Bản Đồ Huyện Bình Chánh TP HCM
Cập nhật thông tin mới nhất về Bản Đồ Huyện Bình Chánh Thành Phố Hồ Chí Minh do Websiste Nhà Phố Đồng Nai tổng hợp từ các nguồn trên Internet đáng tin cậy nhất. Quý khách hàng có thể xem đây là thông tin tham khảo với nhu cầu thông tin về bản đồ hành chính Huyện Bình Chánh & các phường của Huyện Bình Chánh.
1. Vị Trí Bản Đồ Huyện Bình Chánh Trên Google Maps
2. Giới Thiệu Về Huyện Bình Chánh TP HCM
Huyện Bình Chánh Ở Đâu ?
Bình Chánh là quận ngoại thành của Thành Phố Hồ Chí Minh (TPHCM), nằm trải dài bao bọc phía tây và một phần phía nam của Thành phố. Huyện Bình Chánh có tọa độ 10°45′1″ Bắc 106°30′45″ Đông. Trên địa bàn huyện Bình Chánh có nhiều kênh rạch, nhất là ở nhánh phía nam, tây nam, tạo thành một hệ thống giao thông đường thủy quan trọng kết nối TPHCM với khu vực đồng bằng sông Cửu Long (13 tỉnh miền Tây).
Huyện Bình Chánh Gần Những Quận Huyện Nào ?
- Phía đông giáp : Quận 7 và huyện Nhà Bè với ranh giới là rạch Ông Lớn và rạch Bà Lào
- Phía đông bắc : giáp Quận 8 và quận Bình Tân
- Phía tây giáp : các huyện Đức Hòa và Bến Lức thuộc tỉnh Long An
- Phía nam giáp : huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An
- Phía bắc giáp : huyện Hóc Môn.
Diện Tích Và Dân Số Huyện Bình Chánh Bao Nhiêu ?
- Huyện có diện tích 252,56 km²
- Dân số năm 2019 là 705.508 người
- Mật độ dân số đạt 2.793 người/km²
Huyện Bình Chánh được biết đến là khu vực có tốc độ đô thị hóa cao, dân cư đông đúc, nằm ở cửa ngõ hành lang chính thức khu vực phía Tây, Tây Bắc và phía Nam thành phố, với nhiều địa điểm tham quan, di tích lịch sử,…Đây là huyện có dân số đông nhất cả nước và cũng là đơn vị hành chính cấp huyện có dân số đông thứ 4 cả nước, chỉ sau thành phố Biên Hòa,thành phố Thủ Đức và quận Bình Tân (theo thống kê dân số năm 2019).
Bản Đồ Huyện Bình Chánh Thành Phố Hồ Chí Minh Mới Nhất
Mục Lục
2.1 Bản Đồ Hành Chính Huyện Bình Chánh Thành Phố Hồ Chí Minh
Huyện Bình Chánh Có Bao Nhiêu Xã ? Huyện Bình Chánh TP HCM có 16 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Tân Túc (huyện lỵ) và 15 xã: An Phú Tây, Bình Chánh, Bình Hưng, Bình Lợi, Đa Phước, Hưng Long, Lê Minh Xuân, Phạm Văn Hai, Phong Phú, Quy Đức, Tân Kiên, Tân Nhựt, Tân Quý Tây, Vĩnh Lộc A, Vĩnh Lộc B.
Bản Đồ Hành Chính Huyện Bình Chánh TP HCM Hiện Nay
Đơn Vị Hành Chính Diện Tích (Km2)Dân Số (Người)Mật Độ (N/Km2)Thị trấn Tân Túc8,5610.9391.277Xã An Phú Tây 5,866.4981.109Xã Bình Chánh 8,1640.7574.995Xã Bình Hưng13,7465.8104.790Xã Bình Lợi 19,078.927468Xã Đa Phước 16,117.9571.115Xã Hưng Long12,76Đang cập nhậtĐang cập nhậtXã Lê Minh Xuân 35,3731.585900Xã Phạm Văn Hai 26,8213.194492Xã Phong Phú 18,711.840633Xã Quy Đức 6,469.3221.443Xã Tân Kiên 11,4644.3973.874Xã Tân Nhựtt 23,4911.126474Xã Tân Quý Tây 8,371.138136Xã Vĩnh Lộc A 19,78100.4805.080Xã Vĩnh Lộc B 17,494.4315.427
