Bài thu hoạch về Địa đạo Củ Chi

Địa Đạo Củ Chi là một di tích lịch sử độc nhất vô nhị trải dài gần 250km gồm các đường hầm dưới lòng đất. Hàng năm rất nhiều đoàn du lịch đến tham quan. Bài thu hoạch về Địa đạo Củ Chi mà Vndoc.com giới thiệu sau đây là tài liệu bổ ích dành cho các bạn.

  • Bài thu hoạch cảm tình Đoàn năm 2022
  • Bài thu hoạch cảm tình Đảng năm 2022

1. Bài thu hoạch về địa đạo Củ Chi

1.1. Bài thu hoạch về địa đạo Củ Chi Số 1

Địa đạo Bến Dược: Căn cứ Khu ủy & Quân khu Sài Gòn – Gia Định được bảo tồn tại ấp Phú Hiệp, xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi Thành phố Hồ Chí Minh.Địa đạo Bến Đình: căn cứ Huyện ủy huyện Củ Chi được bảo tồn tại ấp Bến Đình, xã Nhuận Đức, huyện Củ Chi Thành phố Hồ Chí Minh. Lần này chúng tôi đến thăm khu địa đạo Bến Dược.Sau khi thăm đền Bến Dược chúng tôi đến khu tái hiện căn cứ kháng chiến. đến đó rồi tôi mới hiểu tại sao ngay một huyện ven đô lại tồn tại một khu căn cứ cách mạng anh hùng như vậy. sau chuyến đi, tôi cứ bị ám ảnh bởi những gì mình được nhìn thấy tại địa đạo Củ Chi, cha ông ta đã làm được những chuyện phi thường.

2. Họ là những kĩ sư tài ba:

Địa đạo Củ Chi cách Thành phố Hồ Chí Minh 70 km về phía Tây Bắc. Đây là nơi thu nhỏ trận đồ biến hóa của quân và dân Củ Chi trong cuộc kháng chiến lâu dài ác liệt suốt 30 năm chống kẻ thù xâm lược giành độc lập, tự do cho Tổ quốc, là một công trình kiến trúc độc đáo, nằm sâu trong lòng đất, có nhiều tầng, nhiều ngõ ngách như mạng nhện, có nơi ăn ở, hội họp và chiến đấu với tổng chiều dài hơn 200 km.

