Bản Vẽ Xây Dựng Là Gì? Cách Đọc Và Dùng Bản Vẽ Xây Dựng

Bản vẽ xây dựng là thứ không thể thiếu mỗi khi xây dựng một công trình mới. Để có thể xây được một công trình hoàn hảo chắc chắn phải có chúng. Tuy nhiên, nhiều người vẫn thắc mắc bản vẽ xây dựng dùng để làm gì?

Làm sao để có thể đọc được bản vẽ này? Hãy cùng Mogi.vn tìm hiểu tất cả những thông tin cần thiết liên quan đến loại bản vẽ này trong bài viết dưới đây nhé!

bản vẽ xây dựng

Bản vẽ xây dựng dùng để làm gì?

Bản vẽ xây dựng dùng để thể hiện một phần những thông tin sản xuất và sau đó được đưa vào hợp đồng xây dựng. Cam kết giữa nhà thiết kế và khách hàng sẽ dựa trên những thông tin này. Điều này có nghĩa là bản vẽ này sẽ mang tính pháp lý. Bản vẽ cũng sẽ là một phần cần thiết trong thỏa thuận giữa khách hàng hay chủ công trình và chủ thầu xây dựng.

Ý nghĩa của bản vẽ này trong xây dựng

>>>Tham khảo thêm: Mách bạn cách xây nhà tiết kiệm và tối ưu chi phí nhất

Vì sao cần phải có bản vẽ này?

Bản vẽ xây dựng giúp tiết kiệm chi phí hơn

Một trong những điều được nhiều người quan tâm nhất khi chuẩn bị xây nhà hay thực hiện, xây dựng một công trình nào đó chắc chắn là chi phí. Chi phí cũng là một trong những lý do chính ảnh hưởng đến công trình xây dựng. Dựa vào chi phí, gia chủ có thể quyết định được phong cách thiết kế sao cho phù hợp với tình hình tài chính của gia đình.

Vậy nên, bản vẽ này giúp gia chủ có thể dễ dàng trong việc ước lượng chi phí. Gia chủ có thể tính toán trước những chi phí cần thiết liên quan đến vật liệu xây dựng hay nội thất.

Trong quá trình xây dựng sau này, nếu có phát sinh thêm thì gia chủ vẫn có thể kiểm soát được. Nếu không có bản vẽ ngôi nhà ngay từ đầu, gia chủ sẽ bị động trong quá trình thi công.

Tiết kiệm chi phí hơnTiết kiệm chi phí hơn

>>>Có thể bạn quan tâm: Cẩm Nang Xây Nhà Từ A – Z

Bản vẽ xây dựng giúp ước lượng trước được khối lượng vật tư

Để gia chủ chủ động tính toán được những trang thiết bị, đồ nội thất cần thiết cho ngôi nhà của mình, bản thiết kế sẽ giúp họ có thể ước lượng trước được khối lượng vật tư cần thiết khi xây ngôi nhà của họ.

Qua đó, gia chủ có thể chuẩn bị kỹ lưỡng cho kế hoạch xây nhà. Điều này cũng giúp cho công trình được hoàn thành đúng thời hạn. Không những thế, gia chủ còn có thể tính toán, chuẩn bị trước chi phí cần thiết.

Ước lượng trước được khối lượng vật tư xây dựngƯớc lượng trước được khối lượng vật tư xây dựng

Bản vẽ xây dựng giúp đảm bảo tính thẩm mỹ của công trình

Bản vẽ công trình có thể coi là phương tiện giúp đỡ gia chủ hình dung ra công trình của mình khi hoàn thành xây dựng. Trước khi xây dựng, chắc hẳn họ rất tò mò liệu công trình xây xong sẽ như thế nào? Liệu nó có giống với tưởng tượng của mình không? Liệu công trình này có đảm bảo được tính thẩm mỹ như mình mong muốn hay không? Liệu rằng công trình có đảm bảo được sự tiện lợi trong cuộc sống sinh hoạt hay không?

