Bản đồ Yên Phong Bắc Ninh mới và chi tiết nhất

Sở hữu tấm bản đồ Yên Phong Bắc Ninh bạn sẽ biết được Yên Phong là một huyện nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Bắc Ninh. Cũng giống như những huyện khác ở vùng quê kinh bắc, Yên Phong có nhiều làng quan họ đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam. Cùng với nhịp độ phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Yên Phong đang có những sự thay da đổi thịt khi các khu công nghiệp dần mọc lên. Công ăn việc làm được giải quyết, đời sống nhân dân được nâng lên nhưng cùng với đó là những hệ lụy về môi trường và mặt trái của quá trình công nghiệp hóa.

Cùng xem thêm các thông tin khác ở bản đồ Yên Phong Bắc Ninh:

1. Giới thiệu chung về huyện Yên Phong:

Qua tấm bản đồ Yên Phong Bắc Ninh ta thấy được nơi đây là một huyện đồng bằng, nằm ở phía tây tỉnh Bắc Ninh, thuộc vùng Châu thổ Sông Hồng.

bản đồ yên phong bắc ninh

– Có diện tích tự nhiên là 112,5 km², là huyện có diện tích lớn của tỉnh Bắc Ninh. Năm 2015, dân số Yên Phong là: 162.592 người, chiếm 14,08% dân số toàn tỉnh, (trong đó nam: 76.786 người và nữ: 85.806 người).

– Tọa độ địa lý của Yên Phong nằm trong khoảng vĩ độ (21°8’45”) đến (21°14;30”) độ vĩ Bắc; và khoảng kinh độ từ (105°54;30”) đến (106°4;15”) độ kinh Đông.

– Phía Bắc lấy Sông Cầu làm giới hạn, Yên Phong giáp với hai huyện Hiệp Hòa và Việt Yên (Tỉnh Bắc Giang). Phía Nam giáp huyện Đông Anh (TP. Hà Nội), huyện Từ Sơn, huyện Tiên Du (Bắc Ninh). Phía đông giáp thành phố Bắc Ninh (Bắc Ninh). Phía tây lấy Sông Cà Lồ làm giới hạn, Yên Phong giáp huyện Đông Anh, huyện Sóc Sơn (TP. Hà Nội).

2. Hành chính huyện Yên Phong:

Có 14 đơn vị hành chính bao gồm 01 Thị trấn Chờ và 13 xã là: Hòa tiến, Yên Phụ, Văn Môn, Tam Giang, Đông Tiến, Đông Thọ, Trung Nghĩa, Long Châu, Yên Trung, Đông Phong, Thụy Hòa, Dũng Liệt, Tam Đa. Với 74 thôn làng, khu phố.

3. Tài nguyên trong bản đồ Yên Phong Bắc Ninh:

Trên bản đồ Yên Phong Bắc Ninh thể hiện rất rõ tài nguyên của khu vực này bao gồm:

– Đất đai Yên Phong được hình thành do quá trình bồi tụ phù sa của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình, trực tiếp là 3 con sông: Sông Cầu, Sông Cà Lồ, sông Ngũ Huyện Khê, phần còn lại được hình thành tại chỗ do sự phong hóa trực tiếp từ đá mẹ. Ba nhóm đất chủ yếu: Đất phù sa, đất bạc màu, đất đồi núi đỏ vàng.

– Được bao bọc bởi 03 con sông: Sông Cầu phía Bắc; Sông Cà Lồ phía Tây; Sông Ngũ Huyện Khê bao phía Nam.

– Địa hình tương đối bằng phẳng, tuy dốc từ tây bắc xuống đông nam, độ cao trung bình so với mặt nước biển 07m.

– Diện tích tự nhiên 9676,34ha (Trong đó đất nông nghiệp: 6127,78ha; đất lâm nghiệp: 0ha; đất chuyên dùng: 1910ha; đất ở: 929,20ha; còn lại là đất có mặt nước ao, hồ, chưa sử dụng là: 34,03ha ).

