Bài thu hoạch thực tập sư phạm mầm non (cập nhật mới nhất)
Bài thu hoạch thực tập sư phạm mầm non? Hướng dẫn viết bài thu hoạch thực tập sư phạm mầm non?
Đối với những sinh viên sư phạm nói chung và sinh viên sư phạm mầm non nói riêng, việc thực tập sư phạm mầm non và viết bài thu hoạch sau thực tập là hoạt động vô cùng quan trọng. Mục đích là nhằm củng cố và nâng cao về nhận thức và lòng yêu nghề, rèn luyện các kỹ năng cơ bản trong công tác giảng. Vậy bài thu hoạch thực tập sư phạm mầm non được viết như thế nào?
Luật sư tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568
1. Bài thu hoạch thực tập sư phạm mầm non:
BÀI THU HOẠCH
THỰC HÀNH SƯ PHẠM TRƯỜNG MẦM NON
Họ, tên sinh viên: …
Giới tính: ….
Ngày, tháng, năm sinh: ….
Chuyên ngành đào tạo: ….
Lớp: ….
Khoa: …Trường: …..
Hệ đào tạo: …..
Khóa đào tạo: ….
Thực tập tại nhóm/lớp: ….trường Mầm Non:…
Phần I: Những vấn đề chung
Các nhiệm vụ được giao khi thực tập:
– Tìm hiểu thực tế về chăm sóc – giáo dục trẻ của trường mầm non…
– Nghe trực tiếp báo cáo của các lãnh đạo trường về công tác tổ chức quản lí và những hoạt động của trường mầm non…
– Nghe trực tiếp báo cáo của một giáo viên mầm non về công tác chủ nhiệm và các kinh nghiệm giảng dạy
– Dự giờ giảng mẫu nhà trẻ:
+ Âm nhạc
+ Làm quen văn học
+ Vận động
– Dự giờ giảng mẫu mẫu giáo:
+ Khám phá khoa học-xã hội
+ Thể dục giờ học
+Làm quen văn học
– Tập giảng 1 tiết nhà trẻ, 1 tiết mẫu giáo
– Làm sổ nhật ký kiến thực tập ( ghi chép đầy đủ và nhận xét, rút kinh nghiệm)
– Mỗi sinh viên viết một bài thu hoạch.
LỜI CẢM ƠN
………
PHẦN MỞ ĐẦU:
LÍ DO VIẾT BÁO CÁO THỰC TẬP SƯ PHẠM:
Viết báo cáo thu hoạch là một trong các nhiệm vụ quan trọng của sinh viên sư phạm nhằm thể hiện những hiểu biết, những đúc kết của mình sau đợt thực tập và áp dụng khi ra trường. Đây cũng là một trong những điều kiện để nhà trường đánh giá kết quả đạt được của mỗi sinh viên sư phạm. Bên cạnh đó, viết báo cáo cũng sẽ giúp sinh viên thực tập củng cố thêm, rút ra được những kinh nghiệm cũng như nâng cao thêm trình độ chuyên môn nghiệp vụ và phát huy tốt tính chủ động, sáng tạo trong bản thân mỗi sinh viên.
Để đáp ứng được những mục đích, yêu cầu của đợt thực tập lần….của trường…….ngành học Mầm Non nên Trường ………đã tổ chức đợt thực hành sư phạm cho các sinh viên hệ……khoá……..ngành học mầm non nhằm giúp cho các sinh viên sư phạm được đi sâu vào tìm hiểu thực tế về giáo dục, được tiếp xúc với các cháu, các phụ huynh. Qua đó, được tăng thêm lòng yêu nghề, mến trẻ,
Thực hiện những mục đích, những yêu cầu của đợt thực hành Sư Phạm mầm non, cố gắng hơn nhằm để hoàn thiện trình độ chuyên môn, nâng cao tác phong của bản thân, không ngừng để phấn đấu, phát huy tài năng, cống hiến hết mình vào sự nghiệp giáo dục, đó chính là những lí do mà em làm bài thu hoạch này.
