Bài thu hoạch module 28 mầm non để bảo vệ quyền trẻ em
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 28 Phối hợp nhà trường với gia đình và cộng đồng để bảo vệ quyền trẻ em
PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG VỚI CỘNG ĐỒNG, CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI ĐỂ GIÁO DỤC TRẺ MẦM NON
Mục Lục
Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò của nhà trường trong việc phối hơp với cộng đồng và các tổ chức xã hội để giáo dục trẻ mầm non.
Để hoạt động phối hợp nhà trường với cộng đồng, các tổ chức xã hội trong chăm sóc giáo dục trẻ mầm non có kết quả tốt, việc thực hiện phải đảm bảo cả từ hai phía: Nhà trường và cộng đồng cũng như các tổ chức xã hội.
Trước hết, trường mầm non cần phải phát huy được vai trò của mình trong đời sổng cộng đồng, phải làm cho cộng đồng thấy được vị trí, tầm quan trọng của giáo dục mầm non trong sự phát triển mọi mặt của địa phương.
Trường mầm non có vai trò là tham mưu, tư vấn, đề xuất với lãnh đạo chính quyền, các ban ngành địa phương về kế hoạch và phương pháp thực hiện giáo dục mầm non của nhà trường để lãnh đạo chính quyền, các ban ngành địa phương cùng nắm rõ và phối hợp thực hiện.
Hoạt động 2: Tìm hiểu những nội dung phối hợp giữa trường mầm non với cộng đồng để giáo dục trẻ mầm non.
Nhà trường chủ động trao đổi với người đại diện của cộng đồng dân cư địa phương (trưởng thôn, tổ trương dân phổ, cụm dân cư…) để thống nhất mục tiêu và kế hoạch phối hợp giáo dục trẻ của trường mầm non.
Tuyên truyền với cộng đồng về các hoạt động giáo dục trẻ của trường.
Đề nghị cộng đồng hổ trợ trong một số nội dung giáo dục trẻ: Đưa trò chơi dân gian, hát dân ca và các loại hình sinh hoạt văn hoá dân gian khác vào dạy trê một cách tự nhiên, nhẹ nhàng và bền vững theo truyền thống địa phương.
Đề nghị được tạo thêm điêu kiện để trường mầm non có thể tham dự các hoạt động văn hoá văn nghệ, hay các 1ể hội… truyền thống.
Phối hợp cho trẻ đi tham quan các danh lam thắng cảnh hay công trình xây dụng hoặc di tích lịch sử, văn hoá, cách mạng của địa phương để giáo dục trẻ biết về ý thức chăm sóc, tôn vinh và phát huy giá trị của các công trình đó.
Hoạt động 3: Phối hợp giữa nhà trường với cãp ủy Đảng, chính quyền địa phương để giáo dục trẻ mầm non.
Nhà trường phải chủ động tham mưu kịp thời với các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phuơng về kế hoạch hoạt động của nhà trường để các cấp lãnh đạo đưa vào chương trình, mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của địa phương hằng năm, ủy ban nhân dân các địa phương có trách nhiệm trong việc bảo đảm quy hoạch diện tích đất và áp dụng các phương thức giao đất, cho thuê đất, thuê cơ sở vật chất để phát triển mạng lưới các cơ sờ giáo dục mầm non, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ mầm non, phù hợp với đặc điểm của từng địa bàn, địa phương.
Nhà trường cần phải tư vấn, đề xuất với chính quyền và các tổ chức, đoàn thể ở địa phương để tổ chức huy động mọi nguồn lực trên địa bàn phục vụ thực hiện các mục tiêu giáo dục mầm non.
Hoạt động 4: Phối hợp giữa trường mầm non với Hội Phụ nữ để giáo dục trẻ mầm non.
