Bản Đồ Thành Phố Thủ Đức TP HCM

Cập nhật thông tin mới nhất về Bản Đồ Thành Phố Thủ Đức TP HCM do Websiste Nhà Phố Đồng Nai tổng hợp từ các nguồn trên Internet đáng tin cậy nhất. Quý khách hàng có thể xem đây là thông tin tham khảo với nhu cầu thông tin về bản đồ hành chính Thành Phố Thủ Đức & các phường của Thành Phố Thủ Đức.

1. Vị Trí Bản Đồ Thành Phố Thủ Đức Trên Google Maps

2. Giới Thiệu Về Thành Phố Thủ Đức TP HCM

Thành Phố Thủ Đức Nằm Ở Đâu ?

Thủ Đức nằm ở cửa ngõ phía đông Thành phố Hồ Chí Minh. Được thành lập Ngày 1/01/2021 trên cơ sở sáp nhập 3 quận cũ là Quận 2, Quận 9 và quận Thủ Đức.Thành Phố Thủ Đức có tọa độ 10°49′36″ Bắc 106°45′39″ Đông. Thành Phố Thủ Đức trở thành thành phố đầu tiên của Việt Nam thuộc loại hình đơn vị hành chính thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương.

Thành Phố Thủ Đức Nằm Gần Những Quận Nào ?

Diện Tích Và Dân Số Thành Phố Thủ Đức Là Bao Nhiêu ?

  • Thành phố Thủ Đức TP HCM có diện tích 211,56 km².
  • Dân số Thành phố Thủ Đức năm 2019 là 1.013.795 người.
  • Mật độ dân số đạt 4.792 người/km².

Thành Phố Thủ Đức TP.HCM có vị trí quan trọng trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam. Là đầu mối của các tuyến giao thông huyết mạch giữa Thành phố Hồ Chí Minh. Và các tỉnh Đông Nam Bộ như: Xa lộ Hà Nội, Đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây, Quốc lộ 1A, Quốc lộ 13, Đại lộ Phạm Văn Đồng – Quốc lộ 1K. Ngoài ra, tuyến đường sắt đô thị Bến Thành – Suối Tiên chạy dọc theo Xa lộ Hà Nội, dự kiến sẽ được đưa vào vận hành từ năm 2022.

Thông Tin Thành Phố Thủ Đức Thành LậpThông Tin Thành Phố Thủ Đức Thành Lập

2.1 Điều Kiện Tự Nhiên Thành Phố Thủ Đức

Thành phố Thủ Đức TP HCM có diện tích 211,56 km². Thành Phố được thành lập trên cơ sở nhập toàn bộ 49,79 km2 diện tích tự nhiên. 171.311 người của Quận 2. Toàn bộ 113,97 km2 diện tích tự nhiên. 310.107 người của Quận 9 và toàn bộ 47,80 km2 diện tích tự nhiên. 532.377 người của quận Thủ Đức. Tổng quy mô dân số 1.013.795 người.

Thừa hưởng những đặc điểm của TP.HCM. Thành phố Thủ Đức hội tụ những điều kiện tự nhiên và xã hội thuận lợi. Đầu tiên phải kể đến là khí hậu và thời tiết lý tưởng để sinh sống, làm việc, sản xuất và tham quan du lịch.

Vị Trí Thành Phố Thủ Đức TP.HCMVị Trí Thành Phố Thủ Đức TP.HCM

  • Nhiệt độ cao đồng đều quanh năm, mùa mưa và mùa khô ảnh hưởng sâu sắc đến môi trường cảnh quan.
  • Lượng bức xạ dồi dào, trung bình khoảng 140 Kcal / cm2 / năm. Điều kiện nhiệt độ và ánh sáng thuận lợi cho sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi có năng suất sinh học cao. Đồng thời đẩy nhanh quá trình phân hủy các chất hữu cơ trong rác thải. Giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường đô thị
  • Lượng mưa lớn, trung bình / năm 1.949 mm. Vì nằm giáp cả 2 con sông lớn là sông Sài Gòn và sông Đồng Nai nên vào mùa mưa. Thành phố Thủ Đức dễ bị ngập lụt.
  • Thành phố Thủ Đức chịu ảnh hưởng của hai hướng gió chính và chủ yếu là gió mùa Tây – Tây Nam. Và Bắc – Đông Bắc. Về cơ bản, Thành phố Thủ Đức thuộc vùng không có bão. Và chỉ bị ảnh hưởng áp thấp nhiệt đới từ các vùng khác.

