Bài tiểu luận quản lý nhà nước ngạch chuyên viên tình huống trong giáo dục – Tài liệu text

Bài tiểu luận quản lý nhà nước ngạch chuyên viên tình huống trong giáo dục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.68 KB, 21 trang )

MỤC LỤC
I. TÍNH CẤP THIẾT……………………………………………………………………………………………..1
II. TÌNH HUỐNG………………………………………………………………………………………………….3
1. Mô tả tình huống…………………………………………………………………………………………….4
2. Bình luận tình huống……………………………………………………………………………………….6
2.1. Nguyên nhân của tình huống…………………………………………………………………………..7
2.2. Hậu quả………………………………………………………………………………………………………..8
3. Lựa chọn vấn đề để giải quyết………………………………………………………………………….9
III. PHƯƠNG ÁN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ LỰA CHỌN………………………………………..10
1. Phương án:…………………………………………………………………………………………………… 10
Phương án 1: Nâng cao hiệu quả Tuần giáo dục công dân………………………………………11
Phương án 2: Tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường – công an địa phương và
chủ nhà trọ………………………………………………………………………………………………………..12
Phương án 3: Coi trọng việc ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành, quản lý
sinh viên, nâng cao chất lượng các dịch vụ trong Ký túc xá……………………………………13
2. Lựa chọn phương án giải quyết………………………………………………………………………13
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ LỰA CHỌN………………………..14
1. Triển khai phổ biến giáo dục đạo đức, pháp luật cho sinh viên…………………………14
2. Thực hiện phối hợp đồng bộ các giải pháp tăng cường hiệu quả công tác quản lý
sinh viên…………………………………………………………………………………………………………… 16
V. KIẾN NGHỊ – ĐỀ XUẤT………………………………………………………………………………….18

I. TÍNH CẤP THIẾT
1

Để chuẩn hóa cán bộ Nhà nước, nhằm bồi dưỡng kiến thức và nâng cao trình độ,
kỹ năng quản lý hành chính Nhà nước trong công tác chuyên môn, tôi đã được cơ
quan cử đi học lớp “Bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước ngạch Chuyên viên năm
2017” tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội – Bộ Nội vụ. Khóa học đã cung cấp cho tôi
những kiến thức sâu, rộng về quản lý Nhà nước trong nhiều lĩnh vực rất bổ ích và

thiết thực.
Thực hiện chương trình, kế hoạch quy định và góp phần nâng cao nghiệp vụ,
kỹ năng hành chính, tôi đã cố gắng liên hệ những vấn đề lý luận đã học vào trong
thực tiễn công tác. Qua thời gian nghiên cứu, tôi nhận thấy nhiều lĩnh vực còn tồn tại
những yếu kém trong công tác quản lý cần phải được quan tâm khắc phục. Tình
huống mà tôi lựa chọn dưới đây là một minh chứng cho điều đó.
Hiện nay, ở vào thời kì hội nhập nhiều sinh viên có ý chí vươn lên trong học tập,
có hoài bão khát vọng lớn. Tuy nhiên, cũng dưới tác động của nền kinh tế thị trường
và cơ chế mở cửa và do nhiều nguyên nhân khác, hành vi lệch chuẩn của thanh thiếu
niên có xu hướng ngày càng tăng. Một số hành vi vi phạm pháp luật của sinh viên
khiến gia đình và xã hội lo lắng như: vi phạm giao thông, đua xe trái phép, bạo lực
nhà trường, quay cóp bài, cờ bạc, nghiện rượu, trong gia đình trẻ em thiếu kính trên
nhường dưới, không vâng lời cha mẹ, … Một số hành vi lệch chuẩn khác về mặt đạo
đức như: sống hưởng thụ, chạy theo đồng tiền, xa hoa, lãng phí, lười lao động và học
tập, thiếu ý thức rèn luyện, không dám đấu tranh với cái sai, thờ ơ vô cảm, vị kỷ …
cũng ngày càng nhiều hơn ở đối tượng còn ngồi trên ghế nhà trường.
Những biểu hiện tiêu cực ấy là kết quả sự giáo dục thiếu đồng bộ giữa gia đình,
nhà trường và xã hội. Việc giáo dục đạo đức trong nhà trường thường chú trọng tới
nề nếp kỷ cương với nội quy, những bài học giáo huấn, chưa chú ý đến hành vi ứng
xử thực tế. Chương trình sách giáo khoa quá ôm đồm, nặng về lý thuyết, thiếu kỹ
năng sống, chưa tạo được dấu ấn để hình thành nhân cách cho sinh viên. Trong khi
đó, chương trình giáo dục đạo đức xuyên suốt từ giáo dục lễ giáo ở bậc mầm non, đạo
đức ở bậc tiểu học, giáo dục công dân ở bậc trung học, có đầy đủ tất cả những bài học
về các giá trị đạo đức. Nhưng hệ thống lại không thấy rõ phẩm chất nào là trọng tâm,
chỗ nào cần nhấn mạnh. Chương trình học rất nhiều nhưng rất khó nhớ, khó nhập
2

tâm. Bên cạnh đó giáo viên hiện nay chỉ lo truyền thụ kiến thức, sinh viên thì cố gắng
đạt điểm cao trong học tập nhưng quan hệ thầy trò nhợt nhạt. Về nhà, cha mẹ bận lo

công việc, các em không được trang bị những kỹ năng tối thiểu cũng như cách ứng
xử trong cuộc sống.
Trước thực trạng nhận thức pháp luật hiện nay của sinh viên cho thấy sự cần
thiết phải tăng cường và đẩy mạnh hơn nữa công tác phổ biến giáo dục pháp luật đối
với sinh viên. Đồng thời phải tăng cường công tác quản lý sinh viên trong các trường
Đại học, Cao đẳng nhằm tạo ra môi trường xã hội an toàn và điều kiện tốt nhất cho
sinh viên học tập rèn luyện, trưởng thành để cống hiến cho sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước. Đó chính là lý do tôi quan tâm và chọn đề tài “Xử lý tình
huống nữ sinh viên trường Cao đẳng X bị xâm hại, nhìn từ góc độ công tác quản
lý sinh viên” để làm Tiểu luận cuối khoá lớp Bồi dưỡng về quản lý hành chính nhà
nước chương trình ngạch chuyên viên do trường Đại học Nội vụ Hà Nội – Bộ Nội vụ
tổ chức đào tạo.
Do điều kiện về mặt thời gian và nhận thức có hạn nên tiểu luận không tránh
khỏi có phần hạn chế, mong thầy cô và đồng nghiệp góp ý để tôi có những nhận định
tốt hơn trong công tác. Qua đây tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến đội ngũ
giảng viên trực tiếp lên lớp giảng bài, cảm ơn Trường Đại học Nội vụ Hà Nội – Bộ
Nội vụ, sở Nội vụ tỉnh Lâm Đồng, Ban giám hiệu Trường Cao đẳng nghề Đà Lạt đã
tạo điều kiện cho tôi tham gia khóa học này.

II. TÌNH HUỐNG
3

1. Mô tả tình huống
Tại trường Cao đẳng X, đóng trên địa bàn thành phố Đà Lạt, trong thời gian qua
xảy ra một việc được dư luận sinh viên rất quan tâm là nữ sinh Nguyễn Hoài Anh đột
nhiên vắng mặt tại phòng ở 123 trong khu Kí túc xá từ 21 giờ đêm hôm trước đến 4
giờ sáng ngày hôm sau. Sự việc chỉ được làm sáng tỏ sau khi Nguyễn Hoài Anh đến
trình báo cơ quan Công an thành phố Đà Lạt.
Xác định tính chất nghiêm trọng của vụ án, các điều tra viên Đội cảnh sát điều tra tội

phạm về trật tự xã hội Công an thành phố Đà Lạt đã tích cực vào cuộc. Cơ quan Công an
đã thực hiện lệnh bắt khẩn cấp 3 đối tượng, đó là các tên: Nguyễn Văn Tính (SN 1988);
Hoàng Minh Tình (SN 1985) cả hai đều là sinh viên trường Đại học K bị vi phạm kỷ luật
nhiều lần bị buộc thôi học, nhưng không về quê mà tiếp tục sống lang thang ở thành phố
Đà Lạt, đều tạm trú tại thành phố Đà Lạt và Đặng Văn Hình (SN 1986), lao động tự do,
bạn của hai đối tượng kia, thường trú tại Phường 1, thành phố Đà Lạt.
Tại Cơ quan Công an, các đối tượng khai nhận: Do đã có một số lần đến phòng
123 trong Kí túc xá của trường Cao đẳng X chơi với bạn cùng quê nên có để ý đến
Nguyễn Hoài Anh, một nữ sinh người dân tộc Kinh, quê ở Huyện Lâm Hà. Buổi tối
hôm xảy ra sự việc, 3 đối tượng thấy Nguyễn Hoài Anh ra cổng trường mua sữa chua
cho bạn. Một đối tượng bèn lại gần và mời Nguyễn Hoài Anh đi uống cà phê.
Nguyễn Hoài Anh nói muộn không muốn đi nhưng các đối tượng tiếp tục mời mọc,
lôi kéo, có tên nói với Nguyễn Hoài Anh là quen bảo vệ cho vào và khống chế
Nguyễn Hoài Anh lên xe máy.
Các đối tượng chở Nguyễn Hoài Anh đến một quán chè. Sau khi thanh toán tiền
cho 4 cốc chè, Nguyễn Hoài Anh nói muốn trở lại trường. Các đối tượng cho Nguyễn
Hoài Anh lên xe máy. Nhưng càng đi càng mất hút. Bản thân Nguyễn Hoài Anh từ
quê lên thành phố Đà Lạt học nên cũng chưa thông thạo đường đi lối lại.
Ba thanh niên đưa Nguyễn Hoài Anh đến vùng ngoại thành. Đối tượng Nguyễn
Văn Tính táp xe vào một con mương và lôi Nguyễn Hoài Anh xuống định thực hiện
hành vi đồi bại. Nhưng 2 đối tượng còn lại bảo đưa vào nhà nghỉ.
Bọn chúng tiếp tục đưa nữ sinh này đến một nhà nghỉ tại ngoại thành và thay nhau
hãm hiếp nữ sinh Nguyễn Hoài Anh trong nhiều giờ đồng hồ. Khoảng 4 giờ sáng hôm
4

sau, 3 đối tượng chở Nguyễn Hoài Anh về trường, một tên nói với bảo vệ của trường:
“Chúng cháu đi thăm người nhà bị ốm, về muộn” và xin cho Nguyễn Hoài Anh vào.
Phó trưởng công an thành phố Đà Lạt cho biết: Đây là một vụ án vi phạm
nghiêm trọng đạo đức và pháp luật, gây ảnh hưởng xấu trong dư luận. Từ vụ án này

cho thấy trong công tác quản lý học sinh sinh viên ngoài giờ học của nhà trường còn
bộc lộ nhiều thiếu sót, nhà trường cần có những biện pháp quản lý chặt chẽ, hữu hiệu
người ra vào để tránh xảy ra những trường hợp tương tự.
Trưởng phòng Đào tạo trường Cao đẳng X cho biết: Với nhiều loại hình đào tạo,
nhà trường có hàng nghìn sinh viên từ khắp các tỉnh thành trong cả nước như theo
học. Việc bố trí chỗ ở trong khu nội trú chủ yếu dành cho sinh viên là con em gia
đình chính sách và một số sinh viên có thành tích học tập cao. Việc quản lý những
sinh hoạt của sinh viên trong khu Kí túc xá ngoài giờ học chủ yếu do Phòng quản trị
và Ban quản lý ký túc xá trực tiếp theo dõi.
Ông Trưởng ban Quản lý ký túc xá trường Cao đẳng X khẳng định: Trong nhiều
năm nay, công tác quản lý sinh viên của Trường đã được duy trì thường xuyên và
được thể hiện trong nghị quyết và quy chế cụ thể. Theo đó, các đối tượng không phải
là sinh viên của Trường muốn vào Ký túc xá thì phải xuất trình giấy tờ tuỳ thân và
bảo vệ nhà trường sẽ gọi sinh viên ra để nhận mặt, nếu thấy đúng thì mới được vào
trường. Ban quản sinh nhà trường trong mỗi ngày khai giảng đều tổ chức phổ biến
nội quy, quy định của nhà trường trong toàn thể sinh viên trong 2 ngày, thậm chí
những quy chế này còn được in ra và phát cho từng lớp học.
Tuy nhiên, đó là trong “Nghị quyết”, còn trên thực tế, công tác quản lý sinh viên
nơi đây còn bộc lộ nhiều thiếu sót. Khi vụ việc của Nguyễn Hoài Anh xảy ra, Cơ
quan Công an có đến tìm bảo vệ của trường để xác minh một số vấn đề nhưng không
thu được thông tin nào có giá trị vì bảo vệ hôm đó không nhớ được chi tiết nào về
việc xuất hiện 3 thanh niên ngoài số vé xe 67 đã được trả lại.
Sự việc 3 thanh niên nhiều lần đến phòng trọ trong ký túc xá chơi nhưng không
lần nào phải xuất trình giấy tờ tuỳ thân, rồi việc em Nguyễn Hoài Anh được họ trả về
vào khoảng 4 giờ sáng tại cổng trường… đều cho thấy sự lỏng lẻo trong công tác quản
lý sinh viên.
5

