Bài tuyên truyền cách giao tiếp với phụ huynh học sinh về chăm sóc giáo dục trẻ
BÀI TUYÊN TRUYỀN
SỐ 03:
ĐỀ TÀI: TUYÊN TRUYỀN CÁCH GIAO TIẾP VỚI CHA MẸ HỌC SINH
VỀ VIỆC CHĂM SÓC GIÁO DỤC TRẺ MẦM NON
HỌ VÀ TÊN: LUU THỊ GIANG
THỜI GIAN THỰC HIỆN: TỪ NGÀY 16 /9/2019 – 20/9/2019
Kính thưa các bậc phụ huynh cùng toàn thể nhân dân
Như chúng ta đã biết chăm sóc giáo dục trẻ là một trong những nhiệm vụ quan trọng không chỉ riêng của bậc học MN. Cho đến nay có rất nhiều hình thức và phương pháp chăm sóc trẻ khác nhau như phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ theo hướng đổi mới, hay phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ theo hướng MN mới…dù có thực hiện phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ theo hướng nào nếu như chỉ có nhà trường và giáo viên nỗ lực cố gắng mà không có sự phối kết hợp với gia đình và các bậc phụ huynh về cách chăm sóc giáo dục trẻ thì hiệu quả giáo dục sẽ không cao. Vậy chúng ta phải phối hợp như thế nào, bởi vì công tác tuyên truyền thì hầu như giáo viên nào cũng đã thực hiện, nhưng tuyên truyền như thế nào để đạt được hiệu quả, khoa học và điều quan trọng là để trẻ ngày càng có nhiều nhận thức tiến bộ và đúng đắn về tinh thần, nhận thức, tình cảm, ngôn ngữ, giao tiếp ứng xử mới là điều quan trọng và chúng ta cần phải quan tâm.
Nhận thức được tầm quan trọng đó nên tôi đã chọn nội dung tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh để thống nhất một số biện pháp chăm sóc giáo dục trẻ theo khoa học.
Muốn thực hiện được cách chăm sóc trẻ tốt trước hết phải hiểu tâm sinh lý của trẻ
Các cháu ngoan, nhanh nhẹn, có nề nếp trong các hoạt động của lớp, phụ huynh luôn quan tâm ủng hộ và hiểu được các công việc của cô ở trên lớp và các hoạt động chăm sóc trẻ ở trường….
Tuần đầu trẻ còn lạ lẫm, một số cháu sức khoẻ yếu, hay ốm, hay nôn ói ở trên lớp, một số phụ huynh chưa thấy được tầm quan trọng của việc giáo dục trẻ ở lứa tuổi mầm non, chưa quan tâm giáo dục trẻ về lễ giáo cũng như thói quen văn minh lịch sự hàng ngày như chưa biết chào hỏi lễ phép khi đến lớp và về nhà…
Trên thực tế đó tôi thấy việc tuyên truyền tới phụ huynh về phương pháp và biện pháp chăm sóc và giáo dục trẻ ở lứa tuổi mầm non là một việc làm thiết thực và vô cùng quan trọng.
Qua công tác chăm sóc và áp dụng thực tế, bản thân tôi thấy công tác phối hợp với các bậc cha mẹ trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ có tác dụng rất lớn, nếu làm tốt được điều này sẽ
+ Tạo được sự thống nhất giữa gia đình và nhà trường về việc chăm sóc giáo dục trẻ, tạo được sự thống nhất về nội dung phương pháp cách thức tổ chức chăm sóc giáo dục trẻ ở lớp học cũng như ở gia đình, tránh được những mâu thuẫn về cách chăm sóc giáo dục trẻ giữa gia đình và nhà trường, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành thói quen và các phẩm chất nhân cách tốt ở trẻ.
