Bài thu hoạch, đề cương và tiểu luận nghiệp vụ sư phạm PDF

Mẫu tiểu luận nghiệp vụ sư phạm gồm những gì? Yêu cầu về nội dung và hình thức tiểu luận ra sao? Bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu chi tiết. Bên cạnh đó chúng tôi cũng sẽ giới thiệu tới quý bạn đọc những tài liệu nghiệp vụ sư phạm nhé! 

1

Chương trình rèn luyện nghiệp vụ sư phạm

Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên là học phần đặc thù nằm trong chương trình đào tạo mang tính nghề nghiệp rất quan trọng. Các kỹ năng Nghiệp vụ sư phạm là những kỹ năng cần có của người giáo viên. Trong đó có 4 kỹ năng cơ bản: 

  • Kỹ năng phát âm chuẩn.

  • Tác phong sư phạm và xử lý tình huống sư phạm.

  • Kỹ năng viết chữ trình bày bảng.

  • Kỹ năng thuyết trình bày bài  giảng.

Nội dung rèn luyện Nghiệp vụ sư phạm rất phong phú, đa dạng và cần phải được cụ thể hóa trong từng môn học, từng hoạt động. Đây là một trong những học phần rất phù hợp để kết hợp rèn kĩ năng sống cho sinh viên.

Chương trình rèn kỹ năng nghiệp vụ sư phạm do Bộ giáo dục và đào tạo quy định. Mỗi một loại nghiệp vụ sư phạm khác nhau sẽ có chương trình đào tạo tương ứng. 

bài tiểu luận nghiệp vụ sư phạm tiểu học

Xem thêm: Các loại chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm còn hiệu lực tại Việt nam

2

Mẫu tiểu luận nghiệp vụ sư phạm

Đề tài tiểu luận nghiệp vụ sư phạm phải liên quan đến các chủ đề; vị trí công tác của bản thân. Mỗi một lĩnh vực khác nhau sẽ có những đề tài liên nổi bật khác nhau và yêu cầu của bài tiểu luận như sau:

Nội dung và hình thức bài tiểu luận nghiệp vụ

Trình bày một bài tiểu luận tiểu luận rèn luyện nghiệp vụ sư phạm nên có 3 hoặc 4 chương tùy theo quy định của trường. Nếu trường không có quy định cụ thể thì bạn có thể làm 4 chương như sau:

  • Chương 1: Phần mở đầu: Tính cấp thiết của đề tài, ý nghĩa khoa học, thực tiễn, mục tiêu nghiên cứu.

  • Chương 2: Cơ sở lý thuyết : Đưa ra cơ sở lý thuyết chính liên quan đến đề tài. Phần này sử dụng lý thuyết của các nghiên cứu trước đây nên bạn có thể thoải mái copy ở các đề tài khác. Nếu nội dung quá dài có thể đưa vào phần Phụ lục.

  • Chương 3: Nội dung nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu

  • Chương 4: Kết quả, nhận xét, kết luận

  • Tài liệu tham khảo (nếu có).

Về mặt hình thức bài tiểu luận nghiệp vụ sư phạm yêu cầu thí sinh phải trình bày một cách ngắn gọn, súc tích, không copy, không lỗi chính tả, không được tẩy xóa… Tối thiểu về độ dài cho một bài tiểu luận nghiệp vụ sư phạm từ 10 – 15 trang A4. Thí sinh được phép viết tay hoặc đánh máy tùy thích. 

Xem thêm: Thông tin về quy định tạm dừng cấp chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm

Bài tiểu luận nghiệp vụ sư phạm tiểu học

Hãy cùng tham khảo mẫu bài tiểu luận nghiệp vụ sư phạm tiểu học đã được chúng tôi tổng hợp sau đây: 

Câu 1: Phân tích động cơ học tập của sinh viên và các biện pháp hình  thành động cơ học tập cho sinh viên nơi các thầy cô giảng dạy. 

Câu 2: Xây dựng bảng mô tả nghề nghiệp mà các thầy cô đang đào tạo hoặc  các thầy cô được đào tạo. 