Bản Đồ Thành Phố Thủ Đức TPHCMBản Đồ Thành Phố Thủ Đức TPHCM

2.2 Bản Đồ Hành Chính Thành Phố Thủ Đức Thành Phố Hồ Chí Minh

Thành Phố Thủ Đức Có Bao Nhiêu Phường ? Thành phố Thủ Đức Thành Phố Hồ Chí Minh được chia thành 34 phường trực thuộc bao gồm : An Khánh, An Lợi Đông, An Phú, Bình Chiểu, Bình Thọ, Bình Trưng Đông, Bình Trưng Tây, Cát Lái, Hiệp Bình Chánh, Hiệp Bình Phước, Hiệp Phú, Linh Chiểu, Linh Đông, Linh Tây, Linh Trung, Linh Xuân, Long Bình, Long Phước, Long Thạnh Mỹ, Long Trường, Phú Hữu, Phước Bình, Phước Long A, Phước Long B, Tam Bình, Tam Phú, Tân Phú, Tăng Nhơn Phú A, Tăng Nhơn Phú B, Thạnh Mỹ Lợi, Thảo Điền, Thủ Thiêm, Trường Thạnh, Trường Thọ.

Bản Đồ Hành Chính Quận Thủ ĐứcBản Đồ Hành Chính Quận Thủ Đức
Bản Đồ Hành Chính Quận 2Bản Đồ Hành Chính Quận 2
Bản Đồ Hành Chính Quận 9Bản Đồ Hành Chính Quận 9

2.3 Bản Đồ Dân Cư Thành Phố Thủ Đức

TP.Thủ Đức được thành lập trên cơ sở nhập toàn bộ 49,79 km2 diện tích tự nhiên, 171.311 người của Quận 2. Toàn bộ 113,97 km2 diện tích tự nhiên. 310.107 người của Quận 9 và toàn bộ 47,80 km2 diện tích tự nhiên. 532.377 người của quận Thủ Đức. Tổng quy mô dân số 1.013.795 người.

Bản Đồ Phân Bố Dân Cư Thành Phố Thủ ĐứcBản Đồ Phân Bố Dân Cư Thành Phố Thủ Đức
Bản Đồ Dân Cư Thành Phố Thủ ĐứcBản Đồ Dân Cư Thành Phố Thủ Đức
Bản đồ thể hiện mức tăng dân số tuyệt đối trong giai đoạn 2009 – 2019Bản đồ thể hiện mức tăng dân số tuyệt đối trong giai đoạn 2009 – 2019

Các đơn vị hành chính cấp xã thuộc TP.Thủ Đức được sắp xếp lại. Nhập toàn bộ 1,74 km2 diện tích tự nhiên. 124 người của phường An Khánh vào phường Thủ Thiêm. Sau khi nhập, phường Thủ Thiêm có 3,25 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 428 người. Phường Thủ Thiêm giáp phường An Khánh, phường An Lợi Đông. Quận 1Quận 4 và quận Bình Thạnh.

Thành lập phường An Khánh trên cơ sở nhập toàn bộ 2,03 km2 diện tích tự nhiên. 4.333 người của phường Bình Khánh và toàn bộ 1,89 km2 diện tích tự nhiên. 18.821 người của phường Bình An.

Sau khi thành lập, phường An Khánh có 3,92 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 23.154 người. Giáp các phường An Lợi Đông, An Phú, Bình Trưng Tây, Thảo Điền, Thạnh Mỹ Lợi, Thủ Thiêm, Quận 7  quận Bình Thạnh.

2.4 Trụ Sở UBND Thành Phố Thủ Đức Nằm Ở Đâu ?

  • Tên hành chính: Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Thủ Đức – TP.HCM
  • Địa chỉ: 168 Trương Văn Bang, Phường Thạnh Mỹ Lợi, Thành Phố Thủ Đức, TP.HCM.
  • Hotline : (028) 37 400 509
  • Ngành nghề hoạt động: Quản lý và tổ chức
  • Chức năng: Tiếp nhận, triển khai, quản lý và báo cáo các công việc được phân công theo nhiệm vụ, chức năng
  • Thời gian làm việc: 
    • Từ 08:00–17:00 từ thứ 2 đến thứ 6
    • Thứ Bảy, Chủ nhật: Nghỉ
  • Mã hành chính: 769
  • Website : tpthuduc.hochiminhcity.gov.vn
  • Biển số xe : 59-B1/X1/X2/X3/X4 – 50-X1

