Bản đồ địa giới hành chính huyện Khoái Châu –
Bản đồ địa giới hành chính huyện Khoái Châu
Bản đồ địa giới hành chính huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên
Page Content
ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH HUYỆN KHOÁI CHÂU, TỈNH HƯNG YÊN
Huyện Khoái Châu tái lập vào ngày 01/9/1999 theo Nghị định số 60/NĐ-CP của Chính phủ, toàn huyện có 24 xã, 01 thị trấn, 25 cơ quan, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp lực lượng vũ trang; 50 tổ chức Đảng trực thuộc Huyện ủy. Diện tích tự nhiên của huyện là 13.097,59 ha (trong đó diện tích đất nông nghiệp là 8.866,59 ha), đất phi nông nghiệp 4.197,93 ha, đất chưa sử dụng 33,07 ha. Quy mô dân số 187.696 người, mật độ dân số 1.433 người/km2. Huyện có thế mạnh về sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, chuyên canh quy mô lớn mang lại giá trị kinh tế cao, với diện tích đất nông nghiệp trên 8.866,59 ha, trong đó có Diện tích cây ăn quả là 3.918 ha, chủ yếu là nhãn 1.560 ha, sản lượng đạt bình quân 10.000 tấn/năm, diện tích chuối 905 ha với sản lượng 40.000 tấn/năm, các loại cây có múi khoảng 824 ha, cây ăn quả khác 318 ha; cây dược liệu và rau màu các loại trên 2000 ha như Nghệ, địa liền, tam thất, rau, quả các loại… và lúa 1.500 ha.
Hệ thống giao thông thuận tiện cả về đường bộ và đường thủy, kết nối với tỉnh Hưng Yên và thủ đô Hà Nội. Trên địa bàn huyện có 02 khu công nghiệp và 5 cụm công nghiệp với 280 doanh nghiệp đang hoạt động khá hiệu quả, tạo việc làm cho trên 12.549 lao động. Khoái Châu là cái nôi của truyền thống cách mạng và văn hóa, có di tích cây đa Sài Thị, là nơi thành lập chi bộ Đảng đầu tiên của tỉnh Hưng Yên; nhà thờ bà Hoàng Thị Loan – thân mẫu Chủ tịch Hồ Chí Minh; lễ hội Chử Đồng Tử – Tiên Dung (một trong tứ bất tử của dân gian Việt Nam) thuộc 2 xã Bình Minh và Dạ Trạch; đền thờ danh nhân Triệu Việt Vương người có công lớn trong cuộc chiến đánh đuổi quân nhà Lương, bảo vệ nước Vạn Xuân năm 544; Bãi Sậy – xã Tân Dân gắn liền với khởi nghĩa Bãi Sậy, chống Pháp của Nguyễn Thiện Thuật.
Trước khi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Đảng bộ và nhân dân huyện Khoái Châu phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức: Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội xuống cấp, chưa được đồng bộ, sản xuất tiểu thủ công nghiệp nhỏ lẻ, nông nghiệp manh mún, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển KT-XH trong thời kỳ mới, thu nhập người dân còn thấp, bình quân đạt 20,96 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo cao (chiếm 11,2%).
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Khoái Châu đã đoàn kết, vượt qua mọi khó khăn, thử thách, nỗ lực phấn đấu vươn lên để đạt kết quả toàn diện, trong đó nổi bật là, được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng nhì năm 2016, được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen, UBND tỉnh tặng cờ thi đua xuất sắc năm 2019.
Ý kiến bạn đọc
Đọc thêm…