Bài thu hoạch tập huấn sách giáo khoa lớp 3 Cánh Diều – HoaTieu.vn

1/ Thực hành tính thông qua các trường hợp:

– Tính “trong bảng”: Ôn tập lại các bảng nhân (chia) 2, 5; Vận dụng các bảng nhân (chia) 3, 4, 6, 7, 8, 9 trong tính toán.

– Tính “ngoài bảng”: Nhân với (chia cho) số có một chữ số.

+ Chú ý rèn kĩ năng tính (cách tính), không nhấn mạnh việc phân chia theo dạng loại hình thức (có dư hay không có dư).

+ Chú ý hình thành cho HS quy trình thao tác khi thực hành tính nhân, ví dụ, khi nhân với số có một chữ số thì: nhân từ phải sang trái; từ dưới lên; nhân lần lượt từng chữ số (cho đến hết). Trường hợp nhân (có nhớ) vẫn phải nhân trước rồi cộng có nhớ sau.

+ Tương tự với hình thành cho HS quy trình thao tác khi thực hành tính chia đối với từng dạng cụ thể, ví dụ: làm quen với việc đặt tính và tính (chia – nhân – trừ – hạ); ghép cặp; thương có chữ số 0.

2/ Nhận biết tính chất giao hoán, tính chất kết hợp của phép nhân thông qua các ví dụ cụ thể. Ví dụ: 7 × 4 = 4 × 7.

3/ Vận dụng được quan hệ nhân, chia trong lập bảng nhân hoặc chia và tính toán.

4/ Thực hành tính nhẩm với việc sử dụng các bảng nhân, bảng chia đã học.

5/ Thực hành nhân, chia gắn với số đo các đại lượng đã học.

– Thực hành tính giá trị của biểu thức số có đến hai dấu phép tính không có dấu ngoặc hoặc có dấu ngoặc.

– Chú ý:

+ Ở đây HS lần đầu tiên làm quen với tính giá trị của các biểu thức có hai phép tính nhân, chia, ví dụ: 15 : 3 × 2; 12 × 4 : 6

hoặc có cả cộng, trừ, nhân, chia, ví dụ: 8 : 2 + 10; 29 – 5 × 4.

+ Đồng thời, học cách tính giá trị của biểu thức số có đến hai dấu phép tính và có dấu ngoặc:

Ví dụ: (16 + 20) : 4; 84 – (19 – 15); 9 × (73 – 65).

Vì vậy, cần cung cấp dần cho HS các kĩ thuật cơ bản.

– Thực hành vận dụng các quy tắc xác định thành phần chưa biết của phép tính thông qua các giá trị đã biết.

– Thực hành vận dụng quan hệ cộng – trừ; nhân – chia trong kiểm tra kết quả của phép tính.

– Thực hành giải toán:

+ Liên quan đến ý nghĩa thực tế của các phép tính (cộng, trừ, nhân, chia).

+ Liên quan đến thành phần và kết quả của phép tính,

+ Liên quan đến quan hệ so sánh như: bài toán về nhiều hơn, ít hơn, so sánh hơn kém, gấp (giảm) một số lần, so sánh số lớn

B. HÌNH HỌC VÀ ĐO LƯỜNG

gấp mấy lần số bé.

2.7.

Hình phẳng và hình khối

+ Bài toán có đến hai bước tính.

– Tiếp tục củng cố, hoàn thiện kĩ năng “tiến trình” trong quá

2.8.

Đại lượng và đo đại lượng

trình giải một bài toán có lời văn: Đọc (đề bài) – Hiểu (bài toán

C. MỘT SỐ YẾU TỐ THỐNG KÊ VÀ XÁC SUẤT

cho gì? Hỏi gì?) – Nghĩ (chọn phương án giải bài toán, trong

2.9.

Một số yếu tố thống kê

đó lựa chọn phép tính giải phù hợp) – Nói (biểu đạt rõ ràng câu

trả lời cho bài toán) – Viết bài trình bày (theo một định dạng

thống nhất về lời giải của một bài toán có lời văn).

D. CÁC KIỂU BÀI HỌC

1/ Các nội dung chủ yếu:

– Làm quen với một số đối tượng cơ bản của hình phẳng và hình khối như: điểm ở giữa, trung điểm của đoạn thẳng; góc, góc vuông, góc không vuông; hình tam giác, hình tứ giác; một số yếu tố của khối lập phương, khối hộp chữ nhật (như đỉnh, cạnh, mặt).

– Thực hành vẽ góc vuông, vẽ đường tròn, vẽ hình vuông, hình chữ nhật bằng lưới ô vuông. Sử dụng được ê ke để kiểm

tra góc vuông, sử dụng được compa để vẽ đường tròn.

2.9.

1/ Các nội dung chủ yếu:

Làm quen với ứng dụng của toán học trong đời sống hàng ngày thông qua thực hành:

– Thực hành cân, đo, đong, đếm với các đơn vị đo đại lượng (mm, g, ml, nhiệt độ, tháng – năm). Đo diện tích với đơn vị đo cm2.

Chú ý: Ở lớp 3, HS làm quen với thực hành cân, đo, đong, đếm các đồ vật bé, nhẹ, dung tích nhỏ; Tính diện tích các vật nhỏ như diện tích mặt bàn, quyển sách (ứng với đơn vị cm2).

– Đọc giờ (giờ hơn, giờ kém chính xác đến từng phút, đồng hồ kim và đồng hồ điện tử); Đọc lịch (loại lịch có ghi đủ ngày, tháng, tháng trong năm …); Đo nhiệt độ (trong nhà, trong lớp học, nhiệt độ cơ thể)

– Nhận biết được mệnh giá của các tờ tiền Việt Nam (trong phạm vi 100 000 đồng) với các tờ tiền hai trăm nghìn đồng và năm trăm nghìn đồng (không yêu cầu đọc, viết số chỉ mệnh giá). Bước đầu tập trao đổi, mua bán với các tờ tiền đã biết.

2/ Điểm nhấn về phương pháp dạy học:

– Hình thành biểu tượng về đại lượng.

– Giới thiệu công cụ đo, đơn vị đo và liên hệ giữa các đơn vị đo.

– Thực hành tính toán và ước lượng với các số đo đại lượng.

– Thực hành đo đạc, giải quyết vấn đề thực tế.