Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module 13 cấp tiểu học kĩ năng lập kế hoạch bài học theo hướng dạy học tích cực | Xemtailieu

Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module 13 cấp tiểu học kĩ năng lập kế hoạch bài học theo hướng dạy học tích cực

  • doc

  • 6

    trang

TRƯỜNG THCS PHÚ CƯỜNG

CÂU HỎI THU HOẠCH BDTX MODULE 31

NỘI DUNG: CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP

Câu 1:

Nêu rõ vị trí , vai trò của người giáo viên chủ nhiệm lớp? ( 4 điểm)

Vị trí của người giáo viên chủ nhiệm lớp:

Giáo viên chủ nhiệm là người đại diện cho hiệu trưởng quản lí toàn diện học sinh

một lớp học ở trường phổ thông. Giáo viên chủ nhiệm được hiệu trưởng giao trách

nhiệm quản lí lớp học nên giáo viên chủ nhiệm là người đại diện cho hiệu trưởng

quản lí lớp học.

Vai trò của người giáo viên chủ nhiệm lớp:

Quản lý toàn diện một lớp học:

– Quảnlí nhân sự như: sổ lương, tuổi tác, giới tính, hoàn cảnh gia đình, trình độ

HS về học lực và đạo đức…

– Đưa ra dự báo, vạch được một kế hoạch giáo dục phù hợp với thực trạng để

dẫn dất HS thực hiện kế hoạch đó.

– Khai thác hết những điều kiện khách quan, chủ quan trong và ngoài nhà

trường để đạt được mục tiêu giáo dục.

 Quản lí toàn diện hoạt động giáo dục, gồm:

– Nắm vững những đặc điểm của từng HS của lớp với tất cả các tiêu chí:

+ Về nhân thân (họ tên, tuổi, giới tính, địa chỉ, hoàn cảnh gia đình, cha mẹ,

nghề nghiệp).

+ Về gia cảnh (vé văn hoá, kinh tế, về tâm lí…).

+ Về đặc điểm của HS (về sức khoẻ, sở thích, học lực; đạo đức; quan hệ xã

hội, bạn bè, tính tình…).

– Đánh giá phân loại, xác định những mặt mạnh, mặt yếu của tập thể HS.

+ Phân loại theo mục tiêu giáo dục toàn diện như: năng lực học tập, sự phát

triển trí tuệ, khả năng học tập các môn để xây dựng kế hoạch phụ đạo, bồi dưỡng

HS theo môn học.

+ Phân loại được đặc điểm nhân cách, thái độ, đạo đức HS để có kế hoạch

tác động cá thể hoá và phối hợp trong giáo dục.

+ Quan tâm tới những HS yếu về mọi mặt học tập, kĩ năng để có kế hoạch

rèn luyện, bồi dưỡng (không ít GVCN quên nhiệm vụ này).

+ Nắm vững gia cảnh, đặc điểm của các gia đình HS: đời sống kinh tế, nghề

nghiệp, trình độ văn hoá, khả năng và thái độ của các bậc cha mẹ đổi với các hoạt

động giáo dục của nhà trường…

GVCN là thành viên của tập thể sư phạm và hội đồng sư phạm, là người thay

mặt Hiệu trường, hội đồng nhà trường và cha mẹ

GVCN có trách nhiệm truyền đạt tất cả yêu cầu, kế hoạch giáo dục của nhà

trường tới tập thể và từng HS của lớp chủ nhiệm; biến những chủ trương, kế hoạch

đào tạo của nhà trường thành chương trình hành động của tập thể lớp và của mọi

HS.

Là một thành viên tham mưu của Hội đồng sư phạm, có trách nhiệm phản ánh

đầy đủ thông tin về lớp chủ nhiệm, đề xuất các giải pháp giáo dục HS, giúp cán bộ

quản lí, lãnh đạo nhà trường đưa ra các định hướng, giải pháp quản lí, giáo dục HS

hiệu quả.

Yêu cầu đối với GVCN:

+ Phải nắm vững mục tiêu lớp học, cấp học.

+ Các kiến thức cơ bản về tâm lí học, giáo dục học, có hiểu biết về văn hoá,

pháp luật, chính trị…

+ Đặc biệt cần có hàng loạt kĩ năng tổ chức hoạt động giáo dục như:

Kĩ năng giao tiếp, ứng xử với các đối tượng trong và ngoài nhà trường.

Kĩ năng “chẩn đoán” đặc điểm HS, kĩ năng lập kế hoạch.

Kĩ năng tác động nhằm cá thể hoá quá trình giáo dục HS.

Ngoài ra,vị trí, vai trò giáo viên chủ nhiệm lớp là người đại diện quyền

lợi, nguyện vọng chính đáng của tập thể học sinh, là “cầu nối” giữa các lớp

với Hiệu trường và các thầy cô giáo

Ngày nay vị trí “cầu nối” của GVCN vô cùng quan trọng bởi trong bối cảnh hội

nhập, HS luôn bị tác động bởi các yếu tố tích cực và tiêu cực. Các em có nhiều suy

nghĩ nhạy cảm, năng động, sáng tạo, muốn tự khẳng định nhưng lại thiếu kinh

nghiệm, hiểu biết còn hạn chế… đã dẫn tới sự khó khăn khi lựa chọn các phương án

ứng xử..

