Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên Module GVPT 02: Xây dựng phong cách của – Tài liệu text

Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên Module GVPT 02: Xây dựng phong cách của giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông trong bối cảnh hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (47.14 KB, 5 trang )

Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên Module
GVPT 02: Xây dựng phong cách của giáo viên cơ
sở giáo dục phổ thông trong bối cảnh hiện nay
Nhà giáo được xã hội tôn vinh bởi sứ mệnh trồng người và được coi là “Người kỹ sư
tâm hồn”, do nhà giáo không chỉ dạy chữ mà còn dạy cách làm người, hình thành và
phát triển nhân cách người học. Hiện nay, xã hội tôn vinh cao nghề dạy học bao nhiêu
thì đòi hỏi càng cao về phẩm chất đạo đức và trách nhiệm của nhà giáo.
1. Đạo đức nhà giáo có vai trò quan trọng, quyết định chất lượng, hiệu quả hoạt
động sư phạm và chất lượng giáo dục.
Với truyền thống hiếu học và tinh thần “Tôn sư trọng đạo”, người thầy và nghề dạy
học có vai trò lớn trong phát triển sự nghiệp giáo dục nước nhà. Do đó, nhà trường
phải luôn quan tâm phẩm chất đạo đức và trách nhiệm của nhà giáo, vì đó là nhân tố
cơ bản.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Dạy các cháu thì nói với các cháu chỉ là một phần, cái
chính là phải cho các cháu nhìn thấy, cho nên những tấm gương thực tế là rất quan
trọng. Muốn dạy cho trẻ em thành người tốt thì trước hết các cô, các chú phải là người
tốt”.
Hoạt động dạy học được tiến hành bằng nhiều phương thức, trong đó dùng nhân cách
tác động nhân cách là cách làm của người thầy dùng để cảm hóa học trò. Do vậy, nhà
giáo phải luôn nêu gương về đạo đức để những giá trị tốt đẹp của người thầy được
hình thành nên nhân cách ở trò.
2. Mỗi nhà giáo phải luôn rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất đạo đức nghề nghiệp
để xứng đáng với sự tôn vinh và niềm tin yêu của xã hội.
Mỗi nhà giáo phải luôn có nhận thức đúng đắn, sâu sắc về vị trí của nghề sư phạm,
trọng trách cao cả của mình trong xã hội. Tích cực tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo
đức, tác phong, lối sống để mỗi nhà giáo thực sự là những tấm gương sáng về nhân
cách, đạo đức cho học sinh noi theo.

Đạo đức nghề nghiệp là nền tảng trong nhân cách nhà giáo. Trong nhà trường cần
thực hiện tốt chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp và được duy trì thành nề nếp, dựa trên

các quy tắc chung nhằm định hướng, điều chỉnh nhận thức, thái độ, hành vi nhà giáo
sao cho phù hợp với yêu cầu của nghề. Như vậy, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức nghề
nghiệp là nền tảng, động lực để nhà giáo phấn đấu hoàn thành sứ mệnh vẻ vang của
mình.
Trong thực tế có rất nhiều tấm gương các nhà giáo hết lòng yêu nghề. Họ đã cống
hiến cả cuộc đời cho sự nghiệp giáo dục và được rất nhiều thế hệ học trò và nhân dân
kính trọng. Tuy nhiên, hiện nay có những giáo viên còn thiếu chuẩn mực, thiếu gương
mẫu trong lời nói, việc làm, nản chí trước những học sinh thiếu ý thức học tập, học
sinh chưa ngoan do không thường xuyên được bồi dưỡng nhận thức hoặc nâng cao
trình độ dạy học. Để nhà giáo và đạo đức nghề nghiệp được tôn vinh cần phải có
những biện pháp, bên cạnh đó, nhà giáo phải luôn tự hoàn thiện mình, trung thực, đấu
tranh với những biểu hiện tiêu cực, bảo vệ sự trong sáng, giá trị cao quý của người
thầy.
Mặt khác, đội ngũ nhà giáo phải không ngừng học tập và tự học để nâng cao trình độ
nhận biết về mọi mặt, luôn tìm tòi, sáng tạo và đổi mới trong nghiên cứu, kinh nghiệm
giảng dạy, học các kỹ thuật dạy học, kỹ năng giao tiếp. Những thói quen cũ không còn
phù hợp cần được thay đổi, không được bằng lòng hay thoả mãn với cái mà mình hiện
có. Trong bất cứ thời kỳ nào, người thầy phải luôn có tâm hồn thanh cao, tấm lòng độ
lượng hun đúc những thế hệ tương lai của dân tộc. Nơi nào có thầy giỏi thì nơi đó sẽ
có trò giỏi.
Giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ là một chiến lược quan trọng của quốc gia mà trọng
trách được đặt trên vai nhà giáo. Để nâng cao phẩm chất đạo đức của mình, mỗi một
thầy, cô giáo phải hiểu, thấm nhuần tư tưởng và đạo đức của Hồ Chí Minh, mỗi người
phải không ngừng rèn luyện để hoàn thiện lối sống, nhân cách của mình, sống có tấm
lòng nhân ái, làm việc có tinh thần trách nhiệm, biết giữ gìn danh dự nghề nghiệp.
Trong điều kiện hội nhập và toàn cầu hóa, người thầy giáo thường xuyên được tiếp
cận với các phương tiện kỹ thuật, công nghệ hiện đại, cần nắm bắt được những thông
tin mới, đa dạng nên phải luôn vận động, tích lũy nguồn tri thức để tích hợp trong dạy
học. Nhà giáo tiên phong trong tự học, tự nghiên cứu nâng cao năng lực công tác,