Ở Việt Nam, tỉ lệ phụ nữ tham gia lực lượng lao động chiếm đến 03%. Phụ nữ có vai trò rất lớn đổi với việc chăm sóc giáo dục trẻ. Ngày nay, nhiều phụ nữ có trình độ học vấn ngày càng cao hơn, hiểu biết về khoa học nói chung và khoa học nuôi dạy trẻ nói riêng tốt hơn, cho nên việc họ tham gia vào giáo dục trẻ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
Hội Phụ nữ phát huy vai trò trong sự tham gia vào các hoạt động lập kế hoạch xây dựng, đống góp bảo vệ các công trình phúc lợi, các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ.
Phối hợp tổ chức các hội thi như: “Kiến thức mẹ, sức khỏe con”, “Mẹ duyên dáng – con khỏe ngoan”… để động viên đông đảo các tầng lớp phụ nữ học tập trau dồi kiến thức và nuôi dạy con theo khoa học.
Vận động phụ nữ, các bà mẹ tham gia hỗ trợ trường trong một sổ hoạt động như:
Chăm sóc trẻ ngủ trưa tại trường.
Trồng rau xanh, ủng hộ rau sạch cho nhà trường.
Hoạt động 5: Phối hợp giữa trường mầm non với trung tâm y tế.
Trung tâm/trạm y tế là đơn vị chăm lo sức khỏe của cộng đồng. Nhà trường cần phối hợp với trung tâm/trạm y tế về các nội dung sau;
Tuyên truyền kiến thức chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ theo khoa học.
Tuyên truyền về lơi ích của tiêm phòng bệnh cho trẻ theo chương trình tiêm chủng quốc gia, tầm quan trọng của tiêm chủng đúng lịch, đủ các mũi tiêm…
Tuyên truyền các biện pháp tạo môi trường sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh an toàn.
Hoạt động 6: Phối hợp giữa trường mầm non với Đoàn Thanh niên tại địa phương.
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ chí Minh là tổ chức chính trị-xã hội có vị tri quan trọng trong đời sống của thanh niên, các hoạt động của Đoàn Thanh niên đêu có ảnh hường đến mọi đoàn viên, với các hoạt động về giáo dục nhằm hưởng ứng theo tinh thần đổi mới nội dung, phương pháp dạy học thì các hoạt động của tổ chúc Đoàn Thanh niên cũng góp phần khơi dậy tính tích cực trong đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao trình độ, động viên sự chủ động sáng tạo trong công tác chuyên môn để tổ chức được những hoạt động dạy trẻ hấp dẫn và đạt hiệu quả cao.
Trong giáo dục mầm non, một sổ hoạt động sau có thể phổi hợp với Đoàn Thanh niên:
– Cùng tham gia phổ biến kiến thức giáo dục trẻ cho cộng đồng, cha mẹ trẻ.
– Đoàn Thanh niên tổ chức diễu hành tuyên truyền nội dung phục vụ cho giáo dục mầm non. ví dụ như: tuyên truyền rữa tay cho trẻ bằng xà phòng để phòng chổng bệnh chân, tay, miệng hoặc tuyên truyền cho trể đến trường,..
Hoạt động 7: Phối hợp giữa trường mãm non với các tổ chức khác.
Các hội như hội nông dân, hội cựu chiến binh, hội người cao tuổi, hội chữ thập đỏ, công an phường/xã… Cũng là những lực lượng có thể tham gia ủng hộ tích cực cho hoạt động giáo dục trẻ của trường mầm non. Tất cả sẽ tạo thành một tác động tổng hợp và sẽ là một trong những điều kiện thuận lợi giúp sự nghiệp phát triển giáo dục mầm non của địa phương.
Trường mầm non có thể phổi họp với các tổ chức xã hội trong các vấn đề như:
Đề xuất với chính quyền địa phương hổ trợ thu nhâp cho giáo viên mầm non, nhất là giáo viên mầm non chưa được biên chế.
Huy động phụ huynh và cộng đồng tham gia và ủng hộ. Các phong trào của trường mầm non.
Đề nghị lực lượng dân phòng, công an, thị đội trên địa bàn giúp trường trong việc bảo quản tài sản, cơ sở vật chất của nhà trường.
Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm Tài Liệu 35 Module Bồi Dưỡng Thường Xuyên Mầm Non File Word trong góc giáo viên mẫu nhé.