Bản đồ nước Hàn Quốc (Korea), lịch sử & vị trí địa lý chi tiết
Bản đồ nước Hàn Quốc hay bản đồ các đơn vị hành chính đất nước Hàn Quốc trên bản đồ thế giới giúp bạn tra cứu thông tin về vị trí địa lý tiếp giáp, ranh giới, địa hình của nước này chi tiết.
Chúng tôi BANDOVIETNAM.COM.VN tổng hợp thông tin Tất Tần Tật về nước Hàn Quốc từ nguồn Internet uy tín, được cập nhật mới năm 2023.
Thông tin sơ lược giới thiệu về nước Hàn Quốc
Quốc hiệu chính thức của Hàn Quốc là Đại Hàn Dân Quốc. Đây là quốc gia thuộc khu vực Đông Á, nằm trên nửa phía Nam của bán đảo Triều Tiên. Biên giới trên bộ cũng như trên biển ở phía Bắc giáp với nước Triều Tiên.
Hàn Quốc được chia thành 8 tỉnh (tiếng Triều Tiên: 도/ 道/ do), 1 tỉnh tự trị đặc biệt (tiếng Triều Tiên: 특별자치도/ 特別自治道/ teukbyeol jachido), 6 thành phố đô thị (tiếng Triều Tiên: 광역시/ 廣域市/ gwangyeoksi), và 1 thành phố đặc biệt (tiếng Triều Tiên: 특별시/ 特別市/ teukbyeolsi).
Tên chính thức
Đại Hàn Dân Quốc (Cộng hòa Triều Tiên)
Tên tiếng Anh
Korea (South Korea)
Thủ đô
Seoul
Diện tích
100.363 km² (hạng 107)
38,750 mi2
Vị trí địa lý
Ở phía Nam Bán đảo Triều Tiên; Đông, Tây, Nam giáp biển; Bắc giáp Triều Tiên qua giới tuyến quân sự chạy dọc vĩ tuyến 38o Bắc.
Địa hình
Các dãy núi, rừng rậm được phân chia bởi các thung lũng sâu, hẹp; Đồng bằng trồng trọt dọc bờ biển, đặc biệt ở phía tây và nam. Ngọn núi cao nhất ở Hàn Quốc – Hallasan trên đảo Jeju, 1950 m
Loại chính phủ
Cộng hòa với quyền lực được chia sẻ giữa tổng thống và cơ quan lập pháp.
Tên miền quốc gia
.kr
Dân số
51.316.723 người
Ngôn ngữ chính
Tiếng Hàn Quốc (một tiếng nói, một chữ viết)
Đơn vị tiền tệ
Won (₩) / Won 대한민국 원 (KRW)
Thành phố lớn
Daejeon, Incheon, Gwangju, Busan, Daegu
Múi giờ
+9:00
Mã điện thoại:
+82
Dân tộc chính
Finns, Swedes, Lapps, Sami, Roma, Tatars
Tính cách người Hàn Quốc
Coi trọng lễ nghĩa, nồng hậu, chu đáo, hiếu khách, siêng năng, cần cù, khiêm tốn, lạc quan.
Mục Lục
Diện tích nước Hàn Quốc bao nhiêu?
Nước Hàn Quốc có tổng diện tích tự nhiên trải dài 100.363 km². Trong đó, 81,41% dân số sống ở thành thị (41.740.293 người vào năm 2019). Độ tuổi trung bình là 44,3 tuổi.
Dân số
Tính đến năm 2021, theo số liệu từ Liên Hợp Quốc, dân số hiện tại của nước Hàn Quốc là 51.316.723 người. Tổng dân số các nước nước Hàn Quốc hiện chiếm chiếm 0,65% dân số thế giới.
Nước Hàn Quốc đang đứng thứ 28 trên thế giới trong bảng xếp hạng dân số các nước và vùng lãnh thổ. Mật độ dân số đạt 528 người/km2.
Vị trí địa lý
Hàn Quốc nằm trên nửa phía nam của Bán đảo Triều Tiên nên Hàn Quốc còn có tên gọi khác là Nam Hàn và chỉ có một mặt phía Bắc giáp với khu vực đất liền là Triều Tiên, còn 3 mặt khác đều giáp biển: phía Nam giáp biển Hoa Đông, phía Đông giáp biển Nhật Bản và phía Tây là biển Hoàng Hải
Nước Hàn Quốc tiếp giáp với nước nào? thuộc châu lục nào?