2.2 Trụ Sở UBND Huyện Bình Chánh Nằm Ở Đâu ?
- Tên hành chính: Ủy Ban Nhân Dân Huyện Bình Chánh – TP.HCM
- Địa chỉ: 349 Đường Tân Túc, TT. Tân Túc, Bình Chánh, TP.HCM.
- Hotline: (028) 37 602 129
- Ngành nghề hoạt động: Quản lý và tổ chức
- Chức năng: Tiếp nhận, triển khai, quản lý và báo cáo các công việc được phân công theo nhiệm vụ, chức năng
- Thời gian làm việc: 08:00–17:00 từ thứ 2 đến thứ 6
- Thứ Bảy : 07:30–11:00
- Chủ nhật : Nghỉ
- Mã hành chính: 785
- Website : binhchanh.hochiminhcity.gov.vn
- Biển số xe : 59-N2-N3
2.3 Lịch Sử Hình Thành Và Phát Triển Huyện Bình Chánh TP.HCM
Trước năm 1975, Bình Chánh là một quận trực thuộc tỉnh Gia Định. Sau năm 1975, quận Bình Chánh được đổi thành huyện Bình Chánh trực thuộc Thành phố Hồ Chí Minh như hiện nay.
Thời Phong Kiến
Vào thời nhà Nguyễn độc lập, vùng đất Bình Chánh ngày nay thuộc địa bàn hai huyện Tân Long và Bình Long của phủ Tân Bình, một phần huyện Phước Lộc thuộc phủ Tân An cùng thuộc tỉnh Gia Định.
Thời Pháp Thuộc
- Với Hòa ước Nhâm Tuất (1862), triều đình Huế nhượng hẳn 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ cho Pháp làm thuộc địa. Chính quyền thực dân Pháp chia 3 tỉnh này thành 13 hạt thanh tra, do các viên chức Pháp ngạch thanh tra các công việc bản xứ đứng đầu, nhưng tạm thời vẫn giữ cơ cấu phủ huyện cũ.
- Sau khi chiếm được toàn bộ Nam Kỳ, năm 1868, chính quyền thực dân Pháp bãi bỏ các đơn vị hành chính phủ, huyện, phân chia lại toàn bộ cõi Nam Kỳ. Các hạt thanh tra về sau cũng được đổi thành hạt tham biện, do các Chánh tham biện người Pháp đứng đầu. Tuy vậy, chính quyền thực dân Pháp vẫn giữ lại cơ cấu hành chính cấp thấp như tổng, xã thôn.
- Ngày 1/1/1900, tỉnh Chợ Lớn được thành lập.
- Quận Châu Thành thuộc tỉnh Chợ Lớn thành lập năm 1918 với lỵ sở đặt chung trong thành phố Chợ Lớn, đến năm 1930 đổi tên thành quận Trung Quận hay còn gọi là quận Trung ương. Từ ngày 4/2/1947, đổi thành quận Gò Đen, do lỵ sở dời về thị tứ mang tên này. Quận có bốn tổng: Tân Phong Hạ, Long Hưng Thượng, Long Hưng Trung và Long Hưng Hạ.
- Quận Bình Xuyên thuộc tỉnh Chợ Lớn tồn tại trong các thời gian từ ngày 2/5/1933 đến tháng 12/1944 và từ tháng 1/1953 đến ngày 22/10/1956, do tách ra tổng Tân Phong Hạ của quận Trung Quận. Sau đó quận Bình Xuyên giải thể, trả lại tổng Tân Phong Hạ cho quận Trung Quận như cũ.