PHẦN II: TỰ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ ĐƯỢC GIAO
1. Thực tế của trường thực tập:
– Đặc điểm của trường Mầm non…..:
+ Số lượng giáo viên trường Mầm non: 40 giáo viên.
+ Cơ sở vật chất: có 16 phòng học, bao gồm: phòng chức năng (gồm: 1 phòng âm nhạc, 1 phòng hội trường); phòng làm việc (gồm: 1 phòng Hiệu Trưởng, 1 phòng phó Hiệu Trưởng, 1 phòng về hành chánh, 1 phòng về y tế) còn lại là các phòng học của học sinh.
2. Tìm hiểu thực tế về chăm sóc – giáo dục trẻ của trường mầm non
Các hoạt động của trường:
+ Hàng tháng trường Mầm non….sẽ tổ chức thao giảng, dự giờ, hoạt động thi hát và các hoạt động giảng dạy khác.
+ Nhà trường thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở và kiểm tra công tác giảng dạy cho các giáo viên
+ Về công tác chăm sóc: nhà trường tổ chức khám định kì cho các cháu, tổ chức thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh và vệ sinh trường học, đồ dùng và đồ chơi của các cháu. Nhà trường cho cháu ăn đủ các chất cần thiết, nếu có phát hiện trẻ có dấu hiệu bệnh nhà trường sẽ phải báo ngay với phụ huynh để đưa con về nhà chăm sóc. Thực hiện tuyên truyền chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng và béo phì. Đối với những trẻ suy dinh dưỡng thì hàng tháng nhà trường sẽ theo dõi cân nặng và cải thiện về đồ ăn cho các cháu. Đối với trẻ tăng cân thì thực hiện công tác vận động phụ huynh không nên cho các cháu ăn uống những đồ ngọt, đồ uống có ga.
3. Nghe báo cáo công tác chủ nhiệm của cô giáo……………….
-Tôi tên là ……………., trình độ chuyên môn……, thực hiện công tác giảng dạy tại trường Mầm non…….. từ năm …………… cho tới nay. Nhờ có sự hỗ trợ của Ban giám hiệu nhà trường và sự cố gắng phấn đấu, tích lũy của bản thân trong những năm vừa qua thì tôi đạt dược thành tích là chiến sĩ thi đua cấp cơ sở trong 7 năm liền. Hiện nay tôi được trường Mầm non…….phân công dạy lớp 1A. Tại lớp 1A mà tôi đang dạy hiện có:
– Tổng số cháu: 20 cháu
+ Nam: 12 cháu
+ Nữ : 08 cháu
-Sức khỏe của cháu:
+ Bình thường: 17 cháu
+ Béo phì: 2 cháu
+ Suy dinh dưỡng: 1 cháu
+ Thấp còi: không
Về nề nếp và giờ giấc học tập của các cháu: các phụ huynh đưa các cháu tới lớp rất đúng giờ (7h30 sáng). Khi tới lớp và rời lớp các cháu biết lễ phép chào cô, chào ba mẹ. Có một số cháu hay khóc nhè vào buổi sáng do các cháu còn có nhút nhát.
Trong công tác:
Về công tác chuyên môn: nhờ có sự giúp đỡ của BGH nhà thì nhóm lớp 1A có đủ đồ dung học tập từ đó giúp các bé tiếp thu tốt hơn từ các hoạt động giảng dạy.
Về nhiệm vụ của giáo viên: có mặt ở lớp lúc 6h để vệ sinh phòng lớp, bàn ghế,…..
