Bản đồ Cần Thơ và 9 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc
Bản đồ Cần Thơ cung cấp những thông tin về vị trí tiếp giáp, diện tích, khí hậu, con người, văn hóa, xã hội, địa điểm du lịch và các đơn vị hành chính,… thuộc tỉnh Cần Thơ. Bản đồ quy hoạch Cần Thơ cho biết các quy hoạch trong tương lai ở Cần Thơ và các vùng xung quanh như các tuyến đường mới và các khu cư dân cũng như khu công nghiệp mới …
Giới thiệu Thành phố Cần Thơ
Vị trí Thành phố Cần Thơ
Cần Thơ là một trong những thành phố trực thuộc trung ương của Việt Nam với diện tích 1.439 km2, đồng thời nơi đây cũng là thành phố sầm uất, phát triển nhất và nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Vị trí địa lý của Thành phố Cần Thơ:
- Phía Bắc: tiếp giáp tỉnh An Giang.
- Phía Nam: tiếp giáp tỉnh Hậu Giang.
- Phía Đông: tiếp giáp tỉnh Đồng Tháp và tỉnh Vĩnh Long.
- Phía Tây: tiếp giáp tỉnh Kiên Giang.
Dân số Thành phố Cần Thơ
Theo kết quả thống kê năm 2019, Cần thơ có diện tích .1.439 km2, dân số 1.235.171 người và mật độ dân số đạt 885 người /km2. Cần Thơ là thành phố trực thuộc trung ương lớn thứ 4 của cả nước về diện tích và dân số.
Mật độ dân số Cần Thơ theo Quận / Huyện
Quận Bình Thủy
- Diện tích: 67,20 km2.
- Dân số: 142.541 người.
- Mật độ dân số: 2.014 người / km2.
Quận Cái Răng
- Diện tích: 63,18 km2.
- Dân số: 112.046 người.
- Mật độ dân số: 1.685 người / km2.
Quận Ninh Kiều
- Diện tích: 29,22 km2.
- Dân số: 278.364 người.
- Mật độ dân số: 9.599 người / km2.
Quận Ô Môn
- Diện tích: 126,35 km2.
- Dân số: 129.983 người.
- Mật độ dân số: 1.026 người / km2.
Quận Thốt Nốt
- Diện tích: 117,41 km2.
- Dân số: 171.394 người.
- Mật độ dân số: 1.317 người / km2.
Huyện Cờ Đỏ
- Diện tích: 319,81 km2.
- Dân số: 114.194 người.
- Mật độ dân số: 486 người / km2.
Huyện Phong Điền
- Diện tích: 124,30 km2.
- Dân số: 111.382 người.
- Mật độ dân số: 824 người / km2.
Huyện Thới Lai
- Diện tích: 255,66 km2.
- Dân số: 106.389 người.
- Mật độ dân số: 429 người / km2.
Huyện Vĩnh Thạnh
- Diện tích: 297,59 km2.
- Dân số: 97.855 người.
- Mật độ dân số: 331 người / km2.
Đơn vị hành chính Thành phố Cần Thơ
Cần Thơ hiện có 9 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc bao gồm: 5 quận là Bình Thủy, Cái Răng, Ninh Kiều, Ô Môn, Thốt Nốt và 4 huyện là Cờ Đỏ, Phong Điền, Thới Lai, Vĩnh Thạnh. Ngoài ra, ở đơn vị cấp xã trực thuộc thì thành phố này có 42 phường, 32 xã với 74% dân số sống đô thị và 26% sống ở nông thôn.
Giao thông Thành phố Cần Thơ
Vì Cần Thơ nằm trong vùng kinh tế trọng điểm và là địa điểm thu hút rất nhiều khách du lịch của Đồng bằng Sông Cửu Long, nên các hệ thống giao thông ở đây rất phát triển và đa dạng. Một số loại hình giao thông ở Cần Thơ như: đường bộ, đường hàng không, cảng biển, đường sắt và đường đô thị.
