Bản đồ Thừa Thiên Huế & thông tin quy hoạch năm 2023

Thông tin về bản đồ Thừa Thiên Huế bao gồm quy hoạch giao thông, du lịch, hành chính, kinh tế… sẽ được gửi đến quý khách hàng trong bài viết dưới đây. Hãy theo dõi để có thể đưa ra được những hướng đầu tư bất động sản phủ hợp nhất cho mình, đảm bảo phù hợp và tiềm năng sinh lời cao.

Bản đồ Thừa Thiên Huế và tin tức mới nhất

Thừa Thiên Huế là tỉnh nằm ở khu vực kinh tế trọng điểm của miền Trung với nhiều lợi thế phát triển kinh tế. Ngoài ra đây cũng là trung tâm di sản văn hoá thế giới, trung tâm văn hoá du lịch, trung tâm đào tạo đa ngành tại miền Trung nói riêng và cả nước nói chung. Các hướng tiếp giáp của tỉnh như sau:

  • Hướng Đông tiếp giáp biển Đông
  • Hướng Tây tiếp giáp tỉnh Quảng Trị và Lào
  • Hướng Nam tiếp giáp thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam
  • Hướng Bắc tiếp giáp tỉnh Quảng Trị

Bản đồ Thừa Thiên Huế cập nhật mới nhất
Bản đồ Thừa Thiên Huế cập nhật mới nhất

Tổng quan về tỉnh Thừa Thiên Huế

Tên đơn vị:

Tỉnh Thừa Thiên Huế

Khu vực:

Bắc Trung Bộ

Tỉnh lỵ:

Thành phố Huế

Phân chia hành chính:

1 thành phố, 2 thị xã, 6 huyện

Dân số:

1.133.700 người

Dân tộc

Việt, Tà Ôi, Cơ Tu, Bru – Vân Kiều, Hoa

Diện tích:

4.902,4 km²

Mật độ dân số:

231 người/km²

Biển số xe:

75

Quy hoạch hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế

Bản đồ hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế
Bản đồ hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế

Tỉnh Thừa Thiên Huế có 9 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc, bao gồm 1 thành phố, 2 thị xã, 6 huyện với 141 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 95 xã, 39 phường, 7 thị trấn. Cụ thể được thể hiện trên bản đồ hành chính như sau:

  • 1 thành phố: TP Huế
  • 2 thị xã: thị xã Hương Thuỷ, thị xã Hương Trà
  • 6 huyện: huyện A Lưới, huyện Nam Đông, huyện Phong Điền, huyện Phú Lộc, huyện Phú Vang, huyện Quảng Điền.

Bản đồ Thừa Thiên Huế về quy hoạch giao thông

Quy hoạch giao thông tỉnh Thừa Thiên Huế
Quy hoạch giao thông tỉnh Thừa Thiên Huế

Là một tỉnh giáp biển và nằm ở trục quốc lộ 1A chạy dài từ Bắc vào Nam, vì thế giao thông được xem là thế mạnh của tỉnh Thừa Thiên Huế. Những năm gần đây hạ tầng giao thông của tỉnh liên tục được nâng cấp và hoàn thiện để đảm bảo kết nối và góp phần phát triển kinh tế cho tỉnh. Cụ thể:

  • Đường bộ: Toàn tỉnh có hơn 2.500km đường bộ với nhiều tuyến giao thông quan trọng như: Quốc lộ 1A, quốc lộ 49 nối từ cảng Thuận An qua TP Huế để lên huyện miền núi A Lưới, quốc lộ 49B giúp kết nối các xã phường ven biển, tỉnh lộ 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8A…
  • Đường thuỷ:  Thừa Thiên Huế sở hữu 563km sông và đầm phá nên có giao thông đường thuỷ thuận lợi. Ngoài ra tỉnh còn có cảng nước sâu Chân Mây và cảng Thuận An góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế và giao thương với các khu vực khác ngoài tỉnh.
  • Giao thông hàng không với sân bay quốc tế Phú Bài nằm trên quốc lộ 1A liên tục được nâng cấp và mở rộng để đáp ứng nhu cầu di chuyển của du khách trong và ngoài tỉnh.
  • Đường sắt: Có tuyến đường sắt Bắc – Nam chạy qua với tổng chiều dài 101,2km.