Về vấn đề chăm sóc các cháu: giờ ra về từ là từ 16h30- 17h15. Một ngày học ở trường các cháu được giáo viên cho ăn, ngủ, nghỉ, vệ sinh cá nhân, được đảm bảo an toàn, được tham gia các hoạt động vui chơi ngoài trời với các bạn, học tập
Giáo viên luôn nhiệt tình chăm sóc và trò chuyện với các bé. Trong hoạt động vui chơi, các bé thường cầm những cọng thun, những vật nhỏ trang trí trên tường vì thế giáo viên thường xuyên để ý và không cho các cháu cầm những vật đó.
Hàng tháng, giáo viên thông báo tình hình sức khỏe của các em cho phụ huynh, thường xuyên quan tâm tới các bé suy dinh dưỡng hay béo phí, nếu các cháu thuộc nhóm suy dinh dưỡng mà không tăng cân theo thời gian thì phải tìm hiểu nguyên do tại sao các cháu lại không tăng cân.
Nói tóm lại, để một lớp lớp tốt cả về nề nếp lẫn các hoạt động thì giáo viên lớp phải biết phối hợp với các giáo viên cùng lớp trong các việc như rèn luyện các thói quen của các bé trong ăn uống, vệ sinh, vui chơi, học tập. Lớp phải có đầy đủ các đồ dung hoạt động, đồ dung học tập. Giáo viên phải nắm vững được các nội dung, chương trình giảng dạy, nắm vững được các đặc điểm tâm lý của trẻ. Giáo viên phải đặc biệt chú ý trong việc đảm bảo an toàn và phòng tránh tai nạn cho trẻ. Giáo viên phải thật sự yêu thương, quan tâm và gần gũi với các bé và tạo cho các bé cảm giác vui vẻ và ấm áp giống như gia đình thứ 02 của các bé.
Qua hai buổi thực tập dạy học và nhờ được các cô hướng dẫn tận tình em đã rút ra dược kinh nghiệm:
+ Kiến thức về động tác làm mẫu
+ Phương pháp về giảng dạy
+ Tình huống về ứng xử
+ Trọng tâm của các kiến thức
+ Biện pháp để truyền thụ
+ Tổ chức sư phạm
Về việc soạn giáo án :
Nội dung bài soạn sẽ đi sát trọng tâm , phương pháp dạy và các câu hỏi đặt ra phải phù hợp với trình độ nhận thức của trẻ.
Nộp đúng thời gian quy định để các giáo viên hướng dẫn thực hiện duyệt ,bổ sung và sửa sai .
Ý thức lên lớp: Đi đúng giờ, trang phục nghiêm chỉnh, gọn gàng và đúng theo quy định, chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi đầy đủ cho mỗi tiết học, nội dung bài giảng phải phù hợp với độ tuổi của các bé, dễ hiểu và đúng tiến trình giảng dạy
Những thuận lợi và những khó khăn của bản thân trong quá trình thực tập tại trường:
+ Thuận lợi: Nhờ được thực tập ở trường mầm non…… nên bản thân em đã tích luỹ được những kiến thức căn bản về các phương pháp giảng dạy và áp dụng được vào việc giảng dạy trong đợt thực tập này.
+ Khó khăn: Do lần đầu được đứng lớp nên em còn bỡ ngỡ, lúng túng và bản thân chưa có kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy cũng như là xử lý tình huống nên em còn có nhiều thiếu sót và chưa hoàn chỉnh trong ngày giảng dạy.
Phần III: ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHẤN ĐẤU
1. Đánh giá chung:
Về ý thức tổ chức kỷ luật .
Trong suốt khoảng thời gian thực tập em luôn có mặt đầy đủ và đúng giờ tại mỗi tiết học. Luôn nghiêm chỉnh chấp hành tốt các nội quy, các quy chế thực tập sư phạm.
Thực hiện tốt tác phong sư phạm , gương mẫu đối với trẻ luôn giữ thái độ khiêm tốn học hỏi và tôn trọng ý kiến đóng góp của giáo viên hướng dẫn .