Một số tuyến đường quan trọng tại Cần Thơ là: quốc lộ 1, quốc lộ 91, quốc lộ 61C, quốc lộ 80, cầu Quang Trung, cảng Hoàng Diệu, cảng Trà Nóc, cảng Tân Cảng Thốt Nốt, cảng Cái Cui, trung tâm Logistics hàng không Cần Thơ, sân bay quốc tế Cần Thơ và các dự án đang được quy hoạch như: dự án đường sắt cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Cần Thơ, đường sắt đô thị Cần Thơ,….
Du lịch Thành phố Cần Thơ
Khi đến Cần Thơ để du lịch và giải trí, thì những địa điểm mà mọi người không nên bỏ qua là chợ nổi Cái Răng, đình Bình Thủy, bến Ninh Kiều, chợ nổi Phong Điền, khu di tích Giàn Gừa, chùa Nam Nhã, chùa Ông, chùa Long Quang,….
Bản đồ Cần Thơ qua các thời kỳ
Giai đoạn 1956 – 1976
Việt Nam Cộng Hòa
- Ngày 30 / 5 /1954, thị xã Cần Thơ bị giải thể, đồng thời thị xã Tân An được chuyển thành xã Tân An trực thuộc tổng Định An, quận Châu Thành, tỉnh Cần Thơ.
- Ngày 22 /10 /1956, tỉnh Cần Thơ đổi thành tỉnh Phong Dinh. Tỉnh lỵ của Phong Dinh được đặt tại Cần Thơ thuộc xã Tân An, quận Châu Thành.
- Ngày 23 / 2 / 1957, tỉnh Phong Dinh nhận quận Kế Sách của tỉnh Ba Xuyên về quản lý.
- Năm 1957, quận Phong Dinh có 5 quận bao gồm: Châu Thành, Phụng Hiệp, Ô Môn, Long Mỹ và Kế Sách.
- Đến ngày 16 / 9 / 1958, tỉnh Phong Dinh giao lại quận Kế Sách cho tỉnh Ba Xuyên.
- Ngày 16 / 9 / 1958, quận Ô Môn đổi tên thành quận Phong Phú.
- Ngày 18 / 3 / 1960, tỉnh Phong Dinh tách đất từ quận Long Mỹ để lập thêm quận Đức Long.
- Ngày 24 / 12 / 1961, quận Đức Long và quận Long Mỹ được bàn giao lại cho tỉnh Chương Thiện quản lý.
- Ngày 2 / 7 / 1970, tỉnh Phong Dinh lập thêm 2 quận là Khắc Trung và Khắc Nhơn.
- Ngày 20 / 4 / 1964, 2 quận Khắc Trung và Khắc Nhơn được đổi tên thành Thuận Trung, Thuận Nhơn.
- Ngày 26 / 5 /1966, quận Phong Điền được thành lập.
- Ngày 23 / 4 / 1968, quận Phong Thuận được thành lập.
- Ngày 30 / 9 / 1970, xã Tân An cùng các phần đất phụ cận bao gồm: xã Thuận Đức, ấp Lợi Nguyên và ấp Bình Nhựt thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Phong Dinh thành thị xã Cần Thơ. Đây là thị xã tự trị trực thuộc chính quyền trung ương và kiêm tỉnh lỵ tỉnh Phong Dinh.
- Ngày 7 / 6 / 1971, thị xã Cần Thơ thành lập 2 quận là quận 1 và quận 2. Ngày 22 / 8 /1972, đổi các danh xưng “khu phố” của thị xã thành “phường”.
- Cho đến năm 1975, thị xã Cần Thơ và tỉnh Phong Dinh là 2 đơn vị hành chính cấp tỉnh ngang nhau theo sự phân chia sắp xếp hành chính của Việt Nam Cộng hòa. Tỉnh Phong Dinh có 7 quận bao gồm: Châu Thành, Phụng Hiệp, Phong Phú, Thuận Nhơn, Thuận Trung, Phong Điền, Phong Thuận.
Chính quyền cách mạng
- Trong giai đoạn 1956 – 1969, phía chính quyền mặt trận Dân tộc giải phóng Miền Nam Việt Nam cùng với Cộng hòa Miền Nam Việt Nam và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không công nhận tên gọi tỉnh Phong Dinh nên vẫn gọi theo tên cũ là tỉnh Cần Thơ. Đồng thời, trong giai đoạn này thị xã Cần Thơ trực thuộc tỉnh Cần Thơ vẫn được chính quyền cách mạng duy trì.
