Bản Đồ Quận Bình Thạnh TP HCM

Cập nhật thông tin mới nhất về Bản Đồ Quận Bình Thạnh Thành Phố Hồ Chí Minh do Websiste Nhà Phố Đồng Nai tổng hợp từ các nguồn trên Internet đáng tin cậy nhất. Quý khách hàng có thể xem đây là thông tin tham khảo với nhu cầu thông tin về bản đồ hành chính quận Bình Thạnh & các phường của Quận Bình Thạnh.

1. Vị Trí Bản Đồ Quận Bình Thạnh Trên Google Maps

2. Giới Thiệu Về Quận Bình Thạnh TP HCM

Quận Bình Thạnh TP HCM Nằm Ở Đâu ?
Quận Bình Thạnh nằm về phía Đông Bắc nội thành thành phố Hồ Chí Minh. Ở vị trí cửa ngõ thành phố, là vùng đất có một vị trí chiến lược quan trọng. Quận Bình Thạnh có tọa độ 10°48′10″ Bắc 106°41′48″ Đông. Quận Bình Thạnh được xem là một nút giao thông quan trọng của thành phố Hồ Chí Minh bởi vì Bình Thạnh là điểm đầu mối gặp gỡ các quốc lộ: Quốc lộ 1, Quốc lộ 13; là cửa ngõ đón con tàu thống nhất Bắc Nam qua cầu Bình Lợi vào ga Hòa Hưng và lại có Bến xe khách Miền Đông.

Quận Bình Thạnh Nằm Gần Những Quận Nào ?

Diện Tích Và Dân Số Quận Bình Thạnh Là Bao Nhiêu ?

  • Quận Bình Thạnh có diện tích 20,78 km²
  • Dân số quận Bình Thạnh năm 2019 là 499.164 người
  • Mật độ dân số đạt 24.021 người/km².
  • Dân cư Quận Bình Thạnh gồm 21 dân tộc, đa số là người Kinh.

Bản Đồ Quận Bình Thạnh Thành Phố Hồ Chí MinhBản Đồ Quận Bình Thạnh Thành Phố Hồ Chí Minh

2.1 Bản Đồ Hành Chính Quận Bình Thạnh Thành Phố Hồ Chí Minh

Quận Bình Thạnh Có Bao Nhiêu Phường ? Quận Bình Thạnh Thành Phố Hồ Chí Minh được chia thành 20 phường gồm: 1, 2, 3, 5, 6, 7, 11, 12, 13, 14, 15, 17, 19, 21, 22, 24, 25, 26, 27, 28

Bản Đồ Hành Chính Quận Bình Thạnh TP.HCMBản Đồ Hành Chính Quận Bình Thạnh TP.HCM
Bản Đồ Hành Chính Quận Bình Thạnh Mới NhấtBản Đồ Hành Chính Quận Bình Thạnh Mới Nhất
Tên PhườngDiện Tích (km2)Dân Số (người)Phường 10,2614.781Phường 20,3316.244Phường 30,4424.344Phường 50,3714.810Phường 60,31.055Phường 70,414.453Phường 110,772.805Phường 121,1234.117Phường 132,6318.656Phường 140,3212.247Phường 150,5121.186Phường 170,6423.320Phường 190,3916.423Phường 210,3923.186Phường 221,832.206Phường 240,5723.161Phường 251,8428.723Phường 261,3134.966Phường 270,8624.560Phường 285,496.569

2.2 UBND Quận Bình Thạnh Nằm Ở Đâu ?

  • Tên hành chính: Ủy Ban Nhân Dân Quận Bình Thạnh – TP.HCM
  • Địa chỉ: Số 6 Phan Đăng Lưu, Phường 14, Bình Thạnh, TP.HCM.
  • Hotline: (028) 35 511 888
  • Ngành nghề hoạt động: Quản lý và tổ chức
  • Chức năng: Tiếp nhận, triển khai, quản lý và báo cáo các công việc được phân công theo nhiệm vụ, chức năng
  • Thời gian làm việc: 08:00 –16:30 từ thứ 2 đến thứ 6
  • Thứ Bày ; Chủ nhật: Nghỉ
  • Mã hành chính: 765
  • Website : binhthanh.hochiminhcity.gov.vn
  • Biển số xe : 59-S1-S2-S3;50-S1

2.3 Lịch Sử Hình Thành Và Phát Triển Quận Bình Thạnh TP.HCM

Địa bàn quận Bình Thạnh ngày nay, gần tương ứng với vùng đất của 5 thôn: Bình Hòa, Bình Lợi Trung, Thạnh Đa, Phú Mỹ và Bình Quới Tây, thuộc tổng Bình Trị, huyện Bình Dương, phủ Tân Bình, trấn Phiên An, được Trịnh Hoài Đức ghi nhận trong danh sách các xã thôn trong Gia Định thành thông chí.