>> Gợi ý tiểu luận rèn luyện nghiệp vụ sư phạm 

tình huống nghiệp vụ sư phạm

Xem thêm: Các trường được cấp chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm

Tiểu luận nghiệp vụ sư phạm đại học

Ở chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm Đại Học thí sinh phải trải qua bài tiểu luận. Đây là chương trình đánh giá lại khả năng của học viên sau khi hoàn thành khóa học. Yêu cầu của bài tiểu luận ở chương trình giảng viên đại học thí sinh cần đáp ứng các yêu cầu về nội dung, về kỹ thuật chung của bài tiểu luận. 

>>> Tham khảo: Tiểu luận nghiệp vụ sư phạm đại học

3

Bài thu hoạch rèn luyện nghiệp vụ sư phạm

Bài tập tình huống nghiệp vụ sư phạm phạm với nội dung khá rộng. Do đó, các thầy cô giáo nên biết cách lựa chọn cho mình những đề tài nổi bật. 

Ngoài ra, để đạt được điểm số cao nhất thí sinh cần nắm rõ các yêu cầu chỉn chu về mặt hình thức. Bài thu hoạch tối thiểu từ 10 đến 15 trang. 

Các thầy cô cần lựa chọn cho mình những đề tài thi nghiệp vụ sư phạm mà bản thân tâm đắc nhất. Đồng thời để đạt được điểm số cao bài thu hoạch cần: Bài thu hoạch phải tối thiểu là 10 – 15 trang (có thể đánh máy hoặc viết tay) trên khổ giấy A4, đóng quyển, bìa bài thu hoạch phải ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh, cơ quan công tác, lớp học, danh mục tài liệu tham khảo, ghi rõ nguồn tài liệu trích dẫn.

Nghiêm cấm mọi hình thức sao chép, photo. Học viên có hành vi sao chép, photo bài thì sẽ bị xử lý như sau:

  • Nếu sao chép, photo toàn bộ bài: những bài giống nhau sẽ bị điểm 0.

  • Nếu sao chép, photo một phần trong bài: những bài giống nhau một phần sẽ bị trừ 50% số điểm;

Bài thu hoạch tính theo thang điểm 10, trong đó điểm nội dung: 8 điểm hình thức và kĩ thuật trình bày văn bản: 2 điểm.

Ví dụ trường hợp 1: 

Bạn là giáo viên chủ nhiệm của một lớp học, trong lớp của bạn có một học sinh học kém, thường xuyên đi học muộn, trong các giờ học lại không chú ý lắng nghe giáo viên giảng bài; thường ngủ gật. Bạn đến gặp phụ huynh để trao đổi về tình hình học tập của em và muốn phối hợp với gia đình của em nhằm đề ra phương án tốt nhất để cái thiện tình trạng học tập của em thì mẹ của em lại xin cho em thôi học. Lý do phụ huynh này đưa ra là vì bố em mất sớm, nhà lại còn có em nhỏ. Nên mẹ em muốn xin cho em thôi học để giúp đỡ mẹ trong nom em nhỏ, để mẹ em đi kiếm tiền nuôi các con.

Với cương vị là một giáo viên chủ nhiệm của học sinh thì bạn cần làm gì để giúp đỡ học sinh đó vẫn có thể đi học và vẫn có thể giúp đỡ gia đình được phần nào?

Hướng giải quyết:

Bạn cần đến gặp phụ huynh học sinh và trao đổi rõ ràng cụ thể. Với thái độ nhẹ nhàng động viên mẹ em học sinh hết sức tạo điều kiện cho em để em có thể học tiếp. Bên cạnh đó trong những giờ ra chơi, ngày nghỉ bạn có thể cắt cử các học sinh khác trong lớp thay phiên nhau đến để giúp đỡ gia đình, để em ấy có thời gian đi học. Phối hợp với hội phụ huynh của lớp, trường và địa phương để giúp đỡ gia đình em học sinh vượt qua khó khăn. 

