Bài thu hoạch xây dựng ý thức tôn trọng nhân dân, phát huy dân chủ, chăm lo đời sống nhân dân
“Tháp Mười đẹp nhất bông sen
Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ”.
Bác Hồ – Vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam. Bác chính là sự kết tinh của những tinh hoa truyền thống và bản sắc dân tộc. Bác là người sáng lập ra Đảng cộng sản Việt Nam, cùng Đảng dẫn đường chỉ lối cho dân tộc ta vùng lên phá bỏ xiềng xích nô lệ thực dân, phong kiến và giành quyền sống tự do. Cả cuộc đời của Bác dành hết cho nhân dân, cho Tổ quốc.
Bác từng nói “Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là dân ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành…”, trong di chúc của Bác ở bảo tàng Hồ Chí Minh cũng ghi “Suốt đời tôi hết lòng hết sức phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân, nay dù phải từ biệt thế giới này, tôi không có điều gì phải hối hận, chỉ tiếc rằng không được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa.” Thế mới thấy, vị lãnh tụ dân tộc chỉ một long hướng về nhân dân, về đất nước, thật sự
“Ôi tim bác mênh mông quá!
Ôm cả non sông, trọn kiếp người”
(Tố Hữu).
“Bác sống như trời đất của ta,
Yêu từng ngọn lúa, mỗi nhành hoa.
Tự do cho mỗi đời nô lệ,
Sữa để em thơ, lụa tặng già.
Như đỉnh non cao tự giấu hình,
Trong rừng xanh lá, ghét hư vinh.
Bác mong con cháu mau khôn lớn,
Tiếp bước cha anh, tiến kịp mình”.
(Theo chân Bác)
Cả cuộc đời của Bác cống hiến cho dân tộc, cho non song đất nước và cho nhân dân. Bác từng căn dặn: “Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”. Có thể thấy Bác hết lòng vì nhân dân. Những tư tưởng, đạo đức,phong cách Hồ Chí Minh thật sự đáng để chúng ta noi theo. Đặc biệt là mối quan hệ với nhân dân của Đảng càng cần chú trọng hơn. Bài thu hoạch xin trình bày cụ thể “xây dựng ý thức tôn trọng nhân dân, phát huy dân chủ, chăm lo đời sống nhân dân theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.
1. Trước hết là “Xây dựng ý thức tôn trọng nhân dân”.
Từ xưa đến nay, nhân dân luôn là cốt lõi, là nguồn gốc của mỗi dân tộc. Không chỉ riêng ở nước ta, tư tưởng lấy dân làm gốc nước được người xưa nêu ra từ lâu. Ở phương Đông, tư tưởng “Dân duy bang bản” (Dân là gốc nước), “Dân vi quý” (Dân là quý), “Quân dĩ dân vi thiên” (Vua lấy dân làm trời) đã được nhắc đến nhiều trong Nho giáo.
Đến nước ta, từ thời phong kiến, các bậc hiền tài đã thấy vai trò to lớn của dân như Trần Quốc Tuấn với tư tưởng “Khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc”; Nguyễn Trãi với “Chở thuyền và lật thuyền cũng là dân”,… Tuy nhiên, họ lại nhìn nhận về nhân dân chưa toàn diện mà đánh giá nhân dân ở vị trí phái yếu. Vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác- Lenin và các tư tưởng của các vị hiền tài ngày xưa,
Hồ Chí Minh vị lãnh tụ anh minh của dân tộc, Người kế thừa lại phát huy tư tưởng của các bậc cha ông ta. Người luôn coi nhân dân là cội nguồn của quyền lực, là sức mạnh chiến thắng của cách mạng, nhân dân giống như gốc rễ của đất nước.
“Gốc có vững, cây mới bền
Xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân”.
Để xây dựng được ý thức tôn trọng nhân dân, trước hết, mỗi Đảng viên, cán bộ trước tiên cần có cái nhìn nhận đánh giá đúng đắn và tích cực về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của nhân dân đối với đất nước.
