Bản đồ hành chính tỉnh Vĩnh Phúc khổ lớn – Daominhha.com – Web Tải Game PC Việt Hóa Miễn Phí #1
“
Bản đồ hành chính tỉnh Vĩnh Phúc sẽ giúp bạn cung cấp những thông tin cần thiết về ranh giới, lãnh thổ, vị trí địa lí, khu vực hành chính của tỉnh Vĩnh phúc đầy đủ và chi tiết nhất. Để biết rõ hơn về thông tin và bản đồ tỉnh Vĩnh Phúc vậy hãy cùng mình theo dõi bài viết bên dưới đây nhé!
Sơ lược về tỉnh Vĩnh Phúc
Vĩnh Phúc là một tỉnh thuộc Bắc Bộ, được coi là vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc bởi có cửa ngõ là thủ đô Hà Nội, gần sân bay quốc tế Nội Bài, là cầu nối giữa các tỉnh Tây Bắc với Hà Nội và Đồng bằng sông Hồng, tỉnh đó có vai trò hết sức quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của vùng và cả nước.
Hiện nay, đất tỉnh Vĩnh Phúc là đất của tỉnh Vĩnh Yên cũ sáp nhập với thành phố Phúc Yên, sau khi các huyện của tỉnh Phúc Yên cũ sáp nhập vào thành phố Hà Nội, đó là Đông Anh, Yên Lãng. (nay là huyện Mê Linh), Đa Phúc, Kim Anh (hai huyện này đã hợp nhất thành huyện Sóc Sơn).
Vị trí địa lý và đơn vị hành chính tỉnh Vĩnh Phúc
Vị Trí địa lý
Tỉnh Vĩnh Phúc có tọa độ từ 21°35’15″B (trên dãy núi Tam Đảo, thuộc xã Đạo Trù, huyện Tam Đảo) đến 21°08’55″N (trên sông Hồng thuộc xã Đại Từ, huyện Yên Lạc) ); từ 105°20’25″Đ (trên sông Lô tại xã Bạch Lưu, huyện Sông Lô) đến 105°47’15″Đ (tại độ cao 238,65m tại xã Ngọc Thanh, thành phố Phúc Yên).
Đơn vị hành chính
Tính đến năm 2022, Vĩnh Phúc là tỉnh có 9 đơn vị hành chính gồm 2 thành phố Vĩnh Yên, Phúc Yên và 7 huyện Bình Xuyên, Lập Thạch, Sông Lô, Tam Đảo, Tam Dương, Vĩnh Tường, Yên Lạc.
Vĩnh Phúc có nhiều tiềm năng về thiên nhiên, du lịch núi rừng mà thiên nhiên ban tặng như: Dãy Tam Đảo, nơi có Khu du lịch Tam Đảo – điểm nghỉ dưỡng lý tưởng dành cho du khách; các hồ: Đại Lải, Bò Lạc, Vân Trục, Thanh Lanh, Xạ Hương, đầm Vạc, đầm Rưng…
Tỉnh Vĩnh Phúc còn mang đậm dấu ấn của các nền văn hiến Hùng Vương và Kinh Bắc, Thăng Long, văn hóa dân gian độc đáo, học thuật, đời sống xã hội và các chuẩn mực đạo đức luôn được bảo tồn và duy trì quảng bá. Quá trình phát triển kinh tế đi đôi với phát huy truyền thống bản sắc dân tộc, tôn tạo, bảo tồn các di tích lịch sử – văn hóa, lễ hội truyền thống, cảnh quan, môi trường.
Mật độ dân số tại Vĩnh Phúc
Tổng dân số của tỉnh Vĩnh Phúc tại thời điểm 01/4/2019 là 1.151.154 người, bao gồm 573.621 nam (chiếm 49,83%) và 577.533 nữ (chiếm 50,17%). Với kết quả này, Vĩnh Phúc là tỉnh có dân số đông thứ 37/63 tỉnh, thành phố trên cả nước. Tốc độ tăng dân số bình quân hàng năm thời kỳ 2009 – 2019 là 1,41%/năm, cao hơn mức tăng chung của cả nước (cả nước là 1,14%/năm).