Những sự tích có thật từ địa đạo đã vượt quá sức tưởng tượng của con người. Chỉ cần chui xuống một đọan đường hầm, bạn sẽ hiểu vì sao nước Việt Nam bé nhỏ lại chiến thắng kẻ thù là một nước lớn và giàu có bậc nhất. Vì sao Củ Chi, mảnh đất nghèo khó lại đương đầu ròng rã suốt 21 năm với một đạo quân hơn gấp bội, thiện chiến, được trang bị vũ khí, phương tiện chiến tranh hiện đại, tối tân. Trong cuộc đọ sức này, nhân dân Củ Chi đã chiến thắng oanh liệt. Dựa vào hệ thống đường hầm, công sự, chiến hào, chiến sĩ và đồng bào Củ Chi đã chiến đấu vô cùng anh dũng, lập nên những chiến công thần kỳ. Quân xâm lược Mỹ lần đầu vào đất Củ Chi gặp phải sức kháng cự quyết liệt từ các địa đạo trong vùng căn cứ hiểm yếu, đã phải thốt lên: “Làng ngầm”, “Mật khu nguy hiểm”, “Việt cộng không thấy đâu mà đâu đâu cũng có”…. Từ những tư liệu trích dẫn trên dễ dàng thấy được địa đạo Củ Chi đã trở thành huyền thoại không chỉ đối với người Việt mà còn là nỗi kinh hoàng của bọn thực dân xâm lược.. cả một thế giới sống tồn tại dưới lòng đất với đầy đủ phòng giải trí, phòng ăn, phòng họp, trại cứu thương, ….tất cả được nối kết bằng hệ thống đường chằng chịt hơn 200km đường hầm đã tạo ra một căn cứ vững chắc cho những “chiến binh” chân đất của vùng đất anh hùng. “Địa đạo được đào trên một khu vực đất sét pha đá ong nên có độ bền cao, ít bị sụt lở.” Đường hầm sâu dưới đất từ 3 – 8m, chiều cao chỉ đủ cho một người đi lom khom.Tầng một cách mặt đất 3m, chống được đạn pháo và sức nặng của xe tăng, xe bọc thép. Tầng 2 cách mặt đất 5m, có thể chống được bom cỡ nhỏ. Còn tầng cuối cùng cách mặt đất 8-10m hết sức an toàn. Ðường lên xuống giữa các tầng hầm được bố trí bằng các nắp hầm bí mật. Bên trên nguỵ trang kín đáo, nhìn như những ụ mối đùn, dọc đường hầm có lỗ thông hơi. Liên hoàn với địa đạo có các hầm rộng để nghỉ ngơi, có nơi dự trữ vũ khí, lương thực, có giếng nước, có bếp Hoàng Cầm, có hầm chỉ huy, hầm giải phẫu… Còn có cả hầm lớn, mái lợp thoáng mát, nguỵ trang khéo léo để xem phim, văn nghệ. Cả hơn 200km đường hầm được đào trong suốt mười mấy năm, đó là thành quả của những con người tuy bé nhỏ mà lại không hề bé nhỏ. Nhờ vào sự thông minh sáng tạo mà các chiến sĩ đã tạo ra cả một thế giới ngầm, thế giới đã làm điên đảo bọn thực dân: “Củ Chi còn thì Sài Gòn mất” và thật là Sài Gòn đã mất khi bọn thực dân đã rất cố gắng vẫn không thể xóa sổ được vùng đất thép. Có đi xuống địa đạo mới thấy cuộc sống ở đó thiếu thốn nhiều thứ, ẩm thấp, thiếu ánh sáng, thiếu không khí, nhưng tất cả không thế khuất phục được những chiến sĩ cách mạng và nhân dân ta, trong suốt hơn 20 năm kháng chiến chống thực dân. Hệ thống đường hầm Củ Chi đã trở thành 1 trong năm đường hầm trứ danh thế giới. không chỉ có hệ thống hầm ngầm mà cả những tiện nghi sinh hoạt cũng thể hiện tư chất thông minh sáng tạo của con người Việt Nam. Sống dưới lòng đất, xưởng cơ khí vẫn đàm bảo rèn được vũ khí, những lò rèn thô sơ được đào ngầm xuống đất, được thổi gió bằng hệ thống tay cầm, bếp Hoàng Cầm lại một lần nữa khẳng định óc sáng tạo trong giai đoạn kháng chiến gian khổ. Sáng tạo nhằm cải thiện điều kiện sống thiếu thốn khó khăn, không chỉ vậy trong cả cách đánh giặc cũng sáng tạo không kém. Trong hoàn cảnh điều kiện vũ khí thiếu thốn, lực lượng không được huấn luyện tinh nhuệ, nhân dân vùng đất thép đã chọn cách đánh riêng của mình. Hầm chông, bẫy chông, vũ khí tự chế đã làm kinh hoàng biết bao quân Pháp. Chông tre, chông sắt đều là tự chế, được tạo ra bằng phương pháp thủ công, được đặt và ngụy trang khéo léo đã cản được bước chân thù vào khu căn cứ…. Con người đã chứng minh được rằng họ không hề bé nhỏ,và cho dù Việt Nam là một quốc gia nhỏ nhưng điều đó không có nghĩa là quốc gia đó, dân tộc đó không làm được những điều vĩ đại.