– Yên Phong có gần 400ha ao, hồ được phân bố đều ở các làng, xã. Đáng kể nhất có 3 đầm lớn: Đầm Nâu ở thôn Đoài (Tam Giang) được tạo nên bởi trận vỡ đê sông Cà Lồ thế kỷ 19. Đầm Vọng ở thôn Vọng Nguyệt (Tam Giang) được tạo bởi trận vỡ đê Sông Cầu năm 1945. Đầm Phù Yên (Dũng Liệt) được tạo nên bởi trận vỡ đê sông cầu năm 1875. Hồ, ao, đầm ở Yên phong chủ yếu dùng để chứa nước và nuôi cá, mang lại nguồn thực phẩm phục vụ đời sống nhân dân.

4. Khí hậu, thủy văn:

– Các yếu tố: Nhiệt độ, độ ẩm không khí, gió bão, lượng mưa, sự bốc hơi nước và số giờ nắng trong năm của Yên Phong nằm trong vùng khí hậu Sông Hồng, có tính nhiệt đới, chia hai mùa nóng lạnh rõ rệt.

– Nhiệt độ trung bình cả năm của là 23,4 °. Nhiệt độ trung bình mùa nóng là từ 24° – 29 °; Nhiệt độ trung bình mùa lạnh từ 16° – 21°.

– Độ ẩm không khí trung bình trong năm là 83%. Độ ẩm không khí cao nhất vào tháng 4 là 89%,  thấp nhất vào tháng 12 là 77%.

– Mỗi năm có hai mùa rõ rệt. Mùa lạnh từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau có gió mùa đông bắc thường mang theo giá rét và sương muối. Tốc độ gió trung bình 10m/s. Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10 có gió Đông Nam, thường mang theo mưa, nên gọi là mùa mưa. Tốc độ gió trung bình từ 20 – 25m/s. Hàng năm có bão ảnh hưởng đến Yên Phong nhưng ảnh hưởng không lớn.

– Lượng mưa trung bình từ 1512mm. Tháng có mưa nhiều nhất trong năm là tháng 07 (348,3mm). Tháng có mưa thấp nhất trong năm là tháng 12 (28.1mm).

– Hàng năm Yên Phong có 1832,9 giờ nắng. Tháng có giờ nắng nhiều nhất là tháng 07 (263,4 giờ). Tháng có giờ nắng ít nhất là tháng 03 (13.6 giờ).

5. Sản vật tại bản đồ Yên Phong Bắc Ninh:

Sản vật trên bản đồ Yên Phong Bắc Ninh gồm:

– Thóc gạo, rượu sắn Đại Lâm, đồ nhôm Văn Môn, cày bừa Đông Xuất.

– Tơ tằm Vọng Nguyệt: Có từ thời Vua Hùng, ngày nay Vọng Nguyệt đã có nghề trồng dâu, chăn tằm, ươm tơ, dệt lụa cung cấp vải mặc cho cả vùng.

– Hàng tre đan Đông Thái: Đông Thái nổi tiếng hàng tre đan với đủ chủng loại: Nong nuôi tằm, nong phơi thuốc lào, thuốc lá, nia sảy thóc, dần, sàng, thúng, quang vặn, đòn gánh mấu liền, đòn gánh xóc, sọt, các cốt con giống hàng mã…, cót đồ cốp pha, cót ép, cót quây thóc, gạo, bồ, rổ, sảo, rế,…

– Yên Phong còn có rất nhiều sản vật khác như: Chế biến đồ gỗ mĩ nghệ, gỗ công nghệ, Baba Đông Xuyên, Rắn ở Yên Hậu, gà công nghiệp Yên Phụ, Hòa Tiến, Thị Trấn Chờ, men rượu Như Nguyệt,…

bản đồ yên phong bắc ninh

Như đã nói trên, Yên Phong là một huyện nằm trong địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Vốn là cái nôi của dân ca quan họ, không chỉ Yên Phong mà rất nhiều vùng khác ở Bắc Ninh cũng có các làng quan họ nổi tiếng và những kiến trúc đình chùa, miếu mạo mang đậm bản sắc dân tộc người Bắc Bộ ngày xưa. Bởi vậy, nếu bạn thực sự muốn dừng chân ở Yên Phong  thì tấm bản đồ Yên Phong Bắc Ninh là một lựa chọn tất yếu cho bạn cũng như các đơn vị cơ quan chức năng để tiện cho việc khám phá vùng đất này. Nếu bạn đang cần một tấm bản đồ chất lượng, hãy đên với công ty thiết kế Thiên Ân qua website: https://cungcapbando.com