VD: Một cách giáo dục rất đơn giản trong phương pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ đó là có nhiều trẻ có thói quen nói trống không, không đủ câu …đến lớp cháu không chủ động chào cô, không chủ động chào bố mẹ, nếu có nhắc thì cháu chỉ nói: ” Chào cô”. “Chào Ông”… Không nghiêm túc …ngay từ thời gian đầu đến lớp các cô giáo rất quan tâm rèn và sửa cho cháu nói và chào đủ câu… nhưng chỉ ở trên lớp và trước mặt cô thì cháu rất lễ phép nhưng qua trò chuyện thì ông cháu cho biết ở nhà cháu vẫn nói trống không và chưa ngoan. Qua đó cho thấy nếu muốn trẻ có ý thức và thói quen nói lễ phép với người lớn tuổi thì cần phải có sự giáo dục uốn nắn của cả 2 phía gia đình và nhà trường.nếu như chỉ có sự giáo dục ở trên lớp của cô mà không có sự uốn nắn và sửa sai thêm cho trẻ của gia đình thì sự giáo dục đó sẽ có 2 mặt: thứ nhất trong ý thức của trẻ không nhận thức được cần phải nói lễ phép vì trẻ thấy đến lớp nói trống không sẽ bị cô sửa sai và phê bình ngay nhưng về nhà trẻ thấy nói thoải mái thì không sao, chính vì vậy mà cần phải có sự thống nhất cách giáo dục giữa gia đình và nhà trường thì trẻ mới có nhận thức đúng đắn và có sự phát triển về nhân cách một cách toàn diện.Vì thế để giáo dục trẻ ngay từ những buổi đầu đến lớp tôi đã chủ động chào bố mẹ trẻ và trẻ,nhắc nhở trẻ chào bố mẹ, cô giáo, chiều về tôi nhắc trẻ chào cô giáo, chào bố mẹ và ông bà…nếu thấy trẻ tiến bộ tôi nêu gương và khen trẻ ngay tại lúc đó và trong các buổi nêu gương bé ngoan trước lớp.
– Bên cạnh đó tôi còn sưu tầm các bài thơ, câu chuyện, bài hát… có nội dung lễ giáo để dạy trẻ như : bài thơ: ” Lời chào”. “cháu yêu bà”, bé ngoan…qua đó tôi giáo dục trẻ về thói quen lễ giáo ở mọi lúc , mọi nơi và tôi thấy thu được kết quả rất lớn.- Để thực hiện tốt công tác phối kết hợp với các bậc cha mẹ ngay từ đầu thông qua các buổi họp phụ huynh tôi đã thực hiện công tác tuyên truyền tới các bậc phụ huynh vè nội dung chương trình học của bé, thống nhất một số biện pháp chăm sóc và dạy trẻ, hướng dẫn phụ huynh cách rèn thêm con ở nhà
.- Phối kết hợp với các bậc cha mẹ không chỉ giúp cha mẹ và giáo viên có kiến thức chăm sóc trẻ một cách có khoa học mà còn giúp cho cha mẹ hiểu được thêm công việc của giáo viên ở lớp cũng như giáo viên hiểu được hoàn cảnh và điều kiện sống của trẻ ở gia đình để có biện pháp giáo dục phù hợp, tạo nên mối quan hệ thân thiết cởi mở, thân thiện giữa phụ huynh và giáo viên.
– Cụ thể: Phối kết hợp với cha mẹ trong việc thực hiện chựơng trình chăm sóc bảo vệ sức khoẻ cho trẻ về kiến thức chăm sóc cũng như theo dõi sức khoẻ của trẻ theo định kỳ.- Phối kết hợp vơí cha mẹ trong việc thực hiện chương trình giáo dục trẻ (giáo viên cùng kết hợp với cha mẹ giúp trẻ thực hiện tốt chương trình chăm sóc giáo dục theo từng chủ điểm) Ví dụ: Để thực hiện tốt chủ điểm gia đình, giáo viên thông báo với các bậc cha mẹ về những nội dung cần kết hợp như sau:
– Sưu tầm giúp lớp những tranh ảnh, sách báo cũ có liên quan đến chủ điểm đang học.Biết được các thành viên trong gia đình.Mối quan hệ tình cảm và trách nhiệm của các thành viên tròn gia đình với nhau.Tôn trọng lễ phép với ông bà, bố mẹ, yêu quí em bé.Biết công việc hàng ngày của ông bà bố mẹ.Biết địa chỉ, số điện thoại của gia đình.Nhận biết những đồ dùng trong gia đình, tên gọi, công dụng…Hiểu biết nhu cầu của gia đình, ăn ở, đi lại, vui chơi giải trí
– Cha mẹ cùng phối hợp, hỗ trợ cho lớp học, đồ dùng đồ chơi, tranh ảnh, băng đĩa, giấy A4…
– Trong quá trình thực hiện công tác phối kết hợp và ủng hộ đồ dùng cho lớp không phải lúc nào chúng tôi cũng nhận được sự cộng tác chặt chẽ của các bậc phụ huynh, đôi lúc có một số phụ huynh cũng thắc mắc hỏi chúng tôi tại sao lại phải đóng góp nhiều như vậy, bởi ngay từ đầu năm chúng tôi đã phải đóng góp rất nhiều nhưng khi lắng nghe sự trao đổi với các cô giáo thì phụ huynh đã hiểu và thông cảm, đóng góp rất nhiều cho chúng tôi, qua đó phụ huynh cũng nắm bắt được phần nào những kiến thức của con mình cần học trong chủ điểm và luôn có sự phối kết hợp với cô giáo để cùng tạo điều kiện tốt nhất cho trẻ được học và tham gia vào các hoạt động
.- Qua thời gian thực hiện chủ điểm gia đình và phối kết hợp với phụ huynh về công tác chăm sóc và giáo dục trẻ bản thân tôi tự nhận thấy các cháu trong lớp tôi đã biết tên và biết các thành viên trong gia đình mình, một số cháu thông minh còn nhớ số điện thoại và nghề nghiệp của bố mẹ cũng như số nhà , địa chỉ gia đình…từ đó giúp trẻ tiếp thu và hiểu được kiến thức được sâu sắc và tốt hơn.
