Bài thu hoạch đi Vũng Tàu

Họ và tên: Mai Văn
Tân

MSSV: SE90061         

Lớp:  PC 0679

 

Bài thu hoạch:

 

Đến
thăm Vũng Tàu

     Trong đợt rèn luyện tập trung tại Trung tâm quân khu 7, chúng tôi được
may mắn có dịp về thăm miền quê đất đỏ với báo chứng nhân lịch sử anh hùng.
Theo lịch trình chúng tôi sẽ lên xe lúc 6h30 và địa điểm đầu tiên là đền
thờ chị Võ Thị Sáu, chúng tôi sẽ thắp hương và xem bảo tang nhỏ về cuộc
đời chị Sáu. Tiếp đó sẽ lên xe và thẳng tiến đến khu di tích lịch sử
núi Minh Đạm, đây là căn cứ kháng chiến của ta ở Vũng Tàu lúc bấy giờ,
là một trong những nơi bị địch đánh phá nhưng ta đã cố thủ để hoạt động.
Chúng tôi sẽ thắp hương tưởng nhớ các anh hung liệt sĩ
đã hy sinh nơi đây và sẽ được tham quan các địa đạo mà các chiến sĩ của
ta đã từng bám trụ để chiến đấu. Cuối cùng chúng tôi sẽ trở về trung tâm
vào lúc 2h chiều. Đó là toàn bộ lịch trình, còn bầy giờ Let’s go!

    Mới
sáng nên mọi người tranh thủ ngủ tiếp trong lúc đang ngồi ở trên xe.

 

  Ở trên xe có vẻ khá yên lặng, vì ai nấy đều tranh thủ ngủ bù sức
cho tối hôm qua vừa thức khuya, mặt cho chị Giang khuấy động văn nghệ
(xin lỗi chị nha, nhưng thực sự là buồn ngủ lắm

:D

)
ZZZZzzzzz…………..
    Xe
đến nơi, trời cũng vừa lên nắng, chúng tôi phấn khởi bước xuống xe để
được nhìn tận mắt đền thờ chị Sáu. Ah, đây rồi tượng chị Sáu, đứng
hiên ngang, tự tin và lạc quang, tôi cảm thấy tự hào thay vì đứng đó là
người con gái anh hùng của đất Việt. Lần lược từng đoàn một chúng tôi
thắp hương trên tượng đài chị.

 
    Cùng xếp hàng để thắp hương.

 
     Trong khói hương nghi ngút mọi từng người một thắp hương tưởng
nhớ chị Sáu.
Sau khi thắp hương chúng tôi vào bảo tang nhỏ nơi cất
giữ những kỹ vật về chị Sáu. Những bài báo, những bức tranh về chị như
tái hiện lại cảnh tượng chị Sáu anh dũng, không sợ hãi trước kẻ thù tàn
ác, ngược lại lúc nào cũng hướng về cách mạng, đòi quét sạch kẻ thù để
đất nước được yên ổn.

  

    Đôi lúc bắt gặp những bức ảnh thật cảm động về chị, cảnh tượng chị
bị sử bắn. Đâu đó trên bức tường là những bài hát, bài thơ ca ngợi lòng
dũng cảm của chị, như những nén hương bày tỏ lòng cảm phục đối với chị –
người con gái đất đỏ anh hùng.

Mùa hoa lêkima nở
Quê ta miền đất
đỏ
Sông núi vẫn nhớ tên người anh hùng
Đã chết cho đời sau…”

     Đã
đến giờ chúng tôi phải đi, lên xe tôi vẫn còn xúc động về những hình
ảnh về chị. Tiếp tục cuộc hành trình chúng tôi thẳng tiến về núi Minh
Đạm. Trên xe lúc này đã sôi động hơn, mọi người cùng hát những bài hát
tập thể. Không còn buồn ngủ nữa tôi cũng hòa theo những lời nhạc.
……
     Cuối
cùng cũng đã đén nơi, Minh Đạm đây rồi!

   

    Cuối cùng cũng thấy được cổng của Minh Đạm, chúng tôi còn phải leo lên
một dốc núi cheo leo, ngoằn nghèo mới đến nơi. 

    Sau khi điểm danh, tự mình khám phá một vài nơi, chúng tôi tìm được
một địa điểm lý tưởng để cắm quân ăn trưa.

    

    Ngoằm ngoằm, đói quá đi! Đi vất vả giờ bụng cứ réo, mặt dù ăn bánh
mì mà vẫn thấy rất ngon (một miếng khi đói băng một gói khi no, hic!)
    Ăn
xong, mọi người tập trung trước đền thờ, tưởng niệm và thắp hương cho
các liệt sĩ. Đậy là căn cứ của vùng từng có nhiều người tham gia chiến
đấu, đa số là con em trong vùng. Trong đền còn khắc tên các anh để ghi
công, bày tỏ lòng biết ơn đối với những con người đã hy sinh để cho
chúng ta được như ngày hôm nay.