2.5 Lịch Sử Hình Thành Và Phát Triển Thành Phố Thủ Đức TP.HCM

Thời Phong Kiến

  • Năm Mậu Dần (1698), Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh được Chúa Minh Vương Nguyễn Phúc Chu điều vào “kinh lược đất Chân Lạp. Chia đất Đông Phố thành hai huyện: lấy xứ Đồng Nai làm huyện Phước Long, dựng dinh Trấn Biên (Biên Hòa). Lấy xứ Sài Côn làm huyện Tân Bình, dựng dinh Phiên Trấn (Gia Định)”.
  • Năm 1808, vua Gia Long đổi dinh Trấn Biên thành trấn Biên Hòa. Huyện Phước Long được nâng lên thành phủ gồm 4 huyện là Bình An, Phước Chánh, Long Thành và Phước An. Năm 1832, vua Minh Mạng đổi trấn Biên Hòa thành tỉnh Biên Hòa. Năm 1837, vua cho lập thêm phủ Phước Tuy và 2 huyện Ngãi An và Long Khánh.
  • Trước khi thực dân Pháp chiếm Miền Đông Nam Kỳ. Địa bàn vùng đất Thủ Đức ngày nay tương ứng với phần lớn huyện Ngãi An thuộc phủ Phước Long, tỉnh Biên Hòa. Và tổng Long Vĩnh Hạ thuộc huyện Long Thành, phủ Phước Tuy, tỉnh Biên Hòa. Huyện Ngãi An bao gồm 5 tổng với 51 thôn: An Bình (10 thôn), An Điền (9 thôn), An Thổ (10 thôn), An Thủy (14 thôn), Chánh Thiện (8 thôn). Riêng tổng Long Vĩnh Hạ có 12 thôn.

Thời Pháp Thuộc

  • Với Hòa ước Nhâm Tuất (1862), triều đình Huế nhượng hẳn 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ cho Pháp làm thuộc địa. Chính quyền thực dân Pháp chia 3 tỉnh này thành 13 thành các hạt thanh tra , do các viên chức Pháp ngạch thanh tra các công việc bản xứ đứng đầu, nhưng tạm thời vẫn giữ cơ cấu phủ huyện cũ.
  • Sau khi chiếm được toàn bộ Nam Kỳ, năm 1868, chính quyền thực dân Pháp bãi bỏ các đơn vị hành chính phủ, huyện, phân chia lại toàn bộ cõi Nam Kỳ. Các hạt thanh tra về sau cũng được đổi thành hạt tham biện, do các Chánh tham biện người Pháp đứng đầu. Tuy vậy, chính quyền thực dân Pháp vẫn giữ lại cơ cấu hành chính cấp thấp như tổng, thôn.
  • Trên địa bàn tỉnh Gia Định cũ (đến ngày 16/8/1867 đổi tên thành tỉnh Sài Gòn), chính quyền Pháp thành lập tuần tự các đơn vị hành chính trực thuộc, trong đó có Khu thanh tra Sài Gòn và thành phố (Ville) Sài Gòn.Đình Thủ Đức năm 1898 
  • Ngày 29/10/1866, khu thanh tra Sài Gòn nhận thêm phần đất của khu thanh tra Ngãi An giải thể nhập vào. Khi nhập vào khu thanh tra Sài Gòn, huyện Ngãi An còn bốn tổng trực thuộc (An Bình, An Điền, An Thổ, An Thủy); riêng tổng Chánh Thiện giải thể vào ngày 29/10/1866, địa bàn nhập vào các tổng kế cận. Đến ngày 9/10/1868, huyện Ngãi An tách ra lập khu thanh tra độc lập, mang tên gọi là khu thanh tra Thủ Đức; nhưng đến ngày 30/12/1868, lại giải thể tái nhập vào khu thanh tra Sài Gòn.

Năm 1871 Đến Năm 1945

  • Năm 1871, các thôn đổi thành làng. Năm 1874, Tổng thống Pháp Jules Grévy ký sắc lệnh thành lập thành phố Sài Gòn (Ville de Saigon). Tòa tham biện hạt Sài Gòn chuyển từ trung tâm thành phố Sài Gòn đặt tại làng Bình Hòa, tại vị trí ngày nay là trụ sở Ủy ban nhân dân quận Bình Thạnh.
  • Năm 1911, tỉnh Gia Định được chia thành bốn quận: Thủ Đức, Nhà Bè, Gò Vấp và Hóc Môn.
  • Năm 1939, quận Thủ Đức có 6 tổng với 43 làng:
    • Tổng An Bình gồm 6 làng: An Đông Xã, An Phú, Bình Khánh, Bình Trung, Đông Phú, Thạnh Mỹ Lợi
    • Tổng An Điền gồm 7 làng: Bình Quới Đông, Bình Thái, Bình Thọ, Linh Chiểu Trung, Linh Chiểu, Trường Thọ, Xuân Hiệp
    • Tổng An Thành gồm 6 làng: Long Tân, Phú Hữu, Phước Trường, Tân Điền, Trường Khánh, Trường Lộc
    • Tổng An Thổ gồm 8 làng: Bình Chánh, Bình Chiểu, Bình Đức, Bình Đường, Bình Phú, Bình Triệu, Đông An, Dĩ An
    • Tổng An Thủy gồm 10 làng: Bình Thắng, Bình Thung, Đông Tác, Đông Yên, Hòa Hiệp, Phong Phú, Tăng Phú, Tân Hóa, Tân Nhơn, Tân Ninh
    • Tổng Long Vĩnh Hạ gồm 6 làng: Ích Thạnh, Long Thuận, Long Hòa, Mỹ Thạnh, Phước Hòa, Thái Bình.
  • Năm 1945, giải thể tổng An Thành, các làng thuộc tổng này sáp nhập vào hai tổng An Bình và Long Vĩnh Hạ cùng quận.