Năm 1836, tổng Bình Trị được tách làm 3 tổng mới: Bình Trị Thượng, Bình Trị Trung và Bình Trị Hạ. Các thôn Bình Lợi Trung, Thạnh Đa, Phú Mỹ và Bình Quới Tây thuộc về tổng Bình Trị Thượng, còn thôn Bình Hòa thuộc về tổng Bình Trị Hạ, đều thuộc huyện Bình Dương, phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định.

Thời Pháp Thuộc

Với Hòa ước Nhâm Tuất (1862), triều đình Huế nhượng hẳn 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ cho Pháp làm thuộc địa. Chính quyền thực dân Pháp chia 3 tỉnh này thành 13 thành các hạt thanh tra, do các viên chức Pháp ngạch thanh tra các công việc bản xứ đứng đầu, nhưng tạm thời vẫn giữ cơ cấu phủ huyện cũ. Phần đất của quận Bình Thạnh ngày nay nằm trong hạt Sài Gòn, tương ứng với 5 xã thôn Bình Hòa, Bình Lợi Trung, Thạnh Đa, Phú Mỹ và Bình Quới Tây, thuộc tổng Bình Trị Thượng, huyện Bình Dương, phủ Tân Bình, địa hạt Sài Gòn.

Sau khi chiếm được toàn bộ Nam Kỳ, năm 1868, chính quyền thực dân Pháp bãi bỏ các đơn vị hành chính phủ, huyện, phân chia lại toàn bộ cõi Nam Kỳ. Các hạt thanh tra về sau cũng được đổi thành hạt tham biện, do các Chánh tham biện người Pháp đứng đầu. Tuy vậy, chính quyền thực dân Pháp vẫn giữ lại cơ cấu hành chính cấp thấp như tổng, thôn. Vùng đất Bình Thạnh ngày nay thuộc tổng Bình Trị Thượng, hạt Sài Gòn. Năm 1871, các thôn đổi thành làng. Năm 1874, Tổng thống Pháp Jules Grévy ký sắc lệnh thành lập thành phố Sài Gòn. Tòa tham biện hạt Sài Gòn chuyển từ trung tâm thành phố Sài Gòn đặt tại làng Bình Hòa, tại vị trí ngày nay là trụ sở Ủy ban Nhân dân quận Bình Thạnh.

Từ Năm 1876 Đến Năm 1945

Ngày 24/8/1876, hạt Sài Gòn đổi tên thành hạt Bình Hòa. Tuy nhiên, do người Pháp dễ xảy ra sự nhầm lẫn giữa hạt Bình Hòa và hạt Biên Hòa, ngày 16/12/1885, hạt Bình Hòa đổi tên thành hạt Gia Định theo quyết định của Thống đốc Nam Kỳ. Theo Nghị định ngày 20/12/1899 của Toàn quyền Đông Dương đổi tất cả các hạt tham biện thành tỉnh thì từ ngày 1/1/1900 hạt tham biện Gia Định trở thành tỉnh Gia Định. Tỉnh lỵ Gia Định vẫn đặt tại làng Bình Hòa.

Ngày 1/1/1911, tỉnh Gia Định chia thành bốn quận: Thủ Đức, Nhà Bè, Gò Vấp và Hóc Môn. Vùng đất Bình Thạnh ngày nay thuộc về tổng Bình Trị Thượng, quận Gò Vấp, tương ứng với 2 làng Bình Hòa Xã (sáp nhập cả làng Bình Lợi Trung) và Thạnh Mỹ Tây (sáp nhập từ 3 làng Thạnh Đa, Phú Mỹ và Bình Quới Tây).

Ngày 11/5/1944, Toàn quyền Đông Dương ký nghị định tách một số vùng (nằm kế cận Khu Sài Gòn – Chợ Lớn) của tỉnh Gia Định để lập tỉnh Tân Bình. Tỉnh Tân Bình khi đó có duy nhất một quận là quận Châu Thành (lập ngày 19/9/1944). Làng Bình Hòa Xã và làng Thạnh Mỹ Tây khi đó thuộc thuộc tổng Bình Trị Thượng, quận Châu Thành, tỉnh Tân Bình.