Cuộc sống tái hiện khiến tôi cảm thấy vừa tự hào vừa cảm phục những thế hệ cha anh của mình. Tinh thần đoàn kết và lòng yêu nước đã khiến những con người bình thường có thể làm được những việc phi thường. không chỉ có thế, trong khu kháng chiến, cong tác tư tưởng cũng hết sức được chú trọng, đài phát thanh giải phóng luôn cập nhật thông tin kháng chiến trên cả nước, trường học cũng được mở để dạy chữ, nâng cao được dân trí, khai sáng cho người dân sẽ giúp cho nhận thức được nâng cao, từ đó tinh thần yêu nước và căm thù giặc ngoại xâm ngày càng cao. Và mặc dù điều kiện sống và chiến đấu hết sức thiếu thốn nhưng không vì thế mà mất hết niềm tin vào cuộc sống, không vì thế mà sự sống không nảy nở trên những mảnh đất khô cằn.

Và họ giàu tình yêu cuộc sống: Trong những hoàn cảnh khó khăn như vậy ta vẫn thấy được tình yêu cháy lên trong từng trái tim. Quanh những nếp nhà luôn có vườn rau, giàng cây say trái, bầy lợn, con trâu được chăm chuốt yêu thương, họ cũng là những người bình thường và họ cũng mong muốn cuộc sống hết sức bình thường. từ trong tuyến lửa, từ trong bom đạn họ vẫn mong muốn một điều, chính vì điều đó họ đã chiến đấu cả cuộc đời mình: Cuộc sống thanh bình. Từ trong lòng đất vẫn có phòng đọc báo, phòng chơi cờ, phòng giải trí cho các chiến sĩ. Có lẽ chính sự lạc quan đó đã giúp họ có thêm sức mạnh kiên trì bám trụ trong suốt hơn 20 năm. Không chỉ có thế, không chỉ có tình yêu mà sự sống cũng nảy nở từ trong bom đạn. một bước tranh ghi lại cảnh một gia đình đã làm sáng lên trong tôi một niềm vui, một niềm tin, tin rằng chiến thắng là điều tất yếu vì không có điều gì có thể hủy diệt được sự sống từ mảnh đất này. Hình ảnh ghi lại cảnh hai vợ chồng đang chơi với đứa con thơ mới sinh, người vợ bế con ngồi trên võng, người chồng bắt ghế ngồi bên cạnh, hạnh phúc tràng trên khuôn mặt họ. con phòng hạnh phúc của họ là xác một chiếc máy bay. Đúng là không gì có thể vùi dập được niềm tin vào cuộc sống, không gì có thể tiêu diệt được khát khao mãnh liệt của con người. và đúng như những gì chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết trong bản tuyên ngôn độc lập “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc (Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ)……tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do……Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng Minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!

1.2. Bài thu hoạch về địa đạo Củ Chi Số 2

Địa đạo Củ Chi là một hệ thống phòng thủ trong lòng đất ở huyện Củ Chi cách Thành phố Hồ Chí Minh 70 km về hướng tây-bắc. Hệ thống này được Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đào trong thời kỳ Chiến tranh Đông Dương và Chiến tranh Việt Nam. Hệ thống địa đạo bao gồm bệnh xá, nhiều phòng ở, nhà bếp, kho chứa, phòng làm việc, hệ thống đường ngầm dưới lòng đất. Hệ thống địa đạo dài khoảng 200 km và có các hệ thống thông hơi vào các vị trí các bụi cây. Địa đạo Củ Chi được xây dựng trên vùng đất được mệnh danh là “đất thép”, nằm ở điểm cuối Đường mòn Hồ Chí Minh. Trong Chiến dịch Tết Mậu Thân 1968, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đã sử dụng hệ thống địa đạo này để tấn công vào Sài Gòn.

Được xây dựng trong khoảng thời gian từ năm 1946 đến 1948, đại đạo Củ Chi có đường hầm sâu dưới đất từ 3 – 8m, chiều cao chỉ đủ cho một người đi lom khom. Căn hầm đầu tiên ở ngay bìa rừng có giếng ngầm cung cấp nguồn nước uống và sinh hoạt cho toàn khu vực địa đạo. Giếng sâu 15m, trong vắt. Hệ thống địa đạo gồm 3 tầng, từ đường “xương sống” toả ra vô số nhánh dài, nhánh ngắn ăn thông nhau, có nhánh trổ ra tận sông Sài Gòn. Tầng một cách mặt đất 3m, chống được đạn pháo và sức nặng của xe tăng, xe bọc thép. Tầng 2 cách mặt đất 5m, có thể chống được bom cỡ nhỏ. Còn tầng cuối cùng cách mặt đất 8-10m hết sức an toàn.