- Tháng 11 / 1954, các huyện Long Mỹ, Gò Quao, Giồng Riềng và thị xã Rạch Giá được giao lại cho tỉnh Rạch Giá quản lý. Huyện Kế sách giao về tỉnh Sóc Trăng, huyện Thốt Nốt giao lại cho tỉnh Long Xuyên quản lý. Tỉnh Cần Thơ nhận lại 2 huyện Trà Ôn và Cầu Kè như cũ.
- Năm 1956, huyện Trà Ôn và Cầu Kè đưa về tỉnh Vĩnh Long.
- Năm 1957, huyện Long Mỹ chuyển trở lại tỉnh Cần Thơ.
- Năm 1958, huyện Kế Sách chuyển về tỉnh Cần Thơ.
Năm 1963, huyện Thốt Nốt của tỉnh An Giang được đưa về tỉnh Cần Thơ quản lý. - Tháng 6 / 1966, thị xã Vị Thanh trực thuộc tỉnh Cần Thơ được thành lập.
- Tháng 10 / 1966, huyện Châu Thành được chia thành 2 huyện là Châu Thành A và Châu Thành B. Cuối năm 1967, 2 huyện này lại được sáp nhập lại thành huyện Châu Thành.
- Năm 1969, chính quyền cách mạng tách thị xã Cần Thơ khỏi tỉnh Cần Thơ và đặt thị xã Cần Thơ trực thuộc Khu 9 (Khu Tây Nam Bộ). Đến năm 1971, thị xã Cần Thơ được trở lại trực thuộc tỉnh Cần Thơ.
- Tháng 8 / 1972, thị xã Cần Thơ được tách ra khỏi tỉnh Cần Thơ. Thành phố Cần Thơ được thành lập trực thuộc tại Khu 9 bao gồm thị xã Cần Thơ và 6 xã vùng ven thuộc các huyện Ô Môn, Châu Thành trước đó.
- Cho đến năm 1976, tỉnh Cần Thơ và Thành phố Cần Thơ là 2 đơn vị hành chính cấp tỉnh ngang nhau. Bản đồ Cần Thơ khi đó có các đơn vị hành chính bao gồm: thị xã Vị Thanh, huyện Châu Thành, huyện Phụng Hiệp, huyện Ô Môn, huyện Long Mỹ, huyện Thốt Nốt và huyện Kế Sách.
- Ngày 20 / 9 /1975, tỉnh Vĩnh Long, tỉnh Trà Vinh, tỉnh Cần Thơ (trừ huyện Thốt Nốt), tỉnh Sóc Trăng và Thành phố Cần Thơ được hợp nhất lại thành một tỉnh.
- Nhưng đến ngày 20 / 12 / 1975, việc hợp nhất có sự thay đổi, theo đó tỉnh Cần Thơ (có cả huyện Thốt Nốt), tỉnh Sóc Trăng và Thành phố Cần Thơ sẽ hợp nhất lại thành một tỉnh.
Tỉnh Hậu Giang cũ (1976 – 1992)
- Ngày 24 / 2 / 1976, tỉnh Cần Thơ, tỉnh Sóc Trăng và Thành phố Cần Thơ được hợp nhất thành một tỉnh có tên là Hậu Giang.
- Khi mới thành lập, tỉnh Hậu Giang bao gồm: Thành phố Cần Thơ, 2 thị xã là Sóc Trăng, Vị Thanh và 11 huyện là Thốt Nốt, Ô Môn, Châu Thành, Phụng Hiệp, Long Mỹ, Kế Sách, Mỹ Tú, Mỹ Xuyên, Long Phú, Thạnh Trị, Vĩnh Châu.
- 2 phường Hưng Phú và Hưng Thạnh (thuộc quận 2 cũ) nhập lại thành phường Thạnh Phú, phường Bình Thủy được thành lập bởi một phần nhỏ thuộc xã Long Tuyền và phường An Thới, đất 2 phường An Hòa, An Cư (thuộc quận 1 cũ) bị tách ra để lập phường Cái Khế. Lúc này Thành phố Cần Thơ bao gồm 8 phường là An Cư, An Hòa, An Lạc, An Nghiệp, Bình Thủy, Cái Khế, Hưng Lợi, Thạnh Phú và 2 xã là An Bình, Long Tuyền.
