Bài thuyết trình nhóm 04 – TRƯỜNG QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI BÀI THUYẾT TRÌNH – Studocu

TRƯỜNG QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

BÀI THUYẾT TRÌNH NHÓM

ĐỀ TÀI: CHIẾN LƯỢC MARKETING CUNG ỨNG GIÁ TRỊ

THEO CHU KỲ SỐNG SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN

SỮA VIỆT NAM – VINAMILK

Nhóm : 04
Thành viên nhóm :

  1. Bùi Phương Linh
  2. Phạm Thị Thu Hằng
  3. Vũ Thị Bình
  4. Vũ Hương Giang
  5. Lê Văn Hòa
  6. Trần Thị Khánh Huyền
  7. Đặng Nguyễn Uyên My
  8. Nguyễn Lan Nhi
  9. Nguyễn Thị Yến Quyên
  10. Nguyễn Hữu Uyên Vy

Hà Nội, tháng 3 năm 2022

MỤC LỤC
  • PHẦN MỞ ĐẦU………………………………………………………………………………………………… Tran
  • CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM……………….
      1. Giới thiệu chung về Vinamilk……………………………………………………………………..
      1. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty Cổ phần sữa Vinamilk………………………
      1. Hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần sữa Vinamilk………………………………
  • NAM…………………………………………………………………………………………………………………. CHƯƠNG 2. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG SỮA Ở VIỆT
      1. Tình hình phát triển chung của thị trường sữa ở Việt Nam………………………………
      1. Tiềm năng phát triển thị trường sữa ở Việt Nam…………………………………………….
      • 2.2. Một ngành sữa với tiềm năng phát triển thị trường lớn……………………………..
      • 2.2. Các thách thức của ngành sữa VN…………………………………………………………
      1. Các công ty tham gia vào thị trường sữa Việt Nam……………………………………….
      • 2.3. Công ty Cổ phần Thực phẩm Dinh dưỡng NutiFood………………………………
      • 2.3. Công ty TNHH Nestlé Việt Nam…………………………………………………………
      • 2.3. Cô gái Hà Lan – Dutch Lady……………………………………………………………….
      • 2.3. Mộc Châu………………………………………………………………………………………..
      • 2.3. TH True Milk……………………………………………………………………………………
  • KÌ SỐNG SẢN PHẨM CỦA VINAMILK………………………………………………………….. CHƯƠNG 3. CHIẾN LƯỢC MARKETING CUNG ỨNG GIÁ TRỊ THEO CHU
      1. Chiến lược marketing theo chu kì sống sản phẩm của Vinamilk……………………..
      • 3.1. Giai đoạn triển khai (ra mắt sản phẩm của Vinamilk)……………………………..
      • 3.1. Giai đoạn tăng trưởng của Vinamilk…………………………………………………….
      • 3.1. Giai đoạn bão hòa……………………………………………………………………………..

