1 số tuyến giao thông quan trọng như: ĐT 429 và 427; QL21B và đường trục phát triển KT phía Nam.
-
Đường sắt: Phía Đông Bắc của huyện có đường sắt vành đai Tây chạy qua và điểm cuối là ga Văn Điển.
-
Đường thủy: Dựa theo dự án khôi phục sông Đáy của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cải tạo để phục vụ cho GTVT và phục vụ cho các dự án tham quan du lịch ở các làng cổ ven sông của huyện Thanh Oai và Chương Mỹ.
Xem thêm bản đồ quy hoạch khác:
2.7/5 – (4 bình chọn)