Ngày xưa, nhân dân luôn được coi là những người ở vị trí yếu thế, tuy quan trọng nhưng không phải là sức mạnh của dân tộc mà cần có các vị vua, có người hung của dân tộc lãnh đạo. Thực tế lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước chứng minh cho chúng ta thấy, nhân dân có sức mạnh vô cùng to lớn.
Bước vào cách mạng chống Pháp, Mỹ lịch sử của dân tộc, nhân dân luôn là nòng cốt của cuộc chiến đấu, là sức mạnh để Việt Nam giành được thắng lợi trên mọi phương diện của cuộc chiến. Từ phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh 30-31, cao trào cách mạng 1936-1939, cách mạng 1939-1945 hay kế tiếp kháng chiến chống Mỹ 1945-1954, chiến thắng Điện Biên Phủ 1975 hay kháng chiến biên giới Việt Trung 1979… đều nhờ sức mạnh của nhân dân mà giành được thắng lợi to lớn. Nếu không có quần chúng nhân dân, sẽ không thể có được đất nước Việt Nam dân chủ cộng hòa với nền độc lập- tự do- ấm no- hạnh phúc như ngày nay. Nhân dân là nòng cốt của cuộc chiến, có ý nghĩa và vai trò hết sức đối với đất nước.
Ngày nay, trong thời kỳ đổi mới và xây dựng đất nước từ 1986 đến nay, sức mạnh của nhân dân càng quyết định tới sự phát triển lâu dài của đất nước. Nếu nhân dân không đồng long, không chung ý chí cách mạng thì không thể cùng phấn đấu xây dựng đất nước giàu mạnh và sánh vai với các cường quốc năm châu trên thế giới được.
Khi đã nhìn nhận, đánh giá đúng đắn và tích cực về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của nhân dân đối với đất nước thì cần quán triệt tư tưởng trọng dân, tin dân đối với mỗi cá nhân, tập thể. Cách mạng ngày nay không đơn thuần là cách mạng của những cuộc chiến tranh đơn giản mà là cách mạng trên mọi phương diện Kinh tế- Văn hóa- Chính trị- Đối nội- Đối ngoại,.. Cuộc cách mạng ngày nay phức tạp đa dạng hơn bao giờ hết. Việc tôn trọng nhân dân không nên chỉ là khẩu hiệu, là phương án đề ra mà cần thực hiện triệt để triển khai rộng rãi trong quần chúng. Nhân dân đã, đang và mãi mãi sẽ là người làm nên lịch sử. Lòng dân là thước đo uy tín, hiệu lực và độ bền vững của Nhà nước và cả hệ thống chính trị.
Nếu Nhà nước và hệ thống chính trị của đất nước xây dựng được sự tín nhiệm trong long dân, được nhân dân yêu và tin tưởng hết mình thì đất nước luôn luôn được yên ổn hòa bình. Việt Nam đã và đang làm rất tốt việc này, không có thế lực thù địch chống phá nào có đủ sức mạnh để có phá vỡ và lật đổ được đất nước chúng ta khi xây dựng được sự tôn trọng với dân và dân tôn trọng lại Đảng, Nhà nước và chính quyền. Ngược lại, hệ thống chính trị, Đảng và Nhà nước chỉ đứng vững và phát huy sức mạnh khi thực sự dựa trên nền tảng ý chí và nguyện vọng của nhân dân.
Ở nước ta, tư tưởng nhân dân và tôn trọng nhân dân được hình thành từ xa xưa và được hun đúc, bồi đắp qua nhiều thế hệ. Ngày nay Đảng, Nhà nước không những duy trì tư tưởng mà còn phát triển tư tưởng lấy dân làm gốc, xây dựng ý thức tôn trọng nhân dân lên một tầm cao mới. Đảng và Nhà nước đã và đang cố gắng làm tốt các công tác hành chính, xây dựng hệ thống chính trị tốt, uy tín và nhận được niềm tin của dân.