PHẦN MỞ ĐẦU
“Marketing là hoạt động của con người hướng tới thoả mãn nhu cầu và ước
muốn của khách hàng thông qua qua trình trao đổi” (Philip Kotler). Ngày nay không
một doanh nghiệp nào bắt tay vào kinh doanh lại không muốn gắn kinh doanh của
mình với thị trưởng. Trong cơ chế thị trường, các doanh nghiệp tự do cạnh tranh để đáp
ứng nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất. Kinh tế thị trường càng phát triển thì
mức độ cạnh tranh càng cao. Cạnh tranh vừa là động lực thúc đẩy, vừa là công cụ đào
thải, chọn lựa khắt khe của thị trường đối với các doanh nghiệp. Vì vậy, muốn tồn tại
và phát triển các doanh nghiệp phải định hướng theo thị trường một cách năng động,
linh hoạt. Khi khách hàng trở thành người phán quyết cuối cùng đối với sự sống còn
của doanh nghiệp thì các doanh nghiệp phải nhận thức được vai trò của khách hàng.
Lợi nhuận của doanh nghiệp chỉ có được khi làm hài lòng, thoả mãn nhu cầu khách
hàng và khi đó marketing trở thành yếu tố then chốt để đi đến thành công của doanh
nghiệp. Một trong những chiến lược marketing tối ưu và hiệu quả đó là chiến lược
marketing cung ứng giá trị gắn liền với sản phẩm của doanh nghiệp theo chu kỳ sống
sản phẩm của công ty. Giá trị và sự thỏa mãn cho khách hàng rất quan trọng. Vấn đề
đặt ra là làm thế nào tạo ra và cung ứng giá trị và sự thỏa mãn đó?
Trong những năm gần đây, với nền kinh tế thị trường ngày càng năng động và
sự hội nhập với thế giới thì trên thị trường xuất hiện sự cạnh tranh gay gắt giữa các
doanh nghiệp trong và ngoài nước. Để tránh mất thị phần đòi hỏi các doanh nghiệp cần
có đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, nguồn vốn, cơ sở hạ tầng tốt thì, trong đó
Marketing là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến doanh nghiệp.
Vinamilk là công ty sữa hàng đầu Việt Nam và nằm trong Top 10 thương hiệu mạnh ở
Việt Nam. Vì vậy để hạn chế, giảm bớt những khó khăn trên cũng như mong muốn
Vinamilk sẽ đáp ứng được tốt hơn nhu cầu của khách hàng, nhóm chúng tôi quyết định
chọn đề tài “Chiến lược marketing cung ứng giá trị theo chu kỳ sống sản phẩm
của Công ty Cổ phần sữa Việt Nam – Vinamilk”.

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM……………….

1. Giới thiệu chung về Vinamilk……………………………………………………………………..

Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (tên
tiếng Anh là Vietnam Dairy Products Joint
Stock Company); tên khác: Vinamilk.
Vinamilk được thành lập ngày 20 tháng 8
năm 1976, đến nay Vinamilk đã trở thành
công ty hàng đầu Việt Nam về chế biến và
cung cấp các sản phẩm về sữa, được xếp
trong Top 10 thương hiệu mạnh Việt Nam. Vinamilk không những chiếm lĩnh
75% thị phần sữa trong nước mà còn xuất khẩu các sản phẩm của mình ra nhiều
nước trên thế giới như: Mỹ, Pháp, Canada,…

1. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty Cổ phần sữa Vinamilk………………………

Thời kỳ Cổ Phần Hóa (2003-Nay)
2003: Công ty chuyển thành Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Tháng 11).
Mã giao dịch trên sàn giao dịch chứng khoán là VNM.
2004: Mua thâu tóm Công ty Cổ phần sữa Sài Gòn. Tăng vốn điều lệ của
Công ty lên 1,590 tỷ đồng.
2005: Mua số cổ phần còn lại của đối tác liên doanh trong Công ty Liên
doanh Sữa Bình Định (sau đó được gọi là Nhà máy Sữa Bình Định) và khánh
thành Nhà máy Sữa Nghệ An vào ngày 30 tháng 06 năm 2005, có địa chỉ đặt tại
Khu Công Nghiệp Cửa Lò, Tỉnh Nghệ An. Liên doanh với SABmiller Asia B
để thành lập Công ty TNHH Liên Doanh SABMiller Việt Nam vào tháng 8 năm
2005. Sản phẩm đầu tiên của liên doanh mang thương hiệu Zorok được tung ra
thị trường vào đầu giữa năm 2007.

