Bạn đã biết về chức năng và nhiệm vụ của nhân viên kinh doanh chưa?
Hầu như trong bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần có bộ phận kinh doanh để đưa sản phẩm, dịch vụ của mình đến với thị trường. Vậy cụ thể một nhân viên kinh doanh nắm giữ chức năng và nhiệm vụ như thế nào trong doanh nghiệp? Bài viết dưới đây, Nhanh.vn sẽ cùng các bạn tìm hiểu tất tần tật vấn đề này.
Mục Lục
1. Nhân viên kinh doanh là gì?
– Nhân viên kinh doanh là thuật ngữ để mô tả những người liên quan tới quản lý, xây dựng chiến lược, môi giới, tiếp thị. Mục đích của các hoạt động này nhằm đẩy hàng đi nhanh chóng, tạo ra doanh thu, thu nhập và lợi nhuận cho doanh nghiệp hằng ngày.
– Nhân viên kinh doanh giỏi là người có nhiều kỹ năng và kinh nghiệm trong việc bán hàng và quản lý mối quan hệ với khách hàng. Một nhân viên kinh doanh giỏi cần có:
- Kỹ năng giao tiếp và truyền đạt tốt: Họ có thể dễ dàng giao tiếp và giải quyết các vấn đề với khách hàng.
- Năng động và sáng tạo: Họ có thể tìm ra các cách mới để giải quyết vấn đề và tạo ra các cơ hội kinh doanh mới.
- Kiến thức sâu về sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty: Họ cần hiểu rõ về sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty để có thể trả lời mọi câu hỏi của khách hàng.
- Năng lực quản lý thời gian và kế hoạch: Họ cần có khả năng quản lý thời gian và kế hoạch của mình để đạt được mục tiêu kinh doanh.
- Kỹ năng giải quyết vấn đề: Họ cần có sch kỹ năng giải quyết vấn đề và tìm ra các giải pháp hợp lý cho các vấn đề kinh doanh.
2. Chức năng của nhân viên kinh doanh
Để thúc đẩy hoạt động mua bán hàng hóa, nhân viên kinh doanh cần phải bắt buộc nắm rõ nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng. Bên cạnh đó, những người làm công việc này cần phải có các kỹ năng quan trọng như giao tiếp, thấu hiểu, thuyết phục khách hàng, và xây dựng hình tượng thật chỉn chu, lịch sự để tạo thiện cảm cho khách hàng, đồng thời cũng cần sự nhạy bén cao, linh hoạt trong giao tiếp và cần giữ được sự thân thiện và làm chủ được cảm xúc của mình.
Nhân viên kinh doanh là lực lượng nhân viên nòng cốt trong mỗi hoạt động của công ty, doanh nghiệp, là cầu nối giữa doanh nghiệp và khách hàng. Khi công ty có bất kỳ sản phẩm nào thì nhân viên kinh doanh chính là người tìm kiếm khách hàng và đưa sản phẩm đó đến với khách hàng. Họ giới thiệu sản phẩm, dịch vụ tới khách hàng, giúp khách hàng hiểu và kích thích tiêu dùng.
Bộ phận kinh doanh là bộ phận trực tiếp đem lại doanh thu cho doanh nghiệp bởi họ là những người đi bán hàng và đặc biệt nhân viên kinh doanh rất hiểu khách hàng cần gì và muốn gì để từ đó thay đổi kế hoạch và hoạch định những mục tiêu cho sự phát triển của công ty.
Nhân viên kinh doanh là bộ mặt của công ty bởi những người khách hàng gặp đầu tiên chính là những người sale và chính họ là nhân tố tạo nên thương hiệu độ nhận diện và uy tín cho công ty. Bởi vậy nhân viên sale luôn phải chú trọng đến bề ngoài cũng như cử chỉ hành vi, chuyên môn của mình khi tiếp xúc với khách hàng. Một người sale tự tin được trang bị đầy đủ kiến thức, kĩ năng khiến khách hàng không chỉ có ấn tượng tốt với bản thân nhân viên mà còn thấy được sự chuyên nghiệp, uy tín của công ty.