Qua bản vẽ này, gia chủ có thể chủ động sửa chữa các chi tiết chưa vừa ý. Từ đó có thể có được một ngôi nhà đúng như ý muốn, hoàn hảo nhất.

Đảm bảo tính thẩm mỹ của công trìnhĐảm bảo tính thẩm mỹ của công trình

>>>Tham khảo thêm: Bản vẽ hoàn công là gì – Quy định pháp lý, vai trò và phân loại cụ thể

Bản vẽ xây dựng gồm bao nhiêu loại?

Bản vẽ xin phép xây dựng

Bản vẽ xin phép xây dựng là loại giấy tờ cần thiết để có thể xin giấy cấp phép xây dựng. Đây là bản vẽ vô cùng quan trọng. Chúng sẽ thể hiện vị trí xây dựng của công trình và một số thông tin cơ bản như diện tích, kết cấu, chiều cao, số tầng,… của công trình xây dựng. Ủy ban nhân dân xã, phường sẽ căn cứ vào bản vẽ này để cấp giấy phép xây dựng.

Bản vẽ xin phép xây dựngBản vẽ xin phép xây dựng

Bản vẽ thiết kế xây dựng

Bản vẽ này sẽ bao gồm:

  • Mặt bằng tổng thể: Tổng tất cả diện tích xây dựng của công trình nằm trên mặt đất.
  • Mặt bằng sơ bộ: Thiết kế của tầng trệt, tầng áp mái, tầng lửng, mái nhà.
  • Mặt cắt: Phần cắt của căn nhà hoặc công trình, phần móng và phần hầm tự hoại.
  • Mặt đứng: Mặt tiền của căn nhà hoặc công trình về kích thước, hình dạng, mái nhà trên thực tế.
  • Khung tên: Đây là phần khung chứa tên công ty, dùng để xin phép đóng dấu.
  • Bản đồ họa vị trí: Bản đồ này thể hiện tọa độ, vị trí của khu đất xây dựng cũng như những khu đất liền kề.

Một phần của bản vẽ thiết kếMột phần của bản vẽ thiết kế

>>>Có thể bạn quan tâm: Những mẫu thiết kế nhà khung thép 2 tầng đẹp mê ly không thể bỏ qua!

Quy ước trong bản vẽ xây dựng

Quy định về các nét vẽ trong thiết kế bản vẽ xây dựng

Để có thể đọc được bản vẽ thiết kế ngôi nhà, gia chủ hay người thi công công trình cần phải phân biệt được các nét vẽ khác nhau trong bản vẽ. Vì trong bản vẽ có rất nhiều nét vẽ giống nhau vậy nên các nét vẽ thường được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên sau:

  • Nét đậm
  • Nét hiện
  • Nét mảnh
  • Đường gãy khúc
  • Nét chấm gạch
  • Nét đứt

Quy định về các nét vẽ trong thiết kếQuy định về các nét vẽ trong thiết kế

Quy định về ghi kích thước trong khi đọc bản vẽ xây dựng

Dưới đây là một số quy định rất quan trọng mà hai bên thiết kế và thi công phải thống nhất với nhau. Bởi chẳng may có hiểu lầm hay chỉ sai sót nhỏ thôi cũng sẽ làm ảnh hưởng vô cùng lớn cho công trình trong quá trình xây dựng và để lại hậu quả nghiêm trọng về sau.

  • Điều thứ nhất là kích thước thực tế của vật thể không phụ thuộc vào kích thước hình biểu diễn.
  • Đơn vị đo kích thước của chiều dài là mm (milimét).
  • Đơn vị đo kích thước của chiều cao là m (mét) và không ghi thêm đơn vị đằng sau con số ghi kích thước.
  • Đơn vị đo kích thước của góc là: độ, giây, phút, …

Trong các bản vẽ, sẽ có 3 thành phần chính liên quan đến phần kích thước mà ta cần phải quan tâm: đường dóng, đường kích thước và con số kích thước. Theo các kiến trúc sư với kinh nghiệm và sự chuyên nghiệp, trên bản vẽ chúng sẽ có thứ tự ưu tiên như sau: vẽ đường dóng đầu tiên, sau đó vẽ đường kích thước, cuối cùng là con số kích thước.