- Ngày 21 / 4 / 1979, một số phường xã thuộc Thành phố Cần Thơ, tỉnh Hậu Giang được chia ra như sau:
-
- Phường An Lạc thành 2 phường Tân An và An Lạc.
- Phường An Cư thành 2 phường An Hội và An Cư.
- Phường An Nghiệp thành 2 phường An Phú và An Nghiệp.
- Khóm 1 của phường An Hòa được sáp nhập vào phường Cái Khế.
- Phường Cái Khế thành 2 phường Thới Bình và Cái Khế.
- Phường Bình Thủy thành 2 phường Bình Thủy và An Thới (gồm cả Cồn Sơn).
- Phường Thạnh Phú thành 2 đơn vị là phường Hưng Phú và xã Hưng Thạnh.
- Phường Hưng Lợi thành 2 phường Xuân Khánh và Hưng Lợi.
- Xã Long Tuyền thành 2 xã Long Hòa và Long Tuyền.
- Các đơn vị như: xã Mỹ Khánh, xã Giai Xuân, ấp Thới Thuận, ấp Thới Hòa, ấp Thới Ngươn được sáp Nhập vào Thành phố Cần Thơ.
- Sau này, các ấp Thới Thuận, Thới Hòa và Thới Ngươn được tách ra để thành lập phường Trà Nóc trực thuộc Thành phố Cần Thơ.
- Ngày 26 / 12 / 1991, tỉnh Hậu Giang bị tách ra để chia thành tỉnh Cần Thơ và tỉnh Sóc Trăng. Bản đồ Cần Thơ có 7 đơn vị hành chính gồm: Thành phố Cần Thơ và 6 huyện là Thốt Nốt, Ô Môn, Châu Thành, Long Mỹ, Phụng Hiệp, Vị Thanh.
Tỉnh Cần Thơ cũ (1992 – 2003)
- Tháng 4 / 1992, tỉnh Cần Thơ chính thức được tái lập và đi vào hoạt động.
- Ngày 1 / 7 / 1999, thị xã Vị Thanh được Thành Lập, huyện Vị Thanh đổi tên thành huyện Vị Thủy và thành lập các phường, xã, thị trấn thuộc thị xã Vị Thanh và huyện Vị Thủy.
- Ngày 6 / 11 / 2000, huyện Châu Thành được điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập huyện Châu Thành A thuộc tỉnh Cần Thơ.
- Đến cuối năm 2003, bản đồ Cần Thơ gồm 9 đơn vị hành chính trực thuộc bao gồm: Thành phố Cần Thơ, thị xã Vị Thanh và 7 huyện là Châu Thành, Châu Thành A, Phụng Hiệp, Vị Thủy, Long Mỹ, Ô Môn, Thốt Nốt.
Tỉnh Cần Thơ (2004 – 2008)
- Ngày 1 / 1 / 2004, Thành phố Cần Thơ trực thuộc trung ương chính thức được thành lập.
- Đến ngày 2 / 1 / 2004, các quận như Ninh Kiều, Bình Thủy, Cái Răng, Ô Môn, huyện Phong Điền, Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh, Thốt Nốt và nhiều xã, phường, thị trấn thuộc Thành phố Cần Thơ được thành lập. Lúc này, bản đồ Cần Thơ có 8 đơn vị hành chính bao gồm 4 quận và 4 huyện, ngoài ra còn 67 đơn vị hành chính phường xã, thị trấn cũng đang trực thuộc tại đây.
- Ngày 23 / 12 / 2008, các huyện Thốt Nốt, Vĩnh Thạnh và Cờ Đỏ được điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập quận Thốt Nốt. Huyện Cờ Đỏ được điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập huyện Thới Lai.
- Sau khi thành lập các quận, huyện mới thì bản đồ Cần Thơ có 9 đơn vị hành chính trực thuộc bao gồm: 5 quận là Ninh Kiều, Bình Thủy, Cái Răng, Ô Môn, Thốt Nốt và 4 huyện là Phong Điền, Cờ Đỏ, Thới Lai, Vĩnh Thạnh.