Quan hệ tốt với giáo viên, với bạn bè và với các bé, đặc biệt là quan hệ với phụ huynh, luôn tôn trọng phụ huynh qua lời ăn tiếng nói, qua cử chỉ, hành vi lịch thiệp, văn minh khiến cho phụ huynh cảm thấy an tâm khi họ gửi con của mình đến lớp.
2. Bài học kinh nghiệm và phương pháp phấn đấu
Đối với bản thân: Qua đợt thực tập tại trường…….. đã cho em có được nhiều bài học kinh nghiệm cho bản thân mình, cụ thể như:
– Khi đứng lớp phải hết sức bình tĩnh, tự tin.
– Phải sáng tạo và nhạy bén trong tiết dạy .
– Phong cách về giảng dạy phải chững chạc, nghiêm túc và gương mẫu với trẻ.
– Lời nói phải rõ ràng , diễn cảm để thu hút trẻ, phát âm phải chuẩn dứt khoát .
– Áp dụng kiến thức một cách linh hoạt và sáng tạo. Phối hợp nhiều phương pháp giảng dạy để giúp trẻ hiểu bài dễ dàng .
– Cần phải bám sát và theo dõi mức độ tiếp thu của trẻ em
– Nắm rõ đặc điểm về tâm sinh lý của trẻ .
– Chuẩn bị đồ dùng dạy học đầy đủ .
Phương pháp phấn đấu nghề nghiệp trong tương lai:
– Qua thực tế đã trải qua trong quá trình thực tập tại trường em mới thấy được công tác về giáo dục vất vả như thế nào vì thế em cần phải học tập tốt hơn để nâng cao trình độ nhằm đáp ứng kịp thời các nhu cầu giáo dục ngày càng cao.
– Tự khắc phục và bổ sung các kiến thức chuyên môn mà mình còn hạn chế, tham khảo các tri thức liên quan đến chuyên ngành từ mọi nguồn.
– Luôn tiếp thu ý các ý kiến đóng góp của đồng nghiệp, bạn bè. Thực hiện điều chỉnh và sửa đổi các khiếm khuyết của bản thân để hoàn thiện và hòa nhập với mọi người .
– Rèn luyện phẩm chất đạo đức trong sáng và có lòng kiên trì, kỷ luật và không ngừng học tập để nâng cao trình độ tay nghề.
LỜI KẾT
Qua quá trình thực tập tại trường mầm non…..em đã thấy được trách nhiệm của bản thân mình mà những người giáo viên mầm non tương lai cần có. Em sẽ cố gắng học tập thật tốt để tương lai tạo ra cho cuộc đời những thế hệ có ích cho xã hội ngày nay.
Một lần nữa em xin gửi làm cảm ơn đến Ban Giám Hiệu và tất cả các quý thầy cô trường ……………lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất. Em xin kính chúc các quý thầy cô có sức khoẻ thật tốt và luôn thành đạt trong cuộc sống cũng như trong công việc. Chúc tất cả các em học sinh của trường luôn chăm ngoan, vui vẻ và học giỏi.
Em xin chân thành cảm ơn!
2. Hướng dẫn viết bài thu hoạch thực tập sư phạm mầm non:
Thông thường, khi viết bài thu hoạch thực tập sư phạm mầm non, người viết cần lưu ý những vấn đề sau:
– Tên bài thu hoạch;
– Các thông tin về cá nhân (họ tên, lớp, khoá, hệ đào tạo, trường, chuyên ngành đào tạo,….);
– Lời cảm ơn;
– Lý do viết báo cáo;
– Tổng quát chung về tình hình của trường mà bản thân đã thực tập;
– Tổng quát chung về tình hình hoạt động của trường mà bản thân đã thực tập (như công tác giảng dạy của trường được thực hiện ra sao,….)
– Nêu những việc mà bản thân đã được thực hành qua quá trình thực tập tại trường;
– Nêu những phương hướng phấn đấu mà bản thân phải đạt được trong tương lai;
– Lời kết.