Xem thêm: 15 tình huống nghiệp vụ sư phạm tiểu học

tình huống thi nghiệp vụ sư phạm

4

Đề thi nghiệp vụ sư phạm kèm đáp án chi tiết 

Một số câu hỏi thi nghiệp vụ sư phạm phần thi trắc nghiệm thí sinh có thể tham khảo sau đây:
Câu 1: Thông tư số 12/2011/TT- BGDĐT: Điều lệ trường trung học nêu rõ Nhiệm vụ của giáo viên trường trung học thuộc điều mấy của Thông tư này.
A. Điều 32
B. Điều 31
C. Điều 19
Câu 2: Đánh giá bằng nhận xét kết quả học tập (sau đây gọi là đánh giá bằng nhận xét) đối với các môn Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể dục. Theo TT 58/2011/BGD-ĐT thì xếp loại cả năm đạt yêu cầu (Đ) khi:
A. Cả hai học kỳ xếp loại CĐ
B. Học kỳ I xếp loại Đ, học kỳ II xếp loại CĐ
C. Cả hai học kỳ xếp loại Đ hoặc học kỳ I xếp loại CĐ, học kỳ II xếp loại Đ
Câu 3: Chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” được thực hiện trong các trường phổ thông ở giai đoạn nào?
A. 2006-2011.
B. 2010-2015
C. 2008-2013.
Câu 4: Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở gồm:
A. 6 tiêu chuẩn với 25 tiêu chí.
B. 5 tiêu chuẩn với 25 tiêu chí.
C. 6 tiêu chuẩn với 24 tiêu chí.
Câu 5: Theo QĐ số 26/2001-QĐ-BGDĐT ban hành quy định tiêu chuẩn, kiểm tra và đánh giá công nhận phổ cập giáo dục THCS. Đơn vị THCS thuộc xã miền núi được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS phải đảm bảo tiêu chí:
A. Tỉ lệ học sinh TNTHCS hằng năm từ 80% trở lên.
B. Tỉ lệ học sinh TNTHCS hằng năm từ 90% trở lên.
C. Tỉ lệ học sinh TNTHCS hằng năm từ 95% trở lên.
Câu 6: Thông tư số 12/2011/TT- BGDĐT: Điều lệ trường trung học quy mỗi lớp ở cấp THCS có:
A. Không quá 40 học sinh.
B. Không quá 45 học sinh.
C. Không quá 50 học sinh.
Câu 7: Một học sinh A của trường THCS B có điểm TBM đạt 8.0 trở lên trong đó có một môn Văn hoặc Toán đạt 8.0. Trong các môn còn lại có một môn đạt 6.4 còn lại đạt 6.5 trở lên và các môn đánh giá bằng nhận xét đều xếp loại đạt. Học sinh A được xếp loại về học lực là:
A. Giỏi
B. Khá
C. TB
Câu 8: Thông tư 58/2001/TT-BGDĐT có hiệu lực thi hành kể từ :
A. 5/10/2006
B. 15/09/2008
C. 26/01/2012
Câu 9: Luật Viên chức có hiệu lực thi hành vào thời gian nào?
A. 01/01/2012
B. 01/01/2010
C. 01/01/2011
Câu 10: Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông. Ở Điều 6 định mức tiết dạy của giáo viên THCS trên một tuần là:
A. 17 tiết
B. 18 tiết
C. 19 tiết

>>> Chi tiết đề thi trắc nghiệm nghiệp vụ sư phạm

5

Giáo trình nghiệp vụ sư phạm miễn phí 

Giáo trình nghiệp vụ sư phạm là một trong những tài liệu thi nghiệp vụ sư phạm chất lượng. Sách được biên soạn bởi đội ngũ giảng viên dày dặn kinh nghiệm thuộc trường Đại học sư phạm Hà Nội. 

Nội dung giáo trình rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên bao gồm: 

  • Chương I: Những vấn đề chung về  kỹ năng rèn luyện giáo viên. 

  • Chương II: Kỹ năng trình bày bảng

  • Chương III: Kỹ năng thuyết trình 

  • Chương IV: Kỹ năng sử dụng thiết bị dạy học 

  • Chương V: Kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tích cực

  • Phần tài liệu tham khảo

Xem chi tiết: Download giáo trình nghiệp vụ sư phạm

Như vậy, với những thông tin, những mẫu tiểu luận nghiệp vụ sư phạm, đề thi và giáo trình mà chúng tôi đã cung cấp sẽ giúp ích cho các bạn. Chúc quý anh/ chị học viên luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ giảng dạy của mình.