Đảng và Nhà nước lắng nghe ý dân, vào những kì đại hội hay kỳ họp quan trọng luôn có sự lắng nghe, giải đáp thắc mắc cho dân như “Dân hỏi Bộ trưởng trả lời”; khi phát hiện sai xót nhanh chóng nắm bắt tình hình, có hướng sửa đổi để kịp thời xử lý, sửa sai và khắc phục hậu quả; lắng nghe ý kiến nhân dân đóng góp để đưa ra những dự án, phương hướng kế hoạch xây dựng đất nước toàn diện trong thời đại mới; lắng nghe sự góp ý của nhân dân. Đặc biệt, địa vị cao nhất trong Nhà nước là dân thì đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước không còn là “phụ mẫu chi dân” (cha mẹ của dân) như trong các xã hội cũ mà là công bộc của dân.
Cán bộ, công chức và viên chức không sáo rỗng, văn hoa, cầu kỳ hay kỳ thị, nhũng nhiễu dân chúng. Bác Hồ đã căn dặn cán bộ, đảng viên: “Việc gì lợi cho dân, ta phải hết sức làm. Việc gì hại đến dân, ta phải hết sức tránh”. Trong giai đoạn hiện nay, khi còn không ít dị nghị về nền hành chính “hành dân là chính”, thì những lời nói giản dị đó như những lời nhắc nhở đội ngũ cán bộ, công chức cần có thái độ tận tâm trong việc phục vụ nhân dân.
Không những vậy, việc tôn trọng nhân dân cần được chú ý đặc biệt không xâm phạm đến lợi ích, quyền lợi hợp pháp của nhân dân, luôn quan tâm và đặt lợi ích của quần chúng nhân dân lên vị trí ưu tiên hàng đầu. Không được xúc phạm tới nhân dân và coi thường nhân dân. Dân luôn luôn giữ vị trí quan trọng đối với Đảng và Nhà nước, mỗi hành động, kế hoạch hay phương hướng phát triển đất nước đều được suy nghĩ dựa trên quyền lợi thực tế của nhân dân.
2. Thứ hai về vấn đề “Phát huy dân chủ”
Dân chủ hiểu một cách nôm na, đơn giản dễ hiểu theo từ ngữ là dân làm chủ. Hay cụ thể hơn, dân chủ là chế độ chính trị, trong đó toàn bộ quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, do dân thực hiện trực tiếp hoặc thông qua đại diện do dân bầu ra để thực hiện quyền lực ấy.
Từ xưa đến nay, dân là nguồn gốc là cốt lõi của dân tộc, nhân dân có quyền dân chủ, quyền con người, quyền tự do ngôn luận. Chủ tịch Hồ Chí Minh trong bài phát biểu của mình đã trích dẫn “Tuyên ngôn Độc lập của nước Mỹ năm 1776” và “Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của cách mạng Pháp năm 1791”, rằng: “Tất cả mọi người đều sinh ra bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Bản Hiến pháp đầu tiên của nước năm 1946 thể hiện đầy đủ tinh thần ấy, ghi nhận các quyền con người và quyền công dân.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh “nhà nước pháp quyền phải là nhà nước dân chủ, nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân”. Người luôn nhấn mạnh rằng dân làm chủ và dân là chủ. Nhân dân cũng có nghĩa vụ làm tròn bổn phận của mình. Phát huy dân chủ là phát huy tài dân. Bởi vì, “dân chúng biết giải quyết nhiều vấn đề một cách giản đơn, mau chóng, đầy đủ, mà những người tài giỏi, những đoàn thể to lớn, nghĩ mãi không ra”. Nhà nước và Đảng phải chịu khó nghe dân, gặp dân, hiểu dân, học dân, hỏi dân, và tẩy sạch bệnh thành tích, quan liêu hay nhũng nhiễu nhân dân. Nguyên tắc dân chủ tiếp tục được khẳng định và kế thừa trong các bản Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980 và hoàn thiện, phát triển sâu sắc hơn ở Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi năm 2001) “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân”. Hiến pháp năm 2013 một lần nữa đã khẳng định sâu sắc hơn tinh thần này.
