Bản đồ quy hoạch giao thông huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam
Bản đồ quy hoạch giao thông huyện Lý Nhân được thể hiện trong bản đồ quy hoạch sử dụng đất năm 2030 huyện Lý Nhân – tỉnh Hà Nam.
Huyện Lý Nhân có tổng diện tích 167,8km², nằm ở phía đông tỉnh Hà Nam, phía hữu ngạn sông Hồng, cách thành phố Phủ Lý 24 km về phía đông, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 84km, có vị trí địa lý: Phía đông giáp huyện Hưng Hà và huyện Vũ Thư thuộc tỉnh Thái Bình nằm bên tả ngạn sông Hồng, phía tây giáp thị xã Duy Tiên (với ranh giới tự nhiên là sông Châu Giang), phía nam giáp huyện Bình Lục và huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định (với ranh giới tự nhiên là sông Châu Giang), phía bắc giáp thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên với ranh giới tự nhiên là sông Hồng.
Về quy hoạch, ngày 21/07/2021, UBND tỉnh Hà Nam đã công khai quyết định số 1269/QĐ-UBND về việc quy hoạch xây dựng vùng huyện Lý Nhân – tỉnh Hà Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Quy hoạch này vẫn có giá trị cho tới khi quy hoạch mới được lập, công bố trong thời gian tới.
Theo quy hoạch huyện Lý Nhân được phát triển theo tính chất: Là cực phát triển kinh tế – xã hội quan trọng phía đông của tỉnh, gắn với các công trình đầu mối giao thông quan trọng thuộc Vùng Thủ đô và vùng đồng bằng sông Hồng (Khu Công nghệ cao – Khu Công nghiệp có công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường); Phát triển đồng bộ các lĩnh vực: Dịch vụ – Đô thị đồng bộ gắn với xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu kiều mẫu theo hướng bản sắc bền vững. Là đô thị loại IV đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc tỉnh, đạt tiêu chuẩn đô thị loại IV vào trước năm 2030.
Theo quyết định nói trên, quy hoạch giao thông huyện Lý Nhân cụ thể như sau:
Hình thành mới và điều chỉnh hướng tuyến, quy mô mặt cắt một số tuyến đường trục chính liên kết vùng, đường liên khu vực nhằm tăng khả năng kết nối của huyện Lý Nhân với các khu vực xung quanh và các khu vực chức năng đáp ứng được năng lực vận tải và phù hợp với định hướng quy hoạch dài hạn; bỏ đoạn tuyến đường đi qua khu công nghiệp Thái Hà (đoạn từ đường ĐT499 đến đường N2 khu vực đô thị Thái Hà) nhằm tạo quỹ đất đủ lớn thuận lợi cho bố trí đất công nghiệp nhưng không ảnh hưởng đến kết nối giao thông tranh điều chỉnh hướng tuyến và quy mô mặt cắt một số tuyến đường liên khu vực nhằm đáp ứng được năng lực vận tải và phù hợp với định hướng quy hoạch dài hạn.
Đối với những tuyến đường bộ hiện trạng: Cải tạo, chỉnh trang đối với đoạn không thể mở rộng; nâng cấp mở rộng đối với những đoạn có điều kiện mở rộng; áp dụng hình thức mặt cắt đường đô thị (bố trí đường gom 2 bên tại những đoạn có điều kiện mở rộng trên đường quốc lộ, đường tỉnh) đối với đoạn qua đô thị, qua khu dân cư, qua khu chức năng.
Đối với những tuyến đường bộ xây dựng mới: Thực hiện quy mô mặt cắt theo định hướng quy hoạch; áp dụng hình thức mặt cắt đường đô thị (bố trí đường gom 2 bên trên đường quốc lộ, đường tỉnh) đối với đoạn qua đô thị, qua khu dân cư, qua khu chức năng.
Đối với những tuyến đường mới:
Giao thông đối ngoại :
Giao thông đường bộ: Đảm bảo kết nối khu vực nghiên cứu với các khu vực trong tỉnh Hà Nam và các tỉnh lân cận như Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định. Bao gồm: đường ĐT499. Vành đai 5 với quy mô 6-8 làn xe cơ giới vùng lõi và hệ thống đường gom song hành hỗn hợp (với 3 làn xe mỗi bên); cải tạo, nâng cấp QL38B, ĐT491, ĐT492 với quy mô đường cấp 3 đồng bằng 2-4 làn xe cơ giới. Xây dựng mới đường ĐT495B với quy mô đường 8 làn xe cơ giới vùng lõi và hệ thống đường gom song hành hỗn hợp (với 3 làn xe mỗi bên); Đường kết nối 2 đền Trần – ĐT.MI với quy mô đường 6-8 làn xe cơ giới và hệ thống đường gom song hành hỗn hợp (với 3 làn xe mỗi bên); Đường kết nối sang Thái Bình ĐT.M2 với quy mô đường 6-8 làn xe cơ giới và hệ thống đường gom song hành hỗn hợp (với 2 làn xe mỗi bên).