Tỉnh Tân Bình tồn tại đến tháng 8/1945 thì giải thể. Làng Bình Hòa Xã và làng Thạnh Mỹ Tây trở lại thuộc tổng Bình Trị Thượng, quận Gò Vấp, tỉnh Gia Định cho đến năm 1956. Cùng thời gian đó, theo phân chia hành chính của chính quyền Việt Minh, thì làng Thạnh Mỹ Tây gọi là Hộ 19 và làng Bình Hòa Xã gọi là Hộ 20.

Thời Việt Nam Cộng Hòa

Sau năm 1956, các làng gọi là xã, trong đó có xã Bình Hòa Xã và xã Thạnh Mỹ Tây. Xã Bình Hòa Xã tiếp tục giữ vai trò là tỉnh lỵ tỉnh Gia Định cho đến năm 1975. Tuy nhiên, quận lỵ Gò Vấp lại đặt tại xã Hạnh Thông Xã.

Từ năm 1962 chính quyền Việt Nam Cộng hòa bỏ dần, đến năm 1965 bỏ hẳn cấp hành chính tổng. Khi đó, xã Bình Hòa Xã và xã Thạnh Mỹ Tây trực tiếp thuộc quận Gò Vấp, tỉnh Gia Định. Xã Bình Hòa Xã gồm 10 ấp đều mang địa danh “Bác Ái” và đánh số kèm theo, từ Bác Ái 1 đến Bác Ái 10. Tương tự, xã Thạnh Mỹ Tây gồm 10 ấp đều mang địa danh “Nhất Trí” và đánh số kèm theo, từ Nhất Trí 1 đến Nhất Trí 10.

Vị Trí Các Phường Trực Thuộc Quận Bình Thạnh TP HCMVị Trí Các Phường Trực Thuộc Quận Bình Thạnh TP HCM

Từ Năm 1975 Đến Năm 1982

Sau khi giải phóng Miền Nam, ngày 30/4/1975, ngày 3/5/1975 thành phố Sài Gòn – Gia Định được thành lập. Theo nghị quyết ngày 9/5/1975 của Ban Chấp hành Đảng bộ Đảng Lao động Việt Nam thành phố Sài Gòn – Gia Định, xã Bình Hòa Xã và xã Thạnh Mỹ Tây cũ được tách ra khỏi quận Gò Vấp để thành lập quận Bình Hòa và quận Thạnh Mỹ Tây cùng trực thuộc thành phố Sài Gòn – Gia Định. Đồng thời, quận Bình Hòa chuyển 10 ấp cũ thành 10 phường trực thuộc, từ Bác Ái 1 đến Bác Ái 10. Tương tự, quận Thạnh Mỹ Tây chuyển 10 ấp cũ thành 10 phường trực thuộc, từ Nhất Trí 1 đến Nhất Trí 10.

Ngày 20/5/1976, tổ chức hành chánh thành phố Sài Gòn – Gia Định được sắp xếp lần hai.. Theo đó, sáp nhập quận Bình Hòa và quận Thạnh Mỹ Tây cũ để thành lập quận mới có tên là quận Bình Thạnh. Lúc này, các phường cũ đều giải thể, lập các phường mới có diện tích, dân số nhỏ hơn và mang tên số. Thị xã Bình Thạnh có 34 phường, đánh số từ 1 đến 26, Đông Nhất, Đông Nhì, Đông Ba, Tây Nhất, Tây Nhì, Tây Ba, Thanh Đa, Trung Nhất, Trung Nhì và 7 xã An Nhơn, Bình Quới, Hạnh Thông, Phú Thọ Hòa, Tân Sơn Hòa, Tân Sơn Nhì, Thông Tây Hội.

Ngày 2/7/1976, Quốc hội đổi tên thành phố Sài Gòn – Gia Định thành Thành phố Hồ Chí Minh. Quận Bình Thạnh trở thành quận trực thuộc Thành phố Hồ Chí Minh.