Thời Việt Nam Cộng Hòa

  • Năm 1955, quận Thủ Đức có 19 làng:
    • Tổng An Bình có 5 làng: Bình Trưng, Thạnh Mỹ Lợi, Phú Hữu, An Phú và An Khánh Xã
    • Tổng An Điền có 4 làng: Linh Xuân Thôn, Phước Long Xã, Linh Đông Xã và Tăng Nhơn Phú
    • Tổng An Thổ có 3 làng: An Bình Xã, Hiệp Bình Xã và Tam Bình Xã
    • Tổng An Thủy có 3 làng: Bình An, Đông Hòa Xã và Tân Đông Hiệp
    • Tổng Long Vĩnh Hạ có 4 làng: Long Thạnh Mỹ, Long Trường, Long Phước Thôn và Long Bình.
  • Sau năm 1956, các làng gọi là xã. Quận lỵ Thủ Đức đặt tại xã Linh Đông Xã.
  • Năm 1957, giải thể tổng An Thổ của quận Thủ Đức; xã An Bình Xã thuộc tổng này sáp nhập vào tổng An Thủy, hai xã còn lại: Hiệp Bình Xã và Tam Bình Xã nhập vào tổng An Điền. Như thế lúc nảy tổng An Thủy có 4 xã, tổng An Điền có 6 xã. Cắt tổng Long Vĩnh Hạ với bốn xã: Long Thạnh Mỹ, Long Trường, Long Phước Thôn và Long Bình, cùng tổng An Thủy với bốn xã: Bình An, An Bình Xã, Đông Hòa Xã và Tân Đông Hiệp, chuyển sang thuộc quận Dĩ An, tỉnh Biên Hòa. Như thế quận Thủ Đức còn 11 xã.

Từ Năm 1962 Đến Năm 1975

  • Năm 1962, quận Dĩ An trả lại tổng Long Vĩnh Hạ với bốn xã: Long Thạnh Mỹ, Long Trường, Long Phước Thôn và Long Bình cho quận Thủ Đức. Như thế lúc này quận Thủ Đức có 15 xã.
  • Từ năm 1962, chính quyền Việt Nam Cộng hòa bỏ dần, đến năm 1965 bỏ hẳn cấp hành chính tổng, các xã trực tiếp thuộc quận.
  • Năm 1966, do cắt xã An Khánh Xã nhập vào Đô thành Sài Gòn nên quận Thủ Đức còn 14 xã. Địa bàn xã An Khánh Xã cũ được chia thành 2 phường: An Khánh và Thủ Thiêm cùng thuộc quận 1 của Đô thành Sài Gòn. Đầu năm 1967, lại tách 2 phường: An Khánh và Thủ Thiêm lập Quận 9 (quận Chín) thuộc Đô thành Sài Gòn.
  • Năm 1972, lập xã Phước Bình thuộc quận Thủ Đức. Như thế quận Thủ Đức có 15 xã. Cho đến ngày 29/4/1975, quận Thủ Đức gồm 15 xã trực thuộc: Tam Bình Xã, Long Bình, Long Phước Thôn, Long Thạnh Mỹ, Bình Trưng, Thạnh Mỹ Lợi, Phú Hữu, An Phú, Linh Xuân Thôn, Phước Long Xã, Linh Đông Xã, Long Trường, Tăng Nhơn Phú, Hiệp Bình Xã, Phước Bình.
  • Trước năm 1975, quận Thủ Đức có diện tích khoảng 200 km², gồm 15 xã với dân số là 184.989 người.

