Bài thu hoạch kiến thức quốc phòng an ninh cho đối tượng 2

Đối tượng 2 là các chủ thể nào? Thuật ngữ tiếng Anh? Bài thu hoạch kiến thức quốc phòng an ninh cho đối tượng 2? Quy định pháp luật hiện hành?

    Kiến thức quốc phòng, an ninh cần được trau dồi, tăng cường trong mỗi công dân. Đặc biệt là các cán bộ quản lý, lãnh đạo và có trò, tầm ảnh hưởng to lớn. Trong đó, các chủ thể thuộc đối tượng 2 theo quy định pháp luật cần tham gia học tập, rèn luyện chuyên nghiệp, nghiêm túc. Các bài thu hoạch chính là kết quả phản ánh, đánh giá nhận thức của các chủ thể này. Từ đó cũng thể hiện sản phẩm của quá trình tuyên truyền, vận động tăng cường nhận thức, tư tưởng cho đội ngũ quản lý. Cùng tìm hiểu các chủ thể thuộc đối tượng 2 và ví dụ bài thu hoạch.

    Căn cứ pháp lý:

    – Nghị định 13/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật giáo dục quốc phòng và an ninh.

    – Hướng dẫn 90/HD-HĐGDQPAN danh mục đối tượng bồi dưỡng kiến thức quốc phòng an ninh.

    Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

    1. Đối tượng 2 là các chủ thể nào?

    Các chủ thể thuộc đối tượng 2 được liệt kê cụ thể trong quy định pháp luật. Vừa giúp xác định đặc điểm chung nhận biết các chủ thể đó, vừa liệt kê các chức danh trong hoạt động quản lý nói chung.

    Tại điểm b điều 2 của Nghị định 13/2014/NĐ-CP có nội dung:

    “Điều 2. Thẩm quyền triệu tập đối tượng bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh

    b)[…]

    Đối tượng quy định tại điểm này gọi là đối tượng 2;”

    Trong đó xác định cách hiểu, nhận biết các chủ thể thuộc đối tượng 2. Tuy nhiên quy định này chưa liệt kê cụ thể các chức danh trong hoạt động quản lý, lãnh đạo của nhóm đối tượng 2.

    Liệt kê các chức danh chủ thể thuộc đối tượng 2:

    Cùng tham khảo nội dung Hướng dẫn 90/HD-HĐGDQPAN năm 2016 về Danh mục đối tượng bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh:

    “2. Đối tượng 2:

    a) Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu các cục, vụ, viện, ban, văn phòng và người có hàm Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng thuộc các cơ quan, tổ chức ở Trung ương; Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổng cục và tương đương, cục thuộc bộ; Trưởng ban, Phó Trưởng ban hoặc Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng và tương đương của tổng cục thuộc bộ; Trưởng ban, Phó Trưởng ban và tương đương thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện Khoa học xã hội Việt Nam; Trưởng khoa, Phó Trưởng khoa, Trưởng ban, Phó Trưởng ban, Viện trưởng, Phó Viện trưởng, Chánh Văn phòng, Phó Chánh Văn phòng thuộc Học viện Chính trị – Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh; Phó Chủ tịch chuyên trách, Ủy viên Thường vụ chuyên trách, Trưởng ban chuyên trách công đoàn ngành Trung ương và tương đương; Chánh Văn phòng, Phó Chánh Văn phòng, Ủy viên Thường trực Đoàn Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Chánh Văn phòng, Phó Chánh Văn phòng đoàn thể trung ương; Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng nghiệp vụ, Viện trưởng, Phó Viện trưởng nghiệp vụ, Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Điều tra thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Trưởng ban, Phó Trưởng ban và tương đương thuộc đại học quốc gia, đại học vùng và trường đại học trọng điểm; Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng các trường đại học, cao đẳng, cao đẳng nghề và các chức danh tương đương; Trưởng phòng và tương đương thuộc đại học quốc gia, đại học vùng và trường đại học trọng điểm; Giám đốc, Phó Giám đốc bệnh viện cấp tỉnh và tương đương trở lên; Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc và tương đương thuộc các tổ chức sự nghiệp thể dục thể thao thuộc các bộ, ngành ở trung ương; Tổng Biên tập, Phó Tổng Biên tập báo ngành; Trưởng ban, Phó Trưởng ban Quản lý khu công nghiệp.