Quy định về ghi kích thước trong khi đọc bản vẽQuy định về ghi kích thước trong khi đọc bản vẽ

>>>Tham khảo thêm: Lên kế hoạch xây nhà như thế nào để vẹn toàn nhất

Các ký hiệu thường gặp trong bản vẽ xây dựng

Các ký hiệu lỗ trống trong bản vẽ xây dựng

Trong bản vẽ, lỗ trống thường được ký hiệu riêng biệt. Việc này đòi hỏi, người đọc bản vẽ phải hiểu cũng như phân biệt được các ký hiệu. Các ký hiệu lỗ trống nhìn khá giống với ký hiệu cửa sổ. Điều này vô cùng quan trọng, bởi nếu không thể phân biệt được các ký hiệu đó sẽ có thể gây ra sai sót trong quá trình thi công và để lại hậu quả nghiêm trọng. Các ký hiệu được thể hiện cụ thể như sau:

Ký hiệu lỗ trống và ký hiệu cửa sổ có nét tương đồngKý hiệu lỗ trống và ký hiệu cửa sổ có nét tương đồng

Ký hiệu cửa sổ trong bản vẽ xây dựng

Cửa sổ trong bản vẽ có ký hiệu khá giống lỗ trống. Bên cạnh ký hiệu đó, cửa sổ còn được ký hiệu bằng hình vẽ cánh cửa sổ với những ý nghĩa riêng biệt qua từng hình vẽ khác nhau. Để phân biệt được các loại cửa sổ khi thi công công trình, người thi công cần phải hiểu rõ về các loại cửa sổ và cách ký hiệu của chúng. Các ký hiệu được thể hiện cụ thể như sau:

Ký hiệu cửa sổ trong bản vẽKý hiệu cửa sổ trong bản vẽ

Ký hiệu cửa ra vào trong bản vẽ xây dựng

Khác với cửa sổ, cửa ra vào (cửa đi) thường được kí hiệu bằng 1/4 hình tròn. Ký hiệu này nhằm giúp người đọc bản vẽ có thể dễ dàng phân biệt giữa cửa ra vào và cửa sổ. Tuy vậy, có rất nhiều loại cửa đi với số lượng cánh cửa khác nhau. Người thi công phải phân biệt cũng như nhận biết được hướng cửa để có thể thi công công trình một cách chính xác nhất. Các ký hiệu của cửa ra vào được thể hiện cụ thể như sau:

Ký hiệu cửa ra vào trong bản vẽKý hiệu cửa ra vào trong bản vẽ

Ký hiệu cầu thang/ đường dốc trong bản vẽ xây dựng

Các ký hiệu cầu thang/ đường dốc thoải không liên quan gì đến vật liệu xây dựng. Nếu các bản vẽ với tỉ lệ 1:100 hay lớn hơn, ký hiệu cầu thang sẽ phải ghi rõ chi tiết vật liệu xây dựng cũng như cấu tạo của cầu thang hay đường dốc theo đúng tỉ lệ đã được tính toán trong kết cấu.