Tỉnh Vĩnh Phúc nhìn từ vệ tinh
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất tỉnh Vĩnh Phúc
Bản đồ hành chính tỉnh Vĩnh Phúc năm 2022
Bản đồ hành chính thành phố Vĩnh Yên
Thành phố Vĩnh Yên được chia làm 9 đơn vị hành chính, bao gồm 7 phường: Ngô Quyền, Đống Đa, Liên Bảo, Tích Sơn, Đồng Tâm, Hội Hợp, Khai Quang và 2 xã: Định Trung, Thanh Trù.
Vị trí địa lý:
- Phía tây và phía bắc giáp huyện Tam Dương
- Phía nam giáp huyện Yên Lạc
- Phía đông giáp huyện Bình Xuyên.
Bản đồ hành chính thành phố Phúc Yên
Thành phố Phúc Yên có 10 đơn vị hành chính, gồm 8 phường: Đồng Xuân, Hùng Vương, Nam Viêm, Phúc Thắng, Tiền Châu, Trưng Nhị, Trưng Trắc, Xuân Hòa và 2 xã: Cao Minh, Ngọc Thanh.
Vị trí địa lý:
- Phía đông giáp huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội
- Phía tây giáp huyện Bình Xuyên
- Phía nam giáp huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội
- Phía bắc giáp thành phố Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.
Bản đồ hành chính huyện Bình Xuyên
Huyện Bình Xuyên có 13 đơn vị hành chính, gồm 5 thị trấn: Hương Canh (huyện lỵ), Bá Hiến, Đạo Đức, Gia Khánh, Thanh Lãng và 8 xã: Hương Sơn, Phú Xuân, Quất Lưu, Sơn Lôi, Tam Hợp, Tân Phong, Thiện Kế, Trung Mỹ. Thành phố Vĩnh Yên có diện tích 50,39 km² và 123.353 nhân khẩu (năm 2021).
Vị trí địa lý:
- Phía tây và phía bắc giáp huyện Tam Dương
- Phía nam giáp huyện Yên Lạc
- Phía đông giáp huyện Bình Xuyên.
Bản đồ hành chính huyện Lập Thạch
Huyện Lập Thạch hiện có 20 đơn vị hành chính, gồm 2 thị trấn: Lập Thạch (huyện lỵ), Hoa Sơn và 18 xã: Bàn Giản, Đình Chu, Hợp Lý, Liễn Sơn, Quang Sơn, Thái Hòa, Triệu Đề, Văn Quán, Xuân Hòa, Bắc Bình, Đồng Ích, Liên Hòa, Ngọc Mỹ, Sơn Đông, Tiên Lữ, Tử Du, Vân Trục, Xuân Lôi.
Huyện Lập Thạch có diện tích 173,10 km², dân số năm 2008 là 123.664 người, mật độ dân số đạt 714,4 người/km².
Vị trí địa lý:
- Phía đông giáp huyện Tam Đảo và huyện Tam Dương với ranh giới là sông Phó Đáy
- Phía tây giáp huyện Sông Lô và thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ
- Phía nam giáp huyện Vĩnh Tường (qua sông Phó Đáy)
- Phía bắc giáp huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.
Bản đồ hành chính huyện Sông Lô
Huyện Sông Lô được chia làm 17 đơn vị hành chính, bao gồm 01 thị trấn Tam Sơn và 16 xã: Bạch Lưu, Cao Phong, Đôn Nhân, Đồng Quế, Đồng Thịnh, Đức Bác, Hải Lựu, Lãng Công, Nhân Đạo, Nhạo Sơn, Như Thụy, Phương Khoan, Quang Yên, Tân Lập, Tứ Yên, Yên Thạch.
Huyện có 15.031,77 ha diện tích tự nhiên và 93.984 người với 17 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 1 thị trấn và 16 xã nói trên.
Vị trí địa lý:
- Phía đông giáp huyện Lập Thạch
- Phía tây giáp huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ
- Phía nam giáp thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ
- Phía bắc giáp huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.
Bản đồ hành chính huyện Tam Đảo
Huyện Tam Đảo có 9 đơn vị hành chính, gồm 3 thị trấn: Hợp Châu (huyện lỵ), Đại Đình, Tam Đảo và 6 xã: Bồ Lý, Đạo Trù, Hồ Sơn, Minh Quang, Tam Quan, Yên Dương.