    b) Kế toán trưởng, Trưởng ban (phòng), Phó Trưởng ban (phòng), Chủ tịch Công đoàn, Kiểm soát viên chuyên trách thuộc các tập đoàn kinh tế, tổng công ty, thành lập theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ và tổng công ty nhà nước đặc biệt; Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng và tương đương ở các tổng công ty, công ty và các cơ quan đơn vị cấp một thuộc các tập đoàn kinh tế, tổng công ty thành lập theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ và tổng công ty nhà nước đặc biệt; Phó Chỉ huy trưởng, Chính trị viên, Chính trị viên phó Ban Chỉ huy quân sự thuộc các cơ quan, tổ chức ở Trung ương; Chỉ huy trưởng, Chính trị viên Ban Chỉ huy quân sự các cơ quan đơn vị, trực thuộc các cơ quan, tổ chức ở trung ương; Phó Trưởng ban và tương đương Ban Quản lý khu công nghiệp.

    c) Người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu các ban, sở, ngành và các tổ chức chính trị, chính trị – xã hội, đơn vị sự nghiệp cấp tỉnh; Bí thư, Phó Bí thư và Ủy viên Ban Thường vụ huyện ủy, quận ủy, thị ủy, thành ủy thuộc tỉnh; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Chánh Văn phòng, Phó Chánh Văn phòng Đảng ủy và Chánh Văn phòng, Phó Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Phó Chủ nhiệm và Ủy viên chuyên trách Ủy ban Kiểm tra, Phó Trưởng ban các Ban của Đảng cấp tỉnh; Trưởng ban, Phó Trưởng ban chuyên trách; Chánh Văn phòng, Phó Chánh Văn phòng đoàn đại biểu Quốc hội; Trưởng ban, Ủy viên chuyên trách mặt trận và các đoàn thể cấp tỉnh; Chủ tịch công đoàn ngành cấp tỉnh; Chánh án, Phó Chánh án, Chánh tòa, Phó Chánh tòa, tòa án nhân dân cấp tỉnh; Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh; Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan thi hành án cấp tỉnh; Chánh Thanh tra sở, ngành cấp tỉnh; Chi Cục trưởng, Phó Chi Cục trưởng thuộc sở cấp tỉnh; Giám đốc, Phó Giám đốc Đài Phát thanh và Truyền hình cấp tỉnh; Tổng Biên tập, Phó Tổng Biên tập báo địa phương.

    d) Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Công ty chuyên trách, Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc của các tổng công ty đặc biệt, tổng công ty và tương đương; Thành viên chuyên trách Hội đồng thành viên, Kiểm soát viên chuyên trách, Phó Tổng Giám đốc hoặc Phó Giám đốc của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty đặc biệt; Kế toán trưởng của các tập đoàn kinh tế.

    đ) Đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.

    e) Người hưởng lương từ ngân sách nhà nước có hệ số phụ cấp chức vụ từ 0,7 đến dưới 1,3 (trừ các chức danh tại điểm a, b, c Mục này).”

    Kết luận:

    Nội dung này đã xác định các chủ thể, điều kiện và liệt kê chủ thể nào thuộc đối tượng 2. Các chủ thể này phải tham gia vào hoạt động nghiên cứu, tuyên truyền cũng như rèn luyện kiến thức quốc phòng, an ninh. Từ đó thể hiện tư tưởng, hành động và hiệu quả trong hoạt động tổ chức quản lý, lãnh đạo. Cùng tìm hiểu nội dung bài thu hoạch dành cho các chủ thể này:

    Xem thêm: Bài thu hoạch quốc phòng an ninh mới nhất (Liên hệ bản thân)

    2. Thuật ngữ tiếng Anh:

    Bài thu hoạch kiến thức quốc phòng an ninh tiếng Anh là Lessons on acquiring knowledge of defense and security.

    Đối tượng 2 tiếng Anh là Object 2.

    Xem thêm: Một số mẫu bài thu hoạch sau chuyến đi trải nghiệm thực tế

    3. Bài thu hoạch kiến thức quốc phòng an ninh cho đối tượng 2:

    Câu hỏi:

    Đồng chí nhận thức như thế nào sau khi được bồi dưỡng các chuyên đề kiến thức QP-AN? Liên hệ trách nhiệm, hành động của bản thân trong thời gian tới.

    Bài làm:

    Lớp học bồi dưỡng các chuyên đề kiến thức Quốc phòng an ninh là cần thiết, mang đến các ý nghĩa thực tiễn. Trong đó, có thể kể đến một số mục đích đạt được như sau:

    + Nhằm quán triệt và bồi dưỡng quan điểm, đường lối của Đảng về Quốc phòng và an ninh.

    + Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên nhiệm vụ Quốc phòng và an ninh.

    + Tình hình an ninh, chính trị quốc tế, khu vực và trong nước hiện nay để mỗi cán bộ, nhân viên nâng cao trách nhiệm và ý thức xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.

    + Các chuyên đề trong khóa học rất thiết thực, phù hợp với đất nước trong tình hình mới.