Tuy vậy, có rất nhiều loại cầu thang/ đường dốc với độ dốc khác nhau. Người thi công phải phân biệt cũng như nhận biết được từng loại ký hiệu để có thể thi công công trình một cách chính xác nhất. Các ký hiệu của cửa ra vào được thể hiện cụ thể như sau:

Ký hiệu cầu thang/ đường dốcKý hiệu cầu thang/ đường dốc

>>>Tham khảo thêm: Những mẫu cầu thang gác lửng nhà cấp 4 đẹp, hiện đại

Ký hiệu vách ngăn trong bản vẽ xây dựng

Ký hiệu vách ngăn được thể hiện bằng các nét liền đậm. Bên cạnh đó sẽ là chú thích thêm về vật liệu. Nếu bản vẽ có tỉ lệ 1:50 hoặc lớn hơn, ký hiệu vách ngăn phải thể hiện chi tiết từ vật liệu đến cấu tạo đúng theo tỉ lệ tính toán kết cấu. Tuy vậy, có rất nhiều loại vách ngăn với những ký hiệu khác nhau.

Người thi công phải phân biệt cũng như nhận biết được từng loại ký hiệu để có thể thi công công trình một cách chính xác nhất. Các ký hiệu của vách ngăn được thể hiện cụ thể như sau:

Ký hiệu vách ngănKý hiệu vách ngăn

Ký hiệu bộ phận cần sửa chữa trong bản vẽ xây dựng

Trong quá trình thiết kế, nếu có bộ phận nào cần phải sửa chữa, bạn có thể dùng những ký hiệu sau. Bên cạnh đó, bạn nên ghi thêm chú thích bên cạnh để giải thích các thông số kỹ thuật cần thiết. Tuy vậy, có rất nhiều loại vách ngăn với những ký hiệu khác nhau. Người thi công phải phân biệt cũng như nhận biết được từng loại ký hiệu để có thể thi công công trình một cách chính xác nhất. Các ký hiệu của vách ngăn được thể hiện cụ thể như sau:

Ký hiệu bộ phận cần sửa chữaKý hiệu bộ phận cần sửa chữa

Ký hiệu loại vật liệu xây dựng trong bản vẽ xây dựng

Trong thiết kế, ký hiệu của các vật liệu xây dựng vô cùng đa dạng. Tuy vậy, có rất nhiều loại vật liệu với những ký hiệu khác nhau. Người thi công phải phân biệt cũng như nhận biết được từng loại ký hiệu để có thể thi công công trình một cách chính xác nhất. Các ký hiệu của các loại vật liệu xây dựng được thể hiện cụ thể như sau:

Ký hiệu loại vật liệu xây dựngKý hiệu loại vật liệu xây dựng

Ký hiệu thiết kế nội thất trong bản vẽ xây dựng

Trong thiết kế, ký hiệu của nội thất vô cùng đa dạng. Tuy vậy, có rất nhiều loại nội thất với những ký hiệu khác nhau. Người thi công phải phân biệt cũng như nhận biết được từng loại ký hiệu để có thể thi công công trình một cách chính xác nhất. Các ký hiệu của các loại nội thất được thể hiện cụ thể như sau:

Ký hiệu thiết kế nội thấtKý hiệu thiết kế nội thất

Hướng dẫn cách đọc bản vẽ xây dựng cơ bản

Mặt bằng của bản vẽ xây dựng thể hiện điều gì?

  • Chúng ta đang sống trong không gian ba chiều nên ai cũng có thể tưởng tượng được một căn nhà trong suy nghĩ. Tuy vậy, để có thể thể hiện chúng lên mặt giấy không phải là điều dễ dàng. Khi thể hiện bản vẽ mặt bằng lên trên giấy, người ta thường sử dụng hình chiếu của mặt bằng trên thực tế.
  • Bạn chỉ cần hiểu đơn giản rằng mặt bằng là hình ảnh thực tế của một ngôi nhà được nhìn vuông góc từ trên xuống dưới. Khi đọc bản vẽ, bạn nên chú ý đến các ký hiệu như các nét đứt dọc, ô tròn hay tam giác. Đây là các ký hiệu dùng để chỉ vị trí mặt phẳng cắt dọc của căn nhà song song với hình chiếu.
  • Trong bản vẽ mặt bằng, các ô vuông chữ nhật được in đậm là ký hiệu cột chịu lực trong nhà. Nối liền với đó thường là những bức tường bao quanh được ký hiệu bởi một đường chéo có góc nghiêng 45 độ.
  • Trong bản vẽ mặt bằng, người ta quy ước kích thước bằng đơn vị mm với tỉ lệ 1/100.