Từ Năm 1982 Đến Năm 1997

Ngày 26/8/1982, Giải thể 2 phường: 8 và 20, địa bàn các phường giải thể sáp nhập vào các phường kế cận. Đồng thời, điều chỉnh địa giới của 2 phường: 18 và 19 với số phường trực thuộc còn 26:

  • Giải thể phường 8 để sáp nhập vào phường 12 và phường 14
  • Giải thể phường 20 để sáp nhập vào phường 18
  • Sáp nhập một phần phường 18 vào phường 19

Ngày 26/8/1986, điều chỉnh địa giới ở thị xã Bình Thạnh để thành lập quận Tân Bình trên cơ sở sáp nhập xã Phú Thọ Hòa, Tân Sơn Hòa và Tân Sơn Nhì cũ.

Ngày 27/8/1988, giải thể 6 phường: 4, 9, 10, 16, 18 và 23. Nhập vào các phường kế cận với số lượng 20 phường và giữ ổn định cho đến nay:

  • Giải thể các phường 9, 10 và 18 để sáp nhập vào các phường khác:
    • Sáp nhập 15 tổ dân phố của phường 9 và 15 tổ dân phố của phường 10 vào phường 12; tách 12 tổ dân phố của phường 12 để sáp nhập vào phường 14.
    • Tách 4 tổ dân phố của phường 14 và 27 tổ dân phố của phường 9 để sáp nhập vào phường 24.
    • Sáp nhập 22 tổ dân phố của phường 10 vào phường 11.
    • Tách 10 tổ dân phố của phường 18 để sáp nhập vào phường 19.
    • Sáp nhập 34 tổ dân phố của phường 18 vào phường 21.
  • Sáp nhập phường 3 và phường 4 thành phường 3.
  • Sáp nhập phường 15 và phường 23 thành phường 15.
  • Sáp nhập phường 16 và phường 17 thành phường 17 .
  • Tách 11 tổ dân phố của phường 14 để sáp nhập vào phường 2.

Từ Năm 1997 Đến Nay

Cuối năm 1997, thị xã Bình Thạnh có 26 phường 1, 2, 3, 5, 7, 9, 11, 12, 13, 14, 15, 17, 19, 21, 22, 24, 25, 26, Đông Nhất, Đông Nhì, Đông Ba, Tây Nhất, Tây Nhì, Tây Ba, Thanh Đa, Trung Nhất, Trung Nhì và 4 xã An Nhơn, Bình Quới, Hạnh Thông, Thông Tây Hội.

Ngày 30/3/1998, điều chỉnh địa giới ở thị xã Bình Thạnh để thành lập quận Gò Vấp trên cơ sở sáp nhập xã An Nhơn, Hạnh Thông và Thông Tây Hội cũ, là quận có diện tích lớn nhất thành phố khi đó. Đến năm 1998, thị xã Bình Thanh còn 27 phường 1, 2, 3, 5, 7, 9, 11, 12, 13, 14, 15, 17, 19, 21, 22, 24, 25, 26, Đông Nhất, Đông Nhì, Đông Ba, Tây Nhất, Tây Nhì, Tây Ba, Thanh Đa, Trung Nhất, Trung Nhì và xã Bình Quới.

Ngày 30/4/1999, điều chỉnh địa giới ở thị xã Bình Thạnh để thành lập quận Phú Nhuận, các phường cũ đều giải thể, lập các phường mới có diện tích, dân số nhỏ hơn và mang tên số. Quận Phú Nhuận có 17 phường, đánh số từ 1 đến 17. là quận có diện tích lớn nhất thành phố khi đó. Đến năm 1998, thị xã Bình Thanh còn 19 phường 1, 2, 3, 5, 7, 9, 11, 12, 13, 14, 15, 17, 19, 21, 22, 24, 25, 26, Thanh Đa và xã Bình Quới.

Ngày 31/12/1999

  • Thành lập Quận Bình Thạnh thuộc Thành phố Hồ Chí Minh trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số thuộc thị xã Bình Thạnh.
  • Giải thể phường Thanh Đa để thành lập phường 27.
  • Giải thể xã Bình Quới để thành lập phường 28.

Theo Wikipedia

3. Bản Đồ Quy Hoạch Quận Bình Thạnh

Đi cùng với quy hoạch quận Bình Thạnh là sự phát triển mạnh mẽ của lĩnh vực bất động sản tại nơi đây. Nơi đây có dân cư đông đúc, đi cùng với đó là lợi thế về khu vực trung tâm. Chính vì vậy các dự án bất động sản tại quận Bình Thạnh đều trở thành tâm điểm thu hút sự chú ý và quan tâm của các nhà đầu tư cũng như người dân.