Diện tích tự nhiên của huyện là 23.641,60 ha (236,42 km²), trong đó có hơn 120 km² là thuộc vườn quốc gia Tam Đảo.
Vị trí địa lý:
- Phía đông giáp huyện Bình Xuyên
- Phía tây giáp huyện Lập Thạch với ranh giới là sông Phó Đáy
- Phía nam giáp huyện Tam Dương
- Phía bắc giáp huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên và huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.
Bản đồ hành chính huyện Tam Dương
Huyện Tam Dương có 13 đơn vị hành chính, gồm 01 thị trấn Hợp Hòa và 12 xã: An Hòa, Đạo Tú, Đồng Tĩnh, Duy Phiên, Hoàng Đan, Hoàng Hoa, Hoàng Lâu, Hợp Thịnh, Hướng Đạo, Kim Long, Thanh Vân, Vân Hội.
Diện tích tự nhiên của Tam Dương là 107,13 km². Dân số huyện Tam Dương theo thống kê năm 2018 là 101.624 người.
Vị trí địa lý:
- Phía đông giáp huyện Bình Xuyên
- Phía tây giáp huyện Lập Thạch với ranh giới là sông Phó Đáy
- Phía nam giáp huyện Vĩnh Tường, huyện Yên Lạc và thành phố Vĩnh Yên
- Phía bắc giáp huyện Tam Đảo.
Bản đồ hành chính huyện Vĩnh Tường
uyện Vĩnh Trường có 28 đơn vị hành chính, gồm 3 thị trấn: Vĩnh Tường (huyện lỵ), Thổ Tang, Tứ Trưng và 25 xã: An Tường, Bình Dương, Bồ Sao, Cao Đại, Chấn Hưng, Đại Đồng, Kim Xá, Lũng Hòa, Lý Nhân, Nghĩa Hưng, Ngũ Kiên, Phú Đa, Tam Phúc, Tân Phú, Tân Tiến, Thượng Trưng, Tuân Chính, Vân Xuân, Việt Xuân, Vĩnh Ninh, Vĩnh Sơn, Vĩnh Thịnh, Vũ Di, Yên Bình, Yên Lập.
Huyện có diện tích 142 km², dân số năm 2019 là 205.345 người, mật độ dân số đạt 1.446 người/km².
Vị trí địa lý:
- Phía đông giáp huyện Yên Lạc và huyện Tam Dương
- Phía tây giáp thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ và huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội
- Phía nam giáp thị xã Sơn Tây và huyện Phúc Thọ thuộc thành phố Hà Nội
- Phía bắc giáp huyện Lập Thạch.
Bản đồ hành chính huyện Yên Lạc
Huyện Yên Lạc có 17 được đơn vị hành chính, gồm 01 thị trấn Yên Lạc và 16 xã: Bình Định, Đại Tự, Đồng Cương, Đồng Văn, Hồng Châu, Hồng Phương, Liên Châu, Nguyệt Đức, Tam Hồng, Tề Lỗ, Trung Hà, Trung Kiên, Trung Nguyên, Văn Tiến, Yên Đồng, Yên Phương.
Huyện có diện tích 107,65 km², dân số là 156.456 người, mật độ dân số đạt 1.453 người/km².
Vị trí địa lý:
- Phía đông giáp huyện Bình Xuyên và huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội
- Phía tây giáp huyện Vĩnh Tường
- Phía nam giáp huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội với ranh giới là sông Hồng
- Phía bắc giáp thành phố Vĩnh Yên và huyện Tam Dương.
Lời kết
Trên đây là thông tin về bản đồ Vĩnh Phúc và các huyện lỵ trực thuộc tỉnh. Hy vọng với bài viết trên sẽ cung cấp cho bạn dễ dàng tra thông tin vị trí, ranh giới địa lí của tỉnh Vĩnh Phúc.
Bản đồ hành chính tỉnh Vĩnh Phúc khổ lớn – Bạn đọc đang coi danh mục mới nhất tại website Daominhha.com
Bài viết “- Bạn đọc đang coi danh mục mới nhất tại website