Bản đồ quy hoạch giao thông thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
Quy hoạch giao thông thành phố Đà Lạt được thể hiện trong bản đồ quy hoạch chung thành phố Đà Lạt tới năm 2030.
Đà Lạt là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Lâm Đồng, nằm trên cao nguyên Lâm Viên, thuộc vùng Tây Nguyên. Thành phố Đà Lạt rộng 394,64 km².
Quy hoạch giao thông thành phố Đà Lạt được xác định tại Quyết định 2221/QĐ-UBND về việc ban hành quản lý theo đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. Quyết định này vẫn có hiệu lực cho đến khi Quyết định mới được ban hành.
Về quy hoạch phát triển giao thông, thành phố Đà Lạt được quy hoạch như sau:
Đường vành đai ngoài, bao gồm: Đường Cam Ly, Ankoret, Xô Viết Nghệ Tĩnh, Thánh Mẫu, Mai Anh Đào, tuyến mở mới đến tỉnh lộ ĐT 723, đường tỉnh lộ ĐT 723, Hùng Vương và tuyến mở mới về phía nam (tối thiểu 3 làn xe).
Các trục chính đô thị như sau:
Các trục ngang, gồm: Trục đường Hoàng Văn Thụ, Trần Phú, Trần Hưng Đạo, Hùng Vương; trục đường Nguyễn Công Trứ, Trần Nhân Tông, Nguyễn Đình Chiểu; trục đường Nguyễn Văn Cừ, Yersin, Quang Trung, Phan Chu Trinh.
Các trục dọc, gồm: Trục đường 3 tháng 4, Hồ Tùng Mậu, Đinh Tiên Hoàng, Phù Đổng Thiên Vương; trục đường Bà Huyện Thanh Quan (nay là đường Trần Quốc Toản), Nguyên Tử Lực; trục Đường Trần Lê, 3 tháng 2, Phan Đình Phùng, Xô Viết Nghệ Tĩnh; trục đường Hồ Xuân Hương, Ngô Gia Tự; trục đường chính phía đông (từ đường Nguyễn Đình Chiểu dọc theo suối, nối vào đường hiện hữu, tới đường Mai Anh Đào); trục đường chính phía Tây (từ đường Hoàng Văn Thụ đi đường Trần Văn Côi, đến tỉnh lộ ĐT 722). Các trục chính của thành phố Đà Lạt chủ yếu là các đường hiện hữu, cần được cải tạo chỉnh trang (đảm bảo tối thiểu 3 – 4 làn xe); hoàn thiện vỉa hè, hệ thống chiếu sáng, thoát nước và cây xanh đường phố tạo cảnh quan đô thị.
Trục chính khu vực: Cải tạo nâng cấp các tuyến đường chính khu vực của thành phố Đà Lạt trên nền các tuyến đường hiện hữu. Đối với các khu vực mới phát triển, các tuyến đường chính khu vực sẽ xây dựng mới, với mặt đường rộng tối thiểu từ 9 – 12 m, lộ giới từ 17 – 22 m.
Hệ thống bến bãi được quy hoạch như sau: Cải tạo, nâng cấp bến xe liên tỉnh hiện có (bến xe loại 1, khoảng 15.000 m2). Xây dựng thêm bến xe loại 1 mới tại ngã 3 quốc lộ 20 và tỉnh lộ ĐT 723 (về phía đông – bắc thành phố); bến xe loại 2 (khoảng 13.700 m2) tại khu vực ngã 3 đường Hoàng Văn Thụ và Cam Ly Măng Linh (về phía Tây thành phố); bến xe loại 5 tại ngã 3 đường Phù Đổng Thiên Vương và Thánh Mẫu (khoảng 3.500 m2) và 02 bến xe loại 6 tại Trung tâm xã Xuân Trường, xã Tà Nung (khoảng 500 m2).
Giao thông công cộng: Tiếp tục duy trì và nâng cấp các tuyến xe buýt hiện có, bổ sung các tuyến mới trên các trục chính đô thị và tuyến vành đai. Tổ chức hệ thống xe taxi phục vụ nội thành. Hình thành tuyến xe điện mặt đất (tramway) kết nối Prenn – Liên Khương – Đại Ninh và các tuyến monorail phục vụ du lịch: Từ ga Đà Lạt đi các tuyến Suối Vàng, núi Lang Biang, hồ Tuyền Lâm, KDL Thung lũng Tình yêu, thác Prenn (kết nối với tuyến tramway từ Prenn đi Liên Khương – Đại Ninh); tuyến hồ Xuân Hương đi ngã ba Tùng Lâm. Các tuyến monorail bố trí bình quân 1 – 1,5 km/ga. Tại các KDL tổ chức các loại hình giao thông phục vụ du lịch, như: Cáp treo, xe điện, xe ngựa…
Dưới đây là quy hoạch giao thông thành phố Đà Lạt thể hiện trên bản đồ quy hoạch đến năm 2030 của thành phố Đà Lạt:
Thành phố Đà Lạt thể hiện trên bản đồ Google vệ tinh.
Quy hoạch thành phố Đà Lạt thể hiện trên bản đồ định hướng phát triển không gian thành phố Đà Lạt đến năm 2030.
Ký hiệu giao thông trên bản đồ quy hoạch.
– Xem chi tiết quy hoạch giao thông thành phố Đà Lạt trên bản đồ quy hoạch định hướng phát triển không gian đến năm 2030 TẠI ĐÂY.
– Xem thêm: Cập nhật toàn bộ bản đồ quy hoạch giao thông thành phố Đà Lạt TẠI ĐÂY.