Huyện Thủ Đức (1975–1997)

  • Sau khi giải phóng Miền Nam, ngày 30/4/1975. Ngày 3/5/1975 thành phố Sài Gòn – Gia Định được thành lập. Huyện Thủ Đức được thành lập trên cơ sở toàn bộ quận Thủ Đức cũ thời Việt Nam Cộng hòa.
  • Ngày 20/5/1976, tổ chức hành chánh thành phố Sài Gòn – Gia Định được sắp xếp lần hai. Theo đó, Quận 9 (quận Chín) bị giải thể, hai phường trực thuộc chuyển thành hai xã: Thủ Thiêm và An Khánh nhập vào huyện Thủ Đức cùng thuộc thành phố Sài Gòn – Gia Định.
  • Ngày 2/7/1976, Quốc hội chính thức đổi tên thành phố Sài Gòn – Gia Định thành Thành phố Hồ Chí Minh. Huyện Thủ Đức trở thành đơn vị hành chính trực thuộc Thành phố Hồ Chí Minh, gồm thị trấn Thủ Đức và 16 xã.
  • Ngày 14/2/1987, huyện Thủ Đức thành lập thêm một số xã mới như sau:
    • Chia xã Tam Bình thành ba xã lấy tên là xã Tam Bình, xã Tam Phú và xã Linh Đông
    • Chia xã Tăng Nhơn Phú thành ba xã lấy tên là xã Tăng Nhơn Phú, xã Hiệp Phú và xã Tân Phú
    • Chia xã Linh Xuân thành hai xã lấy tên là xã Linh Xuân và xã Linh Trung
    • Chia xã Hiệp Bình thành hai xã lấy tên là xã Hiệp Bình Phước và xã Hiệp Bình Chánh.
  • Từ đó, huyện có thị trấn Thủ Đức và 22 xã: An Khánh, An Phú, Bình Trưng, Hiệp Bình Chánh, Hiệp Bình Phước, Hiệp Phú, Linh Đông, Linh Trung, Linh Xuân, Long Bình, Long Phước, Long Thạnh Mỹ, Long Trường, Phú Hữu, Phước Bình, Phước Long, Tam Bình, Tam Phú, Tân Phú, Tăng Nhơn Phú, Thạnh Mỹ Lợi, Thủ Thiêm.

Quận Thủ Đức, Quận 2 và Quận 9 (1997–2020)

  • Ngày 6/1/1997, Chính phủ ban hành Nghị định số 03-CP. Theo đó, giải thể huyện Thủ Đức để thành lập 3 quận mới là quận Thủ Đức, Quận 2 và Quận 9.
    • Quận Thủ Đức được thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của thị trấn Thủ Đức và 7 xã: Hiệp Bình Chánh, Hiệp Bình Phước, Linh Đông, Linh Trung, Linh Xuân, Tam Bình, Tam Phú; một phần diện tích và dân số của 3 xã: Hiệp Phú, Phước Long, Tân Phú. Sau khi thành lập, quận Thủ Đức gồm 12 phường trực thuộc.
    • Quận 2 được thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của 5 xã: An Khánh, An Phú, Bình Trưng, Thạnh Mỹ Lợi và Thủ Thiêm. Sau khi thành lập, Quận 2 gồm 11 phường trực thuộc.
    • Quận 9 được thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của 7 xã: Long Bình, Long Thạnh Mỹ, Tăng Nhơn Phú, Long Phước, Long Trường, Phú Hữu, Phước Bình; phần diện tích và dân số còn lại của 3 xã: Hiệp Phú, Phước Long, Tân Phú. Sau khi thành lập gồm 13 phường trực thuộc.
  • Đến năm 2019:
    • Quận Thủ Đức có 47,80 km² diện tích tự nhiên và 532.377 người, gồm 12 phường.
    • Quận 2 có 49,79 km² diện tích tự nhiên và 171.311 người, gồm 11 phường.
    • Quận 9 có 113,97 km² diện tích tự nhiên và 310.107 người, gồm 13 phường.

Thành Phố Thủ Đức (2021 – Đến Nay)

  • Ngày 9/12/2020, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết 1111/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và thành lập thành phố Thủ Đức thuộc Thành phố Hồ Chí Minh (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1/1/2021). Theo đó:
    • Thành lập thành phố Thủ Đức thuộc Thành phố Hồ Chí Minh trên cơ sở sáp nhập toàn bộ diện tích và dân số của Quận 2, Quận 9 và quận Thủ Đức
    • Sáp nhập toàn bộ diện tích và dân số của phường An Khánh vào phường Thủ Thiêm
    • Thành lập phường An Khánh (mới) trên cơ sở sáp nhập toàn bộ diện tích và dân số của hai phường Bình An và Bình Khánh.
  • Sau khi thành lập, thành phố Thủ Đức có 211,56 km² diện tích tự nhiên và 1.013.795 người, gồm 34 phường trực thuộc.

