Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên tiểu học module 1 năm 2023
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐẠO TẠO
TRƯỜNG…………………….
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BÀI THU HOẠCH
BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN GIÁO VIÊN TIỂU HỌC MODULE 1
Module TH1: Một số vấn đề tâm lý học dạy học ở tiểu học
Năm học: …………..
Họ và tên: ……………………………………………………………………
Đơn vị: ……………………………………………………………………
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên tiểu học module 1 là một chương trình có ý nghĩa rất quan trọng trong việc cung cấp cho giáo viên những kiến thức, kỹ năng sư phạm hữu ích. Thông qua việc tự học bồi dưỡng thường xuyên module 1: “Một số vấn đề tâm lý học dạy học ở tiểu học”, bản thân tôi đã rút ra những bài học ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn, cụ thể như sau:
1. Lý luận về một số vấn đề tâm lý học dạy học ở tiểu học
Mục Lục
1.1 Tâm lý học về sự phát triển trí tuệ học sinh tiểu học:
1.1.1. Khái niệm trí tuệ
Trí tuệ là một khái niệm trừu tượng, phức tạp dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm này. Nhìn chung, trí tuệ được biểu hiện thông qua nhiều mặt và hiện tượng tâm lý khác nhau. Thông thường, trí tuệ được biểu hiện thông qua các mặt sau:
Thứ nhất, thông qua việc nhận thức. Người có trí tuệ là người nhanh nhẹn, tiếp thu nhanh, mau nhớ hoặc biết suy xét, tìm ra các quy luật, có óc tưởng tượng phong phú, tháo vát, linh hoạt.
Thứ hai, thông qua các phẩm chất chẳng hạn như có óc tò mò, lòng say mệ, sự kiên trì miệt mài.
1.1.2. Đặc điểm của trí tuệ:
Trí tuệ được bộc lộ thông qua cả nhận thức và hành động, cụ thể:
– Về nhận thức, người có trí tuệ có khả năng nhận thức được đặc điểm bản chất của tình huống mới do người khác đưa ra hoặc tự mình nêu ra các vấn đề cần giải quyết.
– Về hành động, trên cơ sở tiếp thu kiến thức và quá trình rèn luyện, có khả năng sáng tạo công cụ mới, phương pháp mới, cách thức mới, phù hợp với hoàn cảnh mới.
1.1.3. Một số vấn đề về hình thành trí tuệ
Việc hình thành trí tuệ là phát triển năng lực suy nghĩ, sáng tạo mà bước đầu là nhận thức “bài toán”, giải các bài toán. Việc thúc đẩy quá trình hình thành trí tuệ cho học sinh tiểu học có ý nghĩa hết sức quan trọng. Việc hình thành và phát triển trí tuệ cần gắn liền với việc rèn luyện năng lực quan sát phát triển trí nhớ. Bên cạnh đó, giáo viên cần chú trọng thúc đẩy hình thành phát triển trí tuệ của học sinh tiểu học cùng với giáo dục tình cảm đẹp, rèn luyện ý chí và bồi dưỡng phẩm chất tốt đẹp.
Muốn hình thành trí tuệ cho học sinh tiểu học, trước tiên cần thay đổi cấu trúc, nội dung tài liệu dạy học phù hợp với khả năng nhận thức của lứa tuổi. Cần xây dựng nội dung học sao cho trẻ có được trình độ cao hơn, có phương thức hoạt động trí tuệ phức tạp hơn. Trong đó, giáo viên cso nhiệm vụ hàng dầu trong việc phát triển trí tuệ của trẻ thông qua tạo ra các điều kiện để học sinh suy nghĩ chủ động, độc lập sáng tạo trong việc đề ra và giải quyết các “bài toán” nhận thức và thực tiễn một cách thường xuyên, có hệ thống.
1.2. Tâm lý học về sự hình thành kỹ năng học tập của học sinh tiểu học
Kỹ năng là cách thức vận dụng kiến thức để giải quyết các công việc. Việc hình thành kỹ năng cho học sinh là giúp học sinh có một cái nhìn khái quát toàn diện, trên cơ sở kiến thức đã học biết áp dụng một cách linh hoạt để giải quyết vấn đề.
Kĩ xảo là hành động đã được củng cố và tự động hóa. Kĩ xảo ít có sự tham gia của ý thức, nhưng ý thức luôn thường trực để xuất hiện kịp thời khi có vấn đề. Các động tác thừa và phụ bị loại trừ, những động tác cần thiết ngày càng chính xác hơn, nhanh hơn tiết kiệm năng lượng và thời gian, đảm bảo chất lượng tốt.
