Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module 36 tiểu học làm như thế nào? – Trí Tuệ Việt Nam

Để nâng cao chất lượng giáo dục, nhà nước đưa ra các quy định về các chương trình bồi dưỡng bắt buộc dành cho cán bộ, giáo viên các cấp. Đối với bậc tiểu học, hàng năm giáo viên sẽ tham gia chương trình bồi dưỡng thường xuyên với 45 mô đun tự chọn, kết thúc chương trình học, tất cả đều phải làm bài thu hoạch. Để hình dung rõ hơn về bài thu hoạch này, sau đây là hướng dẫn bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module 36 tiểu học.

1. Mục tiêu của việc làm bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module 36 tiểu học.

Chắc hẳn những người làm nghề giáo cũng biết rõ, ngoài thời gian giảng dạy trên trường, giáo viên còn phải tham gia các lớp bồi dưỡng kỹ năng  nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy. Thông qua các chương trình bồi dưỡng này, không chỉ nâng cao kỹ năng, chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên mà cũng là căn cứ để đánh giá, phân loại tiêu chuẩn giáo viên, nhằm đào tạo những nhân lực ngành giáo dục vừa giỏi chuyên môn vừa thuần thục kỹ năng sư phạm. Đây là những khóa học bắt buộc, được Bộ giáo dục và đào tạo ban hành trong thông tư 32/2011/TT- BGDĐT về việc ban hành chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên tiểu học.bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module 36 tiểu họcbài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module 36 tiểu học

Bộ chương trình với hai nội dung chính là khối kiến thức bắt buộc và khối kiến thức tự chọn (trong đó có 45 mô đun), các giáo viên sẽ được tham gia học những kiến thức trên xuyên suốt 120 tiết/năm học và làm bài thu hoạch. Bài thu hoạch là kết quả đánh giá quá trình tiếp thu, đổi mới, nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên, người đứng đầu đơn vị tổ chức chương trình bồi dưỡng thường xuyên sẽ là người đánh giá bài thu hoạch.

Đối với những giáo viên làm chức vụ giáo viên chủ nhiệm, họ sẽ chọn mô đun 36: “Các giải pháp sư phạm trong công tác giáo dục học sinh của người giáo viên chủ nhiệm” làm đề tài viết bài thu hoạch. Làm giáo viên là một công việc vất vả, làm giáo viên chủ nhiệm còn khó khăn hơn nhiều lần vì vừa đóng vai trò là người thầy, vừa là người mẹ, là cầu nối giữa gia đình và nhà trường. 

Đây là mô đun khá hay, yêu cầu người giáo viên phải nêu ra những giải pháp xử lý các tình huống sư phạm thường gặp một cách khoa học, chuyên nghiệp. Mục tiêu của mô đun này nhằm tăng cường năng lực làm công tác giáo viên chủ nhiệm, nó như một giáo án soạn sẵn để giáo viên dựa vào đó khi gặp những tình huống sư phạm thực tế xảy ra có thể áp dụng và giải quyết một cách hiệu quả. 

Để bài thu hoạch được chi tiết, chất lượng và đánh giá cao, giáo viên chủ nhiệm cần nghiên cứu kỹ cả về nội dung lẫn hình thức và đầu tư làm bài nghiêm túc. Sau đây là hướng dẫn làm bài thu hoạch module 36 tiểu học

2. Hướng dẫn cách làm bài thu hoạch module 36 tiểu học.

Trong mô đun 36 :Các giải pháp sư phạm trong công tác giáo dục học sinh của người giáo viên chủ nhiệm có 5 tình huống mà người giáo viên chủ nhiệm phải giải quyết như sau:

  1. Giải pháp xử lí tình huống sư phạm của người giáo viên chủ nhiệm trong công tác quản lí và giáo dục học sinh trong các giờ học chính khóa.

  2. Giải pháp xử lí tình huống sư phạm của người giáo viên chủ nhiệm trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp: tiết chào cờ, hoạt động của Sao nhi đồng và Đội TNTP HCM.

  3. Giải pháp xử lí tình huống sư phạm của người giáo viên chủ nhiệm trong công tác quản lí và giáo dục học sinh trong hoạt động buổi 2/ngày.

  4. Giải pháp xử lí tình huống sư phạm của người giáo viên chủ nhiệm trong hoạt động phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh.

  5. bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module 36 thbài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module 36 th

    Giải pháp xử lí tình huống sư phạm của người giáo viên chủ nhiệm với công tác giáo dục học sinh cá biệt.

Như vậy, mô đun này yêu cầu giáo viên chủ nhiệm phải nắm bắt toàn bộ hoạt động của nhà trường và mối liên hệ giữa nhà trường với xã hội. Sau đây là cách giải quyết một số tình huống  như sau:

– Tình huống 1: đây là yêu cầu về kỹ năng của giáo viên chủ nhiệm trong giờ học chính khóa. Để ổn định và kiểm soát trong giờ học chính khóa, giáo viên nên có những sắp xếp cơ bản như sau:

+ Xếp chỗ ngồi cho học sinh

+ Bầu ban cán sự lớp

+ Xây dựng nội quy lớp học

+ Khảo sát học sinh

– Tình huống 2: đây là yêu cầu về giải quyết các tình huống hoạt động ngoài giờ và đội nhóm. Đây là công tác bắt buộc phải có đi đôi với công tác dạy học để trẻ có ý thức cũng như phát huy tinh thần kỷ luật đội nhóm. Giáo viên chủ nhiệm cần phối hợp chặt chẽ với tổng phụ trách đội, ban cán sự lớp để kiểm soát phụ trách hoạt động này.

– Tình huống 4: đây là yêu cầu về giải quyết tình huống khi làm việc với hội cha mẹ học sinh, là cầu nối giữa nhà trường với gia đình. Một số giải pháp đưa ra đó là: thường xuyên trao đổi, bàn bạc với đại diện cha mẹ học sinh  trực tiếp hoặc qua mạng xã hội, điện thoại về công tác dạy học và sinh hoạt tại trường, tổ chức các buổi học phụ huynh để thông báo tình hình học tập của học sinh.

Các tình huống còn lại các bạn cũng đưa ra những cách giải quyết rõ ràng, chi tiết như trên.

Như vậy, bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ mục đích của bài thu hoạch module 36 tiểu học và  một số cách giải quyết tình huống cơ bản trong mô đun 36, chúc các bạn làm bài thu hoạch hiệu quả.