Vinamilk cũng đã xây dựng một hệ thống phân phối sâu và rộng, được coi
là xương sống trong chiến lược kinh doanh dài hạn của mình. Hiện công ty có
hơn 180 đại lý và hơn 80 điểm bán lẻ trên toàn quốc. Giá cả cạnh tranh cũng
là điểm mạnh của Vinamilk khi các sản phẩm cùng loại trên thị trường có giá cao
hơn Vinamilk. Vì vậy, trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt từ hơn 40 công ty đang
hoạt động, hàng trăm thương hiệu sữa khác nhau, trong đó có nhiều công ty đa
quốc gia, Vinamilk vẫn đứng vững và khẳng định vị thế dẫn đầu thị trường sữa
Việt Nam.
Vinamilk cam kết mang đến cho cộng đồng nguồn dinh dưỡng và chất
lượng cao cấp hàng đầu bằng chính sự trân trọng, tình yêu và trách nhiệm cao
của mình người với cuộc sống con người và xã hội. Giá trị cốt lõi của Vinamilk
đó là trở thành biểu tượng niềm tin hàng đầu Việt Nam về sản phẩm khỏe phục
vụ cuộc sống con người. Cam kết Chất lượng quốc tế, chất lượng Vinamilk đã
khẳng định mục tiêu chinh phục mọi người không phân biệt biên giới quốc gia
của thương hiệu Vinamilk. Chủ động hội nhập, Vinamilk đã chuẩn bị sẵn sàng từ
nhân lực đến cơ sở vật chất, khả năng kinh doanh để bước vào thị trường các
nước WTO một cách vững vàng với một dấu ấn mang Thương hiệu Việt Nam.

Vinamilk tiêu thụ hơn một nửa sản lượng sữa tươi nguyên liệu sản xuất
trong nước. Điều này khiến cho Vinamilk có sức mạnh chi phối về giá sữa tươi
nguyên liệu trên thị trường. Quan hệ bền vững với các nhà cung cấp, đảm bảo
nguồn sữa đáng tin cậy. Kinh nghiệm quản lý tốt được chứng minh bởi kết quả
hoạt động kinh doanh bền vững và thiết bị, công nghệ sản xuất đạt chuẩn quốc
tế. Với bề dày lịch sử có mặt trên thị trường Việt Nam, Vinamilk có khả năng xác
định, am hiểu xu hướng và thị hiếu tiêu dùng, điều này giúp công ty tập trung
những nỗ lực phát triển để xác định đặc tính sản phẩm do người tiêu dùng đánh
giá. Chẳng hạn, sự am hiểu sâu sắc và nỗ lực của mình đã giúp dòng sản phẩm
Vinamilk Kid trở thành một trong những sản phẩm sữa bán chạy nhất dành cho
khúc thị trường trẻ em từ 6 đến 12 tuổi tại Việt Nam trong năm 2007. Chủ động
về nguyên liệu cũng như học hỏi kinh nghiệm, kỹ thuật nuôi bò sữa tiên tiến:
công ty đã và đang có những dự án trực tiếp chăn nuôi bò sữa, ngoài ra còn hỗ
trợ nông dân nuôi bò sữa. Bên cạnh đó, công ty cũng đã có dự án nuôi bò sữa ở
New Zealand (quốc gia xuất khẩu sữa nguyên liệu và sữa thành phẩm nhiều nhất
vào thị trường Việt Nam).
Vinamilk cũng đầu tư mạnh vào hình ảnh và uy tín của công ty thông qua
các chương trình học bổng, hoạt động giúp đỡ người nghèo, cứu trợ bão lũ, nuôi
dưỡng bà mẹ Việt Nam Anh Hùng… Các hoạt động này đã nâng cao hình ảnh
của công ty đối với người tiêu dùng, từ đó tạo tính ổn định và tăng trưởng trong
doanh thu.
Điểm mạnh của Vinamilk là có những thương hiệu mạnh, những sản phẩm
tốt với chất lượng rất cao nhưng năng lực marketing thì lại yếu, không tương
xứng với sức mạnh to lớn của hệ thống sản phẩm và lực lượng sản xuất rất hùng
hậu. Marketing chưa xây dựng được một chiến lược truyền thông và những
thông điệp hiệu quả để quảng bá đến người tiêu dùng về những điểm mạnh và ưu
thế của các thương hiệu và sản phẩm của Vinamilk. Nói về sản phẩm sữa tươi thì