Thời Việt Nam Cộng Hòa
- Ngày 22/10/1956, theo Sắc lệnh 143/NV của Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm, tỉnh Tân An hợp nhất với phần lớn đất đai tỉnh Chợ Lớn để thành lập tỉnh mới có tên là tỉnh Long An.
- Ngày 8/4/1957 ba tổng: Tân Phong Hạ, Long Hưng Thượng và Long Hưng Trung thuộc quận Gò Đen (quận Trung Quận) của tỉnh Chợ Lớn giải thể được sáp nhập vào tỉnh Gia Định, lập nên quận Bình Chánh mới. Riêng tổng Long Hưng Hạ cùng quận Gò Đen (quận Trung Quận) cũ, nhập vào quận Bến Lức mới lập của tỉnh Long An.
- Quận Bình Chánh lấy theo tên gọi của xã Bình Chánh vốn là nơi đặt quận lỵ của quận này. Năm 1957, quận Bình Chánh có 03 tổng với 15 xã:
- Tổng Tân Phong Hạ có 03 xã: An Phú, Bình Hưng và Phong Đước;
- Tổng Long Hưng Thượng có 05 xã: An Lạc, Bình Trị Đông, Tân Kiên, Tân Nhựt và Tân Tạo;
- Tổng Long Hưng Trung có 07 xã: An Phú Tây, Bình Chánh, Đa Phước, Hưng Long, Quy Đức, Tân Quý Tây và Tân Túc (riêng 3 xã Hưng Long, Quy Đức, Tân Quý Tây trước đây thuộc tổng Phước Điền Thượng, quận Cần Giuộc).
- Từ năm 1962 chính quyền bỏ dần, đến năm 1965 bỏ hẳn cấp hành chính tổng.
- Cho đến ngày 29/4/1975, quận Bình Chánh có 15 xã trực thuộc: An Lạc, An Phú, An Phú Tây, Bình Chánh, Bình Hưng, Bình Trị Đông, Đa Phước, Hưng Long, Phong Đước, Quy Đức, Tân Kiên, Tân Nhựt, Tân Quý Tây, Tân Tạo, Tân Túc.
Từ Năm 1975 Đến Năm 2003
- Sau khi giải phóng Miền Nam, ngày 30/4/1975, ngày 3/5/1975 thành phố Sài Gòn – Gia Định được thành lập. Ngày 9/5/1975, huyện Bình Chánh được thành lập, bao gồm quận Bình Chánh, hai xã: Vĩnh Lộc và Bình Hưng Hòa của quận Tân Bình cũ và xã Bình Lợi.
- Ngày 20/5/1976, tổ chức hành chánh thành phố Sài Gòn – Gia Định được sắp xếp lần hai. Theo đó, vẫn giữ nguyên huyện Bình Chánh cũ có từ năm 1975. Lúc này, chính quyền sáp nhập hai xã: An Phú và Phong Đước với nhau, lập nên xã Phong Phú. Như thế, huyện Bình Chánh bao gồm 17 xã: An Lạc, An Phú Tây, Bình Chánh, Bình Hưng, Bình Hưng Hòa, Bình Lợi, Bình Trị Đông, Đa Phước, Hưng Long, Phong Phú, Quy Đức, Tân Kiên, Tân Nhựt, Tân Quý Tây, Tân Tạo, Tân Túc, Vĩnh Lộc.
- Ngày 2/7/1976, chính thức đổi tên thành phố Sài Gòn – Gia Định thành Thành phố Hồ Chí Minh. Huyện Bình Chánh trở thành huyện trực thuộc Thành phố Hồ Chí Minh.
- Ngày 13/4/1977, thành lập hai xã mới: Phạm Văn Hai và Lê Minh Xuân ở vùng kinh tế mới thuộc huyện Bình Chánh.
- Ngày 12/9/1981, chuyển xã An Lạc thành thị trấn An Lạc.
- Ngày 1/11/1985, chia xã Vĩnh Lộc thành 2 xã: Vĩnh Lộc A và Vĩnh Lộc B.
