Bài thu hoạch liên hệ bản thân về phong cách nêu gương
Chủ tịch Hồ Chí Minh và phong cách nêu gương? Tư tưởng của Hồ Chí Minh về phong cách nêu gương? Liên hệ bản thân về phong cách nêu gương Hồ Chí Minh?
Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời rất chú trọng đến việc nêu gương của cán bộ, đảng viên. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh thì cần phải nêu gương bởi vì đặc thù của nền văn hóa, đạo đức phương Đông đó chính luôn coi trọng tình cảm, luôn lấy cái tốt đẹp của người khác để từ đó sẽ làm tấm gương soi lại chính bản thân của mình. Dưới đây là bài thu hoạch liên hệ bản thân về phong cách nêu gương.
Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568
1. Chủ tịch Hồ Chí Minh và phong cách nêu gương:
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng viết: “Nói chung thì các dân tộc phương Đông đều giàu tình cảm, và đối với họ, một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”
Ngay từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh bắt tay vào công tác huấn luyện cán bộ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã luôn nhắc nhở mỗi cán bộ phải nêu cao tinh thần gương mẫu. Trong tác phẩm “Đường cách mệnh” (năm 1927), Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đặt lên hàng đầu tư cách một người cách mệnh với 23 điểm.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh quan niệm, người cách mạng tư cách phải chuẩn mực; thật sự là tấm gương trong các mối quan hệ: với chính mình, với người khác, với công việc. Bác đã nêu rõ những yêu cầu có tính chuẩn mực đó: “Tự mình phải: Cần kiệm. Hòa mà không tư. Cả quyết sửa lỗi mình. Cẩn thận mà không nhút nhát. Hay hỏi. Nhẫn nại (chịu khó). Hay nghiên cứu, xem xét. Vị công vong tư. Không hiếu danh, không kiêu ngạo. Nói thì phải làm. Giữ chủ nghĩa cho vững. Hy sinh. Ít lòng tham muốn về vật chất. Bí mật. Đối với người phải: Với từng người thì khoan thứ. Với đoàn thể thì nghiêm. Có lòng bày vẽ cho người. Trực mà không táo bạo. Hay xem xét người. Làm việc phải: Xem xét hoàn cảnh kỹ càng. Quyết đoán. Dũng cảm. Phục tùng đoàn thể”
Khi Đảng Cộng sản Việt Nam trở thành Đảng duy nhất cầm quyền, trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” được xuất bản vào năm 1947, Hồ Chí Minh nêu ra 12 điều về Tư cách của Đảng chân chính cách mạng. Tư cách ở đây chính là sự nêu gương, là tấm gương của sự phấn đấu hy sinh vì dân, vì nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đặc biệt nhấn mạnh sự nêu gương của cán bộ, đảng viên. Để trở thành người cách mạng chân chính, mỗi cán bộ, đảng viên phải nêu gương về cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, nêu cao đức tính tốt đẹp: Nhân, Nghĩa, Trí, Dũng, Liêm; phải tránh xa những thói xấu như lười biếng, gian giảo, tham lam… Bên cạnh đó thì Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ bổn phận của mọi cán bộ, đảng viên là: cố gắng làm kiểu mẫu cho quần chúng trong mọi việc. Người cho rằng, muốn hoàn thành nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, mọi người phải nỗ lực hết mình, nhất là cán bộ, đảng viên, đoàn viên phải là những người gương mẫu.
Chủ tịch Hồ Chí Minh còn nhấn mạnh những cán bộ chủ chốt, cấp cao cần phải tiên phong trong việc nêu gương. Trong “Bài nói chuyện tại phiên họp cuối năm của Hội đồng Chính phủ” năm 1963, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã nhắc nhở: “Một điều rất quan trọng nữa là các đồng chí bộ trưởng, thứ trưởng và cán bộ lãnh đạo phải luôn luôn gương mẫu về mọi mặt, phải nêu gương sáng về đạo đức cách mạng: cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, phải giữ gìn tác phong gian khổ phấn đấu, phải không ngừng nâng cao chí khí cách mạng trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. Có như thế mới xứng đáng với đồng bào miền Nam đang chiến đấu vô cùng anh dũng chống đế quốc Mỹ và tay sai của chúng để giải phóng miền Nam và hòa bình thống nhất nước nhà. Nhân dân ta rất tốt. Nếu chúng ta làm gương mẫu và biết lãnh đạo thì bất cứ công việc gì khó khăn đến đâu cũng nhất định làm được.
Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng phương pháp nêu gương đạo đức. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: Lấy gương người tốt, việc tốt hằng ngày để nhằm thông qua đó sẽ giáo dục lẫn nhau là một trong những cách tốt nhất để xây dựng Đảng, xây dựng các tổ chức cách mạng, xây dựng con người mới và cuộc sống mới.
Một điều rất đặc biệt là Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ đưa ra những tư tưởng, quan điểm rất đúng đắn về nêu gương mà chính Chủ tịch Hồ Chí Minh còn là hiện thân cao đẹp nhất về trách nhiệm nêu gương trước Đảng, trước nhân dân. Phong cách nêu gương trong tư tưởng và tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh được thể hiện xuyên suốt trong cả cuộc đời hoạt động cách mạng, phấn đấu hi sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội và vì nhân dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ tiếp thu, kế thừa, bổ sung, phát triển và hoàn thiện lý luận về phương pháp, mà Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã chính mình thực hành phong cách nêu gương một cách nhuần nhuyễn, hết sức mẫu mực và tự nhiên. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn kiên trì nêu gương về đạo đức còn nhiều hơn những điều Người nói và viết ra. Chính bản thân Người là một tấm gương sáng ngời về phong cách nêu gương, một hình ảnh mẫu mực được mọi người noi theo.
