Bài thu hoạch thực hiện cần kiệm liêm chính, chí công vô tư

Tư tưởng cần kiệm liêm chính, chí công vô tư? Nội dung cần kiệm liêm chính, chí công vô tư theo tư tưởng Hồ Chí Minh? Thực hiện cần kiệm liêm chính, chí công vô tư?

    Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ vị đại của toàn dân tộc ta. Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh được thể hiện ở đời tư trong sáng, cuộc sống riêng giản dị và đức tính khiêm tốn hết mực của Người. Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời coi khinh sự xa hoa, lộng lẫy để sống một cuộc đời trong sạch, suốt đời thực hành cần, kiệm, liêm, chính một cách cần mẫn. Lối sống của người vấn luôn được nhiều người học hỏi và noi theo.

    Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568

    1. Tư tưởng cần kiệm liêm chính, chí công vô tư:

    Chủ tịch Hồ Chí Minh được biết đến là người anh hùng giải phóng dân tộc và cũng chính là vị lãnh tụ vĩ đại của toàn cách mạng Việt Nam. Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã để lại cho toàn thể người dân Việt Nam một kho tàng tri thức quý báu và có giá trị trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, những tri thức quý báu đó được Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện cụ thể qua những bài phát biểu hay trên những bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với toàn thể đồng bào mình.

    Chúng ta thường gọi đó là tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong tư tưởng đạo đức cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã nêu những phẩm chất cơ bản nhất của con người Việt Nam trong mọi thời đại đó chính là các phẩm chất cơ bản sau đây: trung với nước, yêu thương con người, tinh thần quốc tế trong sáng, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư.

    Trong những phẩm chất được nêu cụ thể bên trên, ta nhận thấy rằng, phẩm chất cần kiệm liêm chính, chí công vô tư cũng đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh đề cập tới rất nhiều bởi trên thực tế phẩm chất cần kiệm liêm chính, chí công vô tư này gắn liền với mọi hoạt động thường ngày của con người, nó cũng gắn liền giữa lời nói và việc làm, giữa suy nghĩ và hành động của mỗi một chủ thể là cá nhân trong công việc chung cũng như trong quá trình thực hiện các công việc riêng, trong sinh hoạt cũng như trong công tác thường ngày.

    Xem thêm: Phân tích nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng cộng sản Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh

    2. Nội dung cần kiệm liêm chính, chí công vô tư theo tư tưởng Hồ Chí Minh:

    Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời đã cho rằng chuẩn mực đạo đức cách mạng chung nhất của đội ngũ các chủ thể là những cán bộ, đảng viên trong giải quyết mối quan hệ với chính mình bao gồm những giá trị cụ thể về: Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư chính là các đức tính cần có của một người cách mạng và mang tính tất yếu. Trong di chúc trước lúc ra đi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư”.

    Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh thì cần, kiệm, liêm là gốc rễ của chính. Và các chủ thể là những người cán bộ, đảng viên không giữ đúng cần, kiệm, liêm, chính thì các cán bộ, đảng viên này cũng rất dễ trở nên hủ bại, biến thành sâu mọt của dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã giải thích rõ như thế nào là cần, kiệm, liêm, chính để giúp cho mọi người có thể hiểu và dễ dàng thực hiện, đồng thời Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã bổ dung, phát triển phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ, yêu cầu xây dựng, gìn giữ, hiện thực hóa phẩm chất đạo đức cách mạng của đội ngũ các chủ thể là những cán bộ, đảng viên trong từng thời kỳ cụ thể của đời sống xã hội.

    Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cho rằng, để  nhằm mục đích có thể thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, các chủ thể là những người cách mạng phải luôn giữ vững nguyên tắc đặt việc công lên trên, lên trước việc tư.

    Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn luôn giáo dục, nhắc nhở đối với các chủ thể là những cán bộ, đảng viên phải luôn chí công vô tư tức là các cán bộ, đảng viên phải biết hy sinh lợi ích cá nhân cho lợi ích Tổ quốc, nhân dân và của Đảng. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên cần phải luôn luôn quyết tâm suốt đời đấu tranh cho Đảng, cho cách mạng dân tộc.

    Những cán bộ, đảng viên phải ra sức làm việc cho Đảng, giữ vững kỷ luật của Đảng, thực hiện tốt những đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam; đặt lợi ích của Đảng ta và của nhân dân lao động lên trên hết, lên trước cả những lợi ích riêng của mình.

    Các cán bộ, đảng viên phải hết lòng hết sức phục vụ nhân dân; vì Đảng, vì dân mà đấu tranh quên mình, gương mẫu trong mọi việc; cũng như mối một cán bộ, đảng viên cần phải ra sức học tập Chủ nghĩa Mác – Lênin, luôn luôn dùng tự phê bình và phê bình để nhằm mục đích từ đó sẽ có thể nâng cao tư tưởng và cải tiến công tác của mình và cùng đồng chí mình tiến bộ; ra sức phấn đấu để nhằm mục đích có thể thực hiện mục tiêu của Đảng ta, các cán bộ đảng viên cũng cần phải hết sức trung thành phục vụ giai cấp công dân và nông dân lao động, hòa mình vào với quần chúng nhân dân; tin, hiểu quần chúng, lắng nghe ý kiến của quần chúng nhân dân.

    Xem thêm: Phẩm chất đạo đức là gì? Những phẩm chất đạo đức cơ bản của người Việt Nam?

    3. Thực hiện

    cần kiệm liêm chính, chí công vô tư:

    Hồ Chí Minh lúc sinh thời khẳng định: Đạo đức cách mạng phải qua đấu tranh, rèn luyện bền bỉ mới thành. Người viết: “Đạo đức cách mạng không phải từ trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hằng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”.