NAM…………………………………………………………………………………………………………………. CHƯƠNG 2. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG SỮA Ở VIỆT

SỮA Ở VIỆT NAM

2. Tình hình phát triển chung của thị trường sữa ở Việt Nam………………………………

Sữa được coi là một trong những mặt hàng thiết yếu, tuy nhiên, xu hướng
tiêu dùng của mặt hàng này cho năm 2021 có thể sẽ theo “mô hình K”. Theo
Euromonitor, giá trị thị trường sữa Việt Nam ước đạt 135 tỷ đồng vào năm
2020, tăng hơn 8% so với năm 2019, nhờ tốc độ tăng trưởng nhanh của ngành
sữa chua và đồ uống.
Các công ty sữa ở Việt Nam dường như ít bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-
trong khi các công ty trong các ngành sản xuất khác bị ảnh hưởng nặng nề. Nó
chỉ giảm 6,1% về giá trị so với mức giảm 7,5% của tiêu dùng FMCG nói chung.
Mặc dù trong thời kỳ xã hội xa cách, các trường học trên cả nước phải đóng cửa
gần 3 tháng nhưng lượng sữa tiêu thụ vẫn ổn định do người dân tăng cường sử
dụng sữa tươi, sữa chua để tăng khả năng miễn dịch. Theo Công ty Cổ phần
Chứng khoán Phú Hưng (PHS), trái ngược với tác động tiêu cực của COVID-
đối với nền kinh tế toàn cầu cũng như Việt Nam, giá trị tiêu thụ sữa và các sản
phẩm từ sữa vẫn đang tăng trưởng mạnh. Cụ thể, tiêu thụ sữa ở khu vực thành thị
tăng 10% trong khi ở khu vực nông thôn tăng 15%.
Năm 2020, doanh thu các sản phẩm sữa tại Việt Nam đạt 64,4 nghìn tỷ
đồng, tăng trưởng 10,3%. Doanh thu từ sữa và các sản phẩm từ sữa tại Việt Nam
dự kiến sẽ duy trì ở mức 7 – 8% / năm trong giai đoạn 2021 – 2025, đạt tổng giá
trị khoảng 93,8 nghìn tỷ đồng vào năm 2025. Trong đó, sữa chua được kỳ vọng
có tốc độ tăng trưởng cao nhất. với tốc độ CAGR là 12% / năm.
Theo báo cáo thị trường của Kantar Worldpanel, nhu cầu tiêu thụ các sản
phẩm sữa tại Việt Nam đang có những chuyển biến tích cực do dân số trẻ, thu
nhập bình quân tăng, nhu cầu bổ sung dinh dưỡng lớn hơn.

Đại dịch Covid-19 thậm chí còn là yếu tố giúp các công ty sữa cải thiện tỷ
suất lợi nhuận. Do đại dịch, giá sữa tươi nguyên liệu cho năm 2020 vẫn ở mức
thấp. Ngoài ra, giá dầu lao dốc cũng giúp giảm chi phí đóng gói và vận chuyển.
Những yếu tố này hỗ trợ tỷ suất lợi nhuận gộp của các công ty sữa. Vinamilk,
công ty sữa lớn nhất Việt Nam, ghi nhận mức tăng trưởng doanh thu chỉ 3%,
nhưng lợi nhuận tăng gần 8% sau 9 tháng năm 2020.
Điều đáng nói của ngành sữa là sẽ có thêm nhiều thương vụ M&A (sáp
nhập và thôn tính). Thị trường sữa đã ghi nhận một số thương vụ lớn như việc
Vinamilk mua lại Mộc Châu Milk, hay IDP được Blue Point và VietCapital mua
lại.
Sau khi được mua lại, các công ty này đều đạt mức tăng trưởng cao. Lợi
nhuận sau thuế 9 tháng năm 2020 của Mộc Châu tăng 68%, trong khi IDP đạt
151 tỷ đồng trong nửa đầu năm, so với mức 113 tỷ đồng của năm 2019.
Cạnh tranh trong ngành sữa, vì vậy cũng có xu hướng nhiều hơn. và khốc
liệt hơn khi các công ty lớn lớn mạnh hơn thông qua M&A, và ngành công
nghiệp chào đón nhiều “tay chơi” tham gia thị trường hơn. Nhiều doanh nghiệp
đã tung ra sản phẩm mới, trong khi Vitadairy dường như đang phát triển nhanh
chóng ở phân khúc sữa bột.