Theo Wikipedia

3. Bản Đồ Quy Hoạch Thành Phố Thủ Đức

Bản Đồ Quy Hoạch Phân Khu Thành Phố Thủ ĐứcBản Đồ Quy Hoạch Phân Khu Thành Phố Thủ Đức

3.1 Quy Hoạch Sử Dụng Đất Thành Phố Thủ Đức TP HCM

Bản Đồ Quy Hoạch Tổng Mặt Bằng Sử Dụng Đất Quận Thủ ĐứcBản Đồ Quy Hoạch Tổng Mặt Bằng Sử Dụng Đất Quận Thủ Đức
Bản Đồ Quy Hoạch Tổng Mặt Bằng Sử Dụng Đất Quận 2Bản Đồ Quy Hoạch Tổng Mặt Bằng Sử Dụng Đất Quận 2
Bản Đồ Quy Hoạch Tổng Mặt Bằng Sử Dụng Đất Quận 9Bản Đồ Quy Hoạch Tổng Mặt Bằng Sử Dụng Đất Quận 9
Đánh Giá Quy Hoạch Tổng Thể 2020 Của Thành Phố Thủ ĐứcĐánh Giá Quy Hoạch Tổng Thể 2020 Của Thành Phố Thủ Đức

3.2 Bản Đồ Quy Hoạch Định Hướng Phát Triển Không Gian Thành Phố Thủ Đức

Bản Đồ Quy Hoạch Chung Quận Thủ ĐứcBản Đồ Quy Hoạch Chung Quận Thủ Đức
Bản Đồ Quy Hoạch Chung Quận 2Bản Đồ Quy Hoạch Chung Quận 2
Bản Đồ Quy Hoạch Chung Quận 9Bản Đồ Quy Hoạch Chung Quận 9

3.3 Bản Đồ Hiện Trạng Đất Đai Tại Thành Phố Thủ Đức

Bản Đồ Hiện Trạng Mảng Cây Xanh Tại TP Thủ Đức Năm 2021Bản Đồ Hiện Trạng Mảng Cây Xanh Tại TP Thủ Đức Năm 2021
Bản Đồ Hiện Trạng Mảng Đất Công Nghiệp Và Sản Xuất Tại TP Thủ Đức Năm 2021Bản Đồ Hiện Trạng Mảng Đất Công Nghiệp Và Sản Xuất Tại TP Thủ Đức Năm 2021

4. Quy Hoạch Khu Đô Thị Sáng Tạo Ở Thành Phố Thủ Đức TP.HCM

Ý tưởng về khu đô thị sáng tạo do ông Nguyễn Thiện Nhân. Lúc bấy giờ Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh khởi xướng. Hướng đến xây dựng đô thị thông minh, có chất lượng sống, dựa trên nền tảng về thể chế. Lợi thế kinh tế, cơ sở hạ tầng thành phố đã có, gồm khu công nghệ cao (Quận 9). Làng đại học hơn 80.000 sinh viên, giảng viên (quận Thủ Đức). Khu đô thị mới, trung tâm tài chính Thủ Thiêm (Quận 2).

Năm 2018, thành phố đã tổ chức cuộc thi tuyển quốc tế “Ý tưởng quy hoạch phát triển Khu đô thị sáng tạo tương tác cao phía Đông Thành phố Hồ Chí Minh“. Thu hút nhiều chuyên gia quốc tế tham dự. Ngày 23 tháng 11 năm 2019, UBND TP.HCM đã trao giải nhất cho đề án của liên danh hai công ty Sasaki – enCity đến từ Mỹ và Singapore.

Theo ý tưởng quy hoạch của đội Sasaki – enCity thì khu đô thị này sẽ bao gồm 6 trọng điểm sáng tạo, cụ thể:

ban-do-lien-ket-phan-khu-thanh-pho-thu-duc
he-sinh-thai-sang-tao-thanh-pho-phia-dong
khu-chuc-nang-thanh-pho-phia-dong
phan-khu-chuc-nang-thanh-pho-thu-duc
phuong-phap-tiep-can-khu-vuc-thanh-pho-thu-duc

4.1 Khu Công Nghệ Cao (SHTP)

Với định hướng trở thành trung tâm sản xuất tự động hóa. Ngôi nhà của nền công nghiệp thế kỷ 21 tại Việt Nam