 

   Vài góc nhìn quanh đền thờ.

    Nghĩ ngơi xong, chúng tôi được hành
quân lên núi, băng qua một đoạn đường núi nhỏ men theo đường đi, đây là
lối dẫn vào căn cứ năm xưa.

 
    Trong rừng núi xanh, nỗi bật lên sắc cam FPT, một đoàn quân FPT
đang hành quân vào địa đạo!

 
    Tạm nghỉ chân để chuẩn bị vào địa đạo. Mặt dù đã mệt nhoài nhưng ai
nấy đều háo hức vì sắp được trải nghiệm cảm giác thực, được xem tận
mắt, tự mình vào địa đạo năm xưa.
Nào, cùng vào địa đạo!

 

 
    Dường như tạo hoá đã cố tình sắp đặt, núi Minh Đạm có những tảng đá
nặng hàng trăm tấn chất chồng lên nhau tạo thành những hang hốc kỳ lạ,
nông có, sâu có. Bộ đội ta đã tận dụng nơi này làm nơi trú đóng và ẩn
mình trước mưa bom lửa đạn trong suốt hai cuộc kháng chiến. Khu căn cứ
được chia thành 4 khu vực chính: khu Đá Chẻ, khu chùa Giếng Gạch, khu
Châu Viên và Đá Giăng. Các hang và địa điểm được đặt theo tên của đơn vị
đóng quân như: hang Huyện ủy, hang Huyện đội, hang B2, hang Quân y,
hang Quân giới, hang Tuyên huấn (khu Đá Chẻ); hang quân nhu, quân đội,
quân báo Trung ương (khu chùa Giếng Gạch); Ban An ninh, quân y và lực
lượng cách mạng địa phương trú chân tại khu Châu Viên và Đá Giăng. Có đi
mới biết bộ đội ta năm xưa vất vả thế nào. Địa đạo được tạo từ nhứng
khe của các tảng đá to, tối om, và rất cheo leo khó đi. Nhìn kìa, đường
xuống phải dùng cả dây rừng mới xuống được. Đã có biết bao “đông chí”
FPT bổ nhào vì cửa vào quá dốc và trơn trược. Đi dọc địa đạo phải dùng
đèn pin, ánh đèn điện thoại, trong này tối om, hơi ngột ngạc nữa, cũng
may là đã có những “tình nguyện viên” đi trước dẫn đường, chỉ dẫn cho từng
người một không thì vào trong cũng là một điều rất khó khăn.
    Leo một
đoạn toàn bóng tối với bóng tối, thế mà không biết sao bộ đội ta tài thế
đi lại được trong này. Không may là trong nhóm tôi có vài người bị té
ngã, người thì bị thương nhẹ, người thì quần áo lấm hết đất. Lò dò đi
mãi mới thấy được cửa địa đạo, may mắn quá, chúng tôi đã thấy ánh sáng,
lối ra đây rồi.
     Xong phần địa đạo ai nấy điều áo quần sộc xạo, mặt
mũi lấm lem, mệt mỏi. He, he chắc là đã thấm nhuần: Đi đường mới thấy
gian nan.
Kết thúc, chúng tôi đến giúp những bạn đi sau ra khỏi địa
đạo, rồi cùng hành quân đến nơi tập trung để lên xe về lại trung tâm. 

     

   Tạm biệt Minh Đạm! Nơi đã cho chúng tôi hiểu hơn về cuộc kháng
chiến hào hùng và gian khổ của dân tộc, biết ơn các tiền bối đi trước đã
hy sinh cho tổ quốc tươi đẹp,
Lên xe, vừa đúng 2h chiều, mọi người
trông có vẻ mệt mỏi, ai nấy lại tranh thủ ngủ một lát.
Sau chuyến đi
một câu hỏi cứ đau đáu trong lòng chúng tôi, họ – những anh hùng liệt
sĩ, những người năm xưa cũng bằng tuổi chúng tôi hôm nay, nhưng họ đã
sống và chiến đấu, lấy trời làm nhà, lấy đá núi hang động làm giường, sự
cực khổ dưới mức chịu đựng của con người. Họ đã sống như thế, nhiều
người đã ngã xuống về với đất mẹ vĩnh hằng, để làm nên một nước Việt Nam
tươi đẹp của hôm nay. Vậy chúng tôi phải làm gì đây để xứng đáng với
các chiến sỹ năm xưa và những người anh hùng đã ngã xuống trên mảnh đất
này?
Xin mượn lời một bài hát để thay cho lời kết:

Đừng hỏi Tổ
quốc đã làm gì cho ta
Mà phải hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay?