Bài thu hoạch về di chúc của Bác (Hồ Chí Minh) mới nhất 2023

Hồ Chủ tịch là người đã dẫn dắt dân tộc Việt Nam giành lại độc lập, khi người ra đi, những tư tưởng, lối sống của người là kim chỉ nam, là tấm gương để các thế hệ sau này học tập và làm theo Người

 

1. Hoàn cảnh ra đời di chúc của Bác Hồ

Cuộc đười của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một cuộc đời trong sáng cao đẹp của một người cộng sản vĩ đại, một anh hùng dân tộc kiệt xuất, một chiến sĩ quốc tế lỗi lạc, đã đấu tranh không mệt mỏi và dâng hiến cả một đời mình vì Tổ quốc, vì nhân dân, vì lý tưởng cộng sản chủ nghãi, vì độc lập, tự do của các dân tộc thuộc địa, vì hòa bình và công lý trên thế giới.

Cuộc họp lần thứ 24, năm 1987 tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa của liên hợp quốc UNESCO ra nghị quyết về kỷ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh ” Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam và là một nhà văn hóa lớn” (Hồ Chí Minh VIETNAMESE HERO OF NATIONAL LIBERATION AND GREAT MAN OF CULTURE ) vào năm 1990

Trước khi người ra đi, Người đã để lại cho Đảng ta, nhân dân ta một di sản lớn, đó chính là những lời cuối cùng trong bản Di chúc của Người, Như một bài học lớn cho bao lớp thế hệ con cháu.

Bản di chúc của chủ tịch Hồ Chí Minh đã thể hiện một tầm nhìn xa trông rộng, tầm chiến lược to lớn và có ý nghĩa thời đại sâu sắc nhưu PGS.TS Phạm Xanh (Khoa Lịch Sử- Trường Đại học khoa học Xã hội và nhân văn, Đại học Quốc Gia Hà Nội) đã phân tích: “Tinh thần của Di chúc xuyên suốt 40 năm và còn đi theo chúng ta nhiều năm nữa. Đó là mục tiêu phấn đấu để xây dựng đất nước Việt Nam hùng cường, giàu mạnh, sánh vai với các nước khác trên thế giới này. Và công việc đó là công việc một đời người không làm được, hai đời người không làm được mà có thể nhiều đời, toàn Đảng, toàn dân có thể làm được. Đó là tầm nhìn hết sức lớn và tôi cho rằng ý nghĩa thời đại chính là ở chỗ đó, một tầm nhìn xuyên thế kỷ”

Đọc bản di chúc của Người, đối với mỗi vấn đề liên quan, bản thân tôi lại rút ra đưuọc nhiều bài học kình nghiệm, bổ ích. Trong bản di chúc, Người không quên nhắc đến tất cả các tổ chức, tầng lớp nhân dân. Người nói về Đảng:” TRƯỚC HẾT NÓI VỀ ĐẢNG – Nhớ đoàn kết chặt chẽ, một lòng một dạ phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, phục vụ tổ quốc, cho nên từ ngày thành lập đến nay, Đảng ta đã đoàn kết, tổ chức và lãnh đạo nhân dân ta hăng hái đấu tranh tiến từ thắng lợi này đến thắng lợi khác”.

Người nhắc chúng ta về tinh thần Đoàn Kết dân tộc:” ĐOÀN KẾT là một truyền thống cực kì quý báu của Đảng và của cả dân ta. Các đồng chí từ Trung Ương đến các chi bộ cần giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng. Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau.

Đảng ta là một đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thực sự thấm nhầm đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chi công vô tư. Phải giữu gìn đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đày tớ thật trung thành của nhân dân.:

Người nói về Đoàn viên thanh niên, về Nhân dân lao động, về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, về phong trào cộng sản thế giới… tất cả đều là những lời ngợi khen nhưng không kém phần động viên, chỉ bảo, nhắc nhở mọi người cũng cố gắng nỗ lực bảo vệ và phát huy những gì chúng ta đã đạt được trong cuộc chiến tranh hết sức gian khổ.

Bản Di chúc của Người là lời tiên tri, là di sản lớn mà đến cuối cuộc đời Bác đã để lại cho nhân dân ta, cho dân tộc ta và cho toàn thế giới. Bản di chúc đã cho thấy sự hi sinh của một con người vĩ đại, một vĩ nhân.

Đến cuối đời, Người vẫn một lòng lo cho vận mệnh của dân tộc, về việc riêng của bản thân, Người chỉ có mong cầu đơn giản:”Về việc riêng – Sau khi tôi đã qua đời, chớ nên tổ chức đám đình, lãng phí ngày giờ và tiền bạc của nhân dân”.

Tôi yêu cầu thi hài được đốt đi, nói chữ là “hỏa táng”. Tôi mong rằng cách “hỏa táng” dần dần sẽ được phổ biến. Vì như thế đối với người sống đã tốt về mặt vệ sinh, lại không tốn đất. Bao giờ ta có nhiều điện, thì ” điện táng ” càng tốt hơn.