Một số dự án lớn có thể kể đến như: Vinhomes Central Park, Landmark 81, The Penta Quận Bình Thạnh, Căn hộ cao cấp Sunwah Pearl, Căn hộ Ascent Plaza quận Bình Thạnh, Căn hộ Citihome Bình Thạnh, Căn hộ Opal Tower, Dự án 152 Điện Biên Phủ, Căn hộ GreenField 686, Khu dự án Rosena Bình Thạnh,…..

Bản Đồ Quy Hoạch Quận Bình Thạnh TP HCMBản Đồ Quy Hoạch Quận Bình Thạnh TP HCM

3.1 Quy Hoạch Sử Dụng Đất Quận Bình Thạnh TP HCM

Theo quyết định của Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố, bản đồ quy hoạch đất toàn khu vực quận Bình Thạnh sẽ được áp dụng đến năm 2030. Trong đó được chia ra làm từng giai đoạn như sau:

Cơ cấu quỹ đất từ năm 2020 đến năm 2025

  • Đất dân dụng: Quy hoạch theo tỷ lệ 60,39% tương ứng với 1.250,49ha.
  • Đất khác trong phạm vi đất dân dụng: Quy hoạch theo tỷ lệ 4,27% tương ứng với 88,36ha.
  • Đất ngoài dân dụng: Quy hoạch theo tỷ lệ 34,67% tương ứng với 717,98ha. 

Cơ cấu quỹ đất từ năm 2025 đến năm 2030

  • Đất dân dụng: Quy hoạch theo tỷ lệ 78,33% tương ứng với 1.622,06ha.
  • Đất khác trong phạm vi đất dân dụng: Quy hoạch theo tỷ lệ 12,80% tương ứng với 264,97ha.
  • Đất ngoài dân dụng: Quy hoạch theo tỷ lệ 16,73% tương ứng với 346,41ha. 

Bản Đồ Quy Hoạch Sử Dụng Đất Quận Bình Thạnh Đến Năm 2030Bản Đồ Quy Hoạch Sử Dụng Đất Quận Bình Thạnh Đến Năm 2030

3.2 Quy Hoạch Phát Triển Không Gian Q.Bình Thạnh Thành Phố Hồ Chí Minh

Bản Đồ Quy Hoạch Định Hướng Phát Triển Không Gian Quận Bình Thạnh Hiện NayBản Đồ Quy Hoạch Định Hướng Phát Triển Không Gian Quận Bình Thạnh Hiện Nay

4. Bản Đồ Quy Hoạch Các Phường Thuộc Quận Bình Thạnh TP.HCM

4.1 Bản Đồ Quy Hoạch Tỷ Lệ 1/2000 Khu Dân Cư Bình Hòa Quận Bình Thạnh

Bản Đồ Quy Hoạch Tỷ Lệ 1/2000 Khu Dân Cư Bình Hòa Quận Bình Thạnh

4.2 Bản Đồ Quy Hoạch Tỷ Lệ 1/2000 Khu Dân Cư Đường Nguyễn Hữu Cảnh Phường 22 Quận Bình Thạnh

Bản Đồ Quy Hoạch Tỷ Lệ 1/2000 Khu Dân Cư Đường Nguyễn Hữu Cảnh Phường 22 Quận Bình Thạnh