2. Tiềm năng phát triển thị trường sữa ở Việt Nam…………………………………………….

2.2. Một ngành sữa với tiềm năng phát triển thị trường lớn
Trong nhiều năm trở lại đây, nhu cầu sử dụng sữa tại Việt Nam tăng lên
đáng kể. Theo Thống kê từ Hiệp hội Thức ăn gia súc Việt Nam, nhu cầu sữa tươi
nguyên liệu tăng khoảng 61% , từ 500 triệu lít (năm 2010) lên đến 805 triệu lít
(năm 2015). Các nhà chuyên môn đánh giá rằng tiềm năng phát triển của thị
trường sữa tại Việt Nam vẫn còn rất lớn.

dân chăn nuôi bò sữa với mức trung bình là 5,3 con bò mỗi trang trại. Hậu quả là
các sản phẩm sữa của Việt Nam là một trong những đắt nhất trên thế giới. Chi
phí trung bình của sữa ở Việt Nam là USD1/litre, so với USD1/litre ở New
Zealand và Philippines, USD1.10-1/litre tại Úc và Trung Quốc, và
USD0/litre ở Anh, Hungary và Brazil, theo công bố của Tập đoàn nghiên cứu
thị trường Euromonitor.
Để xây dựng một hệ thống chăn nuôi bò sữa đạt chuẩn, doanh nghiệp phải
đầu tư một số vốn rất lớn. Hơn nữa, muốn đáp ứng yêu cầu thị trường, các doanh
nghiệp trong ngành sữa phải nhập khẩu công nghệ, nguyên liệu, thiết bị từ nước
ngoài do kỹ thuật trong nước còn hạn chế ảnh hưởng đến giá thành của sản
phẩm, doanh thu của doanh nghiệp. Các công ty sữa phụ thuộc vào sữa bột nhập
khẩu hơn là sản xuất sữa tươi trong nước. Sản xuất sữa phải đối mặt với sự mất
cân bằng cung và cầu khi đàn bò sữa trong nước chỉ đáp ứng khoảng 20-30%
tổng nhu cầu sữa trên toàn quốc. Sự phụ thuộc nhiều vào thị trường nước ngoài
đối với nguyên liệu đầu vào tạo ra một nguy cơ chèn ép lợi nhuận do biến động
giá của các sản phẩm sữa nhập khẩu. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn (Bộ NN & PTNT), Việt Nam nhập khẩu 72 phần trăm của tổng sản phẩm
sữa trong năm 2009, bao gồm 50 phần trăm sữa nguyên liệu và 22 phần trăm sữa
thành phẩm.
Mặt khác, từ sau khi gia nhập WTO, doanh nghiệp sữa Việt Nam chịu sức
ép cạnh tranh ngày một gia tăng do việc giảm thuế cho sữa ngoại nhập theo
chính sách cắt giảm thuế quan của Việt Nam khi thực hiện các cam kết Hiệp định
ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung trong Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN
(cam kết CEPT/AFTA) và cam kết với Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Tâm lý “sính ngoại” của người Việt cũng tác động tiêu cực đến số lượng tiêu thụ
các sản phẩm sữa Việt Nam. Hiện nay, các sản phẩm sữa trong nước chỉ chiếm
30% thị phần nội địa.