Giáo viên chủ nhiệm lớp là “cầu nối” giữa nhà trường với gia đình và

các tố chức xã hội, là người tố chức phối hợp, liên kết các lực lượng trong

quá trình thực hiện mục tiêu giáo dục

GVCN còn là người cố vấn cho công tác Đội ở lớp chủ nhiệm

Câu 2:

Anh (Chị) hãy nêu và phân tích nội dung và phương pháp lập kế hoạch về công tác

chủ nhiệm lớp ở bậc THCS ( 6 điểm)

N ôi dung và phương pháp lập kế hoạch chủ nhiệm lớp

Lập kế hoạch chủ nhiệm lớp là quyết định trước xem:

+ Phải làm cái gì?

+ Làm như thế nào?

+ Khi nào làm?

+ Ai làm cái đó?

+ Làm việc đó trong điều kiện nào?

Lập kế hoạch chủ nhiệm lớp được hiểu là thiết kế trước bước đi cho hoạt động

tương lai thông qua việc sử dụng và khai thác tối ưu nguồn nhân lực, vật lực để đạt

được những mục tiêu xác định.

Lập kế hoạch chủ nhiệm lớp đòi hỏi phải có tri thức và kỉ năng tiến hành, xác

định được đường lổi và đưa ra các quyết định trên cơ sờ các mục tiêu, sự hiểu biết

cùng các đánh giá một cách thận trọng.

Kế hoạch chủ nhiệm là sự sáng tạo của GVCN lớp, phản ánh khả năng xử lí

thông tin, xác định mục tiêu, thiết kế và dự đoán các hoạt động đạt được mục tiêu

của họ.

GV phải phác hoạ kế hoạch của chủ nhiệm bước đầu, ngay khi được Hiệu

trường phân công và giao nhận lớp. Dù được yêu cầu làm chủ nhiệm một lớp có

nhiều HS yếu kém, thậm chí lớp học có vài phần tử “quậy” GV cũng đừng quá lo

lắng và vội vàng từ chối. Nhìn chung không nên xin Hiệu trường cho đổi lớp vì làm

như vậy dễ bị lãnh đạo nhà trường nhận xét là “non yếu”. Nên coi đó là cơ hội tốt để

thể hiện bản lĩnh, trí tuệ của người GVCN.

GV có thể nghiên cứu để lập kế hoạch chủ nhiệm theo các bước sau:

 Nhận bàn giao số lượng, chất lượng HS và sổ sách từ GVCN của năm học

trước (đối với lớp 7, 8, 9). Riêng đối với HS lớp 6 thi GVCN bước đầu chỉ cần

nghiên cứu kĩ kết quả học tập cả cấp Tiểu học và đặc biệt là nhận xét của GV năm

cuối cấp (lớp 5).

+ Nghiên cứu kết quả học tập cùng hoàn cảnh gia đình của từng HS để chuẩn bị

cho chiến lược dạy của chính mình cũng như kế hoạch phối hợp, chia sẽ về yêu cầu

dạy học và giáo dục HS với các GV khác sẽ dạy cùng lớp.

+ Lập danh sách HS theo thứ tự A, B, C…, gạch chân hoặc có kí hiệu riêng cho

những HS đặc biệt như là HS quá giỏi, quá nghèo hoặc quá “quậy”,…

+ Gặp GVCN cũ để xin được nhận bàn giao chất lượng giáo dục từ năm học

truớc (đổi với HS lớp 7 trở lên).

+ Ghi chú trong sổ tay những dự kiến về cách thức đổi mới công tác chủ nhiệm

sẽ thực hiện trong năm học mới đối với lớp mình chủ nhiệm.

Bản kế hoạch công tác GVCN thường bao gồm:

+ Tóm tắt tình hình của nhà trường và của lớp học.

+ Xác định rõ mục đích, yêu cầu tiến hành các hoạt động giáo dục. Phần này yêu

cầu viết mục tiêu thật cụ thể, chính xác, có thể đo được, quan sát và đánh giá được.

Cụ thể hoá mục tiêu thành các nhiệm vụ phải thực hiện.

+ Xác định những điều kiện, phương tiện, địa điểm và thời gian tiến hành các

hoạt động.

+ Xác định các phương pháp kiểm tra và đánh giá việc thực hiện kế hoạch.

Xây dựng các kế hoạch hoạt động giáo dục trong năm học, GVCN có thể sắp

xếp các hoạt động theo cách sau:

Các

hoạt

Ghi chú

Chuẩn

Thời gian

Phân công

bị điều

động

Kiểm tra

kiện

Người Người

Tháng

Tuần

Nhận xét

(sữa đổi

đánh giá

điều

chỉnh)

Người

phụ

tham

tham

trách

gia

gia

Thời

gian

Thực tiễn cho thấy, kế hoạch của GVCN dù được thiết kế một cách cẩn thận,

có tính đến những tiền đề và những điều kiện nhất định, song không tránh khỏi

những hạn chế do những biến động của thực tiễn đem lại.

Do đó, GVCN cần dựa vào các thông tin thu được, đối chiếu với mục tiêu để

kịp thời điều chỉnh và hoàn thiện kế hoạch một cách linh hoạt sáng tạo nhằm thực

hiện tốt những mục tiêu giáo dục đã đề ra.

GVCN giỏi là những người biết xây dựng kế hoạch, thực hiện theo kế hoạch và

cũng biết điều chỉnh chúng nếu thấy cần thiết.