Ông Trưởng ban quản lý Ký túc xá cũng cho biết, tổ bảo vệ của nhà trường có 8

người, mỗi ca trực có 2 người, thời gian của mỗi ca kéo dài một ngày một đêm, từ 5
giờ chiều hôm trước đến 5 giờ chiều hôm sau. Quan sát qua thực tế vào thời điểm đó,
chúng tôi thấy, cổng trường Cao đẳng X vào buổi tối là nơi ra vào, tụ tập của nhiều
người và việc ra vào chỉ được kiểm soát qua những chiếc vé xe, không đăng ký tên
tuổi, địa chỉ, không xuất trình giấy tờ tuỳ thân. Thiết nghĩ, theo như quy chế, công
việc của tổ bảo vệ không đơn giản chỉ là trông giữ xe máy, xe đạp…
Tuy nhiên, từ vụ việc đáng tiếc này – theo ý kiến của ông trưởng Ban quản lý Ký
túc xá thì nhà trường sẽ đưa ra kiểm điểm và có những biện pháp khắc phục để tránh
xảy ra trường hợp tương tự.
Song, chúng ta muốn nói thêm đó chính là ở mỗi sinh viên. Vụ việc đau lòng
này thiết nghĩ có thể mỗi nữ sinh có thái độ kiên quyết, trước hết là với chính bản
thân mình. Nếu Nguyễn Hoài Anh không muốn đi chơi với những thanh niên mới chỉ
quen biết qua một hai lần đến chơi tại phòng trọ, chưa kịp biết tên, tuổi, địa chỉ,
Nguyễn Hoài Anh hoàn toàn có thể kháng cự bởi cổng trường vào thời điểm đó vẫn
có rất đông người, hơn nữa, phòng bảo vệ lại ở ngay cổng ra vào.
Vả lại, nếu Nguyễn Hoài Anh đủ tỉnh táo để nhận biết nguy hiểm đang rình rập
mình thì em đã phải có ngay những biện pháp để tự bảo vệ, không thụ động trước
hàng loạt những biểu hiện không đàng hoàng của 3 thanh niên lạ, vì ở quán chè hay
ngay cả khi đến nhà nghỉ Nguyễn Hoài Anh đều có thể cầu cứu để nhận được sự giúp
đỡ của những người xung quanh.
Mặt khác, một câu hỏi đặt ra là; nếu hai đối tượng Nguyễn Văn Tính và Hoàng
Văn Tình không vi phạm kỷ luật tới mức bị đuổi học, thì liệu chúng có trở thành kẻ
phạm tội như vậy không? Vụ án khép lại, kẻ gây án sẽ bị pháp luật nghiêm trị, nhưng
bài học cảnh tỉnh đối với những nữ sinh trong điều kiện sống xa nhà vẫn còn đó, bởi
nỗi đau tinh thần và thể xác không dễ nguôi ngoai. Đặc biệt nhiều vấn đề về công tác
quản lý sinh viên ngoài giờ học, công tác giáo dục đạo đức lối sống và ý thức pháp
luật cho sinh viên đang đặt ra cho các nhà quản lý giáo dục, các trường đại học, cao
đẳng cần phải xem xét một cách nghiêm túc.
2. Bình luận tình huống
6

2.1. Nguyên nhân của tình huống
– Từ phía nhà trường
Thực hiện Chỉ thị số 32/CT-TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư Trung ương
Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp
luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân và các văn bản chỉ
đạo của Đảng và Nhà nước về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; trong thời gian
qua, ngành giáo dục đã triển khai công tác phổ biến Giáo dục pháp luật bằng nhiều
hình thức để từng bước nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác này trong toàn
ngành. Qua đó, ý thức pháp luật của cán bộ, nhà giáo, người lao động, người học
từng bước được nâng lên góp phần quan trọng vào việc ổn định môi trường giáo dục,
nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện đối với thế hệ trẻ.
Tuy nhiên, công tác phổ biến Giáo dục pháp luật trong nhà trường vẫn còn rất
hạn chế. Công tác phổ biến giáo dục pháp luật là một bộ phận của công tác giáo dục
chính trị, tư tưởng, là nhiệm vụ thường xuyên của toàn ngành giáo dục đặt dưới sự
lãnh đạo của cấp uỷ Đảng, sự chỉ đạo trực tiếp của lãnh đạo cơ quan quản lý giáo dục
và cơ sở giáo dục các cấp. Nhiều trường chưa phổ biến kịp thời, đầy đủ những văn
bản pháp luật mới đến sinh viên, tạo điều kiện để các em có thể sử dụng pháp luật
làm phương tiện, công cụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, của Nhà nước
và xã hội, nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật của sinh viên, hạn chế tối đa
tình trạng vi phạm pháp luật.
Công tác giáo dục đối với sinh viên là trách nhiệm của cả nhà trường, gia đình,
xã hội và cần có sự phối hợp chặt chẽ ba môi trường giáo dục này. Tuy nhiên, trong
sự phối hợp đó, nhà trường đóng vai trò chủ đạo. Thực tiễn giáo dục cho thấy nhận
thức về sự phối hợp nhà trường – gia đình – xã hội chưa đúng
Đa phần các trường mới chỉ làm được chức năng là nơi cung cấp tri thức qua
sách vở cho sinh viên, còn việc quản lý, giáo dục sinh viên về đạo đức, lối sống còn
nhiều bất cập và hạn chế, chưa được chú trọng đúng mức.
Mặt khác, trong những năm gần đây, Nhà nước đã triển khai các dự án xây dựng ký

túc xá cho sinh viên bằng nguồn vốn Trái phiếu Chính phủ đã từng bước giải quyết được

7

khó khăn, thiếu hụt về nhà ở cho sinh viên. Tuy nhiên, công tác quản lý ký túc xá hiện
nay ở nhiều trường chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu sinh hoạt, học tập của sinh viên.
Các ban ngành, đoàn thể trong nhà trường mà cụ thể trước nhất là Đoàn thanh
niên, Hội sinh viên hiện nay chưa có sự quan tâm đúng mức đến vấn đề giáo dục đạo
đức cho thanh niên, không có nhiều chương trình và kế hoạch quan tâm đến việc giáo
dục lối sống cho thanh niên, không có sự phối hợp chặt chẽ với gia đình và nhà
trường trong việc quản lý, rèn luyện đạo đức cho thế hệ trẻ.
– Môi trường xã hội:
+ Tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường ảnh hưởng đến đời sống tâm lý
của sinh viên.
+ Những thiếu sót trong công tác giáo dục văn hoá tư tưởng thông qua các
phương tiện thông tin đại chúng như sách, báo, đài, phim, ảnh…
– Nguyên nhân từ gia đình:
+ Cha mẹ không quan tâm chăm sóc con cái đúng mực. Ở gia đình, các bậc phụ
huynh chưa dạy cho con cái biết cách đối nhân xử thế, biết tôn trọng mình và tôn
trọng người khác, dạy con lòng khoan dung, sự độ lượng vị tha và những chuẩn mực,
giá trị đạo đức mà con người phải sống theo.
+ Hoàn cảnh kinh tế khó khăn, không quan tâm được tới nơi ăn chốn ở cho con
trong những năm tháng con đi học đại học.
– Nguyên nhân từ sinh viên:
Do sinh viên thiếu ý thức kỷ luật, thiếu kỹ năng sống
2.2. Hậu quả
Mặc dù các cơ quan, tổ chức, các cấp Đảng, chính quyền đã có nhiều nỗ lực để
phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên, nhưng hiệu quả của công tác này còn chưa
cao, hơn nữa kết quả khó có thể định lượng bởi có nhiều trường hợp hiểu luật, biết luật

mà vẫn cố tình vi phạm. Tình trạng thanh niên vi phạm pháp luật vẫn tiếp tục xảy ra,
tập trung vào một số lĩnh vực về an toàn giao thông, trộm cắp, ma túy, hôn nhân – gia
đình, xâm phạm sở hữu, sức khỏe, tính mạng… Đặc biệt, một bộ phận thanh niên đã
tham gia vào các băng nhóm tội phạm có tổ chức, phạm tội có sử dụng vũ khí với tính
chất côn đồ, phạm các tội rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng (ví dụ như: giết
8

người, cướp tài sản, chống người thi hành công vụ, trộm cắp tài sản có giá trị lớn…).
Theo tổng kết của Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm (Bộ Công an), trong 6
tháng đầu năm 2011, Tổng cục đã xử lý 15.000 vụ phạm pháp hình sự, xử lý trên
22.000 đối tượng, trong đó có hơn 75% là thanh thiếu niên. Hiện tượng một số thanh
thiếu niên sử dụng thuốc lắc, ma túy, xem và lưu giữ phim ảnh đồi trụy, hành xử theo
kiểu giang hồ, xã hội đen, đạo đức và lối sống xuống cấp; bạo lực gia đình, bạo hành
trẻ em, bạo lực học đường… đã không còn là hiện tượng hy hữu và thực sự đang là nỗi
lo của toàn xã hội.
Trong số những vụ án xảy ra, không ít trường hợp nữ thanh niên sinh viên bị
trấn áp, lợi dụng và bị làm nhục vì kém hiểu biết như trường hợp của Nguyễn Hoài
Anh trong tình huống nêu trên.
Thực trạng nêu trên do nhiều nguyên nhân, như vốn sống và và hiểu biết xã hội
của thanh niên còn hạn chế; khả năng tiếp nhận thông tin nhanh nhưng ít chọn lọc và
dễ bị kích động, lôi kéo, lợi dụng; đồng thời tình trạng thanh niên khó khăn trong
cuộc sống, thất nghiệp, chưa có việc làm, lao động nông nhàn ra thành phố kiếm
sống, quá trình đô thị hóa phát triển nhanh, quá trình hội nhập, giao lưu kinh tế – văn
hóa – xã hội không ngừng tăng nhưng chưa có sự chuẩn bị kỹ càng về mọi mặt đã có
tác động xấu đến lối sống của một bộ phận thanh niên trong việc chấp hành pháp
luật… trong các nguyên nhân đó phải kể đến nguyên nhân do thiếu hiểu biết về pháp
luật của thanh niên, thể hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh thiếu
niên chưa thực sự có hiệu quả. Đồng thời do công tác quản lý sinh viên của các
trường Đại học, cao đẳng hiện nay còn nhiều bất cập.

3. Lựa chọn vấn đề để giải quyết
Được thừa hưởng những thành tựu của hơn 30 năm đổi mới đất nước, phần lớn
sinh viên hiện nay đều sống có lý tưởng, có ước mơ, hoài bão, sống có văn hóa, trách
nhiệm, nghĩa tình, biết thương yêu và sẻ chia. Nhiều sinh viên có hoàn cảnh khó khăn
nhưng vẫn vượt khó vươn lên để học tập tốt, rèn luyện tốt, trở thành gương sáng
trong học tập và hoạt động Đoàn, Hội. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn một bộ phận sinh
viên có lối sống, việc làm đã và đang gây lên những quan tâm, lo lắng cho xã hội,
thiếu ý chí trước những khó khăn thử thách, chưa quan tâm nhiều đến các vấn đề xã
9

hội, ít hiểu biết pháp luật và kỹ năng sống, kỹ năng thích ứng với tình huống nên có
những hành động nông nổi, đi ngược lại truyền thống dân tộc, vi phạm pháp luật …
Tuy nhiên, mặt trái của kinh tế thị trường, những thách thức của hội nhập kinh tế thế
giới, đặc biệt những âm mưu thủ đoạn nham hiểm của các thế lực thù địch đang tác
động mạnh mẽ đến thanh niên, khiến cho không ít người chạy theo lối sống thực
dụng, sa ngã, hư hỏng, xa rời các giá trị đạo đức tốt đẹp của dân tộc , có thái độ thờ ơ,
bàng quan trước các sự kiện kinh tế, chính trị của đất nước. Một số thanh niên mơ hồ
về bản chất, âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù. Điều nguy hiểm hiện nay là đã xuất hiện
một bộ phận thanh niên tôn thờ chủ nghĩa cá nhân, sống ích kỷ, chạy theo lợi ích vật
chất, coi đồng tiền là trên hết. Cá biệt có một số thanh niên phạm vào các tệ nạn xã
hội, vi phạm pháp luật. Nhiều vụ án được khám phá trong thời gian gần đây cho thấy
tỷ lệ phạm tội trong thanh niên có chiều hướng gia tăng.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những hạn chế nêu trên của một bộ phận sinh viên
song một trong những nguyên nhân chúng ta cần đề cập và tập trung làm rõ đó là
những hạn chế, yếu kém trong công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống
cho sinh viên để từ đó tìm ra những giải pháp cơ bản, hữu hiệu trong thời gian tới.
Do đó giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức cho sinh viên có một ý nghĩa rất
quan trọng và là khâu then chốt của quá trình giáo dục nhân cách con người. Quản lý
trong công tác giáo dục chính trị tư tưởng sinh viên là một nhiệm vụ quan trọng và

cấp thiết đối với các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp. Giáo dục
dục chính trị tư tưởng, đạo đức sinh viên trong nhà trường là làm cho sinh viên nhận
thức được những giá trị đạo đức nào là cần thiết, có ý nghĩa thiết thực đối với bản
thân và xã hội, làm cho họ nhận thức được những giá trị truyền thống, như lòng nhân
ái, tinh thần yêu nước, đức tính cần cù, chịu khó, lạc quan, vị tha, trung thực … là
những giá trị đích thực, cao đẹp của mỗi con người, hơn nữa, phải làm cho họ nhận
thức được sự cần thiết phải thường xuyên tự rèn luyện, tu dưỡng nâng cao năng lực
và phẩm chất đạo đức để không chỉ biết tiếp thu mà còn phải biết phát huy những giá
trị đạo đức truyền thống trong bối cảnh hội nhập.
III. PHƯƠNG ÁN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ LỰA CHỌN
1. Phương án:
10