- Như thế lúc này, huyện Bình Chánh bao gồm thị trấn An Lạc và 19 xã: An Phú Tây, Bình Chánh, Bình Hưng, Bình Hưng Hòa, Bình Lợi, Bình Trị Đông, Đa Phước, Hưng Long, Lê Minh Xuân, Phạm Văn Hai, Phong Phú, Quy Đức, Tân Kiên, Tân Nhựt, Tân Quý Tây, Tân Tạo, Tân Túc, Vĩnh Lộc A, Vĩnh Lộc B.
Từ Năm 2003 Đến Nay
- Ngày 05/11/2003, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 130/2003/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Bình Chánh để thành lập quận Bình Tân và các phường trực thuộc, thành lập thị trấn Tân Túc thuộc huyện Bình Chánh. Nội dung như sau:
- Thành lập quận Bình Tân trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của các xã Bình Hưng Hòa, Bình Trị Đông, Tân Tạo và thị trấn An Lạc thuộc huyện Bình Chánh. Quận Bình Tân có 5.188,67 ha diện tích tự nhiên và 254.635 nhân khẩu.
- Thành lập thị trấn Tân Túc (thị trấn huyện lị huyện Bình Chánh) trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của xã Tân Túc. Thị trấn Tân Túc có 856,41 ha diện tích tự nhiên và 10.939 nhân khẩu.
- Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính thành lập quận Bình Tân và thành lập thị trấn Tân Túc, huyện Bình Chánh còn lại 25.268,56 ha diện tích tự nhiên và 224.165 nhân khẩu; có 16 đơn vị hành chính trực thuộc gồm các xã: Phong Phú, Đa Phước, Quy Đức, Hưng Long, Tân Quý Tây, Bình Chánh, An Phú Tây, Tân Kiên, Tân Nhựt, Bình Lợi, Lê Minh Xuân, Phạm Văn Hai, Bình Hưng, Vĩnh Lộc A, Vĩnh Lộc B và thị trấn Tân Túc.
Theo Wikipedia
3. Bản Đồ Quy Hoạch Huyện Bình Chánh
Theo quyết định số 6013/QĐ-UBND của UBND TP.HCM ban hành về việc điều chỉnh xây dựng quy hoạch Bình Chánh theo hướng công nghiệp tỷ lệ 1/5.000. Chi tiết quy hoạch cụ phân bổ như sau:
Tính đến năm 2020 tổng diện tích đất của huyện Bình Chánh là 25.255,29 ha. Trong đó đất nông nghiệp có diện tích khoảng 8.312,7 ha. Còn đất phi nông nghiệp khoảng 16.942,59 ha. (Trong đó diện tích phát triển đất ở đô thị là 2.163,9 ha. Diện tích phát triển đất ở các cơ sở sản xuất là 195,01 ha. Diện tích phát triển đất cơ sở hạ tầng là hơn 5.000 ha)
Quy hoạch phân bố đối với các khu vực dân cư tại Bình Chánh
- Khu 1 gồm cụm dân cư 3 xã ở phía bắc của huyện là: xã Vĩnh Lộc A, xã Vĩnh Lộc B, xã Phạm Văn Hai
- Khu 2 gồm cụm dân cư 3 xã là: Xã Tân Nhựt, xã Lê Minh Xuân và xã Bình Lợi
- Khu 3 và khu 4 gồm cụm dân cư: xã Hưng Long, xã Quy Đức, xã An Phú Tây và xã Tân Quý Tây.