Vị trí địa lý Cần Thơ trên bản đồ Việt Nam
Cần Thơ là thành phố của vùng Đồng bằng sông Cửu Long và cũng là thủ phủ của miền Tây trên bản đồ Việt Nam.
Cần Thơ trên bản đồ thế giới
Cần Thơ được bình chọn là 1 trong 9 thành phố sông nước nổi tiếng có các hệ thống kênh và sông ngòi dành cho du lịch trên bản đồ thế giới. Những thành phố sông nước nổi tiếng bao gồm: Bruges (Bỉ), Hamburg (Đức), Utrecht (Hà Lan), Cape Coral (Mỹ), Alleppey (Ấn Độ), Bangkok (Thái Lan), Tigre (Argentina) và St. Petersburg (Nga).
Bản đồ quy hoạch tổng thể thành phố Cần Thơ (quy hoạch ngắn hạn và dài hạn)
Bản đồ giao thông Cần Thơ trực tuyến
Các cách kiểm tra bản đồ quy hoạch Cần Thơ trực tuyến
Cách kiểm tra bản đồ quy hoạch Cần Thơ bằng ứng dụng
Để thực hiện kiểm tra bản đồ quy hoạch Cần Thơ trực tuyến nhanh chóng và chính xác bạn cần làm theo các bước sau đây:
- Bước 1: Tải ứng dụng “Bản đồ quy hoạch Cần Thơ” về máy.
- Bước 2: Sau đó nhấn vào phần “xem bản đồ” hoặc “xem đơn vị” theo nhu cầu.
- Bước 3: Chọn loại đất mà bạn muốn tra cứu.
Cách kiểm tra bản đồ quy hoạch Cần Thơ bằng định vị GPS
Tra cứu bản đồ quy hoạch Cần Thơ bằng GPS như sau:
- Bước 1: Định vị khu đất cần tra cứu.
- Bước 2: Bấm vào vị trí trên giao diện để nhận thông tin quy hoạch của khu đất.
Bản đồ hành chính Cần Thơ năm 2023
Bản đồ hành chính chi tiết 9 Quận / Huyện Cần Thơ
Bản đồ Cần Thơ: Quận Bình Thủy
Quận Bình Thủy hiện có 8 đơn vị hành chính cấp xã bao gồm: phường An Thới, Bình Thủy, Bùi Hữu Nghĩa, Long Hòa, Long Tuyền, Thới An Đông, Trà An và Trà Nóc.
Bản đồ Cần Thơ: Quận Cái Răng
Quận Cái Răng hiện có 7 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc bao gồm: phường Ba Láng, Hưng Phú, Hưng Thạnh, Lê Bình, Phú Thứ, Tân Phú và Thường Thạnh.
Bản đồ Cần Thơ: Quận Ninh Kiều
Quận Ninh Kiều hiện có 11 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc bao gồm: phường An Bình, An Cư, An Hòa, An Khánh, An Nghiệp, An Phú, Cái Khế, Hưng Lợi, Tân An, Thới Bình và Xuân Khánh.
Bản đồ Cần Thơ: Quận Ô Môn
Quận Ô Môn hiện có 7 đơn vị hành chính cấp xã bao gồm: phường Châu Văn Liêm, Phong Hưng, Phước Thới, Thới An, Thới Hòa, Thới Long và Trường Lạc.
Bản đồ Cần Thơ: Quận Thốt Nốt
Quận Thốt Nốt hiện có 9 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc bao gồm: phường Tân Hưng, Tân Lộc, Thạnh Hòa, Thốt Nốt, Thới Thuận, Thuận An, Thuận Hưng, Trung Kiên và Trung Nhứt.
Bản đồ Cần Thơ: Huyện Cờ Đỏ
Huyện Cờ đỏ hiện có 10 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc bao gồm: thị trấn Cờ Đỏ và 9 xã là Đông Hiệp, Đông Thắng, Thạnh Phú, Thới Đông, Thới Hưng, Thới Xuân, Trung An, Trung Hưng, Trung Thạnh.
Bản đồ Cần Thơ: Huyện Phong Điền
Huyện Phong Điền hiện có 7 đơn vị hành chính cấp xã bao gồm: thị trấn Phong Điền và 6 xã là Giai Xuân, Mỹ Khánh, Nhơn Nghĩa, Nhơn Ái, Tân Thới, Trường Long.