Sinh viên phần lớn đến từ nông thôn. Trở thành sinh viên là thoát ly gia đình,
hòa đồng vào môi trường sống mới ở đô thị, tuy đã đủ tuổi công dân, nhưng các em
rất thiếu kinh nghiệm sống. Thế nhưng, ngoài 3-4 giờ học trên lớp, gần nhưếninh viên
bị… bỏ rơi, sinh hoạt tùy tiện ở các khu nhà trọ. Được tự do thái quá, nhiều em không
thoát được tệ nạn xã hội, phạm pháp. Nhưng, quản lý bằng cách nào cho hiệu quả…?
Ở Ký túc xá không phải em nào cũng được vào. Số đông phải sống trong các khu nhà
trọ. Sinh viên sống ngoài tầm quản lý của nhà trường, ở những khu nhà trọ, bị cám dỗ
tệ nạn, xuống cấp đạo đức đã trở thành vấn đề lớn của xã hội. Chính vì thế, trong vài
năm gần đây, Bộ Gíao dục Đào tạo đã siết lại công tác quản lýáoinh viên bằng nhiều
quy chế thiết thực, Chính phủ đã phê duyệt hàng loạt dự án sử dụng từ nguồn vốn trái
phiếu để xây dựng ký túc xá cho sinh viên ở tập trung. Tuy nhiên, những giải pháp ấy
vẫn chưa đi vào thực tiễn.
Với tình huống xảy ra như thế, theo quan điểm cá nhân xây dựng các phương
án và có thể chọn 1 trong các phương án sau:
Phương án 1: Nâng cao hiệu quả Tuần giáo dục công dân
Thông qua tuần giáo dục công dân, nhằm mục đích:

Nâng cao hiệu quả công tác giáo dục về chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, bồi dưỡng lý luận chính trị, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp
luật của Nhà nước, tuyên truyền phổ biến Luật Giáo dục, Luật Thanh niên và các quy
định của ngành giáo dục và Đoàn Thanh niên;
Triển khai có hiệu quả cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh” với các nội dung cụ thể, thiết thực, hiệu quả, phù hợp với từng đối
tượng sinh viên.
Đẩy mạnh và đổi mới công tác giáo dục truyền thống, giáo dục đạo đức, lối sống,
giáo dục ý thức pháp luật, ý thức công dân thông qua các hình thức như: đi thăm bảo
tàng và các địa danh lịch sử của dân tộc, các diễn đàn, hội thảo về lối sống, nếp sống
trong sinh viên. Tổ chức cuộc vận động “Sinh viên gương mẫu thực hiện và vận động
gia đình chấp hành nghiêm túc luật giao thông” do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động;
tổ chức các hoạt động phòng chống tệ nạn xã hội, như: ma tuý, mại dâm, cờ bạc, lô đề
trong sinh viên; xây dựng tiêu chí đánh giá về đạo đức, tác phong của sinh viên;
11

Bên cạnh đó, tăng cường các hoạt động tuyên truyền, giáo dục ý thức trách nhiệm
và nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, tinh thần cảnh giác cách mạng phòng chống âm mưu chia
rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, chiến lược “Diễn biến hoà bình”, lợi dụng vấn đề tôn giáo
của các thế lực thù địch cho sinh viên. Các nhà trường định kỳ tổ chức các buổi nói
chuyện thời sự, gặp gỡ, đối thoại với sinh viên về tình hình trong nước, quốc tế và các
vấn đề liên quan đến người học. Định hướng và vận động sinh viên khai thác, sử dụng
internet lành mạnh. Chỉ đạo củng cố và phát huy vai trò của các tổ thăm dò dư luận,
các đội an ninh xung kích của sinh viên trong nhà trường. sau tuần sinh hoạt công dân,
sinh viên phải viết bài thu hoạch thể hiện thái độ nhận thức của mình.
Phương án 2: Tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường – công an địa
phương và chủ nhà trọ
– Chủ động xây dựng kế hoạch phối hợp với Công an thành phố, Công an các
phường, xã tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật như: Luật Hình sự,

Luật cư trú, luật Giao thông, Luật phòng chống ma túy, Pháp lệnh xử lý vi phạm hành
chính, quy chế quản lý sinh viên, nội quy của nhà trường, phương thức thủ đoạn hoạt
động của các loại tội phạm, tình hình vi phạm pháp luật của sinh viên… Tổ chức
choếninh viên ký cam kết thực hiện các quy định về an ninh trật tự và tích cực tham
gia phòng ngừa tố giác tội phạm và tệ nạn xã hội tại khu vực ngoại trú, tham gia các
phong trào do địa phương phát động như vệ sinh môi trường, văn hóa,văn nghệ, thể
dục thể thao… nhằm nâng cao hiểu biết về pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật, có
biện pháp tự bảo vệ mình và mọi người xung quanh.
– Chủ động phối hợp với chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể, đặc biệt
là Công an khu vực trong công tác đảm bảo anh ninh trật tự; Chỉ đạo Phòng Công tác
sinh viên định kỳ hàng tháng tổ chức giao ban với Công an phường để thông báo
những thay đổi về tạm trú của sinh viên, kết quả công tác phối hợp đảm bảo an ninh
trật tự, tình hình sinh viên vi phạm, các vấn đề nổi lên về an toàn trật tự để tập trung
chỉ đạo phối hợp giải quyết ngay tại cơ sở không để nảy sinh phức tạp và đề ra biện
pháp phối hợp thực hiện trong thời gian tiếp theo.
– Xây dựng và duy trì hoạt động có hiệu quả của đội tự quản ứinh viên trong
công tác bảo đảm an ninh, trật tự trong nhà trường.
12

– Củng cố, kiện toàn lực lượng bảo vệ của trường, đảm bảo đủ số lượng, được
trang bị công cụ hỗ trợ và tập huấn nghiệp vụ, quản lý chặt chẽ việc ra vào cổng,
không để sinh viên và người khác tự do ra vào trường trong và ngoài giờ học;
– Phòng Công tác sinh viên phối hợp chặt chẽ với Công an phường tăng cường kiểm
tra đối vớiếninh viên ngoại trú để kịp thời phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm nội
quy của nhà trường và lĩnh vực an ninh trật tự như: cờ bạc, sử dụng trái phép chất ma túy,
gây rối mất trật tự công cộng, tàng trữ sử dụng trái phép vũ khí, vật liệu nổ…
– Tổ chức hướng dẫn sinh viên kê khai thông tin về cá nhân vào phiếu quản lý
sinh viên, chủ động phối hợp với Công an phường xác minh các trường hợp nghi vấn
để phục vụ công tác quản lý học sinh, sinh viên của nhà trường và công tác đảm bảo

an ninh trật tự.
Phương án 3: Coi trọng việc ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành,
quản lý sinh viên, nâng cao chất lượng các dịch vụ trong Ký túc xá.
Công việc tin học hóa hệ thống nhằm đáp ứng mục đích:
– Định kỳ in các bản báo cáo kết quả học tập của sinh viên
– Bất kỳ lúc nào cũng có thể trả lời những thông tin chính xác về tình hình học
tập và lý lịch của sinh viên.
– Việc dùng thẻ sinh viên có mã số ra vào cổng Ký túc xá giúp Ban quản lý kiểm
soát chặt chẽ các đối tượng ra vào Ký túc xá và kịp thời xử lý các tình huống xảy ra.
2. Lựa chọn phương án giải quyết
Phương án
Phương án 1

Ưu điểm
Nhược điểm
Tiết kiệm thời gian và chi phí, – Báo cáo viên trong các buổi nói
thu hút được đông đảo thanh chuyện chuyên đề phải là người có
niên sinh viên tham gia.

kiến thức chuyên ngành sâu rộng về

Tạo tâm lý chủ động cho sinh lĩnh vực được trình bày và am hiểu
viên trong việc tự ý thức và pháp luật.
giác ngộ lý tưởng sống trong – Vì không tổ chức thường xuyên nên
Phướng án 2

môi trường học tập mới.
có thể “lời nói gió bay”.
– Huy động được các lực – Đòi hỏi trách nhiệm của các bộ
lượng xã hội trong công tác phận phối hợp phải thường xuyên

quản lý sinh viên, dễ kiểm trao đổi, gặp gỡ với những cơ chế
13

soát được các hành vi của phối hợp chặt chẽ, đồng bộ.
sinh viên để kịp thời uốn nắn,
Phướng án 3

khắc khục.
Phát huy được lợi thế của – Chi phí ban đầu đầu tư cho máy
khoa học công nghệ, tiện lợi, tính, làm thẻ điện tử hoặc thẻ từ rất
chính xác.

tốn kém.
– Nguồn nhân lực phải được đào tạo
nghiệp vụ thì mới phụ trách được
công việc

Chọn phương án tối ưu:
Có 3 phương án đề ra. Tôi chọn phương án 2 vì phương án này thích hợp, nhiều
ưu điểm và ít hạn chế nhất và dễ đạt hiệu quả hơn.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ LỰA CHỌN
1. Triển khai phổ biến giáo dục đạo đức, pháp luật cho sinh viên
Xác định thanh niên luôn là lực lượng chiến lược của quốc gia dân tộc, Đảng đã
ban hành nhiều chủ trương, chính sách nhằm giáo dục toàn diện cho thanh niên, nâng
cao tri thức, trình độ văn hóa cho thanh niên. Tại Nghị quyết hội nghị Ban chấp hành
Trung ương Đảng lần thứ 4 (khóa VII), đã nêu: “thanh niên là lực lượng xung kích
trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Sự nghiệp đổi mới có thành công hay
không, đất nước bước vào thế kỷ 21 có vị trí xứng đáng trong cộng đồng thế giới hay
không, cách mạng Việt Nam có vững bước theo con đường xã hội chủ nghĩa hay

không, phần lớn tùy thuộc vào lực lượng thanh niên, vào việc bồi dưỡng, rèn luyện
thế hệ thanh niên; Công tác thanh niên là vấn đề sống còn của dân tộc, là một trong
những nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng…”. Báo cáo văn kiện Đại hội
đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ X cũng nêu:“đối với thế hệ trẻ, thường xuyên giáo
dục chính trị, truyền thống, lý tưởng, đạo đức và lối sống; tạo điều kiện học tập, lao
động, giải trí, phát triển thể lực, trí tuệ, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Đồng
thời, Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 25/7/2008 của Ban chấp hành Trung ương Đảng
khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên trong thời kỳ
đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước tiếp tục khẳng định “xây dựng thế
hệ thanh niên Việt Nam có ý thức chấp hành pháp luật…”.
14

Trên cơ sở chủ trương, chính sách nêu trên của Đảng, công tác phổ biến, giáo
dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho thanh niên luôn được Nhà
nước quan tâm, ban hành nhiều văn bản, đề án, chương trình về phổ biến, giáo dục
pháp luật, trong đó thanh niên luôn được xác định là đối tượng chính. Như, Quyết
định số 2106/QĐ-TTg ngày 26/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án
tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức phápluật cho
thanh thiếu niên giai đoạn 2011 – 2015; Thông tư liên tịch 30/2010/TTLT-BGDĐTBTP Hướng dẫn việc phối hợp thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong
nhà trường; Nghị định 28/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi
hành Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật;
Để có thể đạt được những kết quả như mong muốn, công tác giáo dục, tuyên
truyền, phổ biến pháp luật cho thanh, thiếu niên phải được xác định “là một bộ phận
của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, là nhiệm vụ của toàn bộ hệ thống chính trị”.
Do đó, để nâng cao hiệu quả phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên, giảm tình
trạng thanh niên vi phạm pháp luật như mục tiêu Đề án “Tăng cường công tác phổ
biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho thanh thiếu niên” đề ra,
công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên đòi hỏi sự quan tâm, của tất cả
các cấp, các ngành, đoàn thể và toàn xã hội.