Đặc điểm: Địa đạo được đào trên một khu vực đất sét pha đá ong nên có độ bền cao, ít bị sụt lở. Hệ thống địa đạo nằm sâu dưới lòng đất, có thể chịu được sức công phá của các loại bom tấn lớn nhất của quân đội Mỹ. Không khí được lấy vào địa đạo thông qua các lỗ thông hơi. Các khu vực khác nhau của địa đạo có thể được cô lập khi cần.

Ðường lên xuống giữa các tầng hầm được bố trí bằng các nắp hầm bí mật. Bên trên nguỵ trang kín đáo, nhìn như những ụ mối đùn, dọc đường hầm có lỗ thông hơi. Liên hoàn với địa đạo có các hầm rộng để nghỉ ngơi, có nơi dự trữ vũ khí, lương thực, có giếng nước, có bếp Hoàng Cầm, có hầm chỉ huy, hầm giải phẫu… Còn có cả hầm lớn, mái lợp thoáng mát, nguỵ trang khéo léo để xem phim, văn nghệ.

Với cấu trúc và cách ngụy trang khéo léo, địa đạo đã trở thành nơi chở che cho cán bộ, nhân dân Củ Chi suốt 20 của chiến tranh. Từ đây, nhiều cuộc hành quân, nhiều chiến dịch của Mỹ – Ngụy đã bị đánh bại.

Đền tưởng niệm Bến Dược – Củ Chi là khu vực tưởng niệm những anh hùng của Việt Minh và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam trong Chiến tranh Đông Dương và Chiến tranh Việt Nam. Đền được khởi công vào ngày 19 tháng 5 năm 1993 nhân kỷ niệm ngày sinh lần thứ 103 của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên một vùng đất rộng 7 ha trong quần thể của khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi.

Đền khánh thành giai đoạn 1 vào ngày 19 tháng 12 năm 1995 và bắt đầu đón khách trong và ngoài nước đến tưởng niệm. Đền chọn ngày 19 tháng 12 làm ngày lễ chính thức của đền. Về phong thủy, đền nằm trên một thế đất cực đẹp của vùng Củ Chi. Hiện là đền tưởng niệm lớn nhất Việt Nam.

Cổng tam quan

Được thết kế theo phong cách cổ truyền của dân tộc với các hàng cột tròn, trên lợp ngói âm dương. Cổng có hoa văn, họa tiết, mái cong của những cổng đình làng nhưng được cách tân bởi những vật liệu mới.

Nhà văn bia

Là một nhà vuông có hai mái, lợp ngói, ở giữa đặt một tấm bia đá cao 3m, ngang 1,7m, dày 0,25m, nặng 3,7 tấn. Tấm bia đá này được lấy từ khối đá nặng 18 tấn ở Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng) và được các nghệ nhân đẽo gọt, chạm khắc những hoa văn độc đáo của dân tộc.

Tấm bia đá khắc bài thơ của Viễn Phương, đây được xem là bảng hùng ca về đất và người Củ Chi vực dậy lòng tự hào dân tộc, tự hào về quá khứ hào hùng của cha anh. Bản hùng ca giáo dục thế hệ trẻ với ngôn từ giàu sức biểu cảm, hào hùng và là một trong những bài văn bia được rất nhiều du khách khi đến nơi đều ghi chép lại. Ngoài ra còn có đền chính, tháp, hoa viên, tượng đài sông Bến Dược và tầng hầm.