Giao thông đường thủy: Khai thác tuyến giao thông đường thủy trên sông Hồng và sông Châu với các tuyến vận tải hàng hóa và hành khách trên cơ sở khai thác các công trình bến, cảng trên tuyến.
Giao thông nội bộ: Hệ thống giao thông nội bộ được kết nối thuận lợi với hệ thống giao thông đối ngoại.
Hệ thống đường huyện: Cải tạo, nâng cấp 12 tuyến đường huyện hiện có với quy mô từ 2 – 4 làn xe cơ giới; hình thành 11 tuyến đường huyện mới (D1, D2, D3, D4, D5, N1, N2, N3, N4, N5, N6) với quy mô từ 4 – 8 làn xe cơ giới và hệ thống đường gom song hành hỗn hợp (với 2 – 3 làn xe mỗi bên)
Đường trục chính khu vực đô thị, khu vực khu công nghiệp công nghệ cao: Phục vụ nhu cầu đi lại trong các khu đô thị, khu công nghiệp công nghệ cao kết nổi các khu chức năng với nhau, trên cơ sở tuân thủ mạng lưới đường giao thông trong từng đô thị, đồng thời có vai trò kết nối với hệ thống giao thông đối ngoại giao thông chính của huyện Lý Nhân, định hướng quy mô mặt cắt quy hoạch từ 4 – 8 làn xe cơ giới.
Công trình phục vụ giao thông:
Bến, bãi đỗ xe: Xây dựng 4 bến xe cấp huyện tại các đô thị, thị trấn (Vĩnh Trụ 1, Vĩnh Trụ 2, Thái Hà, Hòa Hậu) với quy mô từ 3 – 5ha; Xây dựng hệ thống bãi đỗ xe tập trung tại các khu du lịch, khu vực công cộng, trong khu đô thị, khu nhà ở, khu chức năng đảm bảo nhu cầu đỗ xe trong tương lai, với quy mô từ 0,1 – 0,5ha.
Nút giao thông và hầm, cầu qua đường: Xây dựng các nút giao thông khác mức, cầu vượt trực thông và hệ thống hầm qua đường tại các nút giao giữa đường cao tốc ĐT499 – Vành đai 5 với các tuyến đường khác. Tại khu vực các nút giao này bố trí dành quỹ đất dự trữ xung quanh nút đảm bảo cho việc hình thành các nút giao khác mức khi có điều kiện; xây dựng lộ trình giải phóng mặt bằng trong phạm vi bố trí nút giao , trước mắt quỹ đất này sử dụng để trồng cây xanh.
Hệ thống cầu qua sông: Hình thành 15 cầu qua sông Hồng và sông Châu nằm trên các tuyến đường chính. Hệ thống cầu qua sông đảm bảo kết nối giao thông giữa huyện Lý Nhân với thị xã Duy Tiên, huyện Bình Lục và các tỉnh Nam Định, Thái Bình, Hưng Yên. Cảng thủy nội địa dọc theo sông Hồng: Quy hoạch 03 cảng hàng hóa (cảng Đạo Lý, cụm cảng Thải Hà, cảng Hòa Hậu) và 01 cảng ICD tại xã Nguyên Lý (khu vực Âu Tắc Giang) và nâng cấp bến Như Trác thành cảng Như Trác. Ngoài ra, bố trí các bến thuyền du lịch trên sông Hồng, sông Châu.
Dưới đây là quy hoạch giao thông huyện Lý Nhân thể hiện trên bản đồ quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021 – 2030 huyện Lý Nhân – tỉnh Hà Nam:
Huyện Lý Nhân trên bản đồ Google vệ tinh.
Quy hoạch giao thông huyện Lý Nhân thể hiện trên bản đồ quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021 – 2030 huyện Lý Nhân – tỉnh Hà Nam. (Nguồn: Sở Quy hoạch & Kiến trúc tỉnh Hà Nam).
Ký hiệu giao thông trên bản đồ quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021 – 2030 huyện Lý Nhân – tỉnh Hà Nam. (Nguồn: Sở Quy hoạch & Kiến trúc tỉnh Hà Nam).
– Xem chi tiết quy hoạch sử dụng đất huyện Lý Nhân trong quyết định quy hoạch sử dụng đất năm 2030 huyện Lý Nhân – tỉnh Hà Nam TẠI ĐÂY.
– Xem chi tiết quy hoạch giao thông huyện Lý Nhân theo bản đồ quy hoạch sử dụng đất năm 2030 huyện Lý Nhân – tỉnh Hà Nam TẠI ĐÂY.
– Xem thêm: Cập nhật toàn bộ bản đồ quy hoạch giao thông huyện Lý Nhân TẠI ĐÂY.