Bản Đồ Hành Chính Tỉnh Đăk Lăk
Để tra cứu thông tin dễ dàng về giao thông, tự nhiên, diện tích các khu vực hành chính của tỉnh Thành phố Cần Thơ , chúng tôi cung cấp bản đồ hành chính tỉnh Đắk Lắk treo tường khổ lớn với cái nhìn bao quát nhất.
Tỉnh Đắk Lắk nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên, đầu nguồn của hệ thống sông Sêrêpôk và một phần của sông Ba, nằm trong khoảng tọa độ địa lý từ 107o28’57” đến 108o59’37” độ kinh Đông và từ 12o9’45” đến 13o25’06” độ vĩ Bắc, có độ cao trung bình 400 – 800 mét so với mặt nước biển, nằm cách Hà Nội 1.410 km và cách Thành phố Hồ Chí Minh 350 km.
– Phía Bắc giáp tỉnh Gia Lai
– Phía Đông giáp Phú Yên và Khánh Hoà
– Phía Nam giáp Lâm Đồng và Đắk Nông
– Phía Tây giáp Campuchia.
Xem Thêm :
Bản Đồ Hành Chính Tỉnh Ninh Bình
Bản Đồ Hành Chính Tỉnh Ninh Thuận
Đắk Lắk có diện tích 13.125,37 km2, dân số toàn tỉnh tính đến năm 2012 đạt 1.796.666 người, mật độ dân số đạt hơn 137 người/km². Trong đó, dân số sống tại thành thị đạt 432.458 người, dân số sống tại nông thôn đạt 1.364.208 người. Dân số nam đạt 906.619 người, dân số nữ đạt 890.047 người. Cộng đồng dân cư Đắk Lắk gồm 47 dân tộc. Trong đó, người Kinh chiếm trên 70%; các dân tộc thiểu số như Ê Đê, M’nông, Thái, Tày, Nùng… chiếm gần 30% dân số toàn tỉnh.
Dân số tỉnh phân bố không đều trên địa bàn các huyện, tập trung chủ yếu ở thành phố Buôn Ma Thuột, thị trấn, huyện lỵ, ven các trục Quốc lộ 14, 26, 27 chạy qua như Krông Búk, Krông Pắk, Ea Kar, Krông Ana. Các huyện có mật độ dân số thấp chủ yếu là các huyện đặc biệt khó khăn như Ea Súp, Buôn Đôn, Lắk, Krông Bông, M’Đrắk, Ea Hleo v.v…
Trên địa bàn tỉnh, ngoài các dân tộc thiểu số tại chỗ còn có số đông khác dân di cư từ các tỉnh phía Bắc và miền Trung đến Đắk Lắk sinh cơ lập nghiệp.Trong những năm gần đây, dân số của Đắk Lắk có biến động do tăng cơ học, chủ yếu là di dân tự do, điều này đã gây nên sức ép lớn cho tỉnh về giải quyết đất ở, đất sản xuất và các vấn đề đời sống xã hội, an ninh trật tự và môi trường sinh thái.
Đắk Lắk là tỉnh có nhiều dân tộc cùng chung sống, mỗi dân tộc có những nét đẹp văn hoá riêng. Đặc biệt là văn hoá truyền thống của các dân tộc Ê Đê, M’Nông, Gia Rai… với những lễ hội cồng chiêng, đâm trâu, đua voi mùa xuân; kiến trúc nhà sàn, nhà rông; các nhạc cụ lâu đời nổi tiếng như các bộ cồng chiêng, đàn đá, đàn T’rưng; các bản trường ca Tây Nguyên… là những sản phẩm văn hoá vật thể và phi vật thể quý giá, trong đó “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” đã được tổ chức UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu và di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Tất cả các truyền thống văn hóa tốt đẹp của các dân tộc tạo nên sự đa dạng, phong phú về văn hóa của Đắk Lắk.
Dân tộc Ê Đê thuộc ngữ hệ Malayô – Pôlinêdiêng, địa bàn cư trú chủ yếu là các huyện phía Bắc và phía Nam: từ Ea Hleo, Buôn Hồ xuống M’Đrắk và kéo dài lên Buôn Ma Thuột. Dân tộc M’nông thuộc ngữ hệ Môn-Khơme, địa bàn cư trú chủ yếu là các huyện phía Nam và dọc biên giới Tây Nam.
*Tỉnh Đắk Lắk có 15 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 01 thành phố, 01 thị xã và 13 huyện. Trong đó có 184 đơn vị hành chính cấp xã, gồm có 152 xã, 20 phường và 12 thị trấn.