- Khu 5 gồm cụm dân cư là xã: Xã Phong Phú, xã Đa Phước, xã Bình Hưng
Bản Đồ Quy Hoạch Huyện Bình Chánh TP.HCM Mới Nhất
3.1 Quy Hoạch Sử Dụng Đất Huyện Bình Chánh TP HCM
Bản Đồ Quy Hoạch Sử Dụng Đất Huyện Bình Chánh Mới Nhất
3.2 Quy Hoạch Phát Triển Không Gian Huyện Bình Chánh Thành Phố Hồ Chí Minh
Bản Đồ Quy Hoạch Định Hướng Phát Triển Không Gian Huyện Bình Chánh TP.HCM
4. Bản Đồ Quy Hoạch Các Xã Thuộc Huyện Bình Chánh TP.HCM
4.1 Bản Đồ Quy Hoạch 1/2000 Khu Trung Tâm Và Dân Cư Xã Phong Phú Huyện Bình Chánh TP.HCM
4.2 Bản Đồ Quy Hoạch 1/2000 Khu Trung Tâm Và Dân Cư Tân Túc Huyện Bình Chánh
4.3 Bản Đồ Quy Hoạch 1/2000 Khu Trung Tâm Và Dân Cư Khu Vực Phía Tây Thành Phố Huyện Bình Chánh
4.4 Bản Đồ Quy Hoạch 1/2000 Khu Dân Cư, Tái Định Cư Và Nhà Ở Công Nhân Lê Minh Xuân Huyện Bình Chánh
4.5 Bản Đồ Quy Hoạch 1/2000 Khu Dân Cư Đô Thị Phía Bắc Rạch Bà Tánh Huyện Bình Chánh
4.6 Bản Đồ Quy Hoạch Tỷ Lệ 1/2000 Khu Dân Cư Xã Tân Kiên Huyện Bình Chánh – Khu A
4.7 Bản Đồ Quy Hoạch 1/2000 Khu Dân Cư Xã Tân Kiên Huyện Bình Chánh – Khu B
4.8 Bản Đồ Quy Hoạch Tỷ Lệ 1/2000 Khu Dân Cư Xã Bình Chánh Huyện Bình Chánh
4.9 Bản Đồ Quy Hoạch Tỷ Lệ 1/2000 Khu Dân Cư Và Trung Tâm Xã Bình Chánh Huyện Bình Chánh
4.10 Bản Đồ Quy Hoạch Tỷ Lệ 1/2000 Khu Dân Cư Thị Trấn Tân Túc Huyện Bình Chánh Phần Còn Lại Phía Bắc
4.11 Bản Đồ Quy Hoạch Tỷ Lệ 1/2000 Khu Dân Cư Thị Trấn Tân Túc Huyện Bình Chánh Phần Còn Lại Phía Nam
4.12 Bản Đồ Quy Hoạch Tỷ Lệ 1/2000 Khu Dân Cư Xã Tân Quý Tây Huyện Bình Chánh
4.13 Bản Đồ Quy Hoạch Tỷ Lệ 1/2000 Khu Dân Cư Phía Tây Quốc Lộ 1 Huyện Bình Chánh
4.14 Bản Đồ Quy Hoạch Tỷ Lệ 1/2000 Khu Dân Cư Phía Tây Quốc Lộ 1 Huyện Bình Chánh – Khu 2
4.15 Bản Đồ Quy Hoạch Tỷ Lệ 1/2000 Khu Dân Cư Phía Đông Quốc Lộ 1 Huyện Bình Chánh
4.16 Bản Đồ Quy Hoạch Tỷ Lệ 1/2000 Khu Dân Cư Phía Bắc Xã Phong Phú Huyện Bình Chánh
4.17 Bản Đồ Quy Hoạch Tỷ Lệ 1/2000 Khu Dân Cư Phía Bắc Xã Bình Chánh Huyện Bình Chánh
4.18 Bản Đồ Quy Hoạch Tỷ Lệ 1/2000 Khu Dân Cư Đa Phước Huyện Bình Chánh
4.19 Bản Đồ Quy Hoạch Tỷ Lệ 1/2000 Khu Dân Cư Cầu Xáng Huyện Bình Chánh
5. Bản Đồ Giao Thông Huyện Bình Chánh
Đường Bộ
- Đường nội đô thị:
- Tuyến đường chính: Có gần 70 tuyến đường lớn được xây dựng với lộ giới từ 30m trở lên như đường Nguyễn Văn Linh, Trần Văn Giàu, Nguyễn Thị Tú, Quốc lộ 50, An Hạ, Bà Điểm, Bà Thao,…
- Tuyến đường nhánh: Hơn 300 tuyến đường nhánh nhỏ nối liền các xã và thị trấn được xây dựng từ 30m trở xuống như đường Kênh A, Kênh B, Kênh C, Rạch Ông Cốm, Tân Kiên, Tân Liêm, Tân Liễu, Xóm Giữa, Xóm Hổ, Xóm Giàu,…
- Đường ngoại đô thị:
- Quốc lộ 1A: Dài 2301,34 km có đoạn đi qua huyện Bình Chánh nối liền khu vực này mới 30 tỉnh thành từ Bắc đến Nam.