Tìm hiểu về du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế

Thừa Thiên Huế có nhiều thắng cảnh du lịch đẹp
Thừa Thiên Huế có nhiều thắng cảnh du lịch đẹp

Tỉnh Thừa Thiên Huế được công nhận là trung tâm văn hoá lớn và đặc sắc của Việt Nam với 5 danh hiệu UNESCO (1 di sản văn hoá thế giới, 1 di sản văn hóa phi vật thể, 3 di sản tư liệu thế giới) là:

  • Quần thể di tích Cố đô Huế.
  • Nhã nhạc cung đình Huế.
  • Mộc bản triều Nguyễn.
  • Châu bản triều Nguyễn.
  • Hệ thống thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế.

Đến đây bạn sẽ được đắm chìm vào khung cảnh thơ mộng của Huế xinh đẹp với nhiều di sản nổi bật mang đậm văn hoá truyền thống. Những địa điểm nổi tiếng không thể bỏ qua khi tới Thừa Thiên Huế đó là: Sông Hương, đại nội cung đình Huế, cố đô Huế, vịnh Lăng Cô…

Kế hoạch sử dụng đất TP Huế mới nhất

Kế hoạch sử dụng đất TP Huế được đưa ra nhằm phát triển đô thị và các khu dân cư trên địa bàn phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, cảnh quan môi trường, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững. Chỉ tiêu sử dụng đất như sau:

  • Đất nông nghiệp: 2.087,31 ha, chiếm 29,39% tổng diện tích tự nhiên.
  • Đất phi nông nghiệp: 4.880,82 ha, chiếm 68,73% tổng diện tích tự nhiên.
  • Đất chưa sử dụng: 133,65 ha, chiếm 1,88% tổng diện tích tự nhiên.

Đánh giá thị trường BĐS Thừa Thiên Huế có đáng để đầu tư?

Nửa đầu năm 2022, thị trường bất động sản cả nước nói chung và thị trường mua bán đất Thừa Thiên Huế nói riêng nhìn chung không quá khởi sắc. Giá đất bị chững lại, các giao dịch mua bán cũng thấp hơn nhiều khiến các nhà đầu tư băn khoăn không biết Huế có phải là thị trường tiềm năng hay không. Thực tế, đây là tác động chung do kinh tế suy thoái, riêng bản thân tỉnh Thừa Thiên Huế vẫn sở hữu rất nhiều tiềm năng nội tại như: Đầu tư vào cơ sở hạ tầng, thông tin TP Huế được mở rộng, tác động từ du lịch…

Thừa Thiên Huế là thị trường bất động sản đầy tiềm năng
Thừa Thiên Huế là thị trường bất động sản đầy tiềm năng

Rất nhiều dự án cải tạo, nâng cấp và mở rộng hạ tầng giao thông đã được thông qua như: đầu tư đường vành đai 3 với điểm đầu tại Quốc lộ 1A, dự án đường Tố Hữu nối dài đến sân bay Phú Bài, cao tốc La Sơn – Tuý Loan – Cam Lộ… Những dự án này góp phần không nhỏ vào việc thúc đẩy giá đất lên cao.

Ngoài ra, Thừa Thiên Huế cũng có tiềm năng lớn về du lịch bao gồm du lịch văn hoá và du lịch biển nghỉ dưỡng. Đây là thị trường đầy tiềm năng chưa được khai thác triệt để nên vẫn còn có cơ hội có thể phát triển hơn nữa trong tương lai không xa. Nhất là khi Bộ chính trị có nghị quyết xây dựng Thừa Thiên Huế đến năm 2025 trở thành TP trực thuộc Trung ương. Vì vậy nhiều chuyên gia bất động sản kỳ vọng rằng bước sang năm 2023, thị trường bất động sản Thừa Thiên Huế sẽ phục hồi và bứt tốc mạnh mẽ.

Trên đây là thông tin chi tiết về bản đồ Thừa Thiên Huế và những thông tin có liên quan mà Batdongsanonline muốn gửi đến quý bạn đọc. Đây là thị trường bất động sản không mới nhưng vẫn luôn có nhiều tiềm năng phát triển, là cơ hội mà nhà đầu tư không nên bỏ lỡ.