Bản đồ Cần Thơ: Huyện Thới Lai
Huyện Thới Lai hiện có 13 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc bao gồm: thị trấn Thới Lai và 12 xã là Định Môn, Đông Thuận, Đông Bình, Tân Thạnh, Thới Thạnh, Thới Tân, Trường Thắng, Trường Thành, Trường Xuân, Trường Xuân A, Trường Xuân B, Xuân Thắng.
Bản đồ Cần Thơ: Huyện Vĩnh Thạnh
Huyện Vĩnh Thạnh hiện có 11 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc bao gồm: 2 thị trấn là Vĩnh Thạnh, Thạnh An và 9 xã là Thạnh An, Thạnh Lộc, Thạnh Mỹ, Thạnh Lợi, Thạnh Thắng, Thạnh Quới, Thạnh Tiến, Vĩnh Bình, Vĩnh Trinh.
Bản đồ du lịch Cần Thơ
Bản đồ các Quận và Huyện tại Cần Thơ
Bản đồ Cần Thơ: Quận Bình Thủy
- Phía Bắc: tiếp giáp huyện Bình Tân (Vĩnh Long).
- Phía Nam: tiếp giáp quận Ninh Kiều và huyện Phong Điền.
- Phía Đông: tiếp giáp quận Ô Môn.
- Phía Tây: tiếp giáp huyện Bình Tân (Vĩnh Long).
Bản đồ Cần Thơ: Quận Cái Răng
- Phía Bắc: tiếp giáp quận Ninh Kiều.
- Phía Nam: tiếp giáp huyện Châu Thành và huyện Châu Thành A (Hậu Giang).
- Phía Đông: tiếp giáp thị xã Bình Minh và huyện Trà Ôn (Vĩnh Long).
- Phía Tây: tiếp giáp huyện Phong Điền.
Bản đồ Cần Thơ: Quận Ninh Kiều
- Phía Bắc: tiếp giáp quận Bình Thủy.
- Phía Nam: tiếp giáp quận Cái Răng.
- Phía Đông: tiếp giáp thị xã Bình Minh và huyện Bình Tân (Vĩnh Long).
- Phía Tây: tiếp giáp huyện Phong Điền.
Bản đồ Cần Thơ: Quận Ô Môn
- Phía Bắc: tiếp giáp quận Thốt Nốt và huyện Lai Vung (Đồng Tháp).
- Phía Nam: tiếp giáp huyện Phong Điền.
- Phía Đông: tiếp giáp quận Bình Thủy và huyện Bình Tân (Vĩnh Long).
- Phía Tây: tiếp giáp huyện Thới Lai và huyện Cờ Đỏ.
Bản đồ Cần Thơ: Quận Thốt Nốt
- Phía Bắc: tiếp giáp Thành phố Long Xuyên (An Giang) và huyện Lấp Vò (Đồng Tháp).
- Phía Nam: tiếp giáp quận Ô Môn và huyện Cờ Đỏ.
- Phía Đông: tiếp giáp huyện Lai Vung (Đồng Tháp).
- Phía Tây: tiếp giáp huyện Vĩnh Thạnh.
Bản đồ Cần Thơ: Huyện Cờ Đỏ
- Phía Bắc: tiếp giáp huyện Vĩnh Thạnh và quận Thốt Nốt.
- Phía Nam: tiếp giáp huyện Thới Lai và huyện Giồng Riềng (Kiên Giang).
- Phía Đông: tiếp giáp quận Ô Môn và quận Thốt Nốt.
- Phía Tây: tiếp giáp huyện Vĩnh Thạnh và huyện Tân Hiệp (Kiên Giang).
Bản đồ Cần Thơ: Huyện Phong Điền
- Phía Bắc: tiếp giáp quận Bình Thủy và quận Ô Môn.
- Phía Nam: tiếp giáp huyện Châu Thành A (Hậu Giang).
- Phía Đông: tiếp giáp quận Ninh Kiều và quận Cái Răng.
- Phía Tây: tiếp giáp huyện Thới Lai.