Để hình thành kỹ xảo, người giáo viên cần tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh tiểu học rèn luyện thường xuyên để học sinh hành động như một thói quen.
Với lứa tuổi tiểu học, cần hình thành các kỹ năng, kỹ xảo cơ bản cho các em một cách toàn diện, bao gồm:
Thứ nhất, kỹ xảo học tập. Trong hoạt động học tập, giáo viên cần trang bị cho các em học sinh những kỹ năng, kỹ xảo cần thiết như đọc, viết, tính toán,… Đây là những kỹ năng, kỹ xảo quan trọng tạo tiền đề cho học sinh tiếp thu được các kiến thức ở mức độ cao hơn. Nhìn chung, các kỹ xảo này tương đối phức tạo đối với học sinh lớp 1. Đặc biệt là kỹ xảo viết, đòi hỏi các em nắm được các quy tắc chính tả, thuần thục các động tác, nhanh nhẹn và linh hoạt.
Thứ hai, chủ yếu là lao động tự phục vụ, lao động đơn giản như kĩ năng kĩ xảo sử dụng các công cụ lao động… Những kĩ năng, kĩ xảo vệ sinh như biết đánh răng rửa mặt… Một trong những kỹ năng quan trọng không kém đó là những kĩ năng, kĩ xảo về hành vi như các kĩ năng, kĩ xảo đi đứng, ngồi ngay ngắn, biết ra vào đúng lối, biết cách chào thầy cô giáo.
Việc rèn luyện cho các em đầy đủ các kỹ năng, kỹ xảo trên sẽ góp phần tạo tiền đề cho các e phát triển trong tương lai trở thành người công dân có ích, vừa có đức vừa có tài.
1.3. Tâm lý học về giáo dục đạo đức học sinh tiểu học
Việt Nam là một đất nước luôn luôn đề cao phạm trù đạo đức. Để những nét đẹp truyền thống được gìn giữ và hình thành phẩm chất tốt đẹp ở mỗi người, đòi hỏi phải rèn luyện các phẩm chất đạo đức cho học sinh tiểu học từ khi mới vào lớp 1. Bởi, mỗi người đều nằm trong các mối quan hệ xã hội nhất định chính vì vậy cần có có những chuẩn mực đạo đức cần thiết. Đạo đức được hiểu là hệ thống chuẩn mực biểu hiện thái độ đánh giá quan hệ giữa lợi ích của bản thân với lợi ích của người khác.
Như đã khẳng định, giáo dục đạo đức cho học sinh là một trong những nhiệm vụ quan trọng của nhà trường và gia đình, bởi lẽ: “bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và cần thiết”.
Muốn thực hiện tốt nhiệm vụ này, người giáo viên cần tôn trọng và gần gũi với học sinh. Việc thường xuyên than phiền, trách móc và luôn cho rằng người lớn đúng dễ dàng tạo ra các rào cản tâm lý giữa học sinh và giáo viên. Nhiều em học sinh có thể có các biểu hiện tâm lý như bất mãn, hung hăng, không tiếp nhận ý kiến góp ý.
Bên cạnh đó, nhà trường cần cung cấp những tri thức đạo đức cho học sinh thông qua chương trình học trên lớp và các buổi ngoại khóa ngoài giờ lên lớp. Giáo viên phải cung cấp cho các em tri thức đạo đức về: hiểu biết đạo đức, nghĩa vụ, bổn phận, trách nhiệm phải làm, về thái độ phải có… Những kiến thức đó có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng cơ sở lý trí, giúp các em nhận thức được thiện – ác, tốt – xấu, bước đầu phân biệt được cái gì nên làm.
Hơn nữa, với vai trò là người giáo viên, cần biến tri thức đạo đức thành niềm tin và tình cảm đạo đức, đồng thời chú trọng học tập hành vi đạo đức và thói quen đạo đức. Để làm được điều đó, cần phải có những tác động mạnh mẽ vào tình cảm đạo đức và ý chí học sinh. Tác động vào tình cảm, sự học tập, thái độ và chuyển được tri thức đạo đức thành niềm tin đạo đức. Việc tổ chức cho học sinh tiếp xúc với người thực, việc thực, với chính chủ thể của các hành vi đạo đức có thật sẽ tác động nhiều hơn so với lý thuyết dài dòng, khô khan, cứng nhắc về những điều phải làm và không làm được. Việc thực và người thực có khả năng đi thẳng vào niềm tin của mỗi học sinh, của nhóm và tập thể mà học sinh là thành viên. Những hành vi đó là mẫu mực để học sinh noi theo.