Chức năng của nhân viên kinh doanh
Xem thêm: Quy trình đào tạo nhân viên
3. Nhiệm vụ của nhân viên kinh doanh
Là bộ phận nòng cốt của doanh nghiệp trong việc đưa sản phẩm, dịch vụ ra thị trường và kiếm doanh thu, nhân viên kinh doanh nắm giữ một số nhiệm vụ quan trọng như sau:
- Tìm hiểu, khai thác nhu cầu của khách hàng, phối hợp phòng kỹ thuật giải thích, tư vấn và hướng dẫn cách sử dụng sản phẩm cũng như vấn đề liên quan kỹ thuật cho khách hàng.
- Tìm kiếm khách hàng tiềm năng, phù hợp với sản phẩm
- Đề xuất chiến lược kinh doanh mới
- Chịu trách nhiệm triển khai bán hàng trong khu vực được giao và với những nhóm khách hàng tương ứng.
- Định giá, thương lượng giá cả, điều kiện thanh toán.
- Chịu trách nhiệm ký kết các đơn đặt hàng, xây dựng và duy trì mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng, nhà phân phối để đạt doanh số bán hàng cao.
- Phát triển và duy trì mối quan hệ kinh doanh đối với khách hàng mới và khách hàng hiện tại.
- Đề ra các kế hoạch bán hàng và các hoạt động dịch vụ đảm bảo kế hoạch và doanh số bán hàng trong khu vực được giao.
- Nhận và xử lý các khiếu nại của khách hàng về chất lượng sản phẩm, thời gian giao hàng….
- Theo dõi quá trình thanh lý hợp đồng, hỗ trợ phòng kế toán đốc thúc công nợ, chỉ xong trách nhiệm khi khách hàng đã thanh toán xong.
- Báo cáo tổng kết công việc kinh doanh lên người phụ trách trực tiếp
Nhân viên kinh doanh bất động sản là chiếc cầu nối giữa khách hàng và doanh nghiệp. Người làm sale vừa phải bảo đảm lợi ích của công ty mình: bán được sản phẩm, dịch vụ với đúng giá mang lại lợi nhuận, vừa phải chăm sóc quyền lợi của khách hàng: mua được sản phẩm ở mức giá hợp lý, giúp họ sử dụng sản phẩm của mình một cách hiệu quả nhất và mang lại lợi ích cao nhất cho khách hàng.
Để nhân viên kinh doanh thực hiện tốt nhất nhiệm vụ của mình, doanh nghiệp cũng cần cung cấp những công cụ, tiện ích nhằm tối ưu hóa công việc và phần mềm quản lý bán hàng chính là một trong những công cụ cần thiết. Với công cụ này, nhân viên kinh doanh có thể nắm rõ thông tin sản phẩm, tình trạng hàng hóa, đơn hàng, chăm sóc khách hàng,… Phần mềm quản lý bán hàng của Nhanh.vn chính là một lựa chọn hoàn hảo cho doanh nghiệp với nhiều tính năng như quản lý dữ liệu, kho hàng, xử lý đơn hàng nhanh chóng, quản lý chăm sóc khách hàng, theo dõi được tiến độ làm việc của nhân viên và còn nhiều hơn thế nữa, chắc chắn sẽ hỗ trợ nhiều nhất cho doanh nghiệp nói chung và nhân viên kinh doanh nói riêng hoạt động hiệu quả
Nhiệm vụ của một nhân viên kinh doanh
Đọc thêm: 4 cách tính lương cho nhân viên phổ biến nhất hiện nay
4. 5 kỹ năng cần cho nhân viên kinh doanh
4.1. Kỹ năng nghiên cứu và chuẩn bị
Trước khi bạn liên lạc với khách hàng hoặc bắt đầu tham gia vào một cơ hội kinh doanh mới, bạn cần phải có sự chuẩn bị trước. Khi đã có sự chuẩn bị kỹ, bạn sẽ cảm thấy thoải mái, phóng khoáng và sẵn sàng cho mọi tình huống, phương án có thể xảy ra để giúp bạn đàm phán thành công với khách hàng. Những nhân viên kinh doanh chuyên nghiệp thường chuẩn bị, tìm hiểu mọi kiến thức cần thiết về ngành nghề, lĩnh vực hoạt động kinh doanh của khách hàng. Ngoài ra, họ còn tìm hiểu kỹ về trách nhiệm công việc mà những cá nhân sẽ làm việc với họ. Họ cũng nghiên cứu, đánh giá những cơ hội kinh doanh mà họ đang thực hiện. Vì vậy, đối với nhân viên kinh doanh chuyên nghiệp, cơ hội thành công của họ là rất lớn.