– Ngoài ra tôi còn phối kết hợp với ban phụ hunh của lớp và phối kết hợp cùng với nhà trường trong việc tổ chức ngày lễ, ngày hội và các sự kiện đặc biệt ở trường mầm non.
– VD: Tổ chức cho trẻ đi tham quan các khu vực trong trường…, tham gia vào các ngày hội ngày lễ, hoặc tổ chức sinh nhật cho trẻ ở lớp…
Qua công tác phối kết hợp với phụ tôi thấy đạt được kết quả rất tốt một số phụ huynh đã tặng cho các cháu một món quà ngày sinh nhật có ý nghĩa …hay ngày 20/10 , 20/11 sắp tới các cô trang trí lớp nổi bật các ngày lễ lớn trong năm để các cháu hứng thú tham gia…Tuy những món quà đó tuy nhỏ nhưng chứa đựng được nhiều tình cảm thân thương của cô dành cho trẻ, trẻ rất thích thú yêu trường, yêu lớp, yêu cô và đi học đầy đủ.Để phụ huynh có nhận thức và hiểu sâu sắc về công việc của giáo viên hàng ngày ở lớp tôi có thể mời cha mẹ trẻ dự giờ các tiết học của các con trên lớp và các hoạt động của trẻ ở trường, mời cha mẹ đến dự và tham gia vào bữa ăn trưa của trẻ…qua đó cha mẹ vừa có một sự đánh giá về công việc hàng ngày của cô, các hoạt động một ngày của con ở trường cũng như sự nhận thức và tiếp thu của con mình đến đâu để từ đó có sự giáo dục tốt nhất.
– Qua thực tế cho thấy nếu như gia đình và nhà trường có sự kết hợp chặt chẽ thì sẽ tạo nên được một mối quan hệ gần gũi cởi mở giữa 2 bên và cả 2 bên sẽ nhận được những đóng góp chân thực và những kinh nghiệm rất thiết thực và quý báu trong quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ.
– Kết quả cho thấy một khoảng thời gian không nhiều nhưng giáo viên có sự phối kết hợp chặt chẽ với phụ huynh tôi nhận thấy thu được kết quả rát tốt: các cháu mạnh dạn tự tin ,các sản phẩm tô vẽ có tiến bộ hơn các giờ học thì hăng hái tham gia phát biểu ý kiến và sôi nổi hơn…, phụ huynh thì quan tâm đến phong trào của lớp, ủng hộ cho lớp được rất nhiều đồ dùng đồ chơi cho lớp và các đồ dùng phục vụ cho từng chủ điểm, giữa cô giáo và phụ huynh luôn có sự gần gũi, cởi mở khi trao đổi các hoạt động của con trên lớp…
Cho trẻ xem tranh và kể chuyện cho nhau nghe là một trong những phương pháp giúp trẻ phát triển ngôn ngữ
Theo đó, ngoài nhiệm vụ giáo dục học sinh, giáo viên mầm non phải có kỹ năng tuyên truyền cho phụ huynh biết và thực hiện những biện pháp chăm sóc, nuôi dạy trẻ một cách đúng đắn, hiệu quả nhất.Nội dung tuyên truyền tùy thuộc từng thời điểm và chương trình giảng dạy trong nhà trường (ví dụ như thời điểm này giáo viên có thể hướng dẫn phụ huynh về cách chăm sóc trẻ trong mùa đông ; cách giúp trẻ biểu diễn…Hình thức tuyên truyền phải thật phong phú, đa dạng: có thể tuyên truyền bằng hình ảnh, bằng bảng tin tuyên truyền của trường, của lớp; tuyên truyền qua sự tiếp xúc trực tiếp với phụ huynh đầu giờ học, cuối giờ
*Trên đây là một số nội dung tuyên truyền của tôi mong quí vị tham gia góp ý để nội dung tuyên truyền của tôi có hiệu quả hơn
Trân trọng cảm ơn!