2. Bài học kinh nghiệm cho bản thân
Qua nội dung bồi dưỡng thường xuyên module1, bản thân tôi đã rút ra được những kinh nghiệm hữu ích cho bản thân trong việc thúc đẩy việc hình thành trí tuệ và kỹ năng, kỹ xảo cho học sinh tiểu học :
Thứ nhất: Trách nhiệm của giáo viên trong việc hình thành trí tuệ cho học sinh tiểu học
Tâm lý trẻ em thường thích được người lớn tôn trọng, tin tưởng và giao việc. Trên cơ sở đó, duy trì hứng thú học tâp, tạo điều kiện tốt nhất để kích thích trẻ em tự khám phá bản thân. Khi giao việc, giáo viên cần lưu ý đến đặc điểm từng học sinh như tính cách, điều kiện sống, nơi ở… để tránh giao những nhiệm vụ quá sức với học sinh. Cần lưu ý đặc điểm của từng học sinh để giao việc cho phù hợp, không gây ảnh hưởng đến phụ huynh cũng như tâm lý các em
Chính vì vậy, giáo viên cần linh hoạt trong thiết kế bài giảng, tổ chức giảng dạy. Giáo viên cần xây dựng bài giảng theo hướng gắn liền với thực tiễn, kích thích trí tò mò của các em. Đối với những môn học như âm nhạc, mỹ thuật, thể dục học sinh được vận động, trải nghiệm ngoài trời thường thu hút sự chú ý và yêu thích của hầu hết các em học sinh. Ngược lại, các môn toán, môn khoa học lại chiếm nhiều thời lượng trong chương trình tiểu học, nhưng lại khô khan, giáo viên cần làm mới trong công tác giảng dạy để duy trì sự thích thú của học sinh. Chẳng hạn với môn toán, giáo viên có thể đưa ra các bài toán gắn liền với cuộc sống sinh hoạt của các em. Khi giảng dạy chủ đề chu vi hình vuông, hình chữ nhật, giáo viên có thể yêu cầu học sinh đo trước chiều dài, chiều rộng của bàn học hay phòng riêng của mình. Với sự chuẩn bị kỹ càng tại nhà không chỉ giúp cho học sinh có được ý thức chủ động trong học tập mà còn dễ hiểu, dễ nhớ. Hay khi học bài cộng phân số, có thể đặt câu hỏi về nhà như sau: Bánh chưng Tết khi bóc thường được chia thành mấy phần bằng nhau? Con thường ăn được mấy phần? Anh chị em, bố mẹ ăn nhiều nhất được mấy phần? Nhưng câu hỏi đó, giúp kích thích trí nhớ, trí liên tưởng, tưởng tượng của các em học sinh. Các vấn đề được ăn liền với thực tế cuộc sống giúp phát triển tình cảm nội tâm, sư quan sát của các em. Thậm chí nhắc nhớ các em những văn hóa truyền thống của dân tộc.
Thứ hai: Trách nhiệm của giáo viên trong việc hình thành kỹ năng, kỹ xảo và thói quen cho học sinh tiểu học
Đọc, viết là những kỹ năng quan trọng hàng đầu của học sinh tiểu học, đặc biệt là học sinh lớp 1, lớp 2, lớp 3. Nhận thức được điều đó, bản thân tôi luôn không ngừng tìm kiếm, đổi mới phương pháp rèn luyện kĩ năng đọc, rèn luyện kĩ năng viết và kỹ năng giải toán cho các em học sinh mà mình chịu trách nhiệm giảng dạy. Trong quá trình rèn luyện các kỹ năng trên cho học sinh của mình, tôi nhận thấy cần xây dựng kế hoạch bài giảng sinh động, trực quan tạo hứng thú cho học sinh. Từ đó giúp cho học sinh ham thích luyện tập. Không chỉ vậy, tôi còn luyện cho học sinh của mình thói quen giữ vở sạch chữ đẹp, vượt khó trong học tập.
Việc rèn luyện các kỹ năng cho học sinh tiểu học, tôi bắt đầu từ việc làm cho học sinh hiểu được các thức luyện tập. Để có thể truyền đạt cho học sinh hiểu rõ, bản thân tôi luôn thiết kế bài giảng, xây dựng kế hoạch giảng dạy chi tiết. Với đối tượng học sinh tiểu học, mức độ tập trung chưa cao, người giáo viên cần giảng dạy tỉ mỉ, với cử chỉ ân cần, nhẹ nhàng với nội dung bài sinh động, trực quan.