Có thể thấy yếu tố dân chủ là yếu tố hết sức quan trọng được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm. Ngày nay, trong thời đại mới, phát huy dân chủ càng cần được quan tâm hơn nữa và phát huy mạnh mẽ hơn nữa. Đảng, Nhà nước và chính quyền có trách nhiệm quan tâm đến việc phát huy quyền làm chủ nhân dân. Người dân có quyền lực làm chủ, biết hưởng quyền lợi của mình, quyền con người, quyền làm chủ và sử dụnh quyền dân chủ, dám nói, dám làm đối với các hoạt động kinh tế-xã hội của Việt Nam hơn nữa.
Việc phát huy tính dân chủ biểu hiện qua việc nhân dân là người nắm giữ mọi quyền lực của đất nước, còn các cơ quan nhà nước do nhân dân tổ chức, bầu cử ra và cán bộ, công chức, viên chức là người được ủy quyền, thực hiện ý chí nguyện vọng của nhân dân. Tại điều 27, Hiến pháp năm 2013 nêu rõ: “Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Việc thực hiện các quyền này do luật định”.
Có thể thấy ý chí dân chủ được Nhà nước và Đảng phát huy rất rõ ràng và cụ thể. Nhân dân hoàn toàn chủ động trong lựa chọn những người có khả năng thay mặt mình trong cơ quan đại diện, có quyền tự mình đứng ra để tham gia vào công tác của đất nước. Không chỉ vậy, pháp luật còn quy định thủ tục khiếu nại và xem xét, giải quyết khiếu nại về vấn đề này. Bên cạnh đó, để tránh hạn chế quyền dân chủ của nhân dân, pháp luật quy định những trường hợp không được ghi tên vào danh sách cử tri, đó là: người đang bị tước quyền bầu cử theo bản án đã có hiệu lực; người đang chấp hành hình phạt tù; người đang bị tạm giam và người mất năng lực hành vi dân sự.
Đối với đại biểu được nhân dân bầu ra phải có trách nhiệm gần gũi, lắng nghe ý kiến của nhân dân, hiểu dân, cống hiến hết mình vì nhân dân với tinh thần trách nhiệm cao, giải quyết những vấn đề thiết thực cho nhân dân. Trường hợp nhân dân phát hiện sai xót thì Đảng Nhà nước cần xử lý nghiêm khắc để tạo niềm tin cho dân.
Dân chủ còn thể hiện ở sự giám sát, kiểm tra của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước. Đảng, Nhà nước luôn phải chịu sự kiểm tra, giám sát và định đoạt của Nhân dân. Nhân dân có quyền xây dựng, phê bình, giúp đỡ nhà nước. Quyết định gì của nhà nước mà nhân dân cho là không phù hợp, nhà nước phải sửa đổi hoặc hủy bỏ.
3. Thứ ba là vấn đề “Chăm lo đời sống nhân dân”.
Từ trước đến nay, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đồng nhất quan điểm cần chăm lo đời sống cho nhân dân. Trả lời phỏng vấn nước ngoài từ nhứng năm 1946, Người đã nói: “Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Chăm lo đời sống nhân dân theo Chủ tịch Hồ Chí Minh đơn giản từ những điểu nhỏ bé và bình dị nhất, đó là được tự do, ấm no về cả vật chất lẫn tinh thần. Người khẳng định nhiều lần rằng, Đảng và mỗi cán bộ, đảng viên phải gần gũi Nhân dân, “Chính sách của Ðảng và Chính phủ là phải hết sức chăm nom đến đời sống của nhân dân”.
Đảng và Nhà nước cần chăm lo từ những điều nhỏ nhất, đơn giản và toàn diện trên mọi mặt của xã hội- kinh tế cho nhân dân, đặc biệt ở phương diện giáo dục, ở đời sống đảm bảo của nhân dân.