Vấn đề chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm cũng ảnh hưởng lớn đến
tâm lý người tiêu dùng. Do thiếu tiêu chí đánh giá cộng với quy trình kiểm định
chất lượng sữa lỏng lẻo, nhiều loại sữa không rõ bao bì nhãn mác vẫn được bày
bán một cách công khai. Vụ việc như sữa có Melamine, sữa có chất lượng thấp
hơn so với công bố…, khiến cho các hoạt động tiêu thụ sữa gặp khó khăn, ảnh
hưởng đáng kể tới các doanh nghiệp sản xuất sữa.
Đứng trước những khó khăn, thách thức đó, một số doanh nghiệp trong
ngành sữa đã tìm cách đổi mới nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường với nhiều ý
tưởng kinh doanh sáng tạo và thiết thực. Song, không phải doanh nghiệp nào
cũng có đủ tiềm lực tài chính và dịch vụ hỗ trợ, tư vấn để vận dụng thành công ý
tưởng kinh doanh sáng tạo của mình.

2. Các công ty tham gia vào thị trường sữa Việt Nam……………………………………….

Mặc dù Vinamilk đang đứng đầu phân khúc sữa bột nhưng đã gặp không ít
khó khăn do các đối thủ nhỏ hơn. Dưới đây là một số công ty sữa nổi bật, có
những đóng góp đáng kể cho thị trường sữa Việt Nam
2.3. Công ty Cổ phần Thực phẩm Dinh dưỡng NutiFood
Hiện tại, NutiFood đang là một trong 3 nhà sản xuất và kinh doanh sữa lớn
nhất Việt Nam. Với slogan “Giải pháp dinh dưỡng của chuyên gia”, được coi là
kim chỉ nam cho định hướng hoạt động của mình, NutiFood đầu tư mạnh mẽ vào
nghiên cứu phát triển sản phẩm dinh dưỡng chuyên biệt.
Với sự hợp tác của các chuyên gia dinh dưỡng trong và ngoài nước,
NutiFood là công ty đầu tiên trong nước đưa ra thị trường các loại sữa đặc trị
dành cho người bệnh có thể nuôi ăn qua ống thông dạ dày với giá chỉ hơn phân
nửa so với sản phẩm nhập ngoại; sản phẩm đặc trị cho người bệnh tiểu đường,
cho trẻ biếng ăn, cho người béo phì; các dòng sản phẩm theo vòng đời từ trẻ sơ

được sở hữu bởi các gia đình nông dân Hà Lan với hơn 7 thế hệ có chuyên môn
và niềm đam mê về sữa. Điều này đồng nghĩa với việc đây không chỉ là việc
kinh doanh thuần túy, nó còn là công việc của cả gia đình và họ luôn đảm bảo
mang đến cho gia đình bạn những sản phẩm sữa chất lượng tốt nhất.
Mỗi sản phẩm của Dutch Lady khi được đưa ra thị trường đều phải trải
qua một quá trình nghiêm ngặt từ khâu đầu vào chọn lọc, vận chuyển sữa tươi
nhanh chóng trong “20 phút vàng” từ nông trại đến nơi làm lạnh để bảo toàn
nguồn dưỡng chất và đảm bảo tỷ lệ tạp trùng ở mức thấp nhất, mang đến nguồn
sữa tươi an toàn tinh khiết vượt chuẩn 11 lần cho người tiêu dùng.
2.3. Mộc Châu
Công ty Cổ phần Giống Bò sữa Mộc Châu trực thuộc Tổng Công ty Chăn
nuôi Việt Nam – Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn có trụ sở đóng tại Thị
trấn nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La, nằm bên cạnh quốc
lộ 6, cách Hà Nội 194 km về phía Tây Bắc.
Với nhiệm vụ chính là chăn nuôi bò sữa, cung cấp con giống bò sữa, sản
xuất chế biến các sản phẩm từ sữa và sản xuất thức ăn chăn nuôi, mục đích của
Công ty Cổ phần Giống Bò sữa Mộc Châu là thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng về các
sản phẩm sữa trên toàn quốc. Các dòng sữa chính Mộc Châu là: Sữa tươi tiệt
trùng, sữa tươi thanh trùng. Ngoài ra còn có các loại bánh sữa như bánh sữa
nguyên chất, váng sữa, bơ tươi…
Giá tham khảo một số loại sữa như sau:
Sữa Tươi Mộc Châu các loại: 28 đồng/ 1 lốc (4 hộp – 180ml)
Sữa tươi Mộc Châu dạng túi: 6 đồng/ 1 túi (200ml)
Sữa chua: 20 đồng – 22 đồng/ 1 lốc (4 hộp)
Váng sữa: 28 đồng/ 1 lốc (4 hộp),…