1.3. Bài thu hoạch về địa đạo Củ Chi Số 3

Một chuyến đi đáng nhớ

“Trải tấm lòng son vì đất nước,

Đem dòng máu đỏ giữ quê hương

Lòng biết công ơn nhang thơm một nén

Đời còn bóng dáng sao sáng ngàn năm.”

(Bảo Định Giang)

Đây là một trong những bài thơ tôi nhớ nhất mỗi khi nhắc đến Việt Nam thân thương. Có lẽ một phần vì bài thơ đã thực sự thổi vào lòng mỗi đứa con của quê hương một lòng yêu nước da diết và sâu đậm, và cũng một phần vì từng câu thơ ấy thốt lên thật vang dội, phản ánh cả một quãng đường phát triển của một dân tộc hào hùng. Đó là thời gian đồng bào ta đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong những cơn hoạn nạn; đó là thời gian chúng ta không bao giờ nản lòng trước sự nghèo đói, lạc hậu và ngu dốt; đó cũng là thời gian chúng ta luôn kiên quyết đánh đuổi quân xâm lược vì sự tự do, độc lập của nước nhà. Chính vì lẽ ấy mà ngay từ buổi sinh hoạt công dân đầu tiên, tất cả tân sinh viên Bách Khoa chúng tôi đã có một dịp ghé thăm một trong những thành quả đầy tự hào của dân tộc vào thời chống Mỹ – một con đường huyền thoại ẩn nấp sâu dưới lòng đất – đó chính là địa đạo Củ Chi.

Cuộc hành trình ấy bắt đầu từ khi mặt trời vừa ló ra những tia sáng đầu tiên của một ngày mới. Không khí khi đó tràn ngập bao cảm xúc, và dường như chìm đắm vào một không gian đầy áp tiếng nói cười sôi nổi của những tân sinh viên Bách Khoa. Họ gặp nhau với những ánh mắt lạ lẫm nhưng đầy thích thú. Thế rồi, dù chưa hề quen biết, họ trò chuyện với nhau thật thân mật và vui vẻ. Nhìn họ như thế, tôi cũng cảm thấy phấn khởi hơn. Trong thâm tâm tôi cũng hy vọng đây sẽ là một chuyến đi đầy hứa hẹn với những điều thú vị.

Buổi đầu tiên nào tôi cũng mong như thế, phải chăng điều đó sẽ mang lại may mắn cho tôi sau này? Trong vài phút suy nghĩ ấy, tôi chợt nhận ra đoàn xe của mình cũng đã đầy đủ người và chuẩn bị khởi hành. Từng dòng người đi qua làm tôi bỗng hơi hồi hộp. Thế rồi cũng đến đoàn xe thứ năm của chúng tôi. Những bước chân lần lượt len qua hàng người đông đúc trong sân và cuối cùng kết thúc ngay tại một chiếc xe buýt màu xanh thẫm. Trước đoàn xe của chúng tôi là một chị sinh viên cũng mặc một chiếc áo xanh. À, đó là màu của đội công tác xã hội trường Đại học Bách Khoa đây mà! Có lẽ đó là đội trưởng của xe số năm. Tôi nghe bảo con gái Bách Khoa bị ví như “củi sắn lùi”, nhưng khi gặp chị, tôi thiết nghĩ điều đó không hoàn toàn đúng. Chị có một khuôn mặt hình trái xoan với một làn da trắng không tì vết. Thêm vào đó là một nụ cười tỏa nắng và ánh mắt mãnh liệt của tuổi trẻ đầy hoài bão, nhiệt huyết. Tuy nhiên, một trong những điều tôi thích nhất ở chị đó chính là sự chăm sóc nhiệt tình của một đàn chị đối với những đứa tân sinh viên chúng tôi. Đến lúc điểm danh, chị gọi to tên từng người một để điểm danh lên xe. Khi đến tên mình, tôi hấp tấp vào xe và chọn ngay một hàng ghế ở phía sau để ngồi. Cũng khi ấy, tôi đã tìm được một người bạn đồng hành với tôi trong suốt chuyến đi này.