Bản đồ Cần Thơ: Huyện Thới Lai
- Phía Bắc: tiếp giáp huyện Cờ Đỏ.
- Phía Nam: tiếp giáp huyện Châu Thành A (Hậu Giang).
- Phía Đông: tiếp giáp huyện Phong Điền và quận Ô Môn.
- Phía Tây: tiếp giáp huyện Giồng Riềng (Kiên Giang).
Bản đồ Cần Thơ: Huyện Vĩnh Thạnh
- Phía Bắc: tiếp giáp Thành phố Long Xuyên (An Giang).
- Phía Nam: tiếp giáp huyện Cờ Đỏ và huyện Tân Hiệp (An Giang).
- Phía Đông: tiếp giáp quận Thốt Nốt.
- Phía Tây: tiếp giáp huyện Thoại Sơn (An Giang).
Ứng dụng bản đồ Cần Thơ
Ứng dụng bản đồ Cần Thơ trong học tập
Nhờ có bản đồ Cần Thơ mà các học sinh, sinh viên, giáo viên bộ môn có thêm được các thông tin để phục vụ cho học tập và công việc như vị trí địa lý, địa điểm du lịch, con người, tự nhiên, xã hội,….
Ứng dụng bản đồ Cần Thơ trong đời sống
Bản đồ Cần Thơ có thể giúp một số việc trong đời sống như:
- Trên bản đồ Cần Thơ có hiện các địa điểm du lịch tại đây giúp bạn có thể dễ dàng lựa chọn những nơi mà mình muốn đi.
- Bản đồ Cần Thơ trực tuyến sẽ giúp định vị và chỉ đường tới vị trí mà bạn muốn đến.
- Bản đồ là một phần không thể thiếu nếu bạn sử dụng các dịch vụ như: xe ôm công nghệ, giao đồ ăn, xe bus,….
- Bản đồ Cần Thơ trực tuyến còn giúp bạn tìm kiếm các quán ăn, nhà hàng, khách sạn,… gần nơi mà bạn dự định sẽ đi du lịch.
- Những thiên tai như bão, động đất, lũ lụt, sóng thần,… sẽ được bản đồ GPS cảnh báo trước.
- Bản đồ Cần Thơ là một công cụ cần thiết được sử dụng trong lĩnh vực du lịch, giúp cho các công ty biết được địa hình, khí hậu và thời tiết ngày đó sẽ tốt hay xấu.
Ứng dụng bản đồ Cần Thơ trong quân sự
Với những tiềm năng kinh tế to lớn mà Cần Thơ đang nắm giữ thì chắc chắn có rất nhiều đối thủ của Việt Nam đang nhòm ngó và có ý nghĩ muốn chiếm đoạt. Muốn Cần Thơ luôn được an toàn, thì chúng ta cần sử dụng bản đồ Cần Thơ để có thể đưa ra những kế hoạch và chiến lược quân sự đủ mạnh để chống lại đối thủ.
Mua bản đồ Cần Thơ ở đâu?
Bản đồ Cần Thơ có thể được bày bán ở những nơi như:
- Nhà sách: nhà sách Hồng Ân, nhà sách Phương Nam Cần Thơ, nhà sách Fahasa Cần Thơ, nhà sách Toàn, nhà sách Phương Nam Vincom Cần Thơ, nhà sách Ngô Quyền, nhà sách Fahasa Tây Đô, hiệu sách Minh Dũng, nhà sách thiết bị giáo dục Cần Thơ, nhà sách Nguyễn Văn Cừ,…
- Tiệm tạp hóa: Nguyễn Xuân Thủy, Hóa Lộc, Hữu Lạc, Bích Liên, Hồng Hậu, Huyên Thọ, Thanh Điền, Thúy Hồng, Thúy Hằng,…
- Tiệm in màu: in ấn 247, in ấn Kiến Tường, in ấn Quỳnh Kim, in ấn Ngọc Quyên, công ty quảng cáo Minh Châu, in ấn Hải Minh Phát,…
- Ngoài ra, bản đồ Cần Thơ cũng được bán tại những cửa hàng văn phòng phẩm, những cửa hàng tại các điểm du lịch nổi tiếng và được bán rộng rãi qua kênh mua hàng trực tuyến.