2.3. TH True Milk
Công ty Cổ phần Chuỗi Thực phẩm TH có trụ sở tại thành phố Vinh –
Nghệ An: chuyên cung cấp các sản phẩm từ sữa có nguồn gốc từ thiên nhiên –
sạch, an toàn, tươi ngon và bổ dưỡng. TH có nhà máy chế biến sữa tươi sạch
hiện đại bậc nhất thế giới, quy mô lớn hàng đầu Đông Nam Á với những cánh
đồng nguyên liệu hàng ngàn héc-ta; trồng cỏ Mombasa Ghi nê, cỏ mulato, cao
lương và ngô lai giống Mỹ. Đàn bò được cho ăn theo công thức, uống nước sạch
tinh khiết. Các tiêu chuẩn và quy cách chuồng trại chăn nuôi áp dụng tiên tiến
nhất trên thế giới.
Đặc biệt mỗi con bò ở đây được đeo thẻ chip ở chân để giám sát chặt chẽ
về sức khỏe, sự thoải mái và sản lượng sữa. Các sản phẩm chính: Sữa tươi thanh
trùng, sữa tươi tiệt trùng, sữa tươi công thức và sữa chua tự nhiên. Hệ thống cửa
hàng có mặt khắp các tỉnh thành trên toàn quốc.
Mặc dù mới cung cấp các sản phẩm sữa ra thị trường từ năm 2010 nhưng
đến nay công ty đã vinh dự được đứng trong đội ngũ: “Nhà cung cấp đáng tin
cậy tại Việt Nam”.
Ngoài ra, thị trường sữa Việt Nam còn có sự góp mặt của IDP, Nutricare,
Abbott, VPMilk, Fami,…

vào ngày 20 tháng 8 năm 1976 với tên gọi ban đầu là Công ty Sữa – Cà Phê
Miền Nam, trực thuộc Tổng cục Công nghiệp Thực phẩm miền Nam.
Đến năm 1982 sau khi công ty Sữa – Cà phê Miền Nam được chuyển giao
về bộ công nghệp thực phẩm nó được đổi tên thành xí nghiệp liên hiệp Sữa – Cà
phê – Bánh kẹo I. Cho đến tháng 3 năm 1992, Xí nghiệp Liên hiệp Sữa – Cà phê