Bên cạnh đó, người giáo viên cũng cần kịp thời phát hiện, chỉ ra sai sót cho học sinh. Những chỉ dẫn của giáo viên về những sai sót trong phương pháp hành động và sự đánh giá mức độ phù hợp giữa kết quả đạt được với mục đích đề ra có ý nghĩa quan trọng. Biết kết quả và hiểu nguyên nhân của sự sai sót trong hành động là một trong những điều kiện chủ yếu để chuyển từ kĩ năng sang kĩ xảo nhanh chóng.
Để học sinh sử dụng cac kỹ năng nhuần nhuyễn, cần phải tiến hành thường xuyên, liên tục, có tính hệ thống. Việc luyện tập xuất phát từ khó đến dễ, từ đơn giản đến phức tạp. Chẳng hạn, đối với kỹ năng đọc, việc rèn luyện kỹ năng đọc xuất phát từ việc dạy các em nhận diện mặt chữ, đọc được đến đọc nhanh, lưu loát và truyền cảm. Nhờ vậy, kỹ năng đọc của các em học sinh ngày càng tiến bộ.
Để nắm được tình trạng rèn luyện các kỹ năng của học sinh tiểu học, cần thực phải tiến hành kiểm tra và đánh giá kết quả học tập. Các bài kiểm tra, đánh giá sẽ giúp giáo viên biết được ưu điểm, hạn chế của từng em học sinh, từ đó có các phương pháp giảng dạy phù hợp đối với từng em học sinh cá biệt. Trong quá trình luyện tập, giáo viên phát hiện những sai sót của học sinh cần uốn nắn, điều chỉnh kịp thời để giúp các em nhanh chóng tiến bộ. Điều quan trọng là giáo viên phải dạy cho các em tự kiểm tra, dần dần sẽ hình thành thói quen tự kiểm tra, tự đánh giá hành động của mình.
Hơn cả, giáo viên cần cũng cố những kỹ năng, kỹ xảo, thói quen đã được hình thành. Duy trì và phát triển tốt các kỹ năng cho học sinh tiểu học tạo điều kiện cho các em tiếp thu các kiến thức phức tạp ở bậc trung học cơ sở va các bậc học cao hơn.
Thứ ba: Trách nhiệm của giáo viên trong việc hình thành đạo đức
Tâm lý bắt chước là một trong những tâm lý phổ biến ở lứa tuổi học sinh tiểu học, chính vì vậy, mỗi người giáo viên cần rèn luyện phẩm chất đạo đức tốt để các em noi theo. Ngoài ra, giáo viên cần tận dụng tác động tâm lý của nhóm, tập thể trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh. Học sinh có thể tham gia vào các nhóm khác nhau, nhưng trong phạm vi nhà trường thì có thể kể ra 3 nhóm chính: tổ học tập (lớp), chi đội và nhóm học sinh ở nơi ở.
Việc rèn luyện cho các em học sinh tiểu học cần gắn liền với các tình huống thực tế. Chỉ có thế giới quan sinh động mới dễ dàng tác động đến tâm lý và nhận thức của các em. Vì lẽ đó, giáo viên cần tìm ra những tình huống trong cuộc sống thực tế để các em lựa chọn giải pháp, phân tích, phê phán, cổ vũ và cuối cùng giáo viên đưa ra kết luận. Cách làm này có sức khắc sâu, lắng đọng vào tâm hồn các em.
Sau khi học module này, với những bài học kinh nghiệm rút ra được từ bài học, bản thân tôi đã áp dụng vào thực tiễn giảng dạy của bản thân tại lớp 3, trường Tiểu học Láng Thượng và đạt được những kết quả nhất định. Đầu tiên, các em học sinh đã biết tìm tòi, sáng tạo, chủ đông trong quá trình thu thập kiến thức. Với những bài giảng gắn liền với thực tế các em tỏ ra hứng thú và tập trung cao độ vào bài giảng. Các em chủ động nắm kiến thức và thu thập thông tin khi được giáo viên giao việc và biết cách trình bày logic những nội dung được giao. Những em học sinh nhút nhát, rụt rè, thụ động đã nhanh nhẹn hơn, tích cực hơn nhờ sự trợ giúp của các bạn và giáo viên.
Kỹ năng đọc, viết, giải toán của các em học sinh ngày một tiến bộ. Nhiều em có khả năng giải toán nhanh, đọc lưu loát và diễn cảm.
Quả thực, những kiến thức mà module 1 cung cấp rất hữu ích đối với bản thân tôi.
Người viết thu hoạch
Tải (download) Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên tiểu học module 1