Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên mới nhất
Mẫu bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên. Vấn đề bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên. Ý nghĩa của việc bồi dưỡng giáo viên và làm bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên.
Từ trước đến nay, bồi dưỡng, tập huấn là hoạt động thường xuyên diễn ra trong ngành giáo dục nước nhà. Nó có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự nghiệp phát triển của nền giáo dục nước ta. Dưới đây là phân tích về bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên mới nhất.
Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568
1. Mẫu bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên:
BÀI THU HOẠCH
BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN
Năm học…
- Họ và tên: …. Giới tính: …
- Ngày tháng năm sinh: …… Năm vào ngành giáo dục: ……
- Trình độ chuyên môn…….
- Chức vụ: ……
- Nhiệm vụ được phân công: ………
- Nội dung thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên năm học……..
- Nội dung bồi dưỡng thường xuyên(Trình bày việc học tập và thực hiện các nội dung bồi dưỡng thường xuyên dựa trên kế hoạch BDTX của cá nhân đã được Hiệu trưởng phê duyệt: Đạt kết quả như thế nào, rút kinh nghiệm được gì?)
- Nội dung 1 (30 tiết)
- Nội dung 2 (30 tiết)
- Nội dung 3 (60 tiết)
(Nêu đủ 04 module nghiên cứu, học tập)
- Bài học kinh nghiệm
- Đề xuất nội dung học tập năm học 2020-2021 (ghi mã module, tên của 04 module trong tài liệu BDTX đối với nội dung 3).
……., ngày tháng năm 2021
NGƯỜI VIẾT
(Ký, ghi rõ họ tên)
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN
- Giáo viên tự đánh giá, xếp loại: (theo các tiêu chí sau)
Nội dung 1 (10 điểm) Nội dung 2 (10 điểm) Nội dung 3 (10 điểm) Tiếp thu kiến thức và kỹ năng (5đ) Vận dụng kiến thức (5đ) Tiếp thu kiến thức và kỹ năng (5đ) Vận dụng kiến thức (5đ) Module……….(10đ) Module……….(10đ) Module……….(10đ) Module……….(10đ) Điểm ND 1: Điểm ND 2: Điểm trung bình ND 3: Điểm TB BDTX Xếp loại:
- Ban Chỉ đạo đánh giá, xếp loại:
Nội dung 1 (10 điểm) Nội dung 2 (10 điểm) Nội dung 3 (10 điểm) Tiếp thu kiến thức và kỹ năng (5đ) Vận dụng kiến thức (5đ) Tiếp thu kiến thức và kỹ năng (5đ) Vận dụng kiến thức (5đ) Module……….(10đ) Module……….(10đ) Module……….(10đ) Module……….(10đ) Điểm ND 1: Điểm ND 2: Điểm trung bình ND 3: Điểm TB BDTX Xếp loại:
…., ngày….. tháng….. năm 2021
HIỆU TRƯỞNG
Xem thêm: Bài thu hoạch quốc phòng an ninh mới nhất (Liên hệ bản thân)
2. Vấn đề bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên:
Bồi dưỡng công tác nghề nghiệp là hoạt động thường xuyên mà cán bộ giáo viên thường xuyên phải thực hiện nhằm đảm bảo duy trì kiến thức, cách tiếp cận giảng dạy cho học sinh, giúp quá trình dạy học diễn ra khách quan, rõ ràng hơn. Việc bồi dưỡng thường xuyên này mang tính chất bắt buộc, yêu cầu giáo viên phải tuân thủ thực hiện, bởi nó được xem là một trong các hoạt động công tác trong ngành.
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên là kết quả mà giáo viên đạt được trong suốt quá trình bồi dưỡng. Thực tiễn, khi tham gia bồi dưỡng, giáo viên phải đảm bảo tiếp nhận cách dạy khối lượng kiến thức bắt buộc cũng như kiến thức tự chọn. Cụ thể như sau:
– Đối với khối kiến thức bắt buộc:
+ Nội dung 1: Bài thu hoạch bồi dưỡng của giáo viên phải đảm bảo thể hiện được các nội dung liên quan đến việc đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ năm học bậc THCS, đó là:
Thời lượng: 30 tiết/năm học/giáo viên.
Nội dung có thể được trình bày như sau: Học tập bồi dưỡng chính trị, thời sự, nghị quyết, chính sách của Đảng, Nhà nước như: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng; văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh lần thứ X; Nghị quyết của Đảng, của Thành ủy: Bao gồm tổng quát về nhiệm vụ kinh tế xã hội, đi sâu về quan điểm đường lối phát triển giáo dục và đào tạo; Tình hình phát triển kinh tế – xã hội và Giáo dục-Đào tạo; Chỉ thị nhiệm vụ năm học của Bộ Giáo dục và Đào tạo; các nội dung về đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ năm học của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Thực hiện tốt Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo và Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; Quyết định số 404/QĐ-TTg ngày 27/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
+ Nội dung 2: Bài thu hoạch phải thể hiện được khối kiến thức do ngành bồi dưỡng trong năm học:
Thời lượng: 30 tiết/năm học/giáo viên.