Vì Chủ tịch Hồ Chí Minh chính là hiện thân cao đẹp nhất của việc nêu gương trong mọi hành động, việc làm nên tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về nêu gương, làm gương không chỉ dừng lại ở những quan điểm mang tính lý luận mà còn có sức thuyết phục, lôi cuốn và lan tỏa rộng rãi đến toàn thể nhân dân và mỗi cán bộ, đảng viên.
Xem thêm: Bài thu hoạch quốc phòng an ninh mới nhất (Liên hệ bản thân)
2. Tư tưởng của Hồ Chí Minh về phong cách nêu gương:
Theo như Chủ tịch Hồ Chí Minh thì nêu gương trước hết là phải làm gương trong công việc, từ những công việc nhỏ đến những việc lớn. Bên cạnh đó thid các chủ thể cũng sẽ cần phải thể hiện thường xuyên, về mọi mặt, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư và nói cần phải đi đôi với làm.
– Chúng ta sẽ cần nêu gương trên ba mối quan hệ đó là đối với mình, đối với người và đối với việc. Với bản thân mình thì không được tự cao tự đại mà cần phải luôn cố gắng học tập, có tinh thần cầu tiến, phải tự phê bình bình. Đối với người khác thì bản thân cần phải luôn giữ được thái độ chân thành, khiêm tốn, đoàn kết, thật thà, không lừa lọc, dối trá..; đối với việc thì dù trong hoàn cảnh nào cũng phải giữ được nguyên tắc để công việc lên trên, lên trước việc tư.
– Muốn nêu gương được thì nói phải đi đôi với làm, trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình thì Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương đạo đức mẫu mực cho các thế hệ học tập và noi gương.
– Để nhằm mục đích sao cho việc giáo dục bằng nêu gương đạt được kết quả cao thì theo Chủ tịch Hồ Chí Minh phải lấy gương người tốt, việc tốt để hằng ngày giáo dục lẫn nhau là cách tốt nhất để xây dựng Đảng, xây dựng cách mạng và xây dựng con người mới, cuộc sống mới.
Cụ thể như trong một gia đình thì cha mẹ sẽ cần phải làm tấm gương cho các con học tập, anh chị là tấm gương cho các em; trong nhà trường thì thầy cô giáo sẽ là tấm gương cho học sinh noi theo; trong các cơ quan tổ chức thì cán bộ lãnh đạo sẽ là tấm gương cho cấp dưới, người này có thể nêu gương cho người khác.
Trong cuộc sống hằng ngày mỗi cán bộ, mỗi đảng viên không những phải có trách nhiệm tự tu dưỡng, tự rèn luyện đạo đức, nhân cách mà còn cần phải là một tấm gương sáng để mỗi người dân đều có thể học tập và noi theo.
Từ những tư tưởng đạo đức đó của Chủ tịch Hồ Chí Minh thì cũng đã tạo nên một phong cách nêu gương, tự giác gương mẫu giống với của người. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã suốt đời phấn đấu hy sinh cho sự nghiệp giải phóng đất nước, cho độc lập dân tộc, là tấm gương sáng cho tất cả các thế hệ noi theo.
Xem thêm: Một số mẫu bài thu hoạch sau chuyến đi trải nghiệm thực tế
3. Liên hệ bản thân về phong cách nêu gương Hồ Chí Minh:
Chủ tịch Hồ Chí Minh như đã phân tích cụ thể nêu trên thì là tấm gương sáng cho tất cả các thế hệ noi theo, nội dung này sẽ liên hệ bản thân về phong cách nêu gương như sau:
– Mỗi cá nhân đều sẽ cần phải luôn tu dưỡng và rèn luyện đạo đức, rèn luyện phong cách tư duy, có tinh thần độc lập, sáng tạo, có bản lĩnh chính trị vững vàng, dám chịu trách nhiệm, phải có chính kiến riêng, luôn là tấm gương sáng để mọi người có thể noi theo.
– Mỗi cá nhân đều cần phải tự rèn luyện tác phong quần chúng, dân chủ và khoa học trong công việc; muốn tạo mối liên hệ chặt chẽ với quần chúng nhân dân thì phải chịu khó đi đến những cơ sở để nắm vững tình hình, nắm được tâm lý và lắng nghe ý kiến của dân.
– Giải thích chi tiết những vấn đề dân chưa hiểu, nếu có khuyết điểm thì phải thật thà tự phê bình trước dân và hoan nghênh nhân dân phê bình mình; không được kiêu ngạo mà phải thấu hiểu là luôn sẵn sàng học hỏi nhân dân.
– Mỗi cá nhân cũng cần luôn nỗ lực phấn đấu để từ đó có thể nâng cao hiệu quả trong việc rèn luyện về sự nêu gương. Để có thể nêu gương cho quần chúng thì bản thân mỗi người sẽ cần phải không ngừng học tập rèn luyện, luôn quan tâm sâu sát và lắng nghe ý kiến của nhân dân.