    Chủ tịch Hồ Chí Minh quan niệm rằng đã là người thì bất cứ một ai cũng đểu sẽ có chỗ hay, chỗ dở, chỗ xấu, chỗ tốt, bất cứ một ai cũng có thiện, có ác trong chính bản thân mình. Vấn đề là chúng ta có dám nhìn thẳng vào chính con người mình hay không, chúng ta không được tự lừa dối, huyễn hoặc; cần phải thấy rõ cái hay, cái tốt, cái thiện để nhằm mục đích có thể phát huy điểm mạnh của mình và thấy rõ cái dở, cái xấu, cái ác để có thể từ đó tự có biện pháp khắc phục và sửa chữa.

    Tu dưỡng đạo đức sẽ cần phải được thực hiện thường xuyên và nó cũng phải được thực hiện cụ thể trong mọi hoạt động thực tiễn, trong đời tư cũng như trong sinh hoạt cộng đồng, trong mọi mối quan hệ của mỗi người. Mỗi người đều cần phải rèn luyện, tu dưỡng đạo đức suốt đời.

    Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng chính tấm gương đạo đức trong sáng, suốt đời phấn đấu cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Đặc biệt, việc Chủ tịch Hồ Chí Minh đưa ra giải thích cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư bằng thực tiễn, bằng tấm gương rèn luyện đạo đức cần mẫn hằng ngày của chính mình cũng đã góp phần quan trọng để củng cố thêm giá trị những phẩm chất này, từ đó cũng đã tạo sức lan tỏa sâu rộng trong khắp đời sống nhân dân.

    Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, cần có nghĩa là cần cù, siêng năng, chăm chỉ trong học tập, trong lao động, trong chiến đấu và trong sản xuất; bên cạnh đó thì Chủ tịch Hồ Chí Minh còn giải thích: cần còn có nghĩa là làm việc có phương pháp, có khoa học và có trí tuệ. Cần mà không có trí tuệ thì đó cũng chỉ là bán thân bất toại.

    Kiệm theo Chủ tịch Hồ Chí Minh tức là tiết kiệm thời gian, tiền bạc của cải vật chất và tinh thần cho nhân dân, không được gây ra những lãng phí, tiêu dùng hợp lý nhằm mục đích để có thể mở rộng sản xuất và không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho toàn nhân dân.

    Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh thì liêm chính là liêm khiết, trong sáng, không được tham của cải vật chất, không được tham địa vị, không được tham sung sướng; không được nịnh hót kẻ trên và cũng không thích được người khác tâng bốc mình.

    Chính theo Chủ tịch Hồ Chí Minh đó là luôn đấu tranh để nhằm mục đích có thể bảo vệ lẽ phải, lên án những cái xấu, cái sai trái.

    Chí công vô tư được hiểu cơ bản chính là mình vì mọi người, cần phải luôn luôn đặt lợi ích của Đảng, của Tổ quốc, của nhân dân lên hàng đầu và khi khó khăn thì cần phải đi trước, hưởng thụ sau; không được tham tiền tài, địa vị, danh vọng, và tất cả mọi cán bộ, đảng viên đều sẽ chỉ có một mục đích cao nhất là làm sao để cuộc sống của nhân dân no đủ, hạnh phúc, đất nước phồn vinh.

    Chúng ta nhận thấy rằng, cần, kiệm, liêm, chính có quan hệ chặt chẽ với nhau và có mối liên kết với chí công vô tư. Cần, kiệm, liêm, chính thì sẽ dẫn đến chí công vô tư và ngược lại, đã chí công vô tư, một lòng vì nước, vì dân, vì Đảng thì nhất định con người cũng sẽ thực hiện được cần, kiệm, liêm, chính.

    Chủ tịch Hồ Chí Minh thực hành triệt để tất cả những quan niệm đạo đức mà mình đưa ra, không những thế mà Chủ tịch Hồ Chí Minh còn làm nhiều hơn, tốt hơn những gì mà Người đã nói.

    Trong công việc, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn sắp xếp có kế hoạch và luôn duy trì thời gian biểu đã vạch ra. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng thường xuyên suy nghĩ để nhằm có thể đổi mới cách nghĩ, cách làm, tìm tòi ra những biện pháp để có thể thông qua đó tối ưu công việc, giúp cho các công việc của mình được tiến hành nhanh chóng, đạt hiệu quả cao nhất.

    Chủ tịch Hồ Chí Minh còn phân công hợp lý công việc cho mọi người, để bất cứ một ai cũng có thể làm đúng năng lực, phát huy sở trường, khắc phục những điểm yếu của mình.

    Chủ tịch Hồ Chí Minh chính là tấm gương sáng về thực hành tiết kiệm, giữ liêm khiết, trong sạch đã trở thành phong cách riêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở mọi lúc, mọi nơi mà Người sống. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn sống trung thực, chân thành với chính mình và với người khác.

    Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn luôn là một tấm gương đấu tranh không mệt mỏi để nhằm có thể chống lại cái ác và những cái xấu xa trong xã hội hay trong chính mỗi con người. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã trực tiếp chỉ đạo và xét xử đối với những vụ án lớn, đưa ra các phân tích hợp lý đối với những nguyên nhân dẫn đến lỗi lầm của các chủ thể là những người cán bộ, đảng viên, trong đó có các cán bộ, đảng viên có chức, có quyền.

    Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã chỉ ra hậu quả kinh tế, chính trị, xã hội, đạo đức mà các hành vi phạm tội đã gây ra, qua đó góp phần quan trọng giúp củng cố niềm tin của nhân dân vào luật pháp, vào sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam và bản chất tốt đẹp của chế độ ta.