trình độ chuyên môn để đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ cũng là thể hiện những đặc
trưng của đội ngũ trí thức trong thời đại ngày nay.
3. Thực hiện đúng các quy định về chuẩn mực đạo đức nhà giáo do Bộ GDĐT
quy định.
Nhà giáo hiện nay phải gương mẫu thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng
và Nhà nước, tích cực trong mọi công việc của nhà trường, đoàn thể giao phó, làm
việc có chất lượng, có hiệu quả, đạt năng suất. Bản thân mỗi người thầy giáo phải xây
dựng cho mình một phong cách sống khiêm tốn, giản dị, thanh lịch. Lối sống mẫu
mực mà mỗi người thầy thể hiện không chỉ bảo tồn những giá trị văn hóa tốt đẹp của
dân tộc mà còn góp phần nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật, hình thành tác phong
công nghiệp của người lao động mới; đưa lối sống nhân văn thấm sâu vào từng học
sinh, vào mỗi gia đình, góp phần tạo sự nhận thức và hành động trong mọi tầng lớp
nhân dân để xây dựng và phát triển đất nước.
Gần đây, quy định về đạo đức nhà giáo là cơ sở để các nhà giáo nỗ lực tự rèn luyện
phù hợp với nghề dạy học được xã hội tôn vinh, đồng thời là một trong những cơ sở
để đánh giá, xếp loại và giám sát nhà giáo nhằm xây dựng đội ngũ nhà giáo có bản
lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất và lương tâm nghề nghiệp trong sáng, có tính
tích cực học tập, không ngừng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ và phương pháp sư
phạm, có lối sống và cách ứng xử chuẩn mực, thực sự là tấm gương cho người học
noi theo. Qua đó mỗi nhà giáo cần có những nhận thức cao hơn về trách nhiệm trong
thực hiện nhiệm vụ như:
– Bồi dưỡng, rèn luyện đạo đức nhà giáo phải được xem là việc làm trọng tâm, thường
xuyên có tính lâu dài không chỉ trong nhận thức, mà quan trọng hơn là mỗi nhà giáo
phải tự xây dựng kế hoạch thực hiện nâng cao đạo đức của mình qua từng năm học.
– Thường xuyên cụ thể hóa việc thực hiện “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh”. Coi trọng việc đổi mới, khát vọng vươn lên, hoàn thiện văn hóa sư
phạm, biết tự học để có hiểu biết sâu rộng về chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng sư
phạm, luôn ý thức chấp hành tốt nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục học sinh.

– Giữ gìn tình đoàn kết, thống nhất trong tập thể sư phạm, biết lắng nghe, sẵn sàng học
hỏi và cầu tiến. Nêu cao tính nguyên tắc, tính kỷ luật, tính sư phạm các hoạt động
giáo dục trong nhà trường.
– Sống và làm việc theo pháp luật của Nhà nước và quy định về đạo đức nhà giáo của
Bộ GDĐT, thực hiện tốt cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương về đạo đức và
tự học”.
– Luôn thể hiện sự chuẩn mực, tính sư phạm trong tác phong, lối sống, xử lý khéo tình
huống trong các mối quan hệ với đồng nghiệp, với PHHS, với công việc, nhất là đối
với học sinh.
– Về nhiệm vụ giảng dạy mỗi nhà giáo phải luôn nhận thức trách nhiệm của mình là
“Dạy tốt và học tốt” là hai nhiệm vụ không thể thiếu trong nhà trường. Thầy muốn
dạy tốt, ngoài việc trau dồi kiến thức, phải luôn tìm tòi trải nghiệm những phương
pháp thích hợp tuỳ theo nội dung bài học và đối tượng học sinh. Trò muốn học tốt,
ngoài việc chuyên cần học tập, phải được thầy hướng dẫn phương pháp học tập và
định hướng các kiến thức, kỹ năng, thái độ để hình thành nên những phẩm chất năng
lực của người lao động mới trong xã hội hiện đại.
Nhiệm vụ đặt ra trong mỗi tiết để dạy tốt là mình phải làm gì? Để có nhiều tiết dạy tốt
mình phải làm thế nào? Người giáo viên thực sự trở thành giáo viên giỏi khi có nhiều
tiết dạy tốt.
Luôn tự rút kinh nghiệm nhằm hoàn thiện bản thân, học hỏi các tiết dạy của đồng
nghiệp nhất là về ý tưởng và phương thức mới, đúc kết việc giảng dạy của mình qua
các chuyên đề hoặc kinh nghiệm giảng dạy, tham gia sinh hoạt chuyên môn để nâng
cao tay nghề và không ngừng tìm hiểu lý luận dạy học bổ sung vốn kiến thức sư phạm
trong hoạt động giảng dạy.
Những năm gần đây,việc thực hiện đổi mới giáo dục phổ thông đang đặt ra cho người
giáo viên nhiệm vụ mới nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển. Trước tình hình
đó, nhà giáo phải không ngừng học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, tự trang bị
cho mình thêm lý luận dạy học, đúc kết, hệ thống những đề tài kinh nghiệm phục vụ
cho giảng dạy.

