Bản đồ quy hoạch huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An đến năm 2030 – Tân Đại Thành Group
5/5 – (3 bình chọn)
Bản đồ quy hoạch huyện Cần Giuộc bao gồm các thông tin về vị trí tiếp giáp, quy hoạch cũng như địa hình thuộc khu vực này. Tân Đại Thành đã tổng hợp thông tin quy hoạch huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An đến năm 2030 một cách chi tiết.
1. Vị trí của tỉnh Long An
Tỉnh Long An nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là tỉnh thuộc vùng ĐB sông Cửu Long. Tỉnh này gần kề với TP Hồ Chí Minh qua hệ thống tuyến đường QL: 1, 50, 62, N1, N2 (Đường Hồ Chí Minh). Long An có vị trí địa lý tiếp giáp với:
- TP. Hồ Chí Minh, Tây Ninh ở phía Đông
- Tỉnh Đồng Tháp, Prey Veng, Vương quốc Campuchia ở phía Tây
- Tỉnh Tiền Giang ở phía Nam
- Svay Rieng, Vương quốc Campuchia ở phía Bắc.
Long An hiện có 15 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 1 TP, 1 thị xã và 13 huyện với 188 đơn vị hành chính cấp xã gồm 12 phường, 15 thị trấn cùng 161 xã.
2. Phạm vi của huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An
Huyện Cần Giuộc nằm ở phía Đông Nam tỉnh Long An, ở vành đai vòng ngoài của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, cách trung tâm TP.HCM khoảng 20km. Cần Giuộc còn được coi là cửa ngõ kết nối TP.HCM với các tỉnh thuộc ĐB sông Cửu Long qua QL50.
Theo bản đồ quy hoạch huyện Cần Giuộc, vị trí địa lý của huyện gồm:
- Phía Bắc giáp ranh Bình Chánh TP. Hồ Chí Minh
- Phía Đông giáp ranh huyện Cần Giờ, TP.Hồ Chí Minh, ranh giới là sông Soài Rạp
- Phía Tây Bắc giáp ranh huyện Bến Lức
- Phía Nam và Tây Nam giáp ranh huyện Cần Đước
Đơn vị hành chính của huyện Cần Giuộc gồm có 15 đơn vị cấp xã trực thuộc, là thị trấn Cần Giuộc (huyện lỵ) và 14 xã: Đông Thạnh, Phước Hậu, Phước Lại, Phước Lâm, Phước Lý, Phước Vĩnh Đông, Phước Vĩnh Tây, Long An, Long Hậu, Long Phụng, Long Thượng, Mỹ Lộc, Tân Tập, Thuận Thành.
3. Bản đồ quy hoạch huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An đến năm 2030
3.1 Quy hoạch sử dụng đất, đô thị của huyện Cần Giuộc
Trong định hướng phát triển đô thị và khu dân cư nông thôn trên bản đồ quy hoạch huyện Cần Giuộc, huyện được quy hoạch:
Đến năm 2030, có 01 đô thị loại III (đô thị Cần Giuộc), 02 đô thị loại IV (đô thị Long Đức Đông và đô thị Đông Hòa). Vùng phát triển đô thị – CN tập trung gồm 5 khu vực:
- Khu 1- Khu đô thị Cần Giuộc
- Khu 2 – KCN – dân cư chỉnh trang
- Khu 3 – Khu phát triển đô thị
- Khu 4 – Khu cảng biển – dịch vụ – logistic
- Khu 5 – Khu dự trữ phát triển.
Hình thái dân cư nông thôn của huyện này chủ yếu là hình thái tuyến – cụm dân cư chuyên lúa, chuyên nuôi trồng thủy sản, gắn kết các hình thái dân cư này với mô hình du lịch cộng đồng.
3.2 Quy hoạch phát triển giao thông huyện Cần Giuộc
Hệ thống giao thông kết nối tỉnh với khu vực khá hoàn chỉnh theo bản đồ quy hoạch huyện Cần Giuộc, bao gồm đường bộ lẫn đường thuỷ. Quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng của huyện Cần Giuộc đến năm 2020 tầm nhìn 2030, cụ thể là:
– Xây dựng tuyến đường vành đai 3, 4 đi qua Cần Giuộc; cuối tuyến đường vành đai 4 là cảng Hiệp Phước.
– Xây dựng tuyến đường trục động lực kết nối với Thành phố Hồ Chí Minh.
Đặc biệt là thực hiện quy hoạch xây dựng thị trấn mở rộng, triển khai các tuyến giao thông vành đai 1, các tuyến tránh và tuyến đường nội bộ theo quy hoạch được duyệt. XD mở rộng bến xe, bến tàu khách,…Nâng cấp các tuyến đường hướng tâm, trong đó đi qua địa bàn huyện Cần Giuộc là QL 50.
Xem thêm bản đồ quy hoạch khác:
5/5 – (3 bình chọn)