Để công tác này thực sự có hiệu quả, cần thực hiện một số giải pháp sau:
– Nâng cao nhận thức của một số cấp ủy, lãnh đạo địa phương về vị trí, vai trò
của thanh niên và công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên đối yêu cầu
của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và xây dựng Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa.
– Các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên cần được triển khai
thường xuyên, thực chất, có kế hoạch, có mục đích, phải xác định kết quả đầu ra rõ
ràng.
– Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên cần tập trung vào đối
tượng có nguy cơ vi phạm pháp luật cao.
Đối tượng thanh niên có nguy cơ vi phạm pháp luật cao thường là thanh niên
sống trong gia đình, khu vực đặc biệt như: thanh niên không có trình độ văn hóa (do
15

bỏ học sớm); gia đình có bố mẹ ly hôn, bố mẹ phạm tội, hoặc bố mẹ là những “con
buôn”, chủ lô đề, cờ bạc; thanh niên không có việc làm… đây là những đối tượng rất
dễ vi phạm pháp luật do bị tác động bởi hoàn cảnh.
– Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên cần bám sát các nội dung
và nhiệm vụ của Đề án tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng
cao ý thức chấp hành pháp luật cho thanh thiếu niên giai đoạn 2011 – 2015 (ban hành
kèm theo Quyết định số 2160/QĐ-TTg ngày 26/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ).
– Cần đề cao hơn nữa tầm quan trọng của môn học giáo dục công dân, Chính trị,
Nhà nước và pháp luật trong các cấp học, bậc học.
– Quan tâm đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất và điều kiện bảo đảm triển khai công
tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên.
2. Thực hiện phối hợp đồng bộ các giải pháp tăng cường hiệu quả công tác
quản lý sinh viên
Đối với sinh viên nội trú, Việc đăng ký, tiếp nhận sinh viên ở nội trú phải thực
hiện theo đúng quy chế Công tác học sinh, sinh viên nội trú, ban hành kèm theo

Thông tư số 27/2011/TT-BGDĐT ngày 27 tháng 06 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo.
Ban Quản lý Ký túc xá là đơn vị chức năng đóng vai trò trực tiếp trong quản lý
việc ở, sinh hoạt và học tập ngoài giờ lên lớp cho sinh viên trong Ký túc xá. Đội ngũ
cán bộ phụ trách công tác quản lý sinh viên nội trú thường xuyên kiểm tra định kỳ,
đột xuất tình hình ăn, ở, sinh hoạt và học tập của sinh viên. Thường xuyên lắng nghe
tâm tư, nguyện vọng, cập nhật các thông tin phản ánh từ phía sinh viên để có những
biện pháp kịp thời nhằm phục vụ và hỗ trợ sinh viên. Nhà trường tiếp tục đầu tư, sửa
chữa và trang bị cơ sở vật chất các ký túc xá nhằm phục vụ tốt nhất việc ăn, ở, sinh
hoạt và học tập của sinh viên. Việc tổ chức và quản lý sinh viên nội trú hướng tới
mục đích là tạo điều kiện thuận tiện, an toàn cho ăn, ở, sinh hoạt và rèn luyện của
sinh viên; Ký túc xá phải thực sự là mái nhà thân yêu để lại tình cảm và dấu ấn tốt
đẹp cho sinh viên về cuộc sống nội trú. Tiếp tục hoàn thiện quy định về chức năng
nhiệm vụ của cán bộ quản lý sinh viên; xây dựng và hoàn thiện nội quy phòng ở thể
hiện rõ quyền và trách nhiệm của sinh viên đối với phòng ở và trang thiết bị trong
16

phòng ở. Đề cao hơn nữa tính chủ động, tích cực của sinh viên bằng cách củng cố và
tăng cường hoạt động của các đội sinh viên tự quản. Hàng tháng cán bộ của Trung
tâm ký túc xá phải họp với sinh viên tự quản để kịp thời động viên các cá nhân tích
cực, rút kinh nghiệm và nhắc nhở những vấn đề cần quan tâm lưu ý. Đề xuất biện
pháp động viên khuyến khích kịp thời những cá nhân và tập thể có thành tích trong
hoạt động tự quản. Xử lý nghiêm và kịp thời những sinh viên vi phạm nội quy Ký túc
xá.
Đối với sinh viên ngoại trú, cần triển khai mô hình mới về công tác quản lý sinh
viên ngoại trú thông qua cuốn “Sổ quản lý sinh viên ngoại trú” nhằm quản lý sinh
viên chặt chẽ hơn (từng sinh viên ở ngoại trú đều có sổ ngoại trú, trong đó ghi đầy đủ
thông tin về sinh viên và cuối mỗi học kỳ sinh viên phải nộp sổ này cho công an
phường nhận xét, ký xác nhận và nộp cho nhà trường làm căn cứ xếp loại kết quả rèn

luyện sinh viên). Thông qua cuốn “Sổ quản lý sinh viên ngoại trú” giúp cho gia đình
có sinh viên thuê trọ, chính quyền và công an địa phương các phường nắm được đầy
đủ, chính xác các thông tin cần thiết về sinh viên thuê trọ; thuận lợi trong việc liên hệ
với nhà trường, với gia đình sinh viên, cũng như nắm bắt được quá trình sinh viên
sinh hoạt, chấp hành các quy định của địa phương. “Sổ quản lý sinh viên ngoại trú”
giúp sinh viên có ý thức tự giác hơn trong việc chấp hành quy định của địa phương,
chấp hành tốt luật cư trú, hạn chế việc di chuyển chỗ ở nhiều lần. Đối với nhà
trường, các khoa, các lớp sinh viên có thông tin và cơ sở đầy đủ để đánh giá việc
chấp hành các quy định của sinh viên trên địa bàn cư trú, làm căn cứ đánh giá kết quả
rèn luyện sinh viên.
Về phương hướng công tác quản lý sinh viên năm học tới đây, các Trường Đại
học, Cao đẳng tiếp tục triển khai mô hình mới quản lý sinh viên ngoại trú trong đó
tăng cường công tác phối hợp giữa nhà trường – chính quyền địa phương – các hộ gia
đình trên địa bàn dân cư; Tiếp tục phổ biến rộng rãi trong nhân dân về mô hình mới
“Sổ quản lý sinh viên ngoại trú”; Tăng cường phối hợp đồng bộ giữa các đơn vị, các
Hội, Đoàn thể trong trường, tích cực theo dõi, giám sát tình hình tạm trú của sinh
viên. Ngoài ra, nhà trường thường xuyên cập nhật các văn bản, nội quy, quy định trên
các Website của trường, của phòng chức năng và các khoa để sinh viên tìm hiểu và
17

thực hiện; thường xuyên tổng hợp, cập nhật thông tin về sinh viên ngoại trú vào dữ
liệu quản lý sinh viên để thuận lợi trong việc tra cứu thông tin về sinh viên ngoại trú;
Duy trì tổ chức hội nghị công tác sinh viên nội trú, ngoại trú hằng năm; định kỳ tổ
chức hội nghị giao ban về công tác quản lý sinh viên ngoại trú giữa nhà trường với
công an và chính quyền địa phương
Không chỉ chú trọng quản lý sinh viên nội trú, nhà trường còn phải quan tâm
đến cả sinh viên ngoại trú ở trọ tại các nhà dân. Định kỳ khoảng 1 tháng/lần vào các
ngày thứ bảy, chủ nhật lãnh đạo trường; đại diện Phòng công tác sinh viên; Ban quản
lý, bảo vệ ký túc xá, Đoàn thanh niên phối hợp với cảnh sát khu vực đến các nhà trọ,

vừa thăm nơi ăn, chốn ở của sinh viên nhà trường, vừa trao đổi tìm hiểu và tuyên
truyền, vận động các chủ nhà trọ phối hợp quản lý, nhắc nhở sinh viên thực hiện quy
định của pháp luật, xây dựng nếp sống văn minh, ăn ở sạch sẽ…
Tuy nhiên cái khó nhất hiện nay của các trường là việc nắm hết được các địa chỉ
nhà trọ. Vì có nhiều nhà trọ chủ yếu là tận dụng phòng ở của gia đình để cho sinh
viên thuê dưới hình thức là cho con, cháu ở nhờ. Và việc quản lý sinh viên ngoại trú
có hiệu quả hay không thì lại phụ thuộc rất lớn vào kết quả của sự phối hợp này. Để
tăng cường sự phối hợp này, từ năm học 2016 – 2017, các nhà trường nên yêu cầu tất
cả sinh viên ở ngoại trú phải có lý lịch trích ngang; đăng ký địa chỉ, số điện thoại chủ
nhà trọ nơi sinh viên ở trọ. Khi sinh viên chuyển chỗ ở cũng đồng thời phải thông báo
cho Phòng quản lý công tác sinh viên và phải có phiếu nhận xét của chủ nhà trọ về lối
sống, thái độ chấp hành pháp luật… Bản nhận xét này sẽ được thẩm định và được coi
là một căn cứ để xét điều kiện tốt nghiệp của sinh viên.

V. KIẾN NGHỊ – ĐỀ XUẤT
Giáo dục và đào tạo là một hoạt động có tổ chức của xã hội, nhằm bồi dưỡng và
phát triển các phẩm chất và năng lực con người cho mỗi công dân. Cả về tư tưởng, đạo
đức, khoa học, sức khoẻ và nghề nghiệp. Trong quá trình giáo dục ở nhà trường, nhiệm
18

vụ giáo dục tri thức, kỹ năng nghề nghiệp luôn phải gắn với nhiệm vụ giáo dục đạo đức,
giáo dục phổ biến pháp luật. Trong nền giáo dục từ xa xưa, ông cha ta vẫn rất đề cao và
coi trọng giáo dục đạo đức của con người. “Tiên học lễ, hậu học văn”, “lễ” là đức dục, là
nền tảng cho sự phát triển và tài năng của con người. Lúc sinh thời Hồ Chí Minh rất
quan tâm đến vấn đề giáo dục, rèn luyện đạo đức cho thế hệ trẻ. Bác nói: “Có đức mà
không có tài thì làm việc gì cũng khó, có tài mà không có đức là người vô dụng’’. Bác
còn chỉ rõ “Dạy cũng như học phải chú trọng cả Đức lẫn Tài. Đức là đạo đức cách
mạng, đó là cái gốc rất quan trọng. Công tác giáo dục đạo đức trong trường học là một
bộ phận quan trọng có tính chất nền tảng của nhà trường xã hội chủ nghĩa”. Như vậy,

Đức và Tài là hai phạm trù cơ bản để đánh giá nhân cách của một con người. Cho nên để
phát triển nhân cách phải hình thành, rèn luyện phẩm chất đạo đức, giá trị đạo đức phù
hợp.
Qua nhiên cứu tình huống trên tôi xin kiến nghị, đề xuất một số việc như sau:
– Nhà trường đã thực hiện tốt việc thực hiện quy chế quản lý sinh viên; công tác
phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh; công
tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, văn hóa, thẩm mỹ cho sinh viên; công
tác giáo dục thể chất, công tác y tế; phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao của
sinh viên; Tuy nhiên, hiện nay còn có một số bộ phận sinh viên có những biểu hiện suy
thoái về đạo đức lối sống, chưa nhận thức đầy đủ về quá trình học nghề với rèn luyện tư
cách, phẩm chất đạo đức cần thiết để trở thành người lao động chân chính. Bên cạnh đó có
một số giáo viên chưa tích cực trong việc thực hiện nhiệm vụ đào tạo nghề với công tác
giáo dục đạo đức sinh viên. Do vậy, nhà trường cần phải nắm được số sinh viên này để có
biện pháp giáo dục phù hợp, cũng như quán triệt tới cán bộ giáo viên trong toàn trường về
vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên để cùng nhau
thực hiện tốt công tác giáo dục – đào tạo trong thời gian tới.
– Về phía các giáo viên chuyên môn, cần nâng cao ý thức tự giác, tích cực kết
hợp nội dung giáo dục đạo đức với nội dung bài giảng chuyên môn, coi đây là nhiệm
vụ không thể thiếu trong mỗi bài giảng. Đặc biệt coi trọng vị trí của một số bộ môn
đặc trưng có ảnh hưởng trực tiếp đến công tác giáo dục tư tưởng, chính trị đạo đức
cho sinh viên như môn chính trị, giáo dục quốc phòng an ninh…
19

– Lãnh đạo nhà trường chỉ đạo cụ thể và chặt chẽ hơn nữa hoạt động của đội ngũ
giáo viên chủ nhiệm để lực lượng này thực hiện hết chức năng giáo dục của mình,
đặc biệt là thực hiện vai trò liên kết các lực lượng giáo dục trong nhà trường nhằm
giáo dục đạo đức cho sinh viên. Theo chúng tôi, nhà trường nên có tiêu chuẩn đánh
giá công tác chủ nhiệm lớp cho các giáo viên chủ nhiệm, gắn kết quả rèn luyện của
lớp chủ nhiệm với kết quả xếp loại hàng năm của các giáo viên đó.

– Tăng cường sự chỉ đạo và đầu tư kinh phí hoạt động cho tổ chức Đoàn thanh niên, đây
là hoạt động phong trào thu hút đông đảo sinh viên tham gia. Vì vậy, rất có ưu thế cho công
tác giáo dục đạo đức, nhân cách cho sinh viên. Để hoạt động của các tổ chức Đoàn phát huy
hiệu quả hơn nữa, nhà trường cần bồi dưỡng năng lực, nghiệp vụ hoạt động cho các cán bộ
Đoàn nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức Đoàn cơ sở trong toàn trường. Đồng
thời tổ chức các hoạt động ngoại khóa một cách đa dạng nhằm giúp sinh viên được rèn luyện
một cách thường xuyên, đảm bảo được từ lí thuyết đến thực tế, từ thực tế trở lại bổ sung và
hoàn thiện lí thuyết. Cần đảm bảo tính toàn diện cân đối giữa nội dung chính khoá với ngoại
khoá bởi những nội dung này đóng góp một phần rất quan trọng vào việc giáo dục lí tưởng và
tình yêu nghề nghiệp cho sinh viên, đồng thời là những biện pháp giáo dục nghề nghiệp rất tự
nhiên sinh viên sẽ cảm nhận một cách thoải mái nhẹ nhàng mà không bị sự gò ép.
– Nhà trường và các khoa đào tạo cần quan tâm tới việc phát huy tính tích cực, độc lập
sáng tạo trong học tập, rèn luyện, nghiên cứu khoa học của sinh viên. Cần chú trọng tới việc
phát huy vai trò giữa giáo dục với tự giáo dục, vai trò chủ thể cũng như năng lực tự quản
của sinh viên nhằm góp phần giáo dục đạo đức cho các em ngày càng sâu sắc hơn.
– Hoàn thiện nội quy, quy chế, trong các hoạt động của nhà trường nhằm đưa
hoạt động của học sinh,sinh viên vào nền nếp tạo điều kiện rèn luyện hành vi thói
quen đạo đức cho sinh viên. Đồng thời với việc xây dựng chuẩn đánh giá xếp loại đạo
đức định kì và xét tốt nghiệp cho sinh viên, nhà trường cần tăng cường công tác kiểm
tra, đánh giá nhằm có những căn cứ xếp loại, đánh giá một cách chính xác nhất thúc
đẩy sinh viên tích cực rèn luyện tu dưỡng.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

20

1. Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2008 – 2012 của Thủ tướng
chính phủ
2. Chỉ thị số 32/CT-TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về
tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

3. Hệ thống các văn bản về Phổ biến giáo dục Pháp luật- Bộ Giáo dục và Đào
tạo.
4. Tài liệu bồi dưỡng về quản lý hành chính nhà nước (chương trình chuyên viên
chính). Học viện hành chính quốc gia
5. Giáo trình Luật Hinh sự Việt Nam- Đại học Luật Hà Nội
6. Quyết định số 60/2008/QĐ-BGDĐT của Bộ trưởng BGDĐT ban hành kèm
theo quy định “ Tổ chức và hoạt động văn hóa cho HSSV trong các cơ sở giáo dục
ĐH và TCCN”;
7. Quyết định số 50/2007/QĐ-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục ĐT ngày 29
tháng 8 năm 2007 ban hành Quy định về công tác giáo dục phẩm chất chính trị, đạo
đức, lối sống cho HSSV trong các trường ĐH, Học viện, CĐ và TCCN./.

