Bản đồ Hành chính Quận 10 tại TPHCM khổ lớn năm 2023

Bạn đang tìm kiếm bản đồ Quận 10 khổ lớn hay bản đồ hành chính các Phường tại Quận 10 tại TPHCM, nhằm tra cứu thông tin quy hoạch nhà đất tại Quận 10

Chúng tôi Invert tổng hợp chia sẻ về bản đồ quận 10 phóng to năm 2023. Ngoài ra, chúng tôi còn cung cấp, chia sẻ thông tin kinh tế, giao thông và “quá trình hình thành và phát triển của Quận 10”.

Sơ đồ vị trí Quận 10
Sơ đồ vị trí Quận 10

Sơ lược về Quận 10

Quận 10 được biết đến khi có lịch sử phát triển trên 300 năm tại Sài Gòn. Trước đây, Quận 10 là vùng đất héo lánh, thưa dân. Tuy nhiên, do có giao thông thuận lợi, nằm trong thành phố Hồ Chí Minh. Vậy vậy, sau này có nhiều người dân đến sinh sống.

Diện tích đất tự nhiên của Quận 10 là 5,72 km², đơn vị hành chính được chia làm 14 phường bao gồm: 1, 2, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15.

Quận 10 là quận nội thành và  nằm phía Tây Nam của trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh, có vị trí địa lý:

  • Phía Đông giáp Quận 3 với ranh giới là đường Cách mạng Tháng 8, Nguyễn Thượng Hiền, Điện Biên Phủ và Lý Thái Tổ.
  • Phía Tây tiếp giáp Quận 11 với ranh giới đường Lý Thường Kiệt.
  • Phía Bắc giáp Quận Tân Bình với ranh giới đường Bắc Hải và kênh Bao Ngạn đã lấp.
  • Phía Nam giáp ranh với Quận 5 với ranh giới đường Hùng Vương và đường Nguyễn Chí Thanh.

Địa hình và địa chất công trình: Địa hình Quận 10 tương đối bằng phẳng. Toàn bộ địa hình Quận 10 nằm trên cao độ +2.00 (lấy theo hệ Mũi Nai). Đặc điểm địa chất công trình của loại đất này đa phần là thuộc khối phù sa cổ, cường độ chịu tải của đất là R ³ 1,7 kg/cm2.

Bản đồ hành chính Quận 10 năm 2023

Bản đồ hành chính Quận 10 khổ lớn
Bản đồ hành chính Quận 10 khổ lớn

 

Bản đồ Quận 10
Bản đồ  quy hoạch sử dụng đất Quận 10, Click vào hình để xem kích thước lớn

Tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển của Quận 10

Vùng đất và con người nơi đây có từ lâu cùng với quá trình hình thành và phát triển trên 300 năm từ Sài Gòn đến Thành phố Hồ Chí Minh.

Sau tổng tấn công và nổi dậy năm Mậu Thân (1968) của quân và dân ta, ngụy quyền Sài Gòn thành lập ở đô thành hai Quận mới trong đó có Quận 10 .

Từ tháng 7/1969 đến tháng 6/1976, Quận 10 có 5 phường, 47 khóm, 2 khu, 5 phường có tên gọi là Phường Chí Hòa, Phường Phan Thanh Giản, Phường Minh Mạng, Phường Nguyễn Tri Phương và Phường Nhật Tảo.

Từ tháng 7/1976 đến đầu năm 1979 từ 5 Phường cũ chia thành 24 Phường; từ ngày 17/2/1979 đến 1981 Thủ Tướng Chính phủ có Quyết định số 52/CP sát nhập lại còn 21 Phường. Từ 1982 đến 1986 tổ chức lại còn 18 Phường và từ tháng 2/1987 đến nay Quận 10 có 15 Phường.

Các con đường mang tên những mốc lịch sử như đường cách mạng Tháng 8, đường 3/2 hoặc mang tên những anh hùng như: Lý Thường Kiệt, Ngô Gia Tự, Nguyễn Chí Thanh…

Các tụ điểm giao thông tại ngã tư đường 3/2 – Lý Thường Kiệt; ngã 6 Nguyễn Tri Phương – Nguyễn Chí Thanh; ngã sáu cách mạng Tháng 8-3/2, ngã Bảy – Lý Thái Tổ… lập thành các tụ điểm, các tuyến giao thông quan trọng nối Quận 10, Thành phố với các tỉnh thành trong cả nước.

Chính vì vị trí quan trọng như trên, tại vùng đất này trong suốt cuộc chiến tranh, chính quyền Sài gòn dành hơn 1/3 diện tích đất để xây dựng thế bố phòng trong đó có nhiều đồn, bót, nhà giam Chí Hòa, doanh trại, kho tàng với trên 30 vị trí quân sự và 07 cuộc cảnh sát, cùng các cư xá cao cấp như khu cư xá Bắc Hải, cư xá Chí Hòa, Nguyễn Văn Thoại và nhiều khu gia binh cho binh lính và gia đình phục vụ bộ máy chiến tranh.

Sau 30/4/1975, bước vào giai đoạn mới Quận 10 có vị trí thuận lợi, có tầm quan trọng đối với sự nghiệp, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

Dân cư Quận 10 phần lớn là những người dân lao động từ mọi miền đất nước do bị thiên tai hoặc do chiến tranh qua các giai đoạn lịch sử đã hội tụ về lập nghiệp và sinh sống, cùng nhau xây dựng và chọn nơi đây là quê hương thứ hai của mình.

Hiện nay Quận 10 có 250.687 dân, với 54.465 nóc gia. Trong đó người Việt chiếm hơn 80% dân số, người Hoa chiếm 18%, còn lại một số dân tộc ít người Khơ-me, Tày, Chăm, Nùng và người dân tộc khác.

So với các Quận nội thành dân cư Quận 10 với mật độ đông trên 47.000 người/ km2 và phân bổ không đều, phần lớn người lao động sống trong các chung cư như Ấn Quang, Minh Mạng, Nguyễn Kim.

Ở Phường 3 mật độ 129.000 người/km2, Phường 7 mật độ 141.000 người km2. Các khu phố lao động chật chội khác với những hẻm nhỏ chằng chịt ở vùng Hòa Hưng, Ngã bảy Chuồng bò, xóm Bình Khang, khu tạm cư Pê trus -ký. Một số khác không ít cư trú trong các khu cư xá, trại gia binh như Thiên Hộ Dương, Tây Sơn, Triệu Đà, Đào Bá Phước, Đống Đa …

Đa phần nhân dân Quận 10 là những người lao động, với đội ngũ công nhân, công chức, giáo viên, tiểu chủ, buôn gánh bán bưng, làm thuê mướn dịch vụ. Suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và đánh Mỹ, người dân Quận 10 luôn hướng về cách mạng đi theo Đảng.

Kỷ niệm mười năm ngày giải phóng Thành phố (4/1975-4/1985), trong lịch sử truyền thống Quận 10, Đảng bộ đã rút ra bài học ” Lòng dân yêu nước Quận 10 là pháo đài vững chắc của cách mạng không một thế lực phản động nào lay chuyển được” 

Truyền thống Cách Mạng đó không những mãi mãi là niềm tự hào, mà còn là niềm động viên khích lệ, là sức mạnh, là nguồn lực to lớn để Đảng bộ và nhân dân Quận 10 phát huy và bước vào giai đoạn mới.