Sau đó, từng chiếc xe lần lượt lăn bánh và khởi hành cho buổi tham quan địa đạo Củ Chi. Chặng đường đi khá dài, tôi mẩm chắc cũng khoảng hơn hai tiếng đi xe mới đến nơi. Dọc đường đi, tôi trò chuyện với cô bạn mới quen thật vui vẻ. Điều làm tôi bất ngờ nhất chính là cô bạn ấy cũng từng học chung trường phổ thông với tôi, và có lẽ vì thế mà hai chúng tôi nói chuyện khá “hợp gu”. Cũng được một lúc, chúng tôi đã chạm đến bước đầu tiên của chuyến đi.

Từng đoàn nối nhau xếp hàng thật nhanh và sau đó, chúng tôi bắt đầu bước vào khu địa đạo Củ Chi. Không khí xung quanh chợt khác hẳn – có vẻ mát dịu và ẩm ướt hơn so với ở ngoài bến xe. Thật thú vị vì tôi rất thích kiểu thời tiết này. Nó làm tôi không còn thấy khó chịu và nóng bức nữa, mặt khác, nó khiến tôi trở nên hòa mình hơn vào khung cảnh xung quanh. Đó là một cánh rừng bạt ngàn với những thân cây kì lạ. Có những loại cây vươn mình lên thẳng tắp để đón lấy ánh mặt trời, che khuất cả những thân cây uốn lượn phía dưới. Đối với những loại cây thấp ấy, chúng cong mình thành nhiều hình dạng khác nhau; có lúc tôi lại tưởng như đó chính là những cây xích đu đong đưa qua lại như một chỗ dừng chân của các anh chiến sĩ ngoài mặt trận. Bên cạnh những thân cây xanh mướt ấy là một còn đường hẹp ở ngay giữa khu địa đạo. Chúng tôi đi trên con đường ấy để đến địa điểm đầu tiên: đó là một căn phòng dùng để thuyết minh về khu vực này.

Khu vực này là một hệ thống phòng thủ trong lòng đất ở huyện Củ Chi, cách TP. HCM 70 km về hướng Tây – Bắc. Hệ thống này được Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đào trong thời kỳ chiến tranh Đông Dương và chiến tranh Việt Nam. Hệ thống địa đạo bao gồm bệnh xá, nhiều phòng ở, nhà bếp, kho chứa, phòng làm việc, hệ thống đường ngầm dưới lòng đất. Hệ thống địa đạo dài khoảng 200 km và có các hệ thống thông hơi vào các vị trí các bụi cây. Địa đạo Củ Chi được xây dựng trên vùng đất được mệnh danh là “đất thép”, nằm ở điểm cuối đường mòn Hồ Chí Minh. Trong Chiến dịch Tết Mậu Thân năm 1968, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đã sử dụng hệ thống địa đạo này để tấn công vào Sài Gòn.

Tiếp nối những lời thuyết minh của một chị đại diện bên địa đạo, đó là một đoạn phim ngắn về khu vực này. Có thể nói đoạn phim gần như đã lột tả hầu hết sự thật về một cuộc chiến tranh tàn khốc. Tôi cảm thấy mình như đang sống trong những thước phim ấy, thật sinh động và mạnh mẽ. Ngay khi đoạn phim kết thúc cũng là lúc chúng tôi đi tiếp đến chặng thứ hai của khu vực này: đường hầm địa đạo. Thoạt đầu, tôi cứ đinh ninh rằng nó sẽ không đến nỗi chật hẹp.

Tuy nhiên, cứ hết ngõ này lại đến ngõ khác, thỉnh thoảng tôi lại nghe tiếng rột roạt của chiếc cặp tôi mang theo ma sát với cạnh đường hầm. Có những lúc khom người đi, toàn thân tôi đau nhức cả, mặc dù đường hầm chỉ dài khoảng 40m. Sau khi bước ra khỏi đường hầm, tôi và cô bạn mới quen dường như quá mệt mỏi. Ấy vậy, chúng tôi vẫn tiếp tục chuyến tham quan để tìm đến nhiều thứ mới mẻ hơn nữa. Câu “đi một đằng học một sàng khôn” có lẽ áp dụng rất đúng trong buổi tham quan này. Càng tìm hiểu, tôi càng cảm thấy thú vị hơn; qua đó, tôi thấy đất nước mình thật hùng vĩ và đâu đó trong tôi lại nhóm lên một lòng yêu nước da diết.