4.2. Kỹ năng chẩn đoán
Sự khác biệt giữa hai nhân viên kinh doanh chuyên nghiệp và nghiệp dư ở chỗ: Nhân viên kinh doanh nghiệp dư chỉ đơn thuần “trình bày” sản phẩm trước khách hàng còn đối với nhân viên kinh doanh chuyên nghiệp, họ biết cách “chẩn đoán” những mong muốn, nguyện vọng của khách hàng. Chẩn đoán tốt là khả năng dẫn dắt khách hàng thông qua những tình huống có thực để thuyết phục khách hàng, giúp khách hàng nhận thức rõ về sản phẩm mà họ đang giới thiệu. Những nhân viên cấp cao hiểu nếu không có giải pháp của họ thì khách hàng sẽ gặp nhiều khó khăn.
4.3. Kỹ năng kiếm tiền
Muốn có được kỹ năng này, nhân viên kinh doanh cần phải có khả năng giúp đỡ khách hàng tiết kiệm và kiếm được nhiều tiền. Điều này có nghĩa là nhân viên kinh doanh phải biết cách đặt ra tình huống cho khách hàng: “Nếu không có sản phẩm của công ty bạn thì khách hàng sẽ tổn thất bao nhiêu tiền?” hoặc ngược lại “Nếu họ sử dụng sản phẩm của công ty bạn thì họ sẽ thu lại được bao nhiêu tiền?” Hãy đưa ra một cách đo lợi nhuận rõ ràng và cách giải quyết vấn đề cho khách hàng. Từ đó, họ sẽ thấy được tầm quan trọng của sản phẩm và tất nhiên là bạn sẽ bán được sản phẩm.
4.4. Kỹ năng cộng tác
Kỹ năng thứ tư này là khả năng hợp tác của nhân viên kinh doanh với khách hàng để cùng thiết lập ra giải pháp. Hãy để cho khách hàng cảm thấy tự tin khi thiết lập giải pháp cùng bạn. Khi bạn đã có mối quan hệ tốt với khách hàng thì mọi điều sẽ diễn ra suôn sẻ.
4.5. Kỹ năng giao tiếp
Tạo ra sự cạnh tranh cần có một cách suy nghĩ mới về quá trình kinh doanh và cách bạn đã phản ứng với khách hàng. Những điều này sẽ giúp bạn hình thành nên nền tảng của kỹ năng giao tiếp, giúp bạn làm việc với khách hàng và đồng nghiệp theo cách tôn trọng lẫn nhau và cuối cùng là sự thành công lâu dài cho cả khách hàng và bản thân bạn. Có thể nói, đây là một kỹ năng quan trọng nhất và là tiền đề cho sự phát triển của một nhân viên kinh doanh
Xem ngay: 3 bước để tạo ra quy trình Giám sát nhân viên chuyên nghiệp
Đọc thêm: Phương pháp quản lý nhân viên chặt chẽ, hạn chế gian lận hiệu quả
5. 5 yếu tố chất cần có để trở thành người bán hàng chuyên nghiệp
5.1. Tham vọng
Con người sẽ không bao giờ đạt được những điều lớn lao nếu không có lòng tham vọng và khát khao tiến bộ. Nhân viên kinh doanh xuất sắc sẽ tự đặt mục tiêu doanh số đặc biệt cao cho mình và cố gắng để vượt qua mục tiêu đó. Họ luôn nỗ lực để thành công ngay cả khi họ đã trở thành người giỏi nhất. Cái họ theo đuổi lúc này là mục tiêu của chính mình chứ không phải do người khác áp đặt.
