Bạn đã biết cách chữa lẹo mắt tại nhà chưa?

Lẹo mắt lành tính và thường hay xảy ra ở phần mi mắt. Tình trạng này sẽ gây ra cho bạn cảm giác đau nhức khó chịu và mang đến những bất tiện nhất định cho cuộc sống hàng ngày. Vì không phải là một tình trạng quá nguy hiểm, nên bạn có thể điều trị lẹo mắt tại nhà. Vậy cách chữa lẹo mắt tại nhà cụ thể ra sao? Thông tin chi tiết sẽ được MEDLATEC cung cấp ngay dưới đây!

19/05/2023 | Trong mắt có hạt trắng có nguy hiểm không?
12/05/2023 | Thuốc điều trị bệnh đau mắt đỏ có những loại nào?
11/05/2023 | Cách chữa mắt lác tại nhà cho người trưởng thành

1. Lẹo mắt là gì? 

Lẹo mắt là một loại bệnh lý thường gặp ở mắt. Tình trạng này có thể xảy ra ở cả mí mắt bên trên và bên dưới gây nên cảm giác khó chịu đau nhức cho người bệnh. Lẹo mắt cũng có thể được coi là một loại viêm bờ mi do nhiễm khuẩn. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng 90 đến 95% người bị lẹo mắt đều do vi khuẩn Staphylococcus xâm nhập và làm viêm tuyến chân lông mi. Có ba loại lẹo mắt thường gặp đó là: 

  • Lẹo bên ngoài: Các mụn lẹo mọc ở phía ngoài bờ mi mắt. Đa số chúng thường có nhân trắng, tồn tại dưới dạng cục rắn và có kích thước ngang với hạt đậu.

  • Lẹo bên trong: Các mụn lẹo mọc ở phía trong bờ mi mắt hay còn gọi là phần kết mạc mi. Chỉ khi bạn lật mí mắt lên mới thấy được mụn lẹo. 

  • Lẹo 2 bên: Các mụn lẹo mọc ở cả hai bên mí mắt. 

Lẹo mắt dễ chữa, nên mọi người thường tìm đến những cách chữa lẹo mắt tại nhà. 

Hiểu thêm về lẹo mắt

Hiểu thêm về lẹo mắt

2. Người bị lẹo mắt do đâu?

Có rất nhiều nguyên nhân lý giải cho tình trạng lẹo mắt. Trước khi đi tìm hiểu cách chữa lẹo mắt tại nhà, hãy cùng MEDLATEC điểm qua một số nguyên nhân chính sau: 

2.1 Tụ cầu khuẩn 

Tụ cầu khuẩn hay vi khuẩn là nguyên nhân hàng đầu gây ra lẹo mắt. Một khi các loại vi khuẩn này xâm nhập vào mắt sẽ gây ra viêm nhiễm cấp tính ở vùng bờ mi, làm cho ống tiết dầu bị tắc nghẽn trầm trọng. Từ đó, tích tụ hình thành nên lẹo mắt. 

2.2 Viêm bờ mi

Viêm bờ mi cũng là một dạng nhiễm khuẩn cấp tính do vi khuẩn trú ngụ lâu ngày ở vùng bờ mi mắt. Viêm bờ mi sẽ ngày càng lan rộng ra nếu bạn không có biện pháp vệ sinh mắt hợp lý. Lâu ngày sẽ gây cho bạn cảm giác đau nhức, khó chịu và số lần mọc lẹo có thể tăng lên. Lẹo mắt được xem là một dạng của viêm bờ mi. 

2.3 Do quá trình vệ sinh mắt

Lẹo mắt chủ yếu hình thành do nhiễm khuẩn nên bạn cần đảm bảo quá trình vệ sinh mắt diễn ra thường xuyên. Nếu vệ sinh sai cách hoặc không vệ sinh mắt sẽ dẫn đến tình trạng tích tụ vi khuẩn ở khoé mắt và bờ mi mắt. Nếu quá trình này cứ được tiếp diễn lẹo mắt sẽ xảy ra. Đặc biệt, mắt bạn có thể bị nhiễm trùng nặng khi sử dụng lớp trang điểm lâu ngày hoặc không tẩy trang mắt thường xuyên. 

Có nhiều nguyên nhân và cách chữa lẹo mắt tại nhà

Có nhiều nguyên nhân và cách chữa lẹo mắt tại nhà

2.4 Các nguyên nhân khác 

Lẹo mắt còn xảy ra do một vài nguyên nhân khác nữa. Một trong số đó có thể là do cơ thể của bạn mắc các bệnh mạn tính về bệnh ngoài da như viêm da. Tâm lý cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến mắt.  Nếu bạn bị căng thẳng, thiếu nước mắt cũng sẽ dễ dàng bị khô và lên lẹo. 