Lãnh thổ Hàn Quốc phần lớn được bao bọc bởi biển, với 8.460 km đường bờ biển trải dài ở cả ba mặt tây, nam, đông. Phía tây là biển Hoàng Hải, phía nam là biển Hoa Đông còn phía đông là các đảo Ulleungdo và Liancourt trên biển Nhật Bản (biển này còn được gọi là “biển Đông” theo cách gọi của người Hàn Quốc). Lãnh thổ Hàn Quốc trải dài từ vĩ độ 33° đến 38° Bắc và kinh độ từ 124° đến 130° Đông.
Vị trí địa lý của Hàn Quốc chủ yếu được bao bọc bởi biển với đường bờ biển dài 2.413km:
+ Phía Bắc giáp với Triều Tiên.
+ Phía Đông giáp với biển Nhật Bản.
+ Phía Tây giáp với biển Hoàng Hải.
+ Phía Nam giáp với biển Hoa Đông.
Vị trí của đất nước Hàn Quốc ở trên bản đồ thế giới
Địa hình
Địa hình Hàn Quốc phân hóa thành hai vùng rõ rệt là vùng rừng núi ở phía Đông, vùng đồng bằng duyên hải ở phía Tây và Nam. Trong đó, vùng đồi núi chiếm tới 70% tổng diện tích của xứ Hàn. Do đó, diện tích vùng đồng bằng của Hàn Quốc khá hẹp, đa phần tập trung chủ yếu ở ven biển hoặc lưu vực các con sông lớn.
Không chỉ có 3 mặt giáp biển, Hàn Quốc còn sở hữu nhiều con sông lớn như sông Nakdong với chiều dài 521 km, sông Hán dài 514 km, sông Geum dài 401 km, sông Imjin, sông Bukhan, sông Somjin,….
Theo vị trí Hàn Quốc trên bản đồ, bạn có thể thấy hướng chảy của các con sông đều từ Bắc tới Nam hoặc từ Đông sang Tây và chảy vào biển Hoàng Hải hoặc eo biển Triều Tiên. Mực nước của sông cao hay thấp tùy thuộc vào điều kiện khí hậu ở Hàn là mùa khô hay mùa mưa.
Địa hình của Hàn Quốc
Quốc kỳ của nước Hàn Quốc
Quốc kỳ Đại Hàn Dân Quốc hay được gọi dân dã là Cờ Thái cực (태극기, Taegeukgi, “Thái cực Kỳ”) có dạng hình chữ nhật nền trắng, ở giữa có hình tròn Thái cực âm dương (trong tiếng Hàn gọi là Taegeuk), với màu đỏ ở trên và màu xanh dương ở dưới, bốn góc có 4 quẻ Bát Quái.
Quốc kỳ của đất nước Hàn Quốc
Bản đồ hành chính nước Hàn Quốc khổ lớn năm 2023
Click vào hình để xem kích thước lớn
Bản đồ Seoul Hàn Quốc
Bản đồ các tỉnh ở Hàn Quốc
Bản đồ các tỉnh ở Hàn Quốc
Bản đồ thủ đô Souel Hàn Quốc
Seoul là tên gọi chính thức là Thành phố Đặc biệt Seoul (Hangul: 서울특별시, Romaja quốc ngữ: Seoul Teukbyeol-si), là thủ đô kiêm đô thị lớn nhất của Hàn Quốc. Seoul nằm bên dòng sông Hán ở phía tây bắc Hàn Quốc, được xếp hạng là một thành phố toàn cầu hạng Alpha (α) và có GDP danh nghĩa đạt mức 433,5 tỷ USD – tương đương với GDP của Argentina (thống kê năm 2019).
Đây là một trong những thành phố có mức bình quân chi phí sinh hoạt đắt đỏ nhất tại châu Á nói riêng cũng như trên thế giới nói chung, xếp thứ 3 trong khu vực châu Á (sau Tokyo của Nhật Bản và Singapore), hạng 8 thế giới về chỉ số ‘Thành phố quyền lực toàn cầu’ năm 2020.