Chính giữa cổng tam quan là biển đề: Đền Bến Dược và trên các thân cột là những câu đối của nhà thơ Bảo Định Giang. Tiếp đến chính là nhà văn bia. Trên đó có tấm bia đá khắc bài thơ của nhà thơ Viễn Phương, đây được xem là bản hùng ca về đất và người Củ Chi vực dậy lòng tự hào dân tộc, tự hào về quá khứ hào hùng của cha anh. Bản hùng ca giáo dục thế hệ trẻ với ngôn từ giàu sức biểu cảm, hào hùng và là một trong những bài văn bia được rất nhiều du khách khi đến nơi đều ghi chép lại.

Bước vào đền chính, ngôi đền này lại mang cho chúng tôi một cảm giác hoàn toàn khác lạ: đó là những giây phút thật nghiêm trang và tĩnh lặng. Trong đó, giây phút mặc niệm làm tôi hoài niệm nhất, có lẽ vì đó là lúc tất cả chúng tôi đều im lặng và để cho dòng thời gian quay ngược về những cuộc kháng chiến gian khổ của ông cha ta, về nơi mà một đất nước tự do đã được đặt nền móng đầu tiên, bắt đầu một chuyến đi lịch sử huyền thoại của chính nó. Và sau khi giây phút ấy đã qua, tôi vẫn còn đọng lại trong lòng một cảm xúc khó tả. Chính cảm xúc ấy đã được dâng trào qua vài lời phát biểu của một người thầy đã tận tụy với trường Đại học Bách Khoa bao nhiêu năm trời. Đó là những lời tâm sự chân thật nhất, những lời chúc tốt nhất mà tôi đã từng nghe. Tôi chợt nhận ra rằng bước vào ngưỡng Đại học chỉ là một sự khởi đầu, kết quả là thứ chúng ta phải phấn đấu học tập mới có thể đạt được. Vì vậy, tôi cũng tự nhủ với bản thân cần phải nỗ lực học hành để sau này góp phần làm đất nước trở nên tươi đẹp hơn, cũng như những gì thầy nhắn nhủ.

Cuộc hành trình của chúng tôi kết thúc sau một buổi ăn trưa. Đoàn người lại về với chiếc xe của mình để kịp trở lại trường. Trong tôi vẫn còn đọng lại một chút lưu luyến về một vùng đất anh hùng Củ Chi. Nơi đây đã mang đến cho tôi biết bao cảm xúc, bao giây phút thật hoài niệm mà cũng thật vui tươi. Sự kết thúc của hành trình này sẽ mở đầu cho một hành trình khác. Có thể nói, đây sẽ là một trong những chuyến đi tôi không bao giờ quên.

2. Bài cảm nhận về địa đạo Củ Chi

Địa đạo Củ Chi nằm trên địa bàn huyện Củ Chi, cách trung tâm TP Hồ Chí Minh khoảng 70km về hướng Tây Bắc. Đây là một kỳ quan độc đáo có một không hai trong lòng đất. Theo các tài liệu ghi lại, đào được địa đạo Củ Chi là công sức gần 20 năm của nhiều thế hệ (được xây dựng từ cuối những năm 1940 và được Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam sử dụng trong dịp Tết Mậu Thân 1968). Địa đạo được đào trên khu đất sét pha đá ong nên có độ bền cao, ít sụt lở.