4.3 Bản Đồ Quy Hoạch Tỷ Lệ 1/2000 Khu Dân Cư Phường 1, 2, 3, 14 Quận Bình Thạnh

Bản Đồ Quy Hoạch Tỷ Lệ 1/2000 Khu Dân Cư Phường 1, 2, 3, 14 Quận Bình Thạnh

4.4 Bản Đồ Quy Hoạch Tỷ Lệ 1/2000 Khu Dân Cư Phường 5, 6, 7, 11 Quận Bình Thạnh

Bản Đồ Quy Hoạch Tỷ Lệ 1/2000 Khu Dân Cư Phường 5, 6, 7, 11 Quận Bình Thạnh

4.5 Bản Đồ Quy Hoạch Tỷ Lệ 1/2000 Khu Dân Cư Phường 19, 21 Quận Bình Thạnh

Bản Đồ Quy Hoạch Tỷ Lệ 1/2000 Khu Dân Cư Phường 19, 21 Quận Bình Thạnh

4.6 Bản Đồ Quy Hoạch Tỷ Lệ 1/2000 Khu Dân Cư Phường 12 Quận Bình Thạnh

Bản Đồ Quy Hoạch Tỷ Lệ 1/2000 Khu Dân Cư Phường 12 Quận Bình Thạnh

4.7 Bản Đồ Quy Hoạch Tỷ Lệ 1/2000 Khu Dân Cư Phường 13 Quận Bình Thạnh

Bản Đồ Quy Hoạch Tỷ Lệ 1/2000 Khu Dân Cư Phường 13 Quận Bình Thạnh

4.8 Bản Đồ Quy Hoạch Tỷ Lệ 1/2000 Khu Dân Cư Phường 15 Quận Bình Thạnh

Bản Đồ Quy Hoạch Tỷ Lệ 1/2000 Khu Dân Cư Phường 15 Quận Bình Thạnh

4.9 Bản Đồ Quy Hoạch Tỷ Lệ 1/2000 Khu Dân Cư Phường 17 Quận Bình Thạnh

Bản Đồ Quy Hoạch Tỷ Lệ 1/2000 Khu Dân Cư Phường 17 Quận Bình Thạnh

4.10 Bản Đồ Quy Hoạch Tỷ Lệ 1/2000 Khu Dân Cư Phường 24 Quận Bình Thạnh

Bản Đồ Quy Hoạch Tỷ Lệ 1/2000 Khu Dân Cư Phường 24 Quận Bình Thạnh

4.11 Bản Đồ Quy Hoạch Tỷ Lệ 1/2000 Khu Dân Cư Phường 25 Quận Bình Thạnh

Bản Đồ Quy Hoạch Tỷ Lệ 1/2000 Khu Dân Cư Phường 25 Quận Bình Thạnh

4.12 Bản Đồ Quy Hoạch Tỷ Lệ 1/2000 Khu Dân Cư Phường 26 Quận Bình Thạnh

Bản Đồ Quy Hoạch Tỷ Lệ 1/2000 Khu Dân Cư Phường 26 Quận Bình Thạnh

4.13 Bản Đồ Quy Hoạch Tỷ Lệ 1/2000 Khu Dân Cư Phường 27 Quận Bình Thạnh

Bản Đồ Quy Hoạch Tỷ Lệ 1/2000 Khu Dân Cư Phường 27 Quận Bình Thạnh

4.14 Bản Đồ Quy Hoạch Tỷ Lệ 1/2000 Khu Dân Cư Tam Giác Đài Liệt Sĩ Quận Bình Thạnh

Bản Đồ Quy Hoạch Tỷ Lệ 1/2000 Khu Dân Cư Tam Giác Đài Liệt Sĩ Quận Bình Thạnh

4.15 Bản Đồ Quy Hoạch Tỷ Lệ 1/2000 Khu Đô Thị Mới Bình Qưới – Thanh Đa Phường 28 Quận Bình Thạnh

Bản Đồ Quy Hoạch Tỷ Lệ 1/2000 Khu Đô Thị Mới Bình Qưới - Thanh Đa Phường 28 Quận Bình Thạnh

5. Bản Đồ Giao Thông Quận Bình Thạnh

  • Các tuyến đường độ: Toàn quận Bình Thạnh hiện có hơn 310 các tuyến đường lớn nhỏ được xây dựng khang trang. Trong đó, các tuyến đường chính cần phải kể đến là Xô Viết Nghệ Tĩnh, Nguyễn Hữu Cảnh, Nơ Trang Long, Đinh Bộ Lĩnh,…
  • Tuyến đường sắt: Quận Bình Thạnh có tuyến đường sắt Metro Bến Thành – Suối Tiên đi qua. Khả năng vận chuyển của tuyến đường này ước đạt 186.000 khách/ngày.
  • Tuyến đường hàng không: Quận Bình Thạnh nằm rất gần với sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất. Cảng hàng không hỗ trợ vận chuyển trên 30 triệu lượt khách/năm.

Cùng với sông Sài Gòn các kinh rạch: Thị Nghè, Cầu Bông, Văn Thánh, Thanh Đa, Hố Tàu, Thủ Tắc… đã tạo thành một hệ thống đường thủy đáp ứng lưu thông cho xuồng, ghe nhỏ đi sâu vào các khu vực trên khắp địa bàn Bình Thạnh, thông thương với các địa phương khác.