- Quốc lộ 50: Dài 95,2 km nối huyện Bình Chánh với Tiền Giang và Long An.
- Đường vành đai 3: Dài 97,7 km kết nối Bình Chánh với Long An, Bình Dương và Đồng Nai
- Đại lộ Võ Văn Kiệt – Mai Chí Thọ: Nối huyện Bình Chánh với quận 1, quận 2, quận 5, quận 6, quận 8 và quận Bình Tân.
- Đường mở mới Tây Bắc: Có lộ giới 60m kết nối huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh với tỉnh Long An.
- Hệ thống bến bãi tại huyện: Có gần 100 bãi đỗ xe ô tô xe máy rộng từ 1 hecta cho đến 5 hecta được quy hoạch tổng diện tích 228ha. Một số bãi xe lớn cần phải kể đến là:
- Bãi xe Kim Anh
- Bãi xe Phát Tuấn
- Bãi xe Trần Đại Nghĩa
- Bãi xe Hoàng Minh
- Bãi đỗ xe Tín Nghĩa
- …
Bản Đồ Giao Thông Huyện Bình Chánh Thành Phố Hồ Chí Minh
Đường Sắt
- Tuyến đường sắt quốc gia nằm ở phía Tây Sài Gòn: Kết nối huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh miền Tây.
- Tuyến đường sắt từ ga Dĩ An đến ga Tân Kiên: Nối Bình Dương với Bình Chánh và đường cao tốc TP.HCM – Trung Lương đi miền Tây.
- Tuyến đường sắt số 3A: Kết nối huyện Bình Chánh với quận 5, quận 6 và quận 1.
- Chiều dài: 19,8km
- Hướng tuyến: Chạy dọc quốc lộ 1 bao gồm các tuyến đường Bến Thành – Phạm Ngũ Lão – Ngã 6 Cộng Hòa – Hùng Vương – Hồng Bàng – Kinh Dương Vương – Depot Tân Kiên – ga Tân Kiên.
- Nhà ga lớn huyện bình chánh: Ga Tân Kiên
- Diện tích: 51ha
- Sức tải: Tải hàng ngàn tấn hàng hóa cho huyện Bình Chánh và cả thành phố Hồ Chí Minh.
