Bản đồ giấy – bản đồ số và tương lai của chúng? – Cửa Hàng Bán Bản Đồ Minh Trí

Ở bài viết này mình sẽ nêu khái niệm giữa bản đồ số và bản đồ giấy, cùng với đó là những thách thức cũng như thuận lợi của chúng trong tương lai ra sao.

1. Bản đồ giấy

Là loại bản đồ được vẽ và lưu trữ trực tiếp trên giấy hoặc các vật liệu thay thế khác bằng các đường nét và một hệ thống các ký hiệu cùng với giải nghĩa riêng hoặc theo quy định chung. Bản đồ giấy thuận tiện khi mang đi cùng vì nó nhỏ gọn nhưng vì là bản đồ tĩnh nên bị giới hạn mức độ biểu thị và cập nhật đối tượng.

Tìm mua bản đồ giao thông đường bộ việt nam để sử dụng nhé các bạn. Nó sẽ rất thuận tiện khi sử dụng cho giao thông ở việt nam đó. 

2. Bản đồ số

Là sản phẩm bản đồ được biên tập, lưu trữ và hiển thị trong hệ thống máy tính và các thiết bị điện tử (khi cần thiết người ta có thể in lên các vật liệu khác như trên giấy, phim…). Bản đồ số có độ chính xác cao, mức độ thể hiện nội dung tương đối chi tiết, sử dụng các phương pháp ký hiệu truyền thống. Bản đồ được cập nhật và hiệu chỉnh thông tin thường xuyên, có thể in ra ở nhiều tỷ lệ khác nhau, có thể tách lớp và chống xếp thông tin bản đồ, chế biến thành một dạng bản đồ mới. Bản đồ số là phương tiện lưu trữ thông tin, hiển thị thông tin và là thành phần không thể thiếu trong hệ thông tin địa lý GIS.

Ngày nay khi khoa học công nghệ ngày càng phát triển, nhu cầu của con người ngày một cao hơn thì GIS cũng đuợc áp dụng vào phát triển kinh tế – xã hội thêm phần cấp thiết hơn truớc. Cho đến nay GIS đã đuợc xây dựng hoàn chỉnh với khả năng lưu trữ, quản lý, truy cập, xử lý phân tích và cung cấp thông tin cần thiết để thực thi những quyết định trong nhiều lĩnh vực dịch vụ công cộng, GIS đuợc áp dụng trong hầu hết các lĩnh vực khoa học công nghệ, phục vụ những nhu cầu rất cấp thiết của con người.

Việc áp dụng GIS ở Việt Nam hiện được các ngành đã và đang tích cực áp dụng như lĩnh vực tài nguyên môi trường, nông nghiệp và phát triển nông thôn, giao thông… Tuy nhiên, việc áp dụng GIS của các ngành và các địa phương còn chưa đồng bộ và thích hợp. Mặc dù, một số địa phương đã tích cực tiếp cận, có dự án trong một thời gian vì có tài trợ hoặc có kinh phí thực hiện và phần nào có bản đồ số hóa cho đô thị nhưng lại không có hệ thống cập nhật thường xuyên trong một thời gian ngắn và không được duy trì bởi không có điều kiện nâng cấp phần cứng và phần mềm cũng như nguồn nhân lực thực hiện công tác này chưa thực sự được chú trọng.

3. Kết luận

Mỗi bản đồ trong một trường hợp khác nhau sẽ có những điểm mạnh và điểm yếu khác nhau. Chúng ta không thể phủ nhận được những lợi ích của bản đồ giấy dù cho nó không còn được ưa chuộng như trước nữa. Nhưng ở những nơi cần chi tiết về địa hình có lẽ bản đồ giấy vẩn nhỉnh hơn hẳn.

Xem thêm: CHỌN BẢN ĐỒ SAO CHO ĐÚNG MỤC ĐÍCH