Tro xương thì tìm một quả đồi mà chôn. Gần Tam Đảo và Ba Vì như hình có nhiều đồi tốt. Trên mộ, nên xây một cái nhà giản đơn, rộng rãi, chắc chắn, mát mẻ để những người đến thăm viếng có chỗ nghỉ ngơi.

Nên có kế hoạch trồng cây trên đồi. Ai đến thăm thì trồng cây làm kỉ niệm. Trồng cây nào phải tốt cây ấy. Lâu ngày, cây nhiều thành rừng, sẽ tốt cho phong cảnh và lợi cho nông nghiệp.

Nếu tôi qua đời trước ngày nước ta được thống nhất, thì nên gửi một ít tro xương cho đồng bào miền Nam.

Cuối cùng, tôi để lại muôn vàn và tình yêu cho toàn dân, toàn dân, toàn Đảng, cho toàn thể bổ đội, cho các cháu thanh niên và nhi đồng.

Tôi cũng gửi lời chào thân ái đến các đồng ý, các bầu bạn và các cháu thanh niên, nhi đồng quốc tế.

Điều mong muốn cuối cùng của tôi là: Toàn Đảng, toàn dân ta ddaonf kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giơi.”

Một vị lãnh tụ của dân tộc mà chỉ có những mong cầu giản đơn sau khi qua đời, vẫn dành phần lớn suy nghĩ, trăn trở của mình cho nhân dân. cho đất nước. Quả thật tôi vô cùng xúc động và nghẹn ngào khi đọc những dòng Di chúc của người. Như những câu thơ mà nhà thơ Tô Hữu đã thốt lên:

“Bác ơi Bác mênh mông thế.

Ôm cả non sông một kiếp người”

 

2. Nhận thức việc thực hiện di chúc Bác Hồ

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là kim chỉ nam để toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta nỗ lực đạt nhiều thành tựu to lớn trong bảo vệ và xây dựng đất nước.

Những năm qua, toàn Đảng, toàn dân hưởng ứng cuộc vận động “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, những việc làm đó góp sức làm cho đất nướcta ngày càng giàu mạnh, vị thế của Việt Nam ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế.

Bản thân tôi cũng nhận thức sâu sắc việc: ” Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Để thực hiện tốt Di chúc của người, bản thân tôi nhận thấy cần phải thực hiện tốt các vấn đề sau:

Thứ nhất: Trong cuộc sống phải luôn gương mẫu chấp hành tốt mọi chủ trương đường lối của đảng, chính sách pháp luật của nhà nước. Thưc hành tiết kiêm, chống lãm phí, phải sống hòa nhã với mọi người, thương yêu mọi người và cùng giúp đỡ mọi người cùng tiến bộ.

Thứ hai: Phải luôn đặt lợi ích chung của xã hội, của dân tộc lên trên lợi ích riêng, lợi ích cá nhân. Phải luôn có lập trường tư tưởng vững vàng phải tham gia xây dựng gia đình văn hóa, lối sống văn hóa ở khu dân cư.

Thứ ba: Trong công tác phải luôn luôn cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ, trách nhiệm của mình mà cơ quan giao phó. Phải luôn tự học hỏi, tự rèn luyện để nâng cao trình độ chuyên môn của mình để đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Thứ 4: Phải gương mâu trước học sinh, trước đồng nghiệp, thực hành tiết kiệm trong công việc, trong thời gian và trong giảng bài dạy. Phải luôn nâng cao ý thức tự phê bình và phê bình. Phải thẳng thắn trung thực trong công tác cũng như trong ứng xử với đồng nghiệp.

Để thực hiện được di chúc của Người, bản thân tôi nói riêng và mọi người nói chung phải tự rèn luyrnj, nâng cao ý thức từ công việc nhỏ đến công việc lớn. Trên cơ sở ” học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, mỗi chúng ta góp phần sức lực nhỏ bé để xây dựng đất nước thành một nước ” Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” như Bác đã từng mơ ước.

Cho đến ngày nay, bản di chúc của Bác vẫn vẹn nguyên giá trị; vẫn là những chỉ dẫn quý báu, động lực tinh thần giúp dân tộc ta vượt qua khó khăn để toàn dân tộc Việt Nam đoàn kết, đồng lòng vượt qua mọi khó khăn, thử thách để xây dựng đất nước ta “đàng hoàng hơn, to đẹp hoen” và ” ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Sức sống mãnh liệt của bản di chúc vẫn còn đó, dân tộc Việt Nam nói chung, thế hệ tuổi trẻ nói riêng càng thấm thía từng lời dạy ân cần và sâu sắc của Người. Mỗi chúng ta đã đang và sẽ khắc ghi vào tim những bài học quý báu, không ngừng phấn đấu rèn luyện đức, luyện để tài” Non sông Việt Nam trở nên tươi đẹp… dân tộc Việt Nam bước tới đài vinh quang cùng sánh vai các cường quốc năm châu…”( Thư gửi cho học sinh,9-1945) – như ước nguyện của Bác Hồ, niềm hy vọng lớn lao Bác gửi gắm thế hệ mai sau.