Đường Thủy
- Hệ thống kênh rạch: Có trên 40 sông ngòi và kênh rạch chằng chịt. Trong đó các sông rạch được phân cấp kỹ thuật gồm:
- Cấp III: Sông Cần Giuộc
- Cấp VI: Rạch Bà Ty, rạch Bà Lớn, rạch Chồm, rạch Bà Lào (Xà Tờn), rạch Ngang, rạch Tắc Bến Rô, rạch Chiếu – cầu Bà Cả,…
- Cụm cảng trong ngoài huyện Bình Chánh:
- Cảng Sài Gòn: 17km
- Cảng Tân Thuận: 20km
- Cảng Nhà Bè: Cách 23km
- Cảng Hiệp Phước: 24km
- Cảng Cát Lái: 26km
- Cảng Tân Cảng Phú Hữu: 28km
- Cảng Container quận 9: 40km
- Cụm bến du thuyền trong ngoài huyện:
- Bến du thuyền hầm Thủ Thiêm: Cách 17km
- Bến du thuyền Vinhomes Central Park Marina: 22km
- Bến du thuyền Saigon Lifestyle Cruises: 22km
- Bến du thuyền khu du lịch Bến Xưa: 27km
- Du thuyền Jetski Cano Tam Đa: 32km
- Du thuyền Manhattan Glory: 37km
- Cụm bến tàu trong ngoài huyện Bình Chánh:
- Bến tàu sông xanh: 15km
- Bến tàu cánh ngầm quận 4: 17km
- Bến tàu khách thành phố: 18km
- Bến tàu cánh ngầm quận 1: 18 km
- Bến tàu thủy Hiệp Bình Chánh: 25km
Đường Cao Tốc
- Bến Lức – Long Thành: Cách 6,8km
- TP.HCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành: 40km
- Cao tốc Tân Vạn: 42km
- TP.HCM – Trung Lương: 42km
- TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây: 50km
Đường Hàng Không
- Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất: 18km
- Sân bay quốc tế Long Thành Đồng Nai: 61km
6. Danh Sách Bệnh Viện Huyện Bình Chánh
- Bệnh Viện Nhi Đồng Thành Phố
- Địa Chỉ : Kênh 10, Tân Kiên, Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh
- Bệnh Viện Truyền Máu Huyết Học
- Địa Chỉ : 1 Đ. DK3, Tân Kiên, Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh
- Bệnh Viện Huyện Bình Chánh
- Địa Chỉ : 1 Đường số 1, Khu trung tâm hành chính huyện, Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh
- Bệnh Viện Đa Khoa Lê Minh Xuân
- Địa Chỉ : Trần Đại Nghĩa, Tân Nhựt, Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh
Bản Đồ Bệnh Viện Huyện Bình Chánh TP HCM
7. Danh Sách Trường Học Tại Huyện Bình Chánh
- Trường Đại Học Huyện Bình Chánh : Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Văn Hiến, Làng Đại học Hưng Long – phía Nam Thành phố.
- Trường Cao Đẳng Huyện Bình Chánh : Cao đẳng Kiến trúc – Xây dựng TP.Hồ Chí Minh, Trường Trung cấp nghề Trần Đại Nghĩa, Trung tâm GDNN – GDTX huyện Bình Chánh
- Trường THPT Huyện Bình Chánh : THPT Bình Chánh, THPT Tân Túc, THPT Bắc Mỹ, THPT Đa Phước, THPT Lê Minh Xuân, THPT Vĩnh Lộc B, THPT Năng khiếu TDTT, THCS & THPT Nguyễn Khuyến – Cơ sở 4, THPT Phong Phú, TH, THCS, THPT Albert Einstein
- Trường THCS Huyện Bình Chánh : THCS Vĩnh Lộc A, THCS Vĩnh Lộc B, THCS Võ Văn Vân, THCS Huỳnh Văn Bánh, THCS Đồng Đen
- Trường Tiểu Học Huyện Bình Chánh :Trường Tiểu học Lê Minh Xuân 2, Trường Tiểu học Cầu Xáng, Trường Tiểu học Vĩnh Lộc 2, Trường Tiểu học Vĩnh Lộc A
Bản Đồ Trường Học Huyện Bình Chánh
8. Danh Sách Địa Điểm Du Lịch Tại Huyện Bình Chánh
8.1 Chùa Phật Cô Đơn – Bát Bửu Phật Đài
- Địa chỉ: 22 đường Mai Bá Hương, Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, TP.HCM.
Chùa Bát Bửu cách trung tâm thành phố khoảng 30km về hướng Tây Nam. Chùa địa điểm hoạt động tôn giáo thu hút được đông đảo du khách, phật tử đến để cầu nguyện, xin lễ, tham quan,… Chùa Bát Bửu được xây dựng vào năm 1959 và hoàn thiện vào năm 1961. Công trình có kiến trúc hình chữ bát, với chiều cao 3m. Qua năm tháng chiến tranh tàn khốc, ác liệt, cả khu vực bị bom đạn tàn phá những ngôi phật đài tại chùa vẫn nguyên vẹn giữa vùng đất hoang tàn.