Bản đồ Busan Hàn Quốc
Busan hay còn được viết là Pusan, là thành phố cảng lớn nhất của Hàn Quốc, nằm ở phía đông nam của bán đảo Triều Tiên. Với dân số khoảng 3.5 triệu người, Busan là thành phố lớn thứ nhì tại Hàn Quốc sau Seoul.
Về mặt hành chính, Busan được coi là một khu vực đại đô thị tự trị. Khu nội thành đông dân cư nhất nằm giữa lòng chảo hẹp giữa hai con sông Nakdong (Lạc Đông) và sông Suyeong (Thủy Doanh), trong khi vùng ngoại thành có nhiều đồi núi.
Bản đồ Deagu Hàn Quốc
Daegu là thành phố trực thuộc trung ương lớn thứ tư của Hàn Quốc (sau thủ đô Seoul, Busan và Incheon). Daegu còn được xem là thủ phủ của tỉnh Gyeongsangbuk-do mặc dù xét về mặt hành chính, thành phố này không còn nằm trong địa phận tỉnh.
Daegu nằm ở phía đông nam Hàn Quốc, cách bờ biển khoảng 80 km (50 dặm), gần sông Geumho và nhánh chủ đạo của sông này cùng với sông Nakdong thuộc Gyeongsang.
Bản đồ Incheon
Incheon tên chính thức Incheon Quảng vực thị (인천 광역시 – “Incheon Gwang-yeok si”), là một thành phố nằm ở phía tây bắc Hàn Quốc, giáp với thủ đô Seoul và tỉnh Gyeonggi về phía đông và biển Hoàng Hải ở phía Tây
Bản đồ Deajeon
Daejeon là một quảng vực thị nằm ở vị trí trung tâm của Hàn Quốc. Đây là thành phố lớn thứ 5 Hàn Quốc với dân số 1,5 triệu người vào năm 2010. Thành phố nằm tại giao lộ của đường sắt Gyeongbu, đường sắt Honam, quốc lộ Gyeongbu và quốc lộ Honam. Bên trong thành phố có Thành phố Khoa học Daedeok, một khu vực có hơn 200 viện nghiên cứu.
Bản đồ Ulsan – Hàn Quốc
Quảng vực thị Ulsan (âm Hán-Việt: Uất Sơn) là một thành phố nằm ở phía đông nam Hàn Quốc, giáp mặt với biển Nhật Bản, tiếp giáp Busan ở phía nam và Gyeongju ở phía bắc. Đây là thành phố lớn thứ bảy của Hàn Quốc với dân số hơn 1,1 triệu người.
Thành phố này có một trong những khu vực sản xuất công nghiệp lớn nhất ở Hàn Quốc được gọi là Khu công nghiệp Ulsan. Ulsan có nhà máy lắp ráp ô tô lớn nhất thế giới do Hyundai Motor Company điều hành cùng nhà máy đóng tàu lớn nhất thế giới vận hành bởi tập đoàn công nghiệp nặng Hyundai và nhà máy lọc dầu lớn thứ ba thế giới thuộc sở hữu của SK Energy
Bản đồ Jeju Hàn Quốc
Đảo Jeju là một hòn đảo thuộc tỉnh Jeju, Hàn Quốc. Hòn đảo nằm trên Eo biển Triều Tiên, phía nam bán đảo Triều Tiên, đối diện tỉnh Jeolla Nam. Jeju nổi danh với Di sản thế giới của UNESCO trao cho núi lửa Jeju.
Jeju có khí hậu ôn hòa, ngay cả trong mùa đông hiếm khi nhiệt độ xuống dưới 0 °C (32 °F). Cũng địa thế thiên nhiên mà Jeju biến thành thắng tích du lịch. Nền kinh tế địa phương dựa xoay quanh du lịch, ngư nghiệp và quân sự.