21

thiết thực.Thực hiện chương trình, kế hoạch quy định và góp phần nâng cao nghiệp vụ,kỹ năng hành chính, tôi đã cố gắng liên hệ những vấn đề lý luận đã học vào trongthực tiễn công tác. Qua thời gian nghiên cứu, tôi nhận thấy nhiều lĩnh vực còn tồn tạinhững yếu kém trong công tác quản lý cần phải được quan tâm khắc phục. Tìnhhuống mà tôi lựa chọn dưới đây là một minh chứng cho điều đó.Hiện nay, ở vào thời kì hội nhập nhiều sinh viên có ý chí vươn lên trong học tập,có hoài bão khát vọng lớn. Tuy nhiên, cũng dưới tác động của nền kinh tế thị trườngvà cơ chế mở cửa và do nhiều nguyên nhân khác, hành vi lệch chuẩn của thanh thiếuniên có xu hướng ngày càng tăng. Một số hành vi vi phạm pháp luật của sinh viênkhiến gia đình và xã hội lo lắng như: vi phạm giao thông, đua xe trái phép, bạo lựcnhà trường, quay cóp bài, cờ bạc, nghiện rượu, trong gia đình trẻ em thiếu kính trênnhường dưới, không vâng lời cha mẹ, … Một số hành vi lệch chuẩn khác về mặt đạođức như: sống hưởng thụ, chạy theo đồng tiền, xa hoa, lãng phí, lười lao động và họctập, thiếu ý thức rèn luyện, không dám đấu tranh với cái sai, thờ ơ vô cảm, vị kỷ …cũng ngày càng nhiều hơn ở đối tượng còn ngồi trên ghế nhà trường.Những biểu hiện tiêu cực ấy là kết quả sự giáo dục thiếu đồng bộ giữa gia đình,nhà trường và xã hội. Việc giáo dục đạo đức trong nhà trường thường chú trọng tớinề nếp kỷ cương với nội quy, những bài học giáo huấn, chưa chú ý đến hành vi ứngxử thực tế. Chương trình sách giáo khoa quá ôm đồm, nặng về lý thuyết, thiếu kỹnăng sống, chưa tạo được dấu ấn để hình thành nhân cách cho sinh viên. Trong khiđó, chương trình giáo dục đạo đức xuyên suốt từ giáo dục lễ giáo ở bậc mầm non, đạođức ở bậc tiểu học, giáo dục công dân ở bậc trung học, có đầy đủ tất cả những bài họcvề các giá trị đạo đức. Nhưng hệ thống lại không thấy rõ phẩm chất nào là trọng tâm,chỗ nào cần nhấn mạnh. Chương trình học rất nhiều nhưng rất khó nhớ, khó nhậptâm. Bên cạnh đó giáo viên hiện nay chỉ lo truyền thụ kiến thức, sinh viên thì cố gắngđạt điểm cao trong học tập nhưng quan hệ thầy trò nhợt nhạt. Về nhà, cha mẹ bận locông việc, các em không được trang bị những kỹ năng tối thiểu cũng như cách ứngxử trong cuộc sống.Trước thực trạng nhận thức pháp luật hiện nay của sinh viên cho thấy sự cầnthiết phải tăng cường và đẩy mạnh hơn nữa công tác phổ biến giáo dục pháp luật đốivới sinh viên. Đồng thời phải tăng cường công tác quản lý sinh viên trong các trườngĐại học, Cao đẳng nhằm tạo ra môi trường xã hội an toàn và điều kiện tốt nhất chosinh viên học tập rèn luyện, trưởng thành để cống hiến cho sự nghiệp công nghiệphóa, hiện đại hóa đất nước. Đó chính là lý do tôi quan tâm và chọn đề tài “Xử lý tìnhhuống nữ sinh viên trường Cao đẳng X bị xâm hại, nhìn từ góc độ công tác quảnlý sinh viên” để làm Tiểu luận cuối khoá lớp Bồi dưỡng về quản lý hành chính nhànước chương trình ngạch chuyên viên do trường Đại học Nội vụ Hà Nội – Bộ Nội vụtổ chức đào tạo.Do điều kiện về mặt thời gian và nhận thức có hạn nên tiểu luận không tránhkhỏi có phần hạn chế, mong thầy cô và đồng nghiệp góp ý để tôi có những nhận địnhtốt hơn trong công tác. Qua đây tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến đội ngũgiảng viên trực tiếp lên lớp giảng bài, cảm ơn Trường Đại học Nội vụ Hà Nội – BộNội vụ, sở Nội vụ tỉnh Lâm Đồng, Ban giám hiệu Trường Cao đẳng nghề Đà Lạt đãtạo điều kiện cho tôi tham gia khóa học này.II. TÌNH HUỐNG1. Mô tả tình huốngTại trường Cao đẳng X, đóng trên địa bàn thành phố Đà Lạt, trong thời gian quaxảy ra một việc được dư luận sinh viên rất quan tâm là nữ sinh Nguyễn Hoài Anh độtnhiên vắng mặt tại phòng ở 123 trong khu Kí túc xá từ 21 giờ đêm hôm trước đến 4giờ sáng ngày hôm sau. Sự việc chỉ được làm sáng tỏ sau khi Nguyễn Hoài Anh đếntrình báo cơ quan Công an thành phố Đà Lạt.Xác định tính chất nghiêm trọng của vụ án, các điều tra viên Đội cảnh sát điều tra tộiphạm về trật tự xã hội Công an thành phố Đà Lạt đã tích cực vào cuộc. Cơ quan Công anđã thực hiện lệnh bắt khẩn cấp 3 đối tượng, đó là các tên: Nguyễn Văn Tính (SN 1988);Hoàng Minh Tình (SN 1985) cả hai đều là sinh viên trường Đại học K bị vi phạm kỷ luậtnhiều lần bị buộc thôi học, nhưng không về quê mà tiếp tục sống lang thang ở thành phốĐà Lạt, đều tạm trú tại thành phố Đà Lạt và Đặng Văn Hình (SN 1986), lao động tự do,bạn của hai đối tượng kia, thường trú tại Phường 1, thành phố Đà Lạt.Tại Cơ quan Công an, các đối tượng khai nhận: Do đã có một số lần đến phòng123 trong Kí túc xá của trường Cao đẳng X chơi với bạn cùng quê nên có để ý đếnNguyễn Hoài Anh, một nữ sinh người dân tộc Kinh, quê ở Huyện Lâm Hà. Buổi tốihôm xảy ra sự việc, 3 đối tượng thấy Nguyễn Hoài Anh ra cổng trường mua sữa chuacho bạn. Một đối tượng bèn lại gần và mời Nguyễn Hoài Anh đi uống cà phê.Nguyễn Hoài Anh nói muộn không muốn đi nhưng các đối tượng tiếp tục mời mọc,lôi kéo, có tên nói với Nguyễn Hoài Anh là quen bảo vệ cho vào và khống chếNguyễn Hoài Anh lên xe máy.Các đối tượng chở Nguyễn Hoài Anh đến một quán chè. Sau khi thanh toán tiềncho 4 cốc chè, Nguyễn Hoài Anh nói muốn trở lại trường. Các đối tượng cho NguyễnHoài Anh lên xe máy. Nhưng càng đi càng mất hút. Bản thân Nguyễn Hoài Anh từquê lên thành phố Đà Lạt học nên cũng chưa thông thạo đường đi lối lại.Ba thanh niên đưa Nguyễn Hoài Anh đến vùng ngoại thành. Đối tượng NguyễnVăn Tính táp xe vào một con mương và lôi Nguyễn Hoài Anh xuống định thực hiệnhành vi đồi bại. Nhưng 2 đối tượng còn lại bảo đưa vào nhà nghỉ.Bọn chúng tiếp tục đưa nữ sinh này đến một nhà nghỉ tại ngoại thành và thay nhauhãm hiếp nữ sinh Nguyễn Hoài Anh trong nhiều giờ đồng hồ. Khoảng 4 giờ sáng hômsau, 3 đối tượng chở Nguyễn Hoài Anh về trường, một tên nói với bảo vệ của trường:”Chúng cháu đi thăm người nhà bị ốm, về muộn” và xin cho Nguyễn Hoài Anh vào.Phó trưởng công an thành phố Đà Lạt cho biết: Đây là một vụ án vi phạmnghiêm trọng đạo đức và pháp luật, gây ảnh hưởng xấu trong dư luận. Từ vụ án nàycho thấy trong công tác quản lý học sinh sinh viên ngoài giờ học của nhà trường cònbộc lộ nhiều thiếu sót, nhà trường cần có những biện pháp quản lý chặt chẽ, hữu hiệungười ra vào để tránh xảy ra những trường hợp tương tự.Trưởng phòng Đào tạo trường Cao đẳng X cho biết: Với nhiều loại hình đào tạo,nhà trường có hàng nghìn sinh viên từ khắp các tỉnh thành trong cả nước như theohọc. Việc bố trí chỗ ở trong khu nội trú chủ yếu dành cho sinh viên là con em giađình chính sách và một số sinh viên có thành tích học tập cao. Việc quản lý nhữngsinh hoạt của sinh viên trong khu Kí túc xá ngoài giờ học chủ yếu do Phòng quản trịvà Ban quản lý ký túc xá trực tiếp theo dõi.Ông Trưởng ban Quản lý ký túc xá trường Cao đẳng X khẳng định: Trong nhiềunăm nay, công tác quản lý sinh viên của Trường đã được duy trì thường xuyên vàđược thể hiện trong nghị quyết và quy chế cụ thể. Theo đó, các đối tượng không phảilà sinh viên của Trường muốn vào Ký túc xá thì phải xuất trình giấy tờ tuỳ thân vàbảo vệ nhà trường sẽ gọi sinh viên ra để nhận mặt, nếu thấy đúng thì mới được vàotrường. Ban quản sinh nhà trường trong mỗi ngày khai giảng đều tổ chức phổ biếnnội quy, quy định của nhà trường trong toàn thể sinh viên trong 2 ngày, thậm chínhững quy chế này còn được in ra và phát cho từng lớp học.Tuy nhiên, đó là trong “Nghị quyết”, còn trên thực tế, công tác quản lý sinh viênnơi đây còn bộc lộ nhiều thiếu sót. Khi vụ việc của Nguyễn Hoài Anh xảy ra, Cơquan Công an có đến tìm bảo vệ của trường để xác minh một số vấn đề nhưng khôngthu được thông tin nào có giá trị vì bảo vệ hôm đó không nhớ được chi tiết nào vềviệc xuất hiện 3 thanh niên ngoài số vé xe 67 đã được trả lại.Sự việc 3 thanh niên nhiều lần đến phòng trọ trong ký túc xá chơi nhưng khônglần nào phải xuất trình giấy tờ tuỳ thân, rồi việc em Nguyễn Hoài Anh được họ trả vềvào khoảng 4 giờ sáng tại cổng trường… đều cho thấy sự lỏng lẻo trong công tác quảnlý sinh viên.Ông Trưởng ban quản lý Ký túc xá cũng cho biết, tổ bảo vệ của nhà trường có 8người, mỗi ca trực có 2 người, thời gian của mỗi ca kéo dài một ngày một đêm, từ 5giờ chiều hôm trước đến 5 giờ chiều hôm sau. Quan sát qua thực tế vào thời điểm đó,chúng tôi thấy, cổng trường Cao đẳng X vào buổi tối là nơi ra vào, tụ tập của nhiềungười và việc ra vào chỉ được kiểm soát qua những chiếc vé xe, không đăng ký têntuổi, địa chỉ, không xuất trình giấy tờ tuỳ thân. Thiết nghĩ, theo như quy chế, côngviệc của tổ bảo vệ không đơn giản chỉ là trông giữ xe máy, xe đạp…Tuy nhiên, từ vụ việc đáng tiếc này – theo ý kiến của ông trưởng Ban quản lý Kýtúc xá thì nhà trường sẽ đưa ra kiểm điểm và có những biện pháp khắc phục để tránhxảy ra trường hợp tương tự.Song, chúng ta muốn nói thêm đó chính là ở mỗi sinh viên. Vụ việc đau lòngnày thiết nghĩ có thể mỗi nữ sinh có thái độ kiên quyết, trước hết là với chính bảnthân mình. Nếu Nguyễn Hoài Anh không muốn đi chơi với những thanh niên mới chỉquen biết qua một hai lần đến chơi tại phòng trọ, chưa kịp biết tên, tuổi, địa chỉ,Nguyễn Hoài Anh hoàn toàn có thể kháng cự bởi cổng trường vào thời điểm đó vẫncó rất đông người, hơn nữa, phòng bảo vệ lại ở ngay cổng ra vào.Vả lại, nếu Nguyễn Hoài Anh đủ tỉnh táo để nhận biết nguy hiểm đang rình rậpmình thì em đã phải có ngay những biện pháp để tự bảo vệ, không thụ động trướchàng loạt những biểu hiện không đàng hoàng của 3 thanh niên lạ, vì ở quán chè hayngay cả khi đến nhà nghỉ Nguyễn Hoài Anh đều có thể cầu cứu để nhận được sự giúpđỡ của những người xung quanh.Mặt khác, một câu hỏi đặt ra là; nếu hai đối tượng Nguyễn Văn Tính và HoàngVăn Tình không vi phạm kỷ luật tới mức bị đuổi học, thì liệu chúng có trở thành kẻphạm tội như vậy không? Vụ án khép lại, kẻ gây án sẽ bị pháp luật nghiêm trị, nhưngbài học cảnh tỉnh đối với những nữ sinh trong điều kiện sống xa nhà vẫn còn đó, bởinỗi đau tinh thần và thể xác không dễ nguôi ngoai. Đặc biệt nhiều vấn đề về công tácquản lý sinh viên ngoài giờ học, công tác giáo dục đạo đức lối sống và ý thức phápluật cho sinh viên đang đặt ra cho các nhà quản lý giáo dục, các trường đại học, caođẳng cần phải xem xét một cách nghiêm túc.2. Bình luận tình huống2.1. Nguyên nhân của tình huống- Từ phía nhà trườngThực hiện Chỉ thị số 32/CT-TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư Trung ươngĐảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục phápluật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân và các văn bản chỉđạo của Đảng và Nhà nước về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; trong thời gianqua, ngành giáo dục đã triển khai công tác phổ biến Giáo dục pháp luật bằng