4.2 Khu Đại học Quốc gia TP.HCM

Trong đó Đại học Quốc gia TP.HCM cung cấp một quần thể giáo dục đào tạo trên nhiều lĩnh vực. Đặc biệt là về ngành công nghệ thông tin. Cùng với một trung tâm khởi nghiệp sáng tạo, từ đó mở rộng khả năng hợp tác liên ngành trong nghiên cứu. Thu hẹp khoảng cách giữa nghiên cứu và ứng dụng.

ban-do-quy-hoach-khu-dai-hoc-quoc-gia-thanh-pho-thu-duc

4.3 Khu Tài Chính Thủ Thiêm

Với tầm nhìn trở thành trung tâm công nghệ tài chính của khu vực: Hạ tầng giao thông sẽ ưu tiên người đi bộ và tàu điện ngầm kết nối tất cả các khu vực quan trọng. Lối đi ở bờ sông và sân các nhà thờ kết nối đường phố, thông suốt cho các hoạt động nghệ thuật, văn hóa, mua sắm.

trung-tam-cong-nghe-tai-chinh-thu-thiem

4.4 Rạch Chiếc – Trung Tâm Thể Thao Và Sức Khỏe Của Đông Nam Á

Sẽ hình thành khu sản xuất đồ thể thao, các trung tâm sáng tạo. Chăm sóc sức khỏe và kiến tạo một không gian rộng lớn xung quanh sân vận động để hội tụ. Nhắm tới việc khai thác xu hướng ngày càng phổ biến của lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và kinh doanh thể thao tại Đông Nam Á

quy-hoach-khu-the-thao-rach-chiec-quan-2

4.5 Khu Tam Đa – Trung Tâm Công Nghệ Sinh Thái Và Khu Đô Thị Có Khả Năng Chống Chịu Cao

Là trung tâm sáng tạo trong thiết kế và vận hành công nghệ sinh thái. Cũng như thúc đẩy du lịch sinh thái. Những khu vườn mưa, khu trường đại học. Các trục chính phát triển và khu vực ven biển ngập mặn tạo môi trường phù hợp cho đổi mới nông nghiệp cũng như du lịch sinh thái.

trung-tam-cong-nghe-sinh-thai-tam-da-thanh-pho-thu-duc

4.6 Khu Trường Thọ – Nơi Định Hình Như Một Đô Thị Tương Lai

Áp dụng những ý tưởng độc đáo và có tính cách mạng nhất về công nghệ. Với tầm nhìn trở thành một mô hình cho sự tích hợp công nghệ vào đời sống thường nhật. Và phòng trưng bày đô thị của tương lai. Được cải tạo từ khu cảng hiện hữu với hệ thống không gian mở có nhiều chức năng đa dạng. Tại đây cũng sử dụng vành đai giao thông khép kín để kết nối các khu vực khác nhau. Dễ tiếp cận đến từng ngóc ngách, ưu tiên người đi bộ.

mat-bang-tp-phia-dong-sai-gon-trong-tuong-lai

5. Bản Đồ Giao Thông Thành Phố Thủ Đức

Bản Đồ Hệ Thống Giao Thông Hiện Hữu Tại Thành Phố Thủ ĐứcBản Đồ Hệ Thống Giao Thông Hiện Hữu Tại Thành Phố Thủ Đức

6. Danh Sách Địa Điểm Nổi Tiếng Tại Thành Phố Thủ Đức

6.1 Khu Du Lịch Văn Hóa Suối Tiên

  • Địa chỉ: Số 120 Xa Lộ Hà Nội, Tân Phú, quận 9, TP.Thủ Đức, TP.HCM
  • Giờ mở cửa: 
    • Thứ 2 đến thứ 6: 08:00 – 17:00
    • Thứ 7, Chủ Nhật 
    • Ngày Lễ: 06:30 – 22:00
  • Giá vé: 
    • Người lớn: 120.000đ/vé
    • Trẻ em: 60.000đ/vé

Khu du lịch Suối Tiên (Suối Tiên Theme Park) là khu du lịch phức hợp Lễ Hội – Trò chơi – Tham quan. Thu hút hàng triệu lượt du khách cả trong và ngoài nước mỗi năm. Nhưng không phải ai cũng biết rõ về ý nghĩa hình thành độc đáo cũng như những nét di sản văn hóa truyền thống sâu xa ẩn mình trong khu du lịch nổi tiếng, hấp dẫn bật nhất Sài Gòn.

Chính huyền thoại về 7 cô gái đồng trinh cùng tuổi Rồng quy tiên tại dòng suối thuộc vùng đất khai hóa ngày xưa nên người dân gọi là Suối Tiên. Trở thành tên gọi quen thuộc của công viên văn hóa hàng đầu ngày nay.