Bản đồ du lịch Hàn Quốc
Danh lam – thắng cảnh
Hàn Quốc có nhiều di tích được UNESCO công nhận là di sản thế giới như: Cung Chang-đớc (Cung Xướng Đức): hoàn thành năm 1405 và tháng 12/1997 được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới; thành Su-uân Hoa-sơng (Thuỷ Nguyên Hoa Thành): hoàn thành năm 1796 và tháng 12/1997 được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới; am Sớc-kyun (Thạch Quật Am) – Chùa Bul-kuc (Phật Quốc Tự): hoàn thành năm 774 và được UNESCO công nhận tháng 12/1995; Kho kinh tự chùa He-in (Hải Ấn Tự Tàng Kinh Bản Điện): hoàn thành vào thế kỷ 13 và được UNESCO công nhận tháng 12/1995; núi lửa ngừng hoạt động Han-la (Hán La) và Đỉnh Sơng-san-in-chun-bông (Thành Sơn Nhật Xuất Phong), Động nhũ đá tại đảo Chê-chu (Tế Châu) được UNESCO công nhận tháng 6/2007; khu Lăng mộ Hoàng gia Triều đại Chosun: được UNESCO công nhận năm 2009.
Xơ-un có một số địa danh đáng chú ý khác như Suối Châng-kiê (Thanh Khê Tuyền), tòa nhà 63 tầng, tháp truyền hình Nam-san, sông Hàn, Công viên giải trí Lotte World, chợ Nam-dae-mun (Cửa Nam – Nam Đại môn) và chợ Dong-dae-mun (Cửa Đông – Đông Đại môn). Ngoài ra còn có Công viên giải trí Everland và Làng văn hóa dân tộc tại Yông-in (cách Xơ-un khoảng 50 km), đảo du lịch Chê-chu (đây là tỉnh tự trị đặc biệt, du khách nước ngoài nhập cảnh không cần thị thực)…
Bản đồ các tỉnh ở Hàn Quốc
Tóm tắt lịch sử đất nước Hàn Quốc
Thần thoại Dangun và thời kỳ Chosun cổ đại (năm 2333 – 108 TCN)
Thuở xa xưa, với mong muốn giúp đỡ loài người, Hoàng tử Hwan Woong – con trai của Ngọc hoàng Hwan In đã xin vua cha xuống hạ giới cùng với vị thần Gió, thần Mây và thần Mưa. Hoàng tử Hwan Woong được 3000 thuộc hạ hộ tống xuống hạ giới và ngài đã chọn một khu rừng gỗ đàn hương trên sườn núi Taebaek (núi Myohyansan ngày nay) làm nơi trú ngụ, dựng lên thành Shinshi.
Một ngày nọ, gấu và hổ đã đến gặp Hoàng tử và cầu xin ngài cho được hóa thân thành người. Hwan Woong đồng ý với thỉnh cầu của gấu và hổ rồi dặn chúng rằng nếu muốn trở thành người thì trong vòng 100 ngày, không được nhìn ánh nắng mặt trời, chỉ được ăn ngải cứu và tỏi. Cuối cùng, gấu đã hóa thân thành thiếu nữ Woongnyo xinh đẹp còn hổ thì thất bại.
Nàng Woongnyo mong ước được sinh con đẻ cái nên Hoàng tử Hwan Woong đã quyết định hóa thân thành người và kết hôn cùng Woongnyo. Sau này, hai người sinh được một cậu con trai đặt tên là Dangun.
Lịch sử Hàn Quốc thời Chosun nói rằng: khi lớn lên, vào năm 2333 TCN, Dangun đã thống nhất các bộ tộc quanh khu vực Liêu Ninh của Mãn Châu Lý và Tây Bắc Triều Tiên ngày này, lập nên nhà nước Go-Joseon. Dangun trở thành vị vua đầu tiên của triều đại Chosun/ Joseon cổ. Theo Di sử Tam Quốc, vua Dangun trị vì đất nước trong 1500 năm, thọ 1908 tuổi và cuối cùng hóa thân thành Thần Núi.
Triều đại Chosun của Hàn Quốc bắt đầu vào năm 2333 TCN và kết thúc vào năm 108 TCN sau khi thất bại trong cuộc chiến giành quyền lực với nhà Hàn của Trung Quốc.
Thời kỳ Tam quốc (năm 37 TCN – năm 668)
Từ năm 37 TCN, ba nhà nước phong kiến mới lần lượt hình thành là Goguryo, Baekjae và Shilla nên được gọi là thời kỳ Tam quốc. Trong quá trình phát triển đất nước, ba vương quốc khi thì liên minh khi thì chống đối lẫn nhau.
Goguryo (năm 37 TCN – năm 668)
Trong 3 vương quốc, Goguryo là vương quốc quyền lực và mạnh nhất. Jumong (Đông Minh Thánh Vương) là người của bộ tộc Buyeo đã lập nên vương quốc Goguryo. Goguryo thống trị phía Bắc Bán đảo và vùng Mãn Châu, Trung Quốc.
Goguryo luôn xảy ra những bất đồng, xung đột với Trung Quốc vì vương quốc này nằm trên con đường huyết mạch tiến vào bán đảo Hàn Quốc.
Khi triều đại Choson sụp đổ, Goguryo đã thu phục được hai lực lượng mà Trung Quốc đang nắm giữ là quân Daebang và quân Nakrang. Đến năm 598, Goguryo đã đánh đuổi toàn bộ đại quân của nhà Tùy và trở thành vương quốc hùng mạnh nhất vùng Đông Bắc Á.
Baekje (năm 18 TCN – năm 660)
Baekje cai trị phía Tây Nam của bán đảo Hàn Quốc. Theo truyền thuyết, năm 18 TCN, vương quốc Baekjae được hai người con trai của vua Đông Minh Thánh Vương là Onjo và Biryu lập nên. Bởi vì đây là vương quốc của hai người con bị vua cha đuổi đi nên Baekjae thường xuyên xung đột với Goguryo.
Baekjae đã thu phục một lực lượng của Trung Quốc là quân Daebang rồi tiến đánh Goguryo và Shilla. Baekjae mở rộng giao lưu với nhiều vương quốc của Trung Quốc bên biển và các vương triều ở Nhật Bản.
Những cuộc chiến tranh kéo dài liên miên đã khiến cho Baekjae suy yếu và diệt vong vào năm 660. Sau đó, nhiều người dân Baekjae đã sang các vương triều Nhật cổ đại để sinh sống. Họ có đóng góp rất lớn cho sự phát triển của văn hóa Nhật Bản.
Shilla (năm 57 TCN – năm 668)
Shilla là quốc vương “sinh sau đẻ muộn”, được hình thành trên sự kết hợp của người dân bản địa và những người thuộc nền văn minh tiên tiến hơn ở bên ngoài. Shilla cai trị phía Đông Nam của bán đảo Hàn Quốc.
Shilla đã xây dựng được một vương quốc hùng mạnh trên mọi phương diện và liên kết với nhà Đường để đánh bại Goguryo, Baekjae và thống nhất đất nước.
Thời kỳ Shilla thống nhất (668 – 935)
Sau khi Shilla thống nhất 3 nước, nhà Đường “lật mặt”, bộc lộ dã tâm cai trị toàn bộ bán đảo Hàn Quốc. Lúc này, Shilla phải kêu gọi toàn dân và tàn quân của Goguryo đứng lên chống lại nhà Đường. Năm 676, đất nước được giải phóng hoàn toàn.
Vào lúc bấy giờ, Shilla là một vương quốc có nền văn hóa phát triển rực rỡ, đặc biệt là Phật giáo. Cuối thế kỷ VIII trở đi, tầng lớp vua quan ăn chơi xa xỉ, nội chiến xảy ra khiến đất nước trở nên hỗn loạn. Sau đó, Goryo đã tái thống nhất đất nước và thời kỳ Shilla bị diệt vong.
Lịch sử Hàn Quốc thời Goryeo – Cao Ly (918 – 1392)
Năm 918, Thái tổ Wang Gun lập ra nước Goryo và lấy Song-ak (Gaesong ngày nay) làm kinh đô. Năm 935, Goryo đánh chiếm Shilla; năm 936, lật đổ triều đại hậu Baekjae và tái thống nhất đất nước.
Lịch sử Hàn Quốc thời Cao Ly trải qua 34 đời vua và có phát minh lớn nhất là bản in chữ kim loại rời đầu tiên trên thế giới vào năm 1234.
Triều đại Goryo tiếp tục theo khuynh hướng Phật giáo. Với tham vọng mở rộng lãnh thổ, Goryo xúc tiến các chính sách Bắc tiến.
Sau đó, quân Nguyên mang quân sang xâm lược Goryo và triều đình phải thần phục ngoại bang. Goryo lấy lại được quyền lực khi nhà Nguyên bị nhà Minh đánh đổ. Tuy nhiên, ngôi báu vẫn không giữ được và rơi vào tay một võ tướng có thế lược mạnh – Lee Seong-gye.
Lịch sử Hàn Quốc thời Joseon (1392 – 1910)
Thái tổ Lee Seong Gye là người xây dựng nên vương triều Joseon, dựa trên tư tưởng Nho học. Bởi vậy mà thời kỳ này xuất hiện rất nhiều bậc vĩ nhân của Joseon.
Nếu như các triều đại trước chuyển giao quyền lực thông qua hình thức binh biến thì trong triều đại Joseon của Hàn Quốc quyền lực được chuyển giao thông qua hình thức nhường ngôi. Vua là người có quyền lực tuyệt đối nhưng lại phải chịu sự ảnh hưởng của các học giả (vì theo tư tưởng Nho giáo, học giả cũng nắm quyền lực trong tay) và sống dựa theo triết học chính trị chặt chẽ.
Trong thời đại Joseon, văn hóa, khoa học kỹ thuật có sự phát triển vượt bậc. Vua Sejong (1394 – 1450) đã sáng lập ra bảng chữ cái Hangeul Hàn Quốc vào năm 1446. Đồng hồ nước, thước đo mưa, đồng hồ mặt trời cũng là những phát minh của vị vua anh minh này.
Xã hội thời kỳ Joseon chỉ chú trọng vào học thuật nên thương mại và sản xuất bị xem nhẹ, đình trệ, không theo kịp sự thay đổi của thế giới. Cuối cùng, vào năm 1910, Joseon đã rơi vào tay Nhật Bản.
Thời Nhật chiếm đóng (1910 – 1945)
Cuối thế kỷ XIX, thực dân Nhật xâm chiếm Hàn Quốc và khai thác để thu lợi. Nhật Bản áp dụng chính sách đồng hóa người Hàn, bắt người Hàn đổi họ và cấm không cho người Hàn sử dụng ngôn ngữ, chữ viết của mình.
Chính sách cai trị độc địa của Nhật khiến cuộc sống của nhân dân trở nên vô cùng khốn khổ. Cộng đồng người Hàn Quốc ở trong và ngoài nước đã liên tục đấu tranh đòi độc lập.
Cho đến khi chiến tranh thế giới lần thứ 2 kết thúc (năm 1945), Nhật Bản đầu hàng đồng minh, quân Nhật mới rút khỏi Hàn Quốc
Đại Hàn Dân Quốc (1945 – nay)
Do Mỹ chiếm đóng ở một nửa phía Nam và Liên Xô kiểm soát ở phía Bắc nên sau khi được giải phóng vào năm 1945, bán đảo Triều Tiên bị chia cắt thành hai miền Nam – Bắc.
Năm 1948, Chính phủ Đại Hàn Dân Quốc được thành lập, là chính phủ hợp pháp duy nhất được cộng đồng quốc tế công nhận, lấy Seoul làm thủ đô của Hàn Quốc. Cũng trong thời gian này, Liên Xô cũ đã hỗ trợ miền Bắc thành lập nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Triều Tiên.
Cuộc nội chiến (Triều Tiên tấn công Hàn Quốc) nổ ra vào năm 1950 – 1953 khiến đất nước bị chia cắt thành hai miền Nam – Bắc cho tới ngày nay.
Sau đó, Hàn Quốc tiếp tục trải qua những biến động lớn về xã hội, kinh tế, chính trị và bắt đầu phát triển mạnh mẽ vào thập niên 70 của thế kỷ XX. Đây cũng là thời kỳ mà mối quan hệ Hàn Quốc – Triều Tiên dần được cải thiện, chính thức công nhận chính phủ của nhau, cùng bước vào kỷ nguyên hòa giải và hợp tác.
Sau những biến động chính trị và xã hội, lịch sử Hàn Quốc vào những năm 1960, Hàn Quốc bắt đầu phát triển mạnh vào những năm 1970 và tạo ra “Kỳ tích sông Hàn”. Từ cuối những năm 1980, chế độ dân chủ đã được cải thiện thông qua hình thức bầu cử tổng thống trực tiếp. Cùng với đó, quan hệ Nam-Bắc đã thoát khỏi thời kỳ chiến tranh lạnh, và bước vào kỷ nguyên hòa giải và hợp tác.