nhiềuhình thức để từng bước nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác này trong toànngành. Qua đó, ý thức pháp luật của cán bộ, nhà giáo, người lao động, người họctừng bước được nâng lên góp phần quan trọng vào việc ổn định môi trường giáo dục,nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện đối với thế hệ trẻ.Tuy nhiên, công tác phổ biến Giáo dục pháp luật trong nhà trường vẫn còn rấthạn chế. Công tác phổ biến giáo dục pháp luật là một bộ phận của công tác giáo dụcchính trị, tư tưởng, là nhiệm vụ thường xuyên của toàn ngành giáo dục đặt dưới sựlãnh đạo của cấp uỷ Đảng, sự chỉ đạo trực tiếp của lãnh đạo cơ quan quản lý giáo dụcvà cơ sở giáo dục các cấp. Nhiều trường chưa phổ biến kịp thời, đầy đủ những vănbản pháp luật mới đến sinh viên, tạo điều kiện để các em có thể sử dụng pháp luậtlàm phương tiện, công cụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, của Nhà nướcvà xã hội, nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật của sinh viên, hạn chế tối đatình trạng vi phạm pháp luật.Công tác giáo dục đối với sinh viên là trách nhiệm của cả nhà trường, gia đình,xã hội và cần có sự phối hợp chặt chẽ ba môi trường giáo dục này. Tuy nhiên, trongsự phối hợp đó, nhà trường đóng vai trò chủ đạo. Thực tiễn giáo dục cho thấy nhậnthức về sự phối hợp nhà trường – gia đình – xã hội chưa đúngĐa phần các trường mới chỉ làm được chức năng là nơi cung cấp tri thức quasách vở cho sinh viên, còn việc quản lý, giáo dục sinh viên về đạo đức, lối sống cònnhiều bất cập và hạn chế, chưa được chú trọng đúng mức.Mặt khác, trong những năm gần đây, Nhà nước đã triển khai các dự án xây dựng kýtúc xá cho sinh viên bằng nguồn vốn Trái phiếu Chính phủ đã từng bước giải quyết đượckhó khăn, thiếu hụt về nhà ở cho sinh viên. Tuy nhiên, công tác quản lý ký túc xá hiệnnay ở nhiều trường chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu sinh hoạt, học tập của sinh viên.Các ban ngành, đoàn thể trong nhà trường mà cụ thể trước nhất là Đoàn thanhniên, Hội sinh viên hiện nay chưa có sự quan tâm đúng mức đến vấn đề giáo dục đạođức cho thanh niên, không có nhiều chương trình và kế hoạch quan tâm đến việc giáodục lối sống cho thanh niên, không có sự phối hợp chặt chẽ với gia đình và nhàtrường trong việc quản lý, rèn luyện đạo đức cho thế hệ trẻ.- Môi trường xã hội:+ Tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường ảnh hưởng đến đời sống tâm lýcủa sinh viên.+ Những thiếu sót trong công tác giáo dục văn hoá tư tưởng thông qua cácphương tiện thông tin đại chúng như sách, báo, đài, phim, ảnh…- Nguyên nhân từ gia đình:+ Cha mẹ không quan tâm chăm sóc con cái đúng mực. Ở gia đình, các bậc phụhuynh chưa dạy cho con cái biết cách đối nhân xử thế, biết tôn trọng mình và tôntrọng người khác, dạy con lòng khoan dung, sự độ lượng vị tha và những chuẩn mực,giá trị đạo đức mà con người phải sống theo.+ Hoàn cảnh kinh tế khó khăn, không quan tâm được tới nơi ăn chốn ở cho controng những năm tháng con đi học đại học.- Nguyên nhân từ sinh viên:Do sinh viên thiếu ý thức kỷ luật, thiếu kỹ năng sống2.2. Hậu quảMặc dù các cơ quan, tổ chức, các cấp Đảng, chính quyền đã có nhiều nỗ lực đểphổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên, nhưng hiệu quả của công tác này còn chưacao, hơn nữa kết quả khó có thể định lượng bởi có nhiều trường hợp hiểu luật, biết luậtmà vẫn cố tình vi phạm. Tình trạng thanh niên vi phạm pháp luật vẫn tiếp tục xảy ra,tập trung vào một số lĩnh vực về an toàn giao thông, trộm cắp, ma túy, hôn nhân – giađình, xâm phạm sở hữu, sức khỏe, tính mạng… Đặc biệt, một bộ phận thanh niên đãtham gia vào các băng nhóm tội phạm có tổ chức, phạm tội có sử dụng vũ khí với tínhchất côn đồ, phạm các tội rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng (ví dụ như: giếtngười, cướp tài sản, chống người thi hành công vụ, trộm cắp tài sản có giá trị lớn…).Theo tổng kết của Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm (Bộ Công an), trong 6tháng đầu năm 2011, Tổng cục đã xử lý 15.000 vụ phạm pháp hình sự, xử lý trên22.000 đối tượng, trong đó có hơn 75% là thanh thiếu niên. Hiện tượng một số thanhthiếu niên sử dụng thuốc lắc, ma túy, xem và lưu giữ phim ảnh đồi trụy, hành xử theokiểu giang hồ, xã hội đen, đạo đức và lối sống xuống cấp; bạo lực gia đình, bạo hànhtrẻ em, bạo lực học đường… đã không còn là hiện tượng hy hữu và thực sự đang là nỗilo của toàn xã hội.Trong số những vụ án xảy ra, không ít trường hợp nữ thanh niên sinh viên bịtrấn áp, lợi dụng và bị làm nhục vì kém hiểu biết như trường hợp của Nguyễn HoàiAnh trong tình huống nêu trên.Thực trạng nêu trên do nhiều nguyên nhân, như vốn sống và và hiểu biết xã hộicủa thanh niên còn hạn chế; khả năng tiếp nhận thông tin nhanh nhưng ít chọn lọc vàdễ bị kích động, lôi kéo, lợi dụng; đồng thời tình trạng thanh niên khó khăn trongcuộc sống, thất nghiệp, chưa có việc làm, lao động nông nhàn ra thành phố kiếmsống, quá trình đô thị hóa phát triển nhanh, quá trình hội nhập, giao lưu kinh tế – vănhóa – xã hội không ngừng tăng nhưng chưa có sự chuẩn bị kỹ càng về mọi mặt đã cótác động xấu đến lối sống của một bộ phận thanh niên trong việc chấp hành phápluật… trong các nguyên nhân đó phải kể đến nguyên nhân do thiếu hiểu biết về phápluật của thanh niên, thể hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh thiếuniên chưa thực sự có hiệu quả. Đồng thời do công tác quản lý sinh viên của cáctrường Đại học, cao đẳng hiện nay còn nhiều bất cập.3. Lựa chọn vấn đề để giải quyếtĐược thừa hưởng những thành tựu của hơn 30 năm đổi mới đất nước, phần lớnsinh viên hiện nay đều sống có lý tưởng, có ước mơ, hoài bão, sống có văn hóa, tráchnhiệm, nghĩa tình, biết thương yêu và sẻ chia. Nhiều sinh viên có hoàn cảnh khó khănnhưng vẫn vượt khó vươn lên để học tập tốt, rèn luyện tốt, trở thành gương sángtrong học tập và hoạt động Đoàn, Hội. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn một bộ phận sinhviên có lối sống, việc làm đã và đang gây lên những quan tâm, lo lắng cho xã hội,thiếu ý chí trước những khó khăn thử thách, chưa quan tâm nhiều đến các vấn đề xãhội, ít hiểu biết pháp luật và kỹ năng sống, kỹ năng thích ứng với tình huống nên cónhững hành động nông nổi, đi ngược lại truyền thống dân tộc, vi phạm pháp luật …Tuy nhiên, mặt trái của kinh tế thị trường, những thách thức của hội nhập kinh tế thếgiới, đặc biệt những âm mưu thủ đoạn nham hiểm của các thế lực thù địch đang tácđộng mạnh mẽ đến thanh niên, khiến cho không ít người chạy theo lối sống thựcdụng, sa ngã, hư hỏng, xa rời các giá trị đạo đức tốt đẹp của dân tộc , có thái độ thờ ơ,bàng quan trước các sự kiện kinh tế, chính trị của đất nước. Một số thanh niên mơ hồvề bản chất, âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù. Điều nguy hiểm hiện nay là đã xuất hiệnmột bộ phận thanh niên tôn thờ chủ nghĩa cá nhân, sống ích kỷ, chạy theo lợi ích vậtchất, coi đồng tiền là trên hết. Cá biệt có một số thanh niên phạm vào các tệ nạn xãhội, vi phạm pháp luật. Nhiều vụ án được khám phá trong thời gian gần đây cho thấytỷ lệ phạm tội trong thanh niên có chiều hướng gia tăng.Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những hạn chế nêu trên của một bộ phận sinh viênsong một trong những nguyên nhân chúng ta cần đề cập và tập trung làm rõ đó lànhững hạn chế, yếu kém trong công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sốngcho sinh viên để từ đó tìm ra những giải pháp cơ bản, hữu hiệu trong thời gian tới.Do đó giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức cho sinh viên có một ý nghĩa rấtquan trọng và là khâu then chốt của quá trình giáo dục nhân cách con người. Quản lýtrong công tác giáo dục chính trị tư tưởng sinh viên là một nhiệm vụ quan trọng vàcấp thiết đối với các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp. Giáo dụcdục chính trị tư tưởng, đạo đức sinh viên trong nhà trường là làm cho sinh viên nhậnthức được những giá trị đạo đức nào là cần thiết, có ý nghĩa thiết thực đối với bảnthân và xã hội, làm cho họ nhận thức được những giá trị truyền thống, như lòng nhânái, tinh thần yêu nước, đức tính cần cù, chịu khó, lạc quan, vị tha, trung thực … lànhững giá trị đích thực, cao đẹp của mỗi con người, hơn nữa, phải làm cho họ nhậnthức được sự cần thiết phải thường xuyên tự rèn luyện, tu dưỡng nâng cao năng lựcvà phẩm chất đạo đức để không chỉ biết tiếp thu mà còn phải biết phát huy những giátrị đạo đức truyền thống trong bối cảnh hội nhập.III. PHƯƠNG ÁN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ LỰA CHỌN1. Phương án:10Sinh viên phần lớn đến từ nông thôn. Trở thành sinh viên là thoát ly gia đình,hòa đồng vào môi trường sống mới ở đô thị, tuy đã đủ tuổi công dân, nhưng các emrất thiếu kinh nghiệm sống. Thế nhưng, ngoài 3-4 giờ học trên lớp, gần nhưếninh viênbị… bỏ rơi, sinh hoạt tùy tiện ở các khu nhà trọ. Được tự do thái quá, nhiều em khôngthoát được tệ nạn xã hội, phạm pháp. Nhưng, quản lý bằng cách nào cho hiệu quả…?Ở Ký túc xá không phải em nào cũng được vào. Số đông phải sống trong các khu nhàtrọ. Sinh viên sống ngoài tầm quản lý của nhà trường, ở những khu nhà trọ, bị cám dỗtệ nạn, xuống cấp đạo đức đã trở thành vấn đề lớn của xã hội. Chính vì thế, trong vàinăm gần đây, Bộ Gíao dục Đào tạo đã siết lại công tác quản lýáoinh viên bằng nhiềuquy chế thiết thực, Chính phủ đã phê duyệt hàng loạt dự án sử dụng từ nguồn vốn tráiphiếu để xây dựng ký túc xá cho sinh viên ở tập trung. Tuy nhiên, những giải pháp ấyvẫn chưa đi vào thực tiễn.Với tình huống xảy ra như thế, theo quan điểm cá nhân xây dựng các phươngán và có thể chọn 1 trong các phương án sau:Phương án 1: Nâng cao hiệu quả Tuần giáo dục công dânThông qua tuần giáo dục công dân, nhằm mục đích:Nâng cao hiệu quả công tác giáo dục về chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ ChíMinh, bồi dưỡng lý luận chính trị, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, phápluật của Nhà nước, tuyên truyền phổ biến Luật Giáo dục, Luật Thanh niên và các quyđịnh của ngành giáo dục và Đoàn Thanh niên;Triển khai có hiệu quả cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đứcHồ Chí Minh” với các nội dung cụ thể, thiết thực, hiệu quả, phù hợp với từng đốitượng sinh viên.