Kênh Thanh Đa được khởi đào vào năm 1897 đã biến bán đảo Thanh Đa- Bình Quới trở thành “vùng sâu” có 3 mặt giáp với sông. Chính địa thế này đã tạo nhiều thuận lợi cho phong trào đấu tranh yêu nước của nhân dân Bình Hòa-Thạnh Mỹ Tây trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Hiện nay, bán đảo Thanh Đa – Bình Quới xinh đẹp với khí hậu tươi mát là một khu du lịch nổi tiếng ở thành phố Hồ Chí Minh.

Bản Đồ Giao Thông Quận Bình Thạnh Mới NhấtBản Đồ Giao Thông Quận Bình Thạnh Mới Nhất
Bản Đồ Quy Hoạch Giao Thông Quận Bình ThạnhBản Đồ Quy Hoạch Giao Thông Quận Bình Thạnh

6. Danh Sách Bệnh Viện Quận Bình Thạnh

  • Bệnh Viện Đa Khoa Quốc Tế Vinmec Vinhomes Central Park
    • Địa chỉ: 208 Nguyễn Hữu Cảnh, 22, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
  • Bệnh Viện Quốc Tế Columbia Asia Gia Định – Nơ Trang Long
    • Địa chỉ: 01 Nơ Trang Long, Phường 7, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
  • Bệnh Viện Nhân Dân Gia Định – Nơ Trang Long
    • Địa chỉ: 1 Nơ Trang Long, Phường 7, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
  • Bệnh Viện Ung Bướu – Nơ Trang Long
    • Địa chỉ: Bệnh Viện Ung Bướu TP.HCM: 3 Nơ Trang Long, phường 7, quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh
  • Bệnh Viện Quận Bình Thạnh – Nguyễn Văn Lạc
    • Địa chỉ: số 112 A-B Đinh Tiên Hoàng, phường 1, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh

Bản Đồ Bệnh Viện, Trung Tâm Y Tế Quận Bình ThạnhBản Đồ Bệnh Viện, Trung Tâm Y Tế Quận Bình Thạnh

7. Danh Sách Trường Học Tại Quận Bình Thạnh

  • Danh Sách Trường Tiểu Học Quận Bình Thạnh : Tiểu Học Yên Thế, Tiểu Học Bình Hoà, Tiểu Học Nguyễn Đình Chiểu, Tiểu học Bình Lợi Trung, Tiểu Học Hồng Hà, Tiểu Học Trần Quang Vinh….
  • Danh Sách Trường THCS Quận Bình Thạnh :  THCS Lê Văn Tám, THCS Lam Sơn, THCS Phú Mỹ, THCS Thanh Đa, THCS Hà Huy Tập, THCS Cửu Long, THCS Nguyễn Văn Bé….
  • Danh Sách Trường THPT Quận Bình Thạnh : Trường THPT Gia Định, Trường THPT Thanh Đa, Trường THPT Võ Thị Sáu, Trường THPT Phan Đăng Lưu, Trường THPT bán công Hoàng Hoa Thám, Trường THPT Trần Văn Giàu, Trường THPT dân lập Hưng Đạo, Trường THPT dân lập Đông Đô, Trường THPT dân lập Phan Hữu Ích….

Bản Đồ Trường Học Quận Bình ThạnhBản Đồ Trường Học Quận Bình Thạnh

8. Danh Sách Địa Điểm Du Lịch Tại Quận Bình Thạnh

8.1 Làng Du Lịch Bình Quới

  • Địa chỉ : 1147 Bình Quới, Phường 28, Quận Bình Thạnh, Thành Phố Hồ Chí Minh

Được mệnh danh là một “thung lũng xanh giữa thành phố” đến làng du lịch Bình Quới, du khách như lạc vào một miền quê thanh bình, cảm nhận không gian bao la, thoáng mát, gió thoảng mang mùi cỏ cây hoa lá với dãy đèn lồng dẫn vào những căn nhà tranh vách đất, hồ nước lấp lánh ánh hoa đăng.

Những hàng dừa nghiêng nghiêng soi bóng bên dòng kênh xanh mát hay những thảm cỏ xanh mướt, những ngôi nhà tranh nhỏ xinh, những ao sen hoa nở thơm ngát, những chiếc xe bò treo lủng lẳng một vài giỏ hoa tươi và cả khung cảnh cảnh chợ nổi trên sông… tất cả tạo nên một nét hấp dẫn riêng cho làng du lịch Bình Quới.