Dù đã trải qua nhiều lần trùng tu, nhưng chùa vẫn giữ được vẻ nghiêm trang, cổ kính. Ẩn mình giữa khu rừng bạch đàn xanh mát tạo nên khung cảnh yên bình, trầm mặc. Đó là nét đặc trưng không thể hòa lẫn vào đâu được.
Chùa Phật Cô Đơn – Bát Bửu Phật Đài Huyện Bình Chánh
8.2 Cánh Đồng Hoa Bình Chánh
- Địa chỉ: A16/485 R8 đường Phong Phú, ẤP 1, xã Phong Phú, huyện Bình Chánh, TP.HCM.
Cánh Đồng Hoa Bình Chánh còn được biết đến với cái tên mỹ miều là “Cánh Đồng Hoa Springfield Cottage”. Là homestay nghỉ dưỡng mang hơi thở hương đồng gió nội. Tới đây, mọi ưu phiền sẽ được xua tan, sống chậm lại và tận hưởng những giây phút yên bình.
Cách trung tâm thành phố khoảng 30 phút chạy xe, homestay sẽ là điểm dừng chân cuối tuần không thể bỏ lỡ ngày tại thành phố xô bồ. Cánh Đồng Hoa gây ấn tượng với du khách bởi sở hữu khu mái chòi nổi trên mặt nước.
Như tên gọi của mình, bạn sẽ được thỏa sức thưởng thức vẻ đẹp của muôn hoa. Bên cạnh đó, cánh đồng hoa sẽ làm bạn hút hồn bởi khung cảnh bình yên và vẻ đẹp nên thơ. Ngay từ khi bước chân vào đây, không gian bình dị của vùng song nước đã bao phủ lấy nơi đây.
Cánh Đồng Hoa Bình Chánh
8.3 Khu Di Tích Lịch Sử Láng Le Bàu Cò
- Địa chỉ: Láng Le Bàu Cò, Tân Nhựt, huyện Bình Chánh, TP.HCM.
Láng Le Bàu Cò là địa điểm diễn ra cuộc chiến chống thực dân Pháp của lực lượng vũ trang Sài Gòn – Chợ Lớn – Gia Định. Trận chiến Láng Le Bàu Cò diễn ra ngày 15/4/1948. Ở vùng đất cửa ngõ Tây Nam Sài Gòn thuộc căn cứ Vườn Thơm. Là một trong những trận đánh vang dội, đánh dấu bước ngoặt. Và ghi đậm dấu ấn lịch sử Bình Chánh cho đến ngày nay.
Năm 1988, Huyện Uỷ Bình Chánh đã quyết định xây dựng khu di tích lịch sử Láng Le Bàu Cò. Đây cũng là nơi được nhiều người ghé đến để tưởng niệm những anh hùng đã ra đi vì nền độc lập của tổ quốc.
Khu Di Tích Lịch Sử Láng Le Bàu Cò Huyện Bình Chánh
Trên đây là tổng hợp các loại bản đồ Huyện Bình Chánh TP.HCM và những thông tin mới nhất về Huyện Bình Chánh. Anh/chị có thể xem chi tiết về bản đồ TP HCM và bản đồ các quận thành phố Hồ Chí Minh ngay bên dưới :
Thành Phố Hồ Chí Minh | Quận 1 | Thành Phố Thủ Đức (Q2,Q9,Q.Thủ Đức) | Quận 2 | Quận 3 | Quận 4 | Quận 5 | Quận 6 | Quận 7 | Quận 8 | Quận 9 | Quận 10 | Quận 11 | Quận 12 | Quận Bình Tân | Quận Tân Phú | Quận Tân Bình | Quận Phú Nhuận | Quận Gò Vấp | Quận Bình Thạnh | Huyện Bình Chánh | Huyện Cần Giờ | Huyện Củ Chi | Huyện Hóc Môn | Huyện Nhà Bè
5/5 – (1 bình chọn)