Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên tiểu học module 40

Trong bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên tiểu học module 40 là những nội dung cơ bản về vấn đề thực hành giáo dục kỹ năng sống trong một số môn học ở tiểu học, cụ thể độc giả có thể tham khảo nội dung sau:

BÀI THU HOẠCH

BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN GIÁO VIÊN

Module TH 40:  Thực hành giáo dục kỹ năng sống trong một số môn học ở Tiểu học

Năm học: …………..

Họ và tên: ……………………………………………………………………………..

Đơn vị: ………………………………………………………………………………….

Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học đã được Bộ giáo dục và đào tạo xác định là một trong những nội dung cơ bản của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực. Chính vì vậy, việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học đã được triển khai trong hầu hết các trường học trên cả nước thông qua các môn học. Trong nhiệm vụ này, giáo viên tiểu học là những người thực hiện việc giáo dục kỹ năng sống cho các em. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề đối với bản thân, tôi đã tích cực học tập module và rút ra được những bài học hữu ích cho bản thẩn.

Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học nhằm mục đích phát triển óc thẩm mỹ, tăng cường nhận thức xã hội, ý thức công dân, tình yêu quê hương, đất nước. Không chỉ vẩy, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học còn góp phần xây dựng thái độ tích cực, tinh thần đoàn kết, ý thức chủ động và mạnh dạn trong các hoạt động tập thể. Bên cạnh đó, việc thực hành kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua một số môn học còn giúp tăng cường ý thức tự quản của học sinh trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp.

Để hoàn thành tốt nhiệm vụ thực hành giáo dục kỹ năng sống trong một số môn học ở Tiểu học, giáo viên cần nắm chắc các nội dung kiến thức, kỹ năng sau:

1. Những kiến thức thu nhận được qua module 40

1.1. Nội dung chính của kế hoạch bài giảng định hướng giáo dục kỹ năng sống

Để có một tiết học hiệu quả, giáo viên cần xây dựng kế hoạch bài giảng chi tiết và khoa học. Kế hoạch bài giảng được thiết kế bao gồm những nội dung sau:

I. Mục tiêu bài học

Nội dung này xác định các yêu cầu mà học sinh cần đạt được sau khi học xong bài học.

II. Các kỹ năng sống được giáo dục

Nội dung này xác định các kỹ năng sống cụ thể được giáo dục cho học sinh qua bài học.

III. Các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực

Nhằm xác định các phương pháp, kỹ thuật dạy học có thể sử dụng để giáo dục kỹ năng cho học sinh. Đây là một nội dung quan trọng khi thiết kế bài dạy. Việc này giúp cho giáo viên lựa chọn cũng như dự liệu các tình huống có thể xảy ra để đưa ra phương án xử lý kịp thời.

IV. Tư liệu và phương tiện

Nội dung này nhằm xác định các tài liệu và phương tiện dạy học cần thiết mà giáo viên và học sinh cần phải chuẩn bị để sử dụng cho việc dạy và học.

V. Tiến trình dạy học

Nhằm xác định các giải đoạn, các hoạt động dạy học trong quá trình dạy học.

VI. Tư liệu

Trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần đa dạng hóa các tư liệu nhằm thu hút học sinh vào bài giảng của mình. Các tư liệu điển hình là phiếu học tập, phiếu giao việc, truyện, tình huống, ca dao, tục ngũ, bài thơ, bài hát, tranh ảnh,… có liên quan đến nội dung bài học

Tương tự như kế hoạch bài học truyền thống, kế hoạch bài học theo xu hướng tăng cường kỹ năng sống có các mục lớn là mục tiêu bài học, tài liệu và phương tiện, tiến trình dạy học và tư liệu. Tuy nhiên, chúng cũng có sự khác biệt rõ ràng, đó là kế hoạch bài học theo hướng tăng cường kỹ năng sống có 2 mục mới là các kỹ năng sống được giáo dục; phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực.

 1.2. Kỹ năng viết mục tiêu bài học

Mục tiêu bài học nói chung bao gồm những mục tiêu cụ thể về kiến thức, kỹ năng, hành vi và thái độ.

Khi xây dựng mục tiêu bài học cần phải xác định cụ thể, rõ ràng, đồng thời phù hợp với trình độ và đặc điểm của học sinh tiểu học. Có thể sử dụng các từ ngữ như : “nêu được”, “trình bày được”, “so sánh được”, “đánh giá được”, “vận dụng được”, “có kỹ năng”, “tự tin trong việc”, “có trách nhiệm đối với”,…

1.3. Cách xây dựng tiến trình dạy học

Đây là một nội dung vô cùng quan trọng, bởi vì chỉ khi giáo viên xác định được rõ ràng tiến trình dạy học việc dạy học mới có thể diễn ra hiệu quả, khoa học.