Tư tưởng về chăm lo đời sống nhân dân vẫn giữ nguyên giá trị, soi đường cho cách mạng Việt Nam vững bước trên con đường đổi mới vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Đất nước ngày càng lớn mạnh, phát triển sánh vai với cường quốc năm châu thì vấn đề chăm lo đời sống nhân dân càng cần được Đảng, Nhà nước chú trọng và quan tâm hơn nữa và trên mọi mặt của đời sống nhân dân.
Đảng và Nhà nước luôn giành sự ưu tiên hàng đầu cho nhân dân, đặc biệt là giáo dục. Lĩnh vực giáo dục- đào tạo được Nhà nước hết sức ưu tiên. Theo báo cáo, tỷ lệ chi ngân sách cho giáo dục hàng năm của Việt Nam ở mức xấp xỉ 20%, tương đương 5% GDP. Có thể thấy đây là mức chi rất cao. Không chỉ vậy, theo Luật Giáo dục ban hành ngày 14 tháng 6 năm 2019 có những điều khoản rất cụ thể, cho thấy sự quan tâm của Đảng Nhà nước ta với giáo dục cho nhân dân. Tại Khoản 1 Điều 14 quy định “Giáo dục tiểu học là giáo dục bắt buộc. Nhà nước thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 05 tuổi và phổ cập giáo dục trung học cơ sở”; Khoản 3, Điều 14 quy định “Mọi công dân trong độ tuổi quy định có nghĩa vụ học tập để thực hiện phổ cập giáo dục và hoàn thành giáo dục bắt buộc”; điều 99 quy định “Trẻ em mầm non 5 tuổi ở thôn, xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng bãi ngang ven biển, hải đảo được miễn học phí và giao Chính phủ quy định lộ trình thực hiện đối với trẻ em mầm non 05 tuổi và học sinh trung học cơ sở”.
Đối với ngành y tế, Bộ y tế chủ trương thực biện pháp về chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Đảng Nhà nước hỗ trợ giúp người dân ai cũng được đóng Bảo hiểm y tế. Cơ sở y tế và đội ngũ cán bộ ngành y ngày càng được cải thiện và nâng cao từ trung ương đến địa phương. Đặc biệt mạng lưới y tế cơ sở đã được củng cố một bước về tổ chức, cán bộ, cơ sở làm việc và trang thiết bị, đổi mới nội dung hoạt động, đưa nhiều cán bộ chuyên môn tăng cường cho cơ sở. Tới nay đã có 1.800 bác sĩ công tác tại các Trạm y tế xã.
Đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao và cải thiện. Đảng và Nhà nước chú trọng “Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới” đảm bảo đời sống nhân dân được đầy đủ và phát triển.Đối với hộ nghèo, cận nghèo, khu vực vùng núi, hải đảo, vùng kinh tế đặc biệt khó khan luôn được Đảng và Nhà nước ưu tiên, có những chính sách phát triển riêng.
Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn ra hết sức phức tạp, Đảng, Chính phủ đã có rất nhiều chính sách chăm lo đời sống cho nhân dân. Đảng và Nhà nước liên tục họp khẩn, đưa ra những phương án kế hoạch thiết thực và nhanh chóng nhất vào từng thời điểm để đối phó với dịch bệnh. Nhà nước lập các chốt kiểm tra giám sát tránh dịch bệnh từ nước ngoài tràn lan vào Việt Nam. Tạm ngừng các chuyến bay hay hợp tác với các nước có tình hình dịch bệnh đang nghiêm trọng. Xây dựng các khu vực cách ly điều trị khám chữa bệnh miễn phí cho công dân Việt Nam trong diện nghi nhiễm mắc bệnh và mắc bệnh.
Hỗ trợ dành cho đối tượng người nghèo, các hộ nghèo, hộ cận nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội là những người có thu nhập thấp 1 triệu đồng/tháng trong vòng 3 tháng, từ tháng 4 đến tháng 6-2020, với tổng số tiền hỗ trợ từ ngân sách nhà nước là 62 nghìn tỷ đồng, tổng số hộ được hỗ trợ là 2.244.000 hộ. Có thể thấy sự quan tâm của Đảng và Nhà nước toàn diện và sâu sắc đến nhân dân.