5.2. Niềm tin
Song hành cùng tham vọng là sự tự tin toát ra từ mỗi tế bào của nhân viên kinh doanh. Họ có niềm tin vào bản thân nhưng quan trọng nhất là niềm tin vào sản phẩm, dịch vụ mà họ đang bán. Họ biết ưu nhược điểm của sản phẩm, bất kể là cái gì. Khi đã chắc chắn về công dụng, tính năng của sản phẩm, họ mới có thể nhấn mạnh vào tính năng mà khách hàng đang có nhu cầu, giống như sản phẩm được làm ra là để dành riêng cho khách hàng đó vậy.
5.3. Khả năng thích nghi cao
Bỏ qua các yếu tố cơ bản nhất, kinh doanh chính là việc bác bỏ thành công những cái “lắc đầu” của khách hàng vì hầu hết khách hàng từ chối mua hàng ở lần chào hàng đầu tiên. Một nhân viên kinh doanh chuyên nghiệp sẽ biết cách phân tích vấn đề từ nhiều góc độ, nhanh chóng điều chỉnh từ phương án này sang phương án khác cho tới khi họ thành công chuyển không thể thành có thể. Với yếu tố khả năng thích nghi cao, chắc chắn sẽ giúp bạn có được chìa khóa thành công của nhân viên kinh doanh mới, giúp bạn có nhiều cơ hội và phát triển với nghề.
5.4. Thái độ tích cực
Khi ai đó bị từ chối thường xuyên, rất dễ sinh ra cảm giác nản lòng cùng những cảm xúc tiêu cực khác. Nhân viên kinh doanh thành công sẽ không bao giờ bị đánh bại, họ luôn nhìn thấy mặt sáng của vấn đề. Thái độ tích cực, nghị lực và sự kiên trì sẽ giúp họ đạt được mục tiêu đề ra. Khi nản lòng hãy nghĩ đến những lời khen của khách hàng cùng niềm vui bạn mang lại cho họ thay vì những lần bị từ chối.
5.5. Sự kiên trì và kỷ luật
Nhân viên kinh doanh giỏi sẽ kiên trì theo đuổi mục tiêu đặt ra và không dễ dàng bỏ cuộc. Nghề nào cũng vậy, thất bại bao giờ cũng nhiều hơn thành công, chỉ khi dám đối mặt với nó và rút ra bài học từ những lần vấp ngã, bạn mới chạm đến thành công như mong đợi.
Nghề kinh doanh thường có giờ giấc linh hoạt, thời gian làm việc không cố định, cấp trên thường chỉ theo dõi kết quả thay vì quá trình làm việc của nhân viên. Do đó, muốn thành công, họ phải tự giữ kỷ luật nghiêm khắc với bản thân để tránh xao lãng vào những việc không tên. Những yếu tố được chia sẻ ở trên cũng khá hữu ích đối với vị trí nhân viên bán hàng, bởi đặc thù của hai công việc nhân viên kinh doanh và nhân viên bán hàng cũng khá giống nhau. Trong quá trình làm việc, nhân viên bán hàng cũng đòi hỏi phải có tính kiên trì và kỷ luật, luôn có thái độ tích cực, có được khả năng thích nghi cao.
Trên đây là những chức năng và nhiệm vụ của một nhân viên kinh doanh, nếu bạn có ý định theo đuổi công việc này thì cần phải biết. Chúc các bạn thành công!