Nội dung có thể được trình bày như sau: Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh: Đổi mới nội dung, phương thức đánh giá học sinh phù hợp với các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và rèn luyện phương pháp tự học của học sinh. Dạy học phát triển năng lực học sinh theo mô hình trường học mới. Tập huấn đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học. Khai thác thiết bị dạy học phục vụ đổi mới phương pháp dạy học, bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin, việc sử dụng bảng tương tác. Hướng dẫn giáo viên nhập điểm, thực hiện Sổ gọi tên ghi điểm điện tử từ Cổng thông tin điện tử. Bồi dưỡng năng lực kiểm tra hoạt động giáo dục và thanh tra hoạt động sư phạm của giáo viên.
+ Các nội dung bồi dưỡng khác trong nhà trường:
Giáo dục các kỹ năng trong trường học.
Đổi mới phương pháp dạy học của các bộ môn.
Khai thác thiết bị dạy học phục vụ đổi mới phương pháp dạy học.
Bồi dưỡng năng lực kiểm tra hoạt động giáo dục và thanh tra hoạt động sư phạm của nhà giáo
Bồi dưỡng về công tác thi đua, khen thưởng.
Bồi dưỡng chương trình Giáo dục Pháp luật.
– Đối với khối kiến thức tự chọn, nội dung bài thu hoạch bồi dưỡng giáo viên gồm các nội dung sau:
+ Giáo viên tự lựa chọn thêm các module bồi dưỡng theo Thông tư số 31/2011/ TT-BGDĐT ngày 08/8/2011 của Bộ GD&ĐT: Từ Module THCS1 đến Module THCS 41.
+ Tập huấn giáo viên THCS về đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học.
Như vậy, trong bài thu hoạch, giáo viên phải đảm bảo trình bày đầy đủ các nội dung trên. Bài thu hoạch được xem là kết quả của buổi tập huấn, cách nhìn nhận, đánh giá của giáo viên về việc tiếp nhận kiến thức, quá trình giảng dạy và kiến thức giảng dạy đạt được. Thông qua bài thu hoạch, cơ quan chức năng có thẩm quyền đánh giá được việc tiếp nhận việc bồi dưỡng của giáo viên, từ đó đưa ra phương án bồi dưỡng tiếp theo để việc giảng dạy và học tập đạt được kết quả cao hơn.
Xem thêm: Một số mẫu bài thu hoạch sau chuyến đi trải nghiệm thực tế
3. Ý nghĩa của việc bồi dưỡng giáo viên và làm bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên:
– Việc mở lớp bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên giúp giáo viên được đào tạo lại trình độ chuyên môn, cách giảng dạy cũng như chủ trương mới liên quan đến vấn đề giảng dạy của Bộ giáo dục và đào tạo. Cách thức giảng dạy luôn luôn có sự thay đổi để phù hợp với sự biến chuyển của xã hội cũng như cách thức học tập của học sinh. Học sinh ở từng độ tuổi có cách nhìn nhận, phản ứng học tập khác nhau. Do đó, giáo viên cần thường xuyên được bồi dưỡng để thích nghi với cách học của học sinh, đưa ra phương thức giảng dạy tốt nhất để việc học đạt hiệu quả cao nhất.
– Việc bồi dưỡng giáo viên thường xuyên giúp cơ quan chức năng ban ngành nhìn nhận được thực tiễn quá trình dạy và học tại các trường, kết quả giáo dục đạt được, để đưa ra những biện pháp bổ trợ kịp thời. Không phải lúc nào thanh tra, kiểm tra cũng có thể trực tiếp đến các điểm trường để kiểm tra, giám sát quá trình giảng dạy và học tập. Vậy nên, việc mở các lớp bồi dưỡng giáo viên thường xuyên giúp cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nắm bắt được thực trạng giảng dạy, trình độ chuyên môn của giáo viên. Từ đó, xem xét, đưa ra sự đánh giá về quá trình dạy và học đó. Trong một số trường hợp, việc mở lớp tập huấn, mở lớp bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên giúp cơ quan có thẩm quyền đánh giá năng lực người dạy, thái độ dạy, từ đó đưa ra quyết định bổ nhiệm làm cán bộ viên chức hay không.
– Bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên được xem là lớp học, để cán bộ giáo viên xem xét, thay đổi cách dạy cũ của mình cho phù hợp với thực tiễn tư duy học sinh; cơ quan chức năng có thẩm quyền có cái nhìn khách quan, rõ ràng hơn về việc dạy và học. Có thể nói, đây là khối liên minh, ràng buộc chặt chẽ với nhau. Mục đích chính của việc mở lớp tập huấn, bồi dưỡng là phục vụ cho công tác giáo dục. Nó giúp mọi người thay đổi tích cực hơn vì học sinh, vì sự phát triển đi lên của sự nghiệp giáo dục nước nhà.
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên là việc làm cần thiết, cần được Bộ giáo dục và đào tạo, cơ quan chức năng có thẩm quyền tiến hành thường xuyên. Có như vậy, những hạn chế trong quá trình dạy và học mới được khắc phục. Hiệu quả giáo dục đạt được kết quả tốt nhất, góp phần đào tạo những nhân lực cho sự phát triển lâu dài của nước nhà.