Cổng Vào Của KDL Văn Hóa Suối Tiên – Quận 9Cổng Vào Của KDL Văn Hóa Suối Tiên – Quận 9

6.2 Làng Tuyết Quận 2 Snow Town

Làng tuyết quận 2 Snow Town là nơi bạn sẽ được tận hưởng cảm giác mùa đông. Ở bất kỳ thời điểm nào trong năm. Với diện tích 400m2 cùng công nghệ làm tuyết thật từ Nhật Bản. Sẽ mang đến cho bạn rất nhiều trải nghiệm thú vị thông qua các hoạt động như leo núi, nhà phao, trượt tuyết, ngắm tuyết rơi, nặn người tuyết, thực tế ảo,… 

  • Địa chỉ: Tầng 3 & 4 tòa nhà The CBD Premium Home, số 125 Đồng Văn Cống, Thạnh Mỹ Lợi, quận 2, TP. Hồ Chí Minh 
  • Giờ mở cửa: 10h00 – 22h00

Khu Vui Chơi Giải Trí Tại Snow Town Sài GònKhu Vui Chơi Giải Trí Tại Snow Town Sài Gòn

6.3 Công Viên Hầm Thủ Thiêm

Dành cho những ai không biết quận 2 có gì chơi. Thì công viên Hầm Thủ Thiêm chính là địa điểm lý tưởng cho những buổi hẹn hò lãng mạn, cắm trại picnic,… Hay đơn giản là bạn muốn một không gian rộng lớn, thoáng mát để ngồi hóng gió. 

  • Địa chỉ: Đường Cây Bàng, Thủ Thiêm, quận 2, TP. Hồ Chí Minh
  • Giờ mở cửa: 18h00 – 23h00

Công Viên Hầm Thủ Thiêm Tại Quận 2 TP.HCMCông Viên Hầm Thủ Thiêm Tại Quận 2 TP.HCM

6.4 Family Garden Quận 2 TP HCM

Nếu bạn có dịp ghé thăm quận 2 Sài Gòn. Mà chưa có gì chơi thì điểm đến đầu tiên không thể bỏ qua là khu Family Garden. Có vị trí ngay trung tâm Thảo Điền quận 2. Family Garden với diện tích rộng hơn 5.000m2, được chia làm nhiều khu vực lấy thiên nhiên. Làm chủ đạo nên rất thích hợp cho các gia đình, nhóm bạn “đi trốn” cuối tuần. 

Không chỉ dành cho người lớn, Family Garden quận 2 còn có rất nhiều hoạt động thú vị dành cho các bé như tự tay trồng cây, làm vườn, câu cá, vui đùa cùng thú cưng, nướng thịt BBQ ngoài trời,… 

  • Địa chỉ: 28 Thảo Điền, quận 2, TP. Hồ Chí Minh
  • Giờ mở cửa: 08h30 – 20h00
  • Giá trung bình: 80.000 VNĐ – 150.000 VNĐ/ người

Resort Family Garden Quận 2 TP HCMResort Family Garden Quận 2 TP HCM

6.5 Khu Du Lịch Suối Mơ

Suối Mơ Quận 9 là khu du lịch sinh thái này năm giữa lòng TP.HCM. Nó là một khu rừng mát mẻ nằm tách biệt với thế giới bên ngoài. Đây là điểm vui chơi của dân thành phố vào những ngày cuối tuần. Khu du lịch này với những rừng cây rợp bóng, quanh năm xanh mát bởi mạch nước ngầm. Nơi đây được bao bọc bởi những con suối, con thác nhỏ.

Khu Du Lịch Suối Mơ Quận 9 TP HCMKhu Du Lịch Suối Mơ Quận 9 TP HCM

Trên đây là tổng hợp các loại bản đồ Thành Phố Thủ Đức và những thông tin mới nhất về Thành Phố Thủ Đức. Anh/chị có thể xem chi tiết về bản đồ TP HCM và bản đồ các quận thành phố Hồ Chí Minh ngay bên dưới :

Thành Phố Hồ Chí Minh | Quận 1 | Thành Phố Thủ Đức (Q2,Q9,Q.Thủ Đức) | Quận 2 | Quận 3 | Quận 4 | Quận 5 | Quận 6 | Quận 7 | Quận 8 | Quận 9 | Quận 10 | Quận 11 | Quận 12 | Quận Bình Tân | Quận Tân Phú | Quận Tân Bình | Quận Phú Nhuận | Quận Gò Vấp | Quận Bình Thạnh | Huyện Bình Chánh | Huyện Cần Giờ | Huyện Củ Chi | Huyện Hóc Môn | Huyện Nhà Bè

5/5 – (1 bình chọn)