Tiến trình dạy học của kế hoạch bài học theo hướng tăng cường kỹ năng sống được chia thành 4 giai đoạn đó là khám phá, kết nối, thực hành/luyện tập và vận dụng.

Trong đó:

– Giai đoạn khám phá nhằm mực đích kích thích trì tò mò, tìm hiểu học sinh đã nắm được những kiến thức gì về nội dung bài học. Để thực hiện tốt nhiệm vụ ở giai đoạn này, giáo viên có thể cùng học sinh thực hiện các hoạt động có tính trải nghiệm, hoặc giáo viên đặt các câu hỏi nhằm gợi lại những hiểu biết, kinh nghiệm đã có của học sinh liên quan đến bài học mới. Ngoài ra, giáo viên có thể thực hiện bằng cách giúp học sinh xử lý, phân tích các hiều biết, trải nghiệm của học sinh, từ đó tổ chức và phân loại chúng.

– Giai đoạn kết nối. Ở giai đoạn này giáo viên có thể giới thiệu thông tin, kiến thức và kỹ năng mới thông qua việc tạo cầu nối liên kết giữa những nội dung kiến thức mà học sinh đã có với các nội dung kiến thức mới.  Để làm được điều đó, giáo viên đi từ việc giới thiệu mục tiêu bài học và kết nối chúng với các vấn đề đã chia sẻ ở giai đoạn 1. Sau đó, giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động để khám phá các kiến thức và kỹ năng mới. Tiếp đến, giáo viên tiến hành kiểm tra đánh giá khả năng tiếp nhận kiến thức của các em và nêu các ví dụ để liên hệ với thực tiễn.

– Giai đoạn thực hành / luyện tập. Mục đích của giai đoạn này là tạo cơ hội cho học sinh thực hành vận dụng kiến thức và kỹ năng mới trong điều kiện mẫu bên cạnh định hướng để học sinh thực hành đúng cách và điều chỉnh những hiểu biết, kỹ năng còn sai lệch. Trong giai đoạn này, giáo viên tiến hành những công việc như sau:

(1) Giáo viên thiết kế chuẩn bị hoạt động mà theo đó yêu cầu học sinh phải sử dụng kiến thức, kỹ năng mới.

(2) Học sinh làm việc theo nhóm, cặp hoặc cá nhân để hoàn thành nhiệm vụ.

(3) Giáo viên giám sát tất cả moi hoạt động và điều chỉnh khi cần thiết.

(4) Giáo viên khuyến khích học sinh thể hiện những điều các em suy nghĩ hoặc mới lĩnh hội được.

– Giai đoạn vận dụng. Giai đoạn này tạo cơ hội cho học sinh tích hợp, mở rộng và vận dụng kiến thức, kỹ năng có được vào các tình huống trong thực tiễn cuộc sống. Trong giai đoạn này, giáo viên thiết kế các hoạt động đòi hỏi học sinh vận dụng kiến thức và kỹ năng mới trong các tình huống. Giáo viên giao nhiệm vụ cho hcoj sinh theo nhóm, theo cặp hoặc cá nhân, sau đó học sinh báo cáo kết quả hoạt động động. Từ đó, giáo viên có thể đánh giá kết quả học tập của học sinh để đưa ra phương pháp bổ sung kiến thức hợp lý.

So với tiến trình giảng dạy truyền thống, các bước giảng dạy nêu trên có những khác biệt như sau:

Thứ nhất: Trong giai đoạn khám phá trên, kích thích học sinh tư duy đa chiều, các em phải hồi tưởng, suy nghĩ, chia sẻ và cùng tham gia các hoạt động mang tính chất trải nghiệm. Giai đoạn khám phà giúp giáo viên tìm hiểu những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm sống mà học sinh đã có về nội dung bài học mới để trên cơ sở đó tiếp tục hướng dẫn học sinh khám phá và chiếm lĩnh nội dung bài học mới.

Thứ hai: Việc kết nối được thực hiện dưa trên cơ sở liên kết các kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm học sinh đã có với cái học sinh chưa biết và cần biết.

Thứ ba: Trong tiến trình giảng dạy truyền thống , giai đoạn này có tên là củng cố. Khác với hoạt động củng cố, trong giai đoạn này học sinh phải thực hiện các hoạt động để vận dụng các kiến thức, kỹ năng vừa học vào tình huống thực tiễn.

Thứ tư: Vận dụng là giai đoạn được đánh giá tương tự hoạt động tiếp nối trong các bước lên lớp truyền thống. Tuy nhiên có những điểm khác biệt như sau:

– Vận dụng có thể thực hiện ngay trong giờ học hoặc sau giờ học, trong khi đó hoạt động tiếp nối là thực hiện sau giờ học.