Bên cạnh đó, khi bạn ăn nhiều đồ cay nóng khiến đường tiêu hóa bị rối loạn, lượng hóc môn trong cơ thể thay đổi cũng dẫn đến hình thành nên lẹo. 

3. Bật mí một số cách chữa lẹo mắt tại nhà siêu đơn giản

Lẹo mắt không phải là tình trạng nguy hiểm, vì vậy nên không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của con người. Tuy nhiên, tình trạng này đôi khi lại gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của bạn. Nếu lẹo mắt chưa nghiêm trọng bạn có thể chữa lẹo mắt tại nhà. Dưới đây, MEDLATEC  sẽ cung cấp cho bạn một số cách chữa lẹo mắt tại nhà an toàn và hiệu quả nhất. 

3.1 Chữa lẹo mắt bằng dược liệu tự nhiên

Một khi bị lẹo mắt, bạn có thể sử dụng lá trầu không hay bột nghệ để điều trị. Bởi là dược liệu hoàn toàn tự nhiên nên chúng rất an toàn. Đối với lá trầu không, bạn cần giã nhỏ chúng rồi hòa cùng nước sôi. Sau đó, hãy xông mắt ba lần một ngày để thấy được hiệu quả rõ rệt.

Bột nghệ có tính kháng viêm và kháng khuẩn cao nên cũng là một cách chữa lẹo mắt tuyệt vời. Đầu tiên, hãy rửa nghệ thật sạch rồi cho thêm nước tạo nên hỗn hợp sệt. Lấy hỗn hợp đó đắp lên khu vực bị lẹo. Tốt nhất nên trải nghệ lên một tấm vải mỏng để tránh có những tác động làm cay mắt. Khoảng 20 phút rửa sạch mắt bằng nước ấm. Tương tự, thực hiện như vậy ba ngày một lần lẹo sẽ xẹp xuống đáng kể. 

Lẹo mắt xẹp nhờ các phương pháp chữa trị tại nhà

Lẹo mắt xẹp nhờ các phương pháp chữa trị tại nhà

3.2 Giữ mắt luôn được sạch sẽ và thông thoáng

Mắt là một bộ phận khá nhạy cảm dễ bị ảnh hưởng trực tiếp bởi tia cực tím trong ánh nắng mặt trời và bụi bẩn. Vậy nên, để hạn chế bị lẹo do nhiễm khuẩn gây ra, bạn cần phải giữ mắt luôn trong tình trạng sạch sẽ. Đặc biệt là ngay sau khi trang điểm và khi ra đường. Hãy lưu ý cần tẩy trang, rửa mặt thật sạch để giữ đôi mắt của bạn thông thoáng giúp hạn chế tối đa được nguy cơ bị lẹo.

Để vệ sinh mắt đúng cách bạn nên sử dụng miếng bông hoặc khăn mặt sạch nhúng vào dung dịch tẩy trang rồi nhẹ nhàng rửa mắt đặc biệt là vùng mí mắt, khóe mắt. Hạn chế dùng những đồ tẩy trang cũ hoặc để lớp tẩy trang trên mặt quá lâu sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn tích tụ.  

3.3 Một số phương pháp khác

Để chữa lẹo mắt tại nhà bạn có thể sử dụng phương pháp chườm nóng. Ngoài cách sử dụng khăn ấm để đắp trực tiếp lên mắt thì túi trà nóng cũng là một cách hiệu quả. Hãy sử dụng trà xanh bởi chúng có tính làm mát và giảm sưng tốt. 

Thuốc kháng sinh và thuốc giảm đau cũng là 1 cách chữa lẹo mắt tại nhà hiệu quả. Nhưng tốt nhất vẫn cần phải tham khảo ý kiến của các bác sĩ trước khi sử dụng. 

Nhờ bác sĩ tư vấn thuốc hỗ trợ điều trị lẹo mắt

Nhờ bác sĩ tư vấn thuốc hỗ trợ điều trị lẹo mắt

Bên cạnh đó, bạn cần có một số biện pháp phòng ngừa lẹo mắt bằng cách hạn chế đưa tay dụi mắt, nên sử dụng kính để bảo vệ mắt trước khi ra đường và nên thay đổi đồ trang điểm một cách thường xuyên.

Bạn có thể chọn áp dụng những cách chữa lẹo mắt tại nhà mà MEDLATEC đã chia trẻ trên đây. Tuy nhiên, nếu muốn đảm bảo an toàn về khâu kỹ thuật khi chữa lẹo mắt tại nhà, bạn có thể liên hệ với MEDLATEC qua số hotline 1900 56 56 56 để đặt lịch khám với các chuyên gia, bác sĩ khoa Mắt tại bệnh viện.