Đẩy mạnh và đổi mới công tác giáo dục truyền thống, giáo dục đạo đức, lối sống,giáo dục ý thức pháp luật, ý thức công dân thông qua các hình thức như: đi thăm bảotàng và các địa danh lịch sử của dân tộc, các diễn đàn, hội thảo về lối sống, nếp sốngtrong sinh viên. Tổ chức cuộc vận động “Sinh viên gương mẫu thực hiện và vận độnggia đình chấp hành nghiêm túc luật giao thông” do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động;tổ chức các hoạt động phòng chống tệ nạn xã hội, như: ma tuý, mại dâm, cờ bạc, lô đềtrong sinh viên; xây dựng tiêu chí đánh giá về đạo đức, tác phong của sinh viên;11Bên cạnh đó, tăng cường các hoạt động tuyên truyền, giáo dục ý thức trách nhiệmvà nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, tinh thần cảnh giác cách mạng phòng chống âm mưu chiarẽ khối đại đoàn kết dân tộc, chiến lược “Diễn biến hoà bình”, lợi dụng vấn đề tôn giáocủa các thế lực thù địch cho sinh viên. Các nhà trường định kỳ tổ chức các buổi nóichuyện thời sự, gặp gỡ, đối thoại với sinh viên về tình hình trong nước, quốc tế và cácvấn đề liên quan đến người học. Định hướng và vận động sinh viên khai thác, sử dụnginternet lành mạnh. Chỉ đạo củng cố và phát huy vai trò của các tổ thăm dò dư luận,các đội an ninh xung kích của sinh viên trong nhà trường. sau tuần sinh hoạt công dân,sinh viên phải viết bài thu hoạch thể hiện thái độ nhận thức của mình.Phương án 2: Tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường – công an địaphương và chủ nhà trọ- Chủ động xây dựng kế hoạch phối hợp với Công an thành phố, Công an cácphường, xã tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật như: Luật Hình sự,Luật cư trú, luật Giao thông, Luật phòng chống ma túy, Pháp lệnh xử lý vi phạm hànhchính, quy chế quản lý sinh viên, nội quy của nhà trường, phương thức thủ đoạn hoạtđộng của các loại tội phạm, tình hình vi phạm pháp luật của sinh viên… Tổ chứcchoếninh viên ký cam kết thực hiện các quy định về an ninh trật tự và tích cực thamgia phòng ngừa tố giác tội phạm và tệ nạn xã hội tại khu vực ngoại trú, tham gia cácphong trào do địa phương phát động như vệ sinh môi trường, văn hóa,văn nghệ, thểdục thể thao… nhằm nâng cao hiểu biết về pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật, cóbiện pháp tự bảo vệ mình và mọi người xung quanh.- Chủ động phối hợp với chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể, đặc biệtlà Công an khu vực trong công tác đảm bảo anh ninh trật tự; Chỉ đạo Phòng Công tácsinh viên định kỳ hàng tháng tổ chức giao ban với Công an phường để thông báonhững thay đổi về tạm trú của sinh viên, kết quả công tác phối hợp đảm bảo an ninhtrật tự, tình hình sinh viên vi phạm, các vấn đề nổi lên về an toàn trật tự để tập trungchỉ đạo phối hợp giải quyết ngay tại cơ sở không để nảy sinh phức tạp và đề ra biệnpháp phối hợp thực hiện trong thời gian tiếp theo.- Xây dựng và duy trì hoạt động có hiệu quả của đội tự quản ứinh viên trongcông tác bảo đảm an ninh, trật tự trong nhà trường.12- Củng cố, kiện toàn lực lượng bảo vệ của trường, đảm bảo đủ số lượng, đượctrang bị công cụ hỗ trợ và tập huấn nghiệp vụ, quản lý chặt chẽ việc ra vào cổng,không để sinh viên và người khác tự do ra vào trường trong và ngoài giờ học;- Phòng Công tác sinh viên phối hợp chặt chẽ với Công an phường tăng cường kiểmtra đối vớiếninh viên ngoại trú để kịp thời phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm nộiquy của nhà trường và lĩnh vực an ninh trật tự như: cờ bạc, sử dụng trái phép chất ma túy,gây rối mất trật tự công cộng, tàng trữ sử dụng trái phép vũ khí, vật liệu nổ…- Tổ chức hướng dẫn sinh viên kê khai thông tin về cá nhân vào phiếu quản lýsinh viên, chủ động phối hợp với Công an phường xác minh các trường hợp nghi vấnđể phục vụ công tác quản lý học sinh, sinh viên của nhà trường và công tác đảm bảoan ninh trật tự.Phương án 3: Coi trọng việc ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành,quản lý sinh viên, nâng cao chất lượng các dịch vụ trong Ký túc xá.Công việc tin học hóa hệ thống nhằm đáp ứng mục đích:- Định kỳ in các bản báo cáo kết quả học tập của sinh viên- Bất kỳ lúc nào cũng có thể trả lời những thông tin chính xác về tình hình họctập và lý lịch của sinh viên.- Việc dùng thẻ sinh viên có mã số ra vào cổng Ký túc xá giúp Ban quản lý kiểmsoát chặt chẽ các đối tượng ra vào Ký túc xá và kịp thời xử lý các tình huống xảy ra.2. Lựa chọn phương án giải quyếtPhương ánPhương án 1Ưu điểmNhược điểmTiết kiệm thời gian và chi phí, – Báo cáo viên trong các buổi nóithu hút được đông đảo thanh chuyện chuyên đề phải là người cóniên sinh viên tham gia.kiến thức chuyên ngành sâu rộng vềTạo tâm lý chủ động cho sinh lĩnh vực được trình bày và am hiểuviên trong việc tự ý thức và pháp luật.giác ngộ lý tưởng sống trong – Vì không tổ chức thường xuyên nênPhướng án 2môi trường học tập mới.có thể “lời nói gió bay”.- Huy động được các lực – Đòi hỏi trách nhiệm của các bộlượng xã hội trong công tác phận phối hợp phải thường xuyênquản lý sinh viên, dễ kiểm trao đổi, gặp gỡ với những cơ chế13soát được các hành vi của phối hợp chặt chẽ, đồng bộ.sinh viên để kịp thời uốn nắn,Phướng án 3khắc khục.Phát huy được lợi thế của – Chi phí ban đầu đầu tư cho máykhoa học công nghệ, tiện lợi, tính, làm thẻ điện tử hoặc thẻ từ rấtchính xác.tốn kém.- Nguồn nhân lực phải được đào tạonghiệp vụ thì mới phụ trách đượccông việcChọn phương án tối ưu:Có 3 phương án đề ra. Tôi chọn phương án 2 vì phương án này thích hợp, nhiềuưu điểm và ít hạn chế nhất và dễ đạt hiệu quả hơn.IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ LỰA CHỌN1. Triển khai phổ biến giáo dục đạo đức, pháp luật cho sinh viênXác định thanh niên luôn là lực lượng chiến lược của quốc gia dân tộc, Đảng đãban hành nhiều chủ trương, chính sách nhằm giáo dục toàn diện cho thanh niên, nângcao tri thức, trình độ văn hóa cho thanh niên. Tại Nghị quyết hội nghị Ban chấp hànhTrung ương Đảng lần thứ 4 (khóa VII), đã nêu: “thanh niên là lực lượng xung kíchtrong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Sự nghiệp đổi mới có thành công haykhông, đất nước bước vào thế kỷ 21 có vị trí xứng đáng trong cộng đồng thế giới haykhông, cách mạng Việt Nam có vững bước theo con đường xã hội chủ nghĩa haykhông, phần lớn tùy thuộc vào lực lượng thanh niên, vào việc bồi dưỡng, rèn luyệnthế hệ thanh niên; Công tác thanh niên là vấn đề sống còn của dân tộc, là một trongnhững nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng…”. Báo cáo văn kiện Đại hộiđại biểu Đảng toàn quốc lần thứ X cũng nêu:“đối với thế hệ trẻ, thường xuyên giáodục chính trị, truyền thống, lý tưởng, đạo đức và lối sống; tạo điều kiện học tập, laođộng, giải trí, phát triển thể lực, trí tuệ, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Đồngthời, Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 25/7/2008 của Ban chấp hành Trung ương Đảngkhóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên trong thời kỳđẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước tiếp tục khẳng định “xây dựng thếhệ thanh niên Việt Nam có ý thức chấp hành pháp luật…”.14Trên cơ sở chủ trương, chính sách nêu trên của Đảng, công tác phổ biến, giáodục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho thanh niên luôn được Nhànước quan tâm, ban hành nhiều văn bản, đề án, chương trình về phổ biến, giáo dụcpháp luật, trong đó thanh niên luôn được xác định là đối tượng chính. Như, Quyếtđịnh số 2106/QĐ-TTg ngày 26/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề ántăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức phápluật chothanh thiếu niên giai đoạn 2011 – 2015; Thông tư liên tịch 30/2010/TTLT-BGDĐTBTP Hướng dẫn việc phối hợp thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trongnhà trường; Nghị định 28/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thihành Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật;Để có thể đạt được những kết quả như mong muốn, công tác giáo dục, tuyêntruyền, phổ biến pháp luật cho thanh, thiếu niên phải được xác định “là một bộ phậncủa công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, là nhiệm vụ của toàn bộ hệ thống chính trị”.Do đó, để nâng cao hiệu quả phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên, giảm tìnhtrạng thanh niên vi phạm pháp luật như mục tiêu Đề án “Tăng cường công tác phổbiến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho thanh thiếu niên” đề ra,công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên đòi hỏi sự quan tâm, của tất cảcác cấp, các ngành, đoàn thể và toàn xã hội.Để công tác này thực sự có hiệu quả, cần thực hiện một số giải pháp sau:- Nâng cao nhận thức của một số cấp ủy, lãnh đạo địa phương về vị trí, vai tròcủa thanh niên và công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên đối yêu cầucủa thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và xây dựng Nhà nước phápquyền xã hội chủ nghĩa.- Các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên cần được triển khaithường xuyên, thực chất, có kế hoạch, có mục đích, phải xác định kết quả đầu ra rõràng.- Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên cần tập trung vào đốitượng có nguy cơ vi phạm pháp luật cao.Đối tượng thanh niên có nguy cơ vi phạm pháp luật cao thường là thanh niênsống trong gia đình, khu vực đặc biệt như: thanh niên không có trình độ văn hóa (do15bỏ học sớm); gia đình có bố mẹ ly hôn, bố mẹ phạm tội, hoặc bố mẹ là những “conbuôn”, chủ lô đề, cờ bạc; thanh niên không có việc làm… đây là những đối tượng rấtdễ vi phạm pháp luật do bị tác động bởi hoàn cảnh.- Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên cần bám sát các nội dungvà nhiệm vụ của Đề án tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nângcao ý thức chấp hành pháp luật cho thanh thiếu niên giai đoạn 2011 – 2015 (ban hànhkèm theo Quyết định số 2160/QĐ-TTg ngày 26/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ).- Cần đề cao hơn nữa tầm quan trọng của môn học giáo dục công dân, Chính trị,Nhà nước và pháp luật trong các cấp học, bậc học.