Với những thiết bị hiện đại như hiện nay, đào được gần 250km đường hầm trong lòng đất đã là rất khó, thế mà thời điểm đó, chỉ bằng sức người cùng những dụng cụ thô sơ, quân và dân Củ Chi đã đào hàng trăm km dưới tầng sâu trong điều kiện tuyệt đối bí mật. Đồng thời quy định mỗi tổ đào hầm có từ 3 đến 4 người. Một người đào đất, một người kéo và một người đem đi đổ mà quân địch không phát hiện được. Bên cạnh đó, hệ thống địa đạo nằm sâu trong lòng đất có thể đảm bảo chống chọi với sức công phá từ các loại bom tấn lớn nhất của quân đội Mỹ. Tham quan địa đạo Củ Chi, chúng ta không khỏi ngưỡng mộ tinh thần chiến đấu quật cường, trí thông minh và tài quân lược của quân, dân Củ Chi cũng như quân, dân miền Nam.

Hệ thống địa đạo bao gồm rất nhiều đơn nguyên để sử dụng vào các mục đích khác nhau như: Khu bệnh xá cấp cứu, khu nhà bếp, các phòng ở, các kho chứa và phòng làm việc theo từng cụm khu vực khác nhau. Kết nối giữa các cụm này là một hệ thống đường ngầm chạy zíc zắc nhiều tầng dưới lòng đất. Ngoài ra còn có hệ thống thông hơi, thoát khói rất thông minh ẩn dưới những lùm cây, bụi cây, giả làm tổ mối trên mặt đất. Tổng chiều dài của toàn hệ thống địa đạo này vào khoảng gần 250km. Trong chiến dịch Mậu Thân 1968, quân giải phóng miền Nam Việt Nam đã sử dụng hệ thống này để tập kết lực lượng tấn công vào Sài Gòn. Trải qua những năm tháng chiến tranh và những chiến dịch càn quét, cày xới bằng bom đạn của Mỹ, ngụy, địa đạo Củ Chi vẫn hiên ngang tồn tại một cách kỳ diệu và từ đây ra đời danh hiệu “đất thép” Củ Chi.

Vào trong lòng địa đạo Củ Chi thấp và tối, có những đoạn chúng ta phải cúi lom khom, thậm chí là bò, trườn trong không gian hẹp, tối tăm khiến nhiều người khó thở, thoáng chút sợ hãi, xen lẫn thích thú. Ở đây, từng ngõ ngách, từng đường đi thông nhau chằng chịt như mạng nhện nối liền với những căn phòng hội họp, phòng thương binh, hầm dự trữ, chế tạo vũ khí, phòng ngủ tập thể, phòng dạy học, hầm ăn… Tất cả tái hiện cuộc sống sinh hoạt nhiều thiếu thốn nhưng đầy sáng tạo trong lòng đất của quân, dân Củ Chi.

Tìm hiểu và tham gia trải nghiệm cuộc sống của người lính Việt Nam dưới đường hầm sâu trong lòng đất, chị Hương Nga đến từ Hà Nội rất xúc động: Cảm giác đầu tiên khi chui vào là một không gian tối cùng một mùi nồng rất đặc trưng của đất. Tuy đường hầm đã được khoét rộng nhưng để có thể di chuyển trong đó mọi người đều phải cúi gập lưng, khuỵu thấp hai chân, xuống lò dò từng bước một cách khó khăn. Chui qua quãng hầm khoảng gần 100m chỉ trong thời gian 30 phút nhưng chúng tôi đều mệt mỏi và khó thở. Thế mà quân, dân Củ Chi đã trải qua hàng chục năm dưới hầm sâu. Chúng tôi cảm nhận rõ ràng hơn về cuộc sống đầy gian khổ, thiếu thốn, sự hy sinh thầm lặng dưới lòng đất.

Về nguồn, thăm lại vùng “đất thép” Củ Chi nổi tiếng, một công trình vĩ đại, mỗi chúng ta đều cảm phục sâu sắc hơn, mạnh mẽ hơn về cuộc chiến đấu trường kỳ, gian khổ nhưng đầy vẻ vang của người dân và những chiến sĩ Củ Chi.