Làng Du Lịch Bình Quới - Bình ThạnhLàng Du Lịch Bình Quới – Bình Thạnh

8.2 Khu Du Lịch Văn Thánh

  • Địa chỉ : Điện Biên Phủ, Phường 25, Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh

Đi du lịch ở khu Văn Thánh, bạn sẽ được thỏa sức bấm máy và lưu giữ những bức hình tuyệt đẹp. Nơi đây có đầy đủ các background lý tưởng như: Những ngôi nhà lợp mái lá đơn sơ, mộc mạc, dòng sông Thị Nghè hiền hòa, thơ mộng hay những tòa nhà cao chọc trời phía sau cũng sẽ khiến cho bức ảnh của bạn thực sự hút hồn.

Khu Du Lịch Văn Thánh TP HCMKhu Du Lịch Văn Thánh TP HCM

8.3 Công Viên Vinhomes Central Park

  • Địa chỉ : Vinhomes Tân Cảng, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh

Công viên Vinhomes Central Park hay còn được gọi là công viên Vinhomes Tân Cảng, công viên Landmark. Đây là một trong những địa điểm du lịch Sài Gòn hấp dẫn và trở thành điểm đến vui chơi quen thuộc của nhiều người dân địa phương cũng như du khách. 

Công Viên Vinhomes Central Park Quận Bình ThạnhCông Viên Vinhomes Central Park Quận Bình Thạnh

8.4 Lăng Ông Bà Chiểu

  • Địa chỉ: 01 Vũ Tùng, Phường 1, Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh

Lăng Ông Bà Chiểu là công trình văn hóa tâm linh lớn nhất TP. Hồ Chí Minh. Đây là lăng thờ Tả quân Lê Văn Duyệt (1764-1832) – vị tướng Tổng trấn thành Gia Định xưa. Lăng có tên chính xác là Thượng Công miếu, được ghi bằng chữ Hán ở cổng Tam quan. Sau này người ta quen gọi là lăng Ông Bà Chiểu

Lăng Ông Bà Chiểu Bình Thạnh TP.HCMLăng Ông Bà Chiểu Bình Thạnh TP.HCM

8.5 Chợ Bà Chiểu

  • Địa chỉ: đường Bạch Đằng, Phường 1, Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh

Chợ Bà Chiểu là một chợ lớn toạ lạc tại khu vực trung tâm quận Bình Thạnh, thuộc địa phận Thành phố Hồ Chí Minh. Chợ được xây dựng từ năm 1942 bởi ông Trần Văn Chơi (biệt danh là ông Tư Chơi) nhà ông Trần Văn Chơi hiện nay là ban quản lý chợ Bà Chiểu, nhà ông Trần Văn Chơi giáp ranh với nhà ông Đốc Phủ Sứ Trần Quang Nhã (tỉnh trưởng Gia Định), với tổng diện tích 8.465 m², mãi cho đến năm 1987 thì được nâng cấp sửa chữa.

Chợ Bà Chiểu được chia làm 8 khu chính, bố trí cho gần 800 hộ kinh doanh 40 ngành hàng. Nơi đây bày bán mọi loại sản phẩm từ đồ gia dụng, quần áo, giày dép, nón lá tới nhu yếu phẩm hàng ngày và đặc biệt là đồ si.

Chợ Bà Chiểu Quận Bình ThạnhChợ Bà Chiểu Quận Bình Thạnh

Trên đây là tổng hợp các loại bản đồ Quận Bình Thạnh TP HCM và những thông tin mới nhất về Quận Bình Thạnh. Anh/chị có thể xem chi tiết về bản đồ TP Hồ Chí Minh và bản đồ các quận thành phố Hồ Chí Minh ngay bên dưới :

Thành Phố Hồ Chí Minh | Quận 1 | Thành Phố Thủ Đức (Q2,Q9,Q.Thủ Đức) | Quận 2 | Quận 3 | Quận 4 | Quận 5 | Quận 6 | Quận 7 | Quận 8 | Quận 9 | Quận 10 | Quận 11 | Quận 12 | Quận Bình Tân | Quận Tân Phú | Quận Tân Bình | Quận Phú Nhuận | Quận Gò Vấp | Quận Bình Thạnh | Huyện Bình Chánh | Huyện Cần Giờ | Huyện Củ Chi | Huyện Hóc Môn | Huyện Nhà Bè

5/5 – (1 bình chọn)