- Quan tâm đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất và điều kiện bảo đảm triển khai côngtác phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên.2. Thực hiện phối hợp đồng bộ các giải pháp tăng cường hiệu quả công tácquản lý sinh viênĐối với sinh viên nội trú, Việc đăng ký, tiếp nhận sinh viên ở nội trú phải thựchiện theo đúng quy chế Công tác học sinh, sinh viên nội trú, ban hành kèm theoThông tư số 27/2011/TT-BGDĐT ngày 27 tháng 06 năm 2011 của Bộ trưởng BộGiáo dục và Đào tạo.Ban Quản lý Ký túc xá là đơn vị chức năng đóng vai trò trực tiếp trong quản lýviệc ở, sinh hoạt và học tập ngoài giờ lên lớp cho sinh viên trong Ký túc xá. Đội ngũcán bộ phụ trách công tác quản lý sinh viên nội trú thường xuyên kiểm tra định kỳ,đột xuất tình hình ăn, ở, sinh hoạt và học tập của sinh viên. Thường xuyên lắng nghetâm tư, nguyện vọng, cập nhật các thông tin phản ánh từ phía sinh viên để có nhữngbiện pháp kịp thời nhằm phục vụ và hỗ trợ sinh viên. Nhà trường tiếp tục đầu tư, sửachữa và trang bị cơ sở vật chất các ký túc xá nhằm phục vụ tốt nhất việc ăn, ở, sinhhoạt và học tập của sinh viên. Việc tổ chức và quản lý sinh viên nội trú hướng tớimục đích là tạo điều kiện thuận tiện, an toàn cho ăn, ở, sinh hoạt và rèn luyện củasinh viên; Ký túc xá phải thực sự là mái nhà thân yêu để lại tình cảm và dấu ấn tốtđẹp cho sinh viên về cuộc sống nội trú. Tiếp tục hoàn thiện quy định về chức năngnhiệm vụ của cán bộ quản lý sinh viên; xây dựng và hoàn thiện nội quy phòng ở thểhiện rõ quyền và trách nhiệm của sinh viên đối với phòng ở và trang thiết bị trong16phòng ở. Đề cao hơn nữa tính chủ động, tích cực của sinh viên bằng cách củng cố vàtăng cường hoạt động của các đội sinh viên tự quản. Hàng tháng cán bộ của Trungtâm ký túc xá phải họp với sinh viên tự quản để kịp thời động viên các cá nhân tíchcực, rút kinh nghiệm và nhắc nhở những vấn đề cần quan tâm lưu ý. Đề xuất biệnpháp động viên khuyến khích kịp thời những cá nhân và tập thể có thành tích tronghoạt động tự quản. Xử lý nghiêm và kịp thời những sinh viên vi phạm nội quy Ký túcxá.Đối với sinh viên ngoại trú, cần triển khai mô hình mới về công tác quản lý sinhviên ngoại trú thông qua cuốn “Sổ quản lý sinh viên ngoại trú” nhằm quản lý sinhviên chặt chẽ hơn (từng sinh viên ở ngoại trú đều có sổ ngoại trú, trong đó ghi đầy đủthông tin về sinh viên và cuối mỗi học kỳ sinh viên phải nộp sổ này cho công anphường nhận xét, ký xác nhận và nộp cho nhà trường làm căn cứ xếp loại kết quả rènluyện sinh viên). Thông qua cuốn “Sổ quản lý sinh viên ngoại trú” giúp cho gia đìnhcó sinh viên thuê trọ, chính quyền và công an địa phương các phường nắm được đầyđủ, chính xác các thông tin cần thiết về sinh viên thuê trọ; thuận lợi trong việc liên hệvới nhà trường, với gia đình sinh viên, cũng như nắm bắt được quá trình sinh viênsinh hoạt, chấp hành các quy định của địa phương. “Sổ quản lý sinh viên ngoại trú”giúp sinh viên có ý thức tự giác hơn trong việc chấp hành quy định của địa phương,chấp hành tốt luật cư trú, hạn chế việc di chuyển chỗ ở nhiều lần. Đối với nhàtrường, các khoa, các lớp sinh viên có thông tin và cơ sở đầy đủ để đánh giá việcchấp hành các quy định của sinh viên trên địa bàn cư trú, làm căn cứ đánh giá kết quảrèn luyện sinh viên.Về phương hướng công tác quản lý sinh viên năm học tới đây, các Trường Đạihọc, Cao đẳng tiếp tục triển khai mô hình mới quản lý sinh viên ngoại trú trong đótăng cường công tác phối hợp giữa nhà trường – chính quyền địa phương – các hộ giađình trên địa bàn dân cư; Tiếp tục phổ biến rộng rãi trong nhân dân về mô hình mới“Sổ quản lý sinh viên ngoại trú”; Tăng cường phối hợp đồng bộ giữa các đơn vị, cácHội, Đoàn thể trong trường, tích cực theo dõi, giám sát tình hình tạm trú của sinhviên. Ngoài ra, nhà trường thường xuyên cập nhật các văn bản, nội quy, quy định trêncác Website của trường, của phòng chức năng và các khoa để sinh viên tìm hiểu và17thực hiện; thường xuyên tổng hợp, cập nhật thông tin về sinh viên ngoại trú vào dữliệu quản lý sinh viên để thuận lợi trong việc tra cứu thông tin về sinh viên ngoại trú;Duy trì tổ chức hội nghị công tác sinh viên nội trú, ngoại trú hằng năm; định kỳ tổchức hội nghị giao ban về công tác quản lý sinh viên ngoại trú giữa nhà trường vớicông an và chính quyền địa phươngKhông chỉ chú trọng quản lý sinh viên nội trú, nhà trường còn phải quan tâmđến cả sinh viên ngoại trú ở trọ tại các nhà dân. Định kỳ khoảng 1 tháng/lần vào cácngày thứ bảy, chủ nhật lãnh đạo trường; đại diện Phòng công tác sinh viên; Ban quảnlý, bảo vệ ký túc xá, Đoàn thanh niên phối hợp với cảnh sát khu vực đến các nhà trọ,vừa thăm nơi ăn, chốn ở của sinh viên nhà trường, vừa trao đổi tìm hiểu và tuyêntruyền, vận động các chủ nhà trọ phối hợp quản lý, nhắc nhở sinh viên thực hiện quyđịnh của pháp luật, xây dựng nếp sống văn minh, ăn ở sạch sẽ…Tuy nhiên cái khó nhất hiện nay của các trường là việc nắm hết được các địa chỉnhà trọ. Vì có nhiều nhà trọ chủ yếu là tận dụng phòng ở của gia đình để cho sinhviên thuê dưới hình thức là cho con, cháu ở nhờ. Và việc quản lý sinh viên ngoại trúcó hiệu quả hay không thì lại phụ thuộc rất lớn vào kết quả của sự phối hợp này. Đểtăng cường sự phối hợp này, từ năm học 2016 – 2017, các nhà trường nên yêu cầu tấtcả sinh viên ở ngoại trú phải có lý lịch trích ngang; đăng ký địa chỉ, số điện thoại chủnhà trọ nơi sinh viên ở trọ. Khi sinh viên chuyển chỗ ở cũng đồng thời phải thông báocho Phòng quản lý công tác sinh viên và phải có phiếu nhận xét của chủ nhà trọ về lốisống, thái độ chấp hành pháp luật… Bản nhận xét này sẽ được thẩm định và được coilà một căn cứ để xét điều kiện tốt nghiệp của sinh viên.V. KIẾN NGHỊ – ĐỀ XUẤTGiáo dục và đào tạo là một hoạt động có tổ chức của xã hội, nhằm bồi dưỡng vàphát triển các phẩm chất và năng lực con người cho mỗi công dân. Cả về tư tưởng, đạođức, khoa học, sức khoẻ và nghề nghiệp. Trong quá trình giáo dục ở nhà trường, nhiệm18vụ giáo dục tri thức, kỹ năng nghề nghiệp luôn phải gắn với nhiệm vụ giáo dục đạo đức,giáo dục phổ biến pháp luật. Trong nền giáo dục từ xa xưa, ông cha ta vẫn rất đề cao vàcoi trọng giáo dục đạo đức của con người. “Tiên học lễ, hậu học văn”, “lễ” là đức dục, lànền tảng cho sự phát triển và tài năng của con người. Lúc sinh thời Hồ Chí Minh rấtquan tâm đến vấn đề giáo dục, rèn luyện đạo đức cho thế hệ trẻ. Bác nói: “Có đức màkhông có tài thì làm việc gì cũng khó, có tài mà không có đức là người vô dụng’’. Báccòn chỉ rõ “Dạy cũng như học phải chú trọng cả Đức lẫn Tài. Đức là đạo đức cáchmạng, đó là cái gốc rất quan trọng. Công tác giáo dục đạo đức trong trường học là mộtbộ phận quan trọng có tính chất nền tảng của nhà trường xã hội chủ nghĩa”. Như vậy,Đức và Tài là hai phạm trù cơ bản để đánh giá nhân cách của một con người. Cho nên đểphát triển nhân cách phải hình thành, rèn luyện phẩm chất đạo đức, giá trị đạo đức phùhợp.Qua nhiên cứu tình huống trên tôi xin kiến nghị, đề xuất một số việc như sau:- Nhà trường đã thực hiện tốt việc thực hiện quy chế quản lý sinh viên; công tácphòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh; côngtác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, văn hóa, thẩm mỹ cho sinh viên; côngtác giáo dục thể chất, công tác y tế; phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao củasinh viên; Tuy nhiên, hiện nay còn có một số bộ phận sinh viên có những biểu hiện suythoái về đạo đức lối sống, chưa nhận thức đầy đủ về quá trình học nghề với rèn luyện tưcách, phẩm chất đạo đức cần thiết để trở thành người lao động chân chính. Bên cạnh đó cómột số giáo viên chưa tích cực trong việc thực hiện nhiệm vụ đào tạo nghề với công tácgiáo dục đạo đức sinh viên. Do vậy, nhà trường cần phải nắm được số sinh viên này để cóbiện pháp giáo dục phù hợp, cũng như quán triệt tới cán bộ giáo viên trong toàn trường vềvị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên để cùng nhauthực hiện tốt công tác giáo dục – đào tạo trong thời gian tới.- Về phía các giáo viên chuyên môn, cần nâng cao ý thức tự giác, tích cực kếthợp nội dung giáo dục đạo đức với nội dung bài giảng chuyên môn, coi đây là nhiệmvụ không thể thiếu trong mỗi bài giảng. Đặc biệt coi trọng vị trí của một số bộ mônđặc trưng có ảnh hưởng trực tiếp đến công tác giáo dục tư tưởng, chính trị đạo đứccho sinh viên như môn chính trị, giáo dục quốc phòng an ninh…19- Lãnh đạo nhà trường chỉ đạo cụ thể và chặt chẽ hơn nữa hoạt động của đội ngũgiáo viên chủ nhiệm để lực lượng này thực hiện hết chức năng giáo dục của mình,đặc biệt là thực hiện vai trò liên kết các lực lượng giáo dục trong nhà trường nhằmgiáo dục đạo đức cho sinh viên. Theo chúng tôi, nhà trường nên có tiêu chuẩn đánhgiá công tác chủ nhiệm lớp cho các giáo viên chủ nhiệm, gắn kết quả rèn luyện củalớp chủ nhiệm với kết quả xếp loại hàng năm của các giáo viên đó.- Tăng cường sự chỉ đạo và đầu tư kinh phí hoạt động cho tổ chức Đoàn thanh niên, đâylà hoạt động phong trào thu hút đông đảo sinh viên tham gia. Vì vậy, rất có ưu thế cho côngtác giáo dục đạo đức, nhân cách cho sinh viên. Để hoạt động của các tổ chức Đoàn phát huyhiệu quả hơn nữa, nhà trường cần bồi dưỡng năng lực, nghiệp vụ hoạt động cho các cán bộĐoàn nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức Đoàn cơ sở trong toàn trường. Đồngthời tổ chức các hoạt động ngoại khóa một cách đa dạng nhằm giúp sinh viên được rèn luyệnmột cách thường xuyên, đảm bảo được từ lí thuyết đến thực tế, từ thực tế trở lại bổ sung vàhoàn thiện lí thuyết. Cần đảm bảo tính toàn diện cân đối giữa nội dung chính khoá với ngoạikhoá bởi những nội dung này đóng góp một phần rất quan trọng vào việc giáo dục lí tưởng vàtình yêu nghề nghiệp cho sinh viên, đồng thời là những biện pháp giáo dục nghề nghiệp rất tựnhiên sinh viên sẽ cảm nhận một cách thoải mái nhẹ nhàng mà không bị sự gò ép.- Nhà trường và các khoa đào tạo cần quan tâm tới việc phát huy tính tích cực, độc lậpsáng tạo trong học tập, rèn luyện, nghiên cứu khoa học của sinh viên. Cần chú trọng tới việcphát huy vai trò giữa giáo dục với tự giáo dục, vai trò chủ thể cũng như năng lực tự quảncủa sinh viên nhằm góp phần giáo dục đạo đức cho các em ngày càng sâu sắc hơn.- Hoàn thiện nội quy, quy chế, trong các hoạt động của nhà trường nhằm đưahoạt động của học sinh,sinh viên vào nền nếp tạo điều kiện rèn luyện hành vi thóiquen đạo đức cho sinh viên. Đồng thời với việc xây dựng chuẩn đánh giá xếp loại đạođức định kì và xét tốt nghiệp cho sinh viên, nhà trường cần tăng cường công tác kiểmtra, đánh giá nhằm có những căn cứ xếp loại, đánh giá một cách chính xác nhất thúcđẩy sinh viên tích cực rèn luyện tu dưỡng.DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO201. Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2008 – 2012 của Thủ tướngchính phủ2. Chỉ thị số 32/CT-TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng vềtăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.3. Hệ thống các văn bản về Phổ biến giáo dục Pháp luật- Bộ Giáo dục và Đàotạo.4. Tài liệu bồi dưỡng về quản lý hành chính nhà nước (chương trình chuyên viênchính). Học viện hành chính quốc gia5. Giáo trình Luật Hinh sự Việt Nam- Đại học Luật Hà Nội6. Quyết định số 60/2008/QĐ-BGDĐT của Bộ trưởng BGDĐT ban hành kèmtheo quy định “ Tổ chức và hoạt động văn hóa cho HSSV trong các cơ sở giáo dụcĐH và TCCN”;7. Quyết định số 50/2007/QĐ-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục ĐT ngày 29tháng 8 năm 2007 ban hành Quy định về công tác giáo dục phẩm chất chính trị, đạođức, lối sống cho HSSV trong các trường ĐH, Học viện, CĐ và TCCN./.21