  • Bánh kẹo I chính thức đổi tên thành Công ty Sữa Việt Nam (Vinamilk).
    Điểm yếu của Vinamilk: nguồn nguyên liệu đầu vào trong nước không đủ
    đáp ứng, lượng sữa tươi chỉ đáp ứng được 28 nhu cầu trong nước, còn lại phải
    nhập khẩu sữa bột. Do vậy chi phí đầu vào tác động mạnh từ giá sữa thế giới và
    biến động tỷ giá. Đồng thời, đào tạo huấn luyện tay nghề chưa trong dây chuyền
    sản xuất chưa cao, khó tránh khỏi sơ suất và thường dẫn đến sản phẩm dễ hư
    hỏng. Thành phần dinh dưỡng và lượng dinh dưỡng trong sữa được đánh giá là
    thấp hơn Dutch Lady.
    Để có thể tăng độ nhận diện thương hiệu và thu hút khách hàng, Vinamilk
    đã tiến hành quảng cáo sản phẩm đa kênh như quảng cáo trên fanpage, quảng
    cáo trên truyền hình, quảng cáo ngoài trời, phát triển video trên youtube,..ên
    cạnh đó là việc thường xuyên thay đổi, làm mới nội dung, hình thức quảng cáo
    nhằm thu hút sự chú ý từ người tiêu dùng.
    Cùng với những chiến dịch quảng cáo, Vinamilk cũng thường xuyên triển
    khai các chương trình khuyến mãi như: tăng dung tích sản phẩm nhưng giá
    không đổi, quà tặng đi kèm, giảm giá về sản phẩm,…
    Vinamilk đã quảng bá sản phẩm rộng rãi tới người tiêu dùng qua các
    phương tiện thông tin đại chúng: tivi, tạp chí,internet, poster…. với hình ảnh
    cánh đồng cỏ xanh rì, bát ngát, đầy nắng gắn liền với nó là những chú bò vui vẻ
    nhảy múa, hát ca thể hiện sự gần gũi với thiên nhiên, tràn đầy sức sống. Thực
    hiện các chương trình dùng thử sản phẩm ở những nơi công cộng: siêu thị,
    trường học….

Mục đích của khuyến mại là kích cầu tiêu dùng, thúc đẩy người tiêu dùng
mua và mua nhiều hơn các hàng hoá, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp hoặc
phân phối. Sau đây là một số chương trình khuyến mãi của Vinamilk trong giai
đoạn này:

  • Khuyến mãi dành cho các sản phẩm Bột ăn dặm Ridielac Alpha &
    Ridielac Star cho bé trên 6 tháng tuổi (Heo rau củ, Bò rau củ, Tôm ngũ cốc, Heo
    ngũ cốc, Heo cà rốt…).
  • Khách hàng tích lũy màng nhôm hộp thiếc 400g hoặc vỏ hộp giấy 250g
    có dán tem khuyến mãi để đổi quà xinh cho bé. Cụ thể: 2 màng nhôm hoặc 3 vỏ
    hộp giấy đổi 1 thú bông độc đáo. 4 màng nhôm hoặc 6 vỏ hộp giấy đổi 1 áo trẻ
    em cao cấp.
    Chương trình khuyến mãi do Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) tổ
    chức, khách hàng mua một lốc sữa Vinamilk Milk hộp 180ml các loại, sữa tươi
    tiệt trùng Vinamilk DHA 100ml hoặc 200ml sẽ được tặng một thẻ cào và có cơ
    hội cào trúng ngay 3 máy vi tính, 200 máy chơi game, 300 xe đạp lao núi Martin
  1. Ngoài ra, chương trình còn tổ chức đổi vỏ sữa lấy quà, theo đó cứ 5 vỏ
    hộp sữa đổi được một bộ nam châm. 8 vỏ được 1 cây bút chì. 15 vỏ 1 nón. 20 vỏ
    1 hộp bút và cứ 2 bộ vỏ hộp sữa (mỗi bộ 12 hình siêu nhân khác nhau) được 1
    đồng hồ. 3 bộ vỏ hộp sữa được một cặp táp siêu nhân.
    3.1. Giai đoạn tăng trưởng của Vinamilk
    Từ lúc khởi tạo đến lúc phát triển, Vinamilk luôn rất nỗ lực trong việc mở
    rộng danh mục sản phẩm với mục tiêu là mang tới dòng sữa sạch, tự nhiên và
    đáp ứng được những mong muốn đa dạng của người tiêu dùng, từ trẻ em, người
    lớn cho đến người già cũng như mong muốn mang lại cho họ dòng sữa sạch và
    tự nhiên nhất.