–  Về nội dung, trong tiến trình giảng dạy truyền thống, hoạt động tiếp nối là yêu cầu học sinh học bài, làm bài tập,… Ngược lại, vận dụng coi trọng việc áp dụng vào thực tế, chính vì vậy trong giai đoạn vận dụng giáo viên tổ chức cho học sinh thực hiện các kiến thức, kỹ năng đã học trong tình huống, bối cảnh mới.

2. Áp dụng kiến thức vào quá trình thiết kế bài giảng

Chủ đề: KÍNH TRỌNG THẦY GIÁO, CÔ GIÁO VÀ YÊU QUÝ BẠN BÈ

(Thời lượng: 2 tiết)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

– Bài học góp phần hình thành, phát triển cho HS phẩm chất nhân ái và năng lực điều chỉnh hành vi dựa trên các yêu cầu cần đạt sau:

– Nêu được một số biểu hiện của sự kính trọng thầy giáo, cô giáo và yêu quý bạn bè.

– Thực hiện được hành động và lời nói thể hiện sự kính trọng thầy giáo, cô giáo và yêu quý bạn bè.

II. CÁC KỸ NĂNG SỐNG ĐƯỢC TRONG BÀI

– Kỹ năng Thể hiện sự kính trọng với thầy cô và yêu quý bạn bè;

– Kỹ năng tư duy phê phán;

III. CÁC PHƯƠNG PHÁP / KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC

– Phương pháp thảo luận nhóm

– Kỹ thuật động não, khăn trải bàn

IV. CÁC PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

Đối với giáo viên:

– Sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, máy tính, máy chiếu.

– Hình ảnh.

– Video “món quà tình bạn”.

 Đối với học sinh:

– Sách giáo khoa, giấy, bút chì, bút màu,…

– Ảnh chụp cùng bạn thân.

V. TIẾN TRÌNH DẠY HOẠT ĐỘNG

GTHoạt động dạyHoạt động học 

5’

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

15’

 

 

 

 

 

 

 

 

15’

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

12’

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

20’

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3’

 

 

 

 

TIẾT 1:

A. KHÁM PHÁ

Mục đích: Tạo tâm thế tích cực cho HS và dẫn dắt HS vào bài học

·         Nội dung: Hát về thầy cô

·         Sản phẩm: HS nêu được nội dung bài hát.

Cách thức thực hiện:

Giáo viên

·         Cho HS hát bài “Cô giáo”

+ Bài hát nói về ai?

+ Cô giáo đã dạy em những gì?

– Cô giáo rất yêu quý các em dạy các em điều hay, lẽ phải. Vậy các em nên có thái độ kính trọng, biết ơn thầy cô, yêu quý bạn bè như thế nào chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay.

·         Ghi tên bài học.

B. KẾT NỐI

Hoạt động 1: Tìm hiểu các biểu hiện của sự kính trọng thầy giáo, cô giáo và yêu quý bạn bè.

·         Mục đích: Nêu được một số biểu hiện của sự kính trọng thầy giáo, cô giáo và yêu quý bạn bè.

·         Nội dung:

+ Những biểu hiện của sự kính trọng thầy giáo, cô giáo và yêu quý bạn bè.

+ Sự cần thiết phải kính trọng thầy giáo, cô giáo và yêu quý bạn bè.

Sản phẩm: Trả lời được các câu hỏi nhận biết biểu hiện của sự kính trọng thầy giáo, cô giáo và yêu quý bạn bè.

Cách thức tiến hành:

1.1. Quan sát và nhận xét

Giáo viên:

– Yêu cầu HS quan sát tranh, thảo luận nhóm đôi để ghi chữ Đ với hành động mà em đồng tình.

– GV nhận xét, KL các biểu hiện đúng.

– Vì sao phải kính trọng thầy giáo, cô giáo và yêu quý bạn bè?

– Dẫn dắt sang hoạt động tiếp theo:

1. 2. Xem video

(video “món quà tình bạn” 5 phút)

·         GV cho hs xem video.

·         Nêu các câu hỏi:

+ Bạn Giang trong video yêu quý bạn mình như thế nào?

+ Bạn ấy đã thể hiện sự yêu quý An qua những việc làm nào?

+ Nếu em là An, em sẽ xử lí như thế nào khi bạn làm hỏng đồ của mình?

– GV GD học sinh về tình cảm yêu quý bạn bè, phải biết tha thứ, cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ bạn.

– Dẫn dắt qua hoạt động tiếp theo.