Một phần mặt bằng của bản vẽ xây dựng Một phần mặt bằng của bản vẽ xây dựng

Mặt đứng của bản vẽ xây dựng thể hiện điều gì?

  • Bản vẽ mặt đứng của công trình thể hiện bề ngoài của căn nhà trên một mặt phẳng hình chiếu. Một ngôi nhà thường sẽ có 4 mặt đứng, chủ công trình qua đó có thể nhìn rõ ràng hơn công trình.
  • Khi đọc bản vẽ mặt đứng, bạn nên để ý kích thước không gian đã được quy định trong bản vẽ để có thể tưởng tượng được công trình khi xây dựng xong. Qua đó, chủ công trình sẽ có thể tưởng tượng và trao đổi với nhà thiết kế, kiến trúc sư kỹ lưỡng trước khi hoàn thành bản vẽ. Từ đó có thể hoàn thành công trình một cách hoàn hảo, đúng với ý muốn của chủ công trình.

Mặt đứng của bản vẽMặt đứng của bản vẽ

Trích xuất chi tiết phức tạp, bổ kỹ thuật

Sau khi hoàn thiện bản vẽ mặt bằng, kiến trúc sư, người thiết kế sẽ thể hiện chi tiết bản vẽ khi trích xuất những chi tiết phức tạp, phóng to và bổ kỹ thuật. Qua đó, chủ công trình hay những người thợ xây dựng sẽ dễ dàng nhìn thấy, tưởng tượng được công trình trong thực tế rõ ràng hơn. Những không gian hay được bổ kỹ thuật ở các chi tiết gồm mái, sàn, phần ban công, nhà vệ sinh,…

Trích xuất chi tiết phức tạp, bổ kỹ thuậtTrích xuất chi tiết phức tạp, bổ kỹ thuật

Ghi chú trong bản vẽ xây dựng

Các bản vẽ thường có rất nhiều ghi chú. Chúng giúp thể hiện các thông tin, ký hiệu nhanh chóng, thống nhất. Các ghi chú được quy định chung ví dụ như: các bộ phận cấu thành, tên chi tiết, trình tự lắp đặt, vật liệu sử dụng, kích thước, … Khi đọc bản vẽ, bạn cần phải chú ý đến những ghi chú này để hoàn thiện công trình tốt nhất.

Ghi chú trong bản vẽGhi chú trong bản vẽ

Bản vẽ xây dựng về kỹ thuật điện, nước

Bên cạnh đó, người thi công còn phải đọc được những bản vẽ mạng lưới điện, nước trong căn nhà. Bản vẽ điện, nước thể hiện vị trí đèn chiếu sáng, hệ thống, mạng lưới điện sáng, ổ cắm, ống dẫn nước trong nhà, công tắc,… trong nhà. Qua đó, chủ nhà có thể suy nghĩ về nhu cầu sử dụng của gia đình. Từ đó, gia chủ có thể dễ dàng điều chỉnh ngay khi cần.

Bản vẽ kỹ thuật điện trong nhàBản vẽ kỹ thuật điện trong nhà

Trên đây là tất cả thông tin liên quan đến bản vẽ xây dựng mà Mogi.vn muốn chia sẻ đến bạn. Hãy tham khảo những thông tin trên để có thể xây dựng được một căn nhà đúng như ý muốn. Đừng quên truy cập Mogi.vn để tìm hiểu thêm các thông tin liên quan đến xây dựng, kiến trúc nhà cửa nhé!

>>>Có thể bạn quan tâm: Móng nhà cấp 4: Tiêu chuẩn lựa chọn loại móng trong xây nhà cấp 4

5/5 – (3 bình chọn)