    Trong đó, tôi quan tâm nhất là Quan điểm, chủ trương của Đảng về an ninh quốc gia và xây dựng thế trận an ninh nhân dân trong tình hình mới.

    Các nhận thức cũng như định hướng trách nhiệm tôi nhận thấy bản thân cần thực hiện như sau:

    I. Nhận thức:

    Gắn bó mật thiết với nhân dân, Xây dựng “thế trận an ninh nhân dân”. Đây là nguyên tắc cốt lõi và cơ bản cần duy trì trong hoạt động của tổ chức Đảng.

    Có các quan điểm về xây dựng thế trận an ninh nhân dân với những nội dung cơ bản sau:

    1. Xây dựng thế trận an ninh nhân dân, an ninh nhân dân đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp của Đảng, sự quản lý tập trung, thống nhất của Nhà nước.

    2. Thế trận an ninh nhân dân của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Trong đó, phải được xây dựng, củng cố theo hướng toàn dân, toàn diện, trên nền tảng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh và sự ổn định, phát triển bền vững của mọi mặt đời sống xã hội.

    3. Phát huy sức mạnh vật chất (tiềm lực kinh tế), sức mạnh tinh thần (tiềm lực văn hóa – xã hội), sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Kết hợp chặt chẽ sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước và sức mạnh quốc tế, yếu tố truyền thống với yếu tố hiện đại, nội lực với ngoại lực.

    4. Lực lượng nòng cốt tham mưu cho các cấp ủy Đảng, chính quyền xây dựng, củng cố thế trận an ninh nhân dân là công an. Thể hiện trách nhiệm tham mưu với Đảng, Nhà nước ban hành chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật về xây dựng nền an ninh nhân dân, thế trận an ninh nhân dân. Nhằm chủ động phòng ngừa, đấu tranh với các hoạt động xâm phạm an ninh, trật tự của đất nước.

    5. Kết hợp thế trận an ninh nhân dân với thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận lòng dân trong chiến lược bảo vệ Tổ quốc. Trong đó, thế trận lòng dân là nền tảng, phải được duy trì và phát triển.

    Thể chế hóa quan điểm của Đảng về thế trận an ninh nhân dân, Luật An ninh quốc gia năm 2004, Điều 3, Khoản 10 quy định:

    “Thế trận an ninh nhân dân là việc tổ chức, bố trí lực lượng bảo vệ an ninh quốc gia và các nguồn lực cần thiết để chủ động bảo vệ an ninh quốc gia”;

    Nhiệm vụ xây dựng nền an ninh nhân dân, thế trận an ninh nhân dân được quy định tại Điều 16:

    “1. Vận động toàn dân tham gia phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc, giáo dục, động viên cán bộ, công chức, người lao động và mọi công dân tham gia xây dựng địa phương, cơ quan, tổ chức vững mạnh; xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

    2. Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, chính sách, kế hoạch bảo vệ an ninh quốc gia gắn với xây dựng, củng cố hệ thống chính trị, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, đối ngoại và kết hợp chặt chẽ với xây dựng nền quốc phòng toàn dân.

    3. Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ an ninh quốc gia; xác định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong bảo vệ an ninh quốc gia.

    4. Xây dựng lực lượng bảo vệ an ninh quốc gia vững mạnh; xây dựng các phương án và tổ chức, bố trí lực lượng, phương tiện cần thiết để chủ động bảo vệ an ninh quốc gia trong mọi tình huống”.

    II. Liên hệ trách nhiệm của bản thân trong thời gian tới:

    Là một đảng viên tôi tự nhận thấy mình cần phải thực hiện các việc làm sau để góp phần xây dựng, bảo vệ Tổ quốc:

    + Nỗ lực học tập và rèn luyện suốt đời cả về chuyên môn, nghiệp vụ và các tư tưởng, kinh nghiệm quý báu.

    + Thường xuyên nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng. Tránh những cám dỗ vật chất mà các thế lực phản cách mạng sử dụng để dụ dỗ và để làm giảm lòng tin vào Đảng, cách mạng.

    + Giữ vững sự ổn định tư tưởng chính trị của các cán bộ nhân viên trong tổ chức. Phát huy tính đoàn kết trong tập thể.

    + Có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định với đường lối XHCN.

    + Thường xuyên vận động tuyên truyền mọi người xung quanh thực hiện nghiêm chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước.

    + Thường xuyên học tập nâng cao nhận thức về chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, hưởng ứng cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” .

    + Không ngừng học tập nâng cao trình độ nhận thức và hành động thực tiễn về công tác dân vận.

    + Không tham gia vào các tệ nạn xã hội, không để kẻ xấu có cơ hội lôi kéo làm suy yếu khả năng chiến đấu bảo vệ tổ quốc của mình.