TIẾT 2

Hoạt động 2: Đóng vai xử lí tình huống

– Mục đích: HS được củng cố, luyện tập, đánh giá được thái độ, hành vi tự giác của bản thân và người khác.

– Nội dung:

+ HS đánh giá được sự kính trọng, biết ơn thầy cô và yêu quý bạn bè và người khác.

+ Củng cố, luyện tập kĩ năng đã học.

– Sản phẩm: HS tích cực tham gia các hoạt động học tập; trả lời được các câu hỏi, luyện tập đơn giản.

Cách thức tiến hành:…

2.1. Xử lí tình huống

– GV đưa ra hai tình huống để học sinh đóng vai, xử lí.

+ GV hướng dẫn hs tìm hiểu tình huống, phân vai.

+ HD hs nêu cách xử lí, GV định hướng.

+ HD hs tiến hành đóng vai.

– Gv cùng HS chia sẻ về các cách xử lí tình huống.

– Tuyên dương các nhóm xử lí hay, kết luận về các hành vi đúng thể hiện sự kính trọng thầy cô giáo và yêu quý bạn bè.

2.2. Liên hệ

+ Em đã làm gì để thể hiện tình cảm yêu quý thầy cô, yêu quý bạn bè?

+ Em thấy các bạn mình đã kính trọng thầy cô và yêu quý bạn bè chưa? Thể hiện ở những hành động như thế nào?

+ Bạn nào chưa thực hiện tốt và em sẽ góp ý bạn như thế nào?’

– GV kết luận hoạt động, tuyên dương những hành động đúng.

C. THỰC HÀNH

– Mục đích: HS vận dụng vào thực hiện được một số hoạt động biết ơn thầy cô, yêu quý bạn bè.

– Nội dung: Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tiễn cuộc sống.

– Sản phẩm: hành động cụ thể, bưu thiếp.

– Cách thức tiến hành:

+ GV phát giấy màu, yêu cầu HS làm bưu thiếp tặng thầy cô/bạn mà em yêu quý, lưu ý thể hiện tình cảm với thầy cô/bạn trên bưu thiếp.

+ GV nhận xét, khen ngợi sản phẩm đẹp.

+ Thi hát, kể chuyện hoặc đọc thơ tặng thầy cô, bạn bè.

 + Gv kết luận hoạt động.

D. ÁP DỤNG

·         Mục đích: Giáo viên, học sinh nhận biết được mức độ HS đáp ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực sau bài học.

·         Nội dung: Tổng kết, đánh giá thông qua việc giao nhiệm vụ tiếp nối sau bài học.

·         Sản phẩm: Làm bưu thiếp, hành động thực tế.

Cách thức tiến hành:

·         Giao nhiệm vụ sau tiết học: HS về nhà làm bưu thiếp tặng thầy cô, bạn bè mà em yêu quý. Thực hành làm những việc làm tốt thể hiện tình cảm kính trọng thầy cô giáo (chăm  học, chăm làm, lễ phép, giúp đỡ, đối xử tốt với bạn bè…)

 

 

 

 

 

 

 

 

Học sinh hát bài: “Cô giáo”

–  Nói về mẹ và cô giáo

– Dạy em đọc, viết, tính toán,….

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

– Thảo luận, hoàn thành

– Hs trình bày kết quả.

 

 

– HS nêu ý kiến cá nhân.

 

 

 

 

·-  HS xem video.

 

–  HS trả lời

 

– HS trả lời

 

– HS nêu ý kiến cá nhân.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

– HS đọc tình huống.

 

– HS thảo luận cách xử lí, phân vai.

 

– HS 2 nhóm đóng vai. Các nhóm khác chia sẻ, bổ sung.

 

 

 

 

– Nhiều HS trả lời.

– Nhiều HS nêu ý kiến.

 

 

– HS nêu ý kiến.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

– HS thực hành làm bưu thiếp.

 

 

– HS hát, đọc thơ, kể chuyện chủ đề thầy cô, bạn bè.

 

 

– HS ghi nhớ.

 

 

Trên đây là những nội dung kiến thức mà bản thân tôi đã tiếp nhận được trong quá trình học tập bồi dưỡng thường xuyên dành cho giáo viên tiểu học module 20: “Thực hành kỹ năng sống trong một số môn học ở Tiểu học”. Tuy nhiên do dung lượng bài viết hạn chế, tôi đã lựa chọn việc thực hành kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua môn đạo đức. Đây cũng là môn học có tầm quan trọng đặc biệt trong việc rèn luyện kỹ năng sống và các phẩm chất đạo đức cho học sinh tiểu học. Qua nội dung module 20, tôi đã rút ra cho mình nhiều bài học hữu ích cho công tác giảng dạy sau này.

Tải (download) Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên tiểu học module 40