Đất nước ta đang trong thời kỳ đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa tiến
tới hội nhập quốc tế, đòi hỏi sự nghiệp giáo dục đào tạo phải đi trước một bước nhằm
chuẩn bị nhân tài, lực lượng lao động đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn mới. Trước
những đòi hỏi đó, nhà giáo cần thấm nhuần sâu sắc tư tưởng của Bác Hồ kính yêu về
nghề dạy học, từ đó vận dụng sáng tạo và tổ chức tốt việc giảng dạy, giáo dục học
sinh.
Song song đó, ngành giáo dục cần đặc biệt coi trọng vấn đề xây dựng đội ngũ giáo
viên và đề ra nhiệm vụ, giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên như: thực
hiện chương trình bồi dưỡng thường xuyên, đổi mới phương pháp giảng dạy; mở
nhiều lớp bồi dưỡng phương pháp dạy học tích cực cho giáo viên ở các cấp học; các
trường học thường xuyên tổ chức thao giảng, dự giờ để đánh giá rút kinh nghiệm,
nhắc nhở tinh thần trách nhiệm của giáo viên nhằm nâng cao trình độ chuyên môn,
nghiệp vụ, nhà giáo cũng cần được trang bị lý luận dạy học mới, tâm lý giáo dục hiện
đại có như vậy sẽ góp phần kích thích tính năng động, sáng tạo mới trong đội ngũ tác
động giúp học sinh trong chiếm lĩnh tri thức.
Sự nghiệp giáo dục đào tạo được xác định rõ là sự nghiệp chung của Đảng, Nhà nước
và toàn xã hội nhưng việc thực hiện thuộc về nhà giáo. Để xã hội phát triển đòi hỏi
phải đẩy mạnh xây dựng nền đạo đức mới, trong đó có đạo đức nghề nghiệp, để đào
tạo lớp người mới khỏe mạnh về thể chất, phong phú về trí tuệ, đủ năng lực đưa nước
ta sánh vai các cường quốc năm châu. Nhà giáo mang trên vai nhiệm vụ nặng nề là
đào tạo nhân tài cho đất nước, có trách nhiệm truyền bá cho thế hệ trẻ lý tưởng đạo
đức chân chính, hệ thống các giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc, phẩm chất cao quý
và năng lực sáng tạo đáp ứng với sự phát triển và tiến bộ của xã hội. Mỗi nhà giáo cần
thấm nhuần đầy đủ, sâu sắc, toàn diện những lời dạy quý báu, những quan điểm của
Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục, về đạo đức, về trách nhiệm của nhà giáo đối với tổ
quốc, với nhân dân.

các quy tắc chung nhằm định hướng, điều chỉnh nhận thức, thái độ, hành vi nhà giáosao cho phù hợp với yêu cầu của nghề. Như vậy, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức nghềnghiệp là nền tảng, động lực để nhà giáo phấn đấu hoàn thành sứ mệnh vẻ vang củamình.Trong thực tế có rất nhiều tấm gương các nhà giáo hết lòng yêu nghề. Họ đã cốnghiến cả cuộc đời cho sự nghiệp giáo dục và được rất nhiều thế hệ học trò và nhân dânkính trọng. Tuy nhiên, hiện nay có những giáo viên còn thiếu chuẩn mực, thiếu gươngmẫu trong lời nói, việc làm, nản chí trước những học sinh thiếu ý thức học tập, họcsinh chưa ngoan do không thường xuyên được bồi dưỡng nhận thức hoặc nâng caotrình độ dạy học. Để nhà giáo và đạo đức nghề nghiệp được tôn vinh cần phải cónhững biện pháp, bên cạnh đó, nhà giáo phải luôn tự hoàn thiện mình, trung thực, đấutranh với những biểu hiện tiêu cực, bảo vệ sự trong sáng, giá trị cao quý của ngườithầy.Mặt khác, đội ngũ nhà giáo phải không ngừng học tập và tự học để nâng cao trình độnhận biết về mọi mặt, luôn tìm tòi, sáng tạo và đổi mới trong nghiên cứu, kinh nghiệmgiảng dạy, học các kỹ thuật dạy học, kỹ năng giao tiếp. Những thói quen cũ không cònphù hợp cần được thay đổi, không được bằng lòng hay thoả mãn với cái mà mình hiệncó. Trong bất cứ thời kỳ nào, người thầy phải luôn có tâm hồn thanh cao, tấm lòng độlượng hun đúc những thế hệ tương lai của dân tộc. Nơi nào có thầy giỏi thì nơi đó sẽcó trò giỏi.Giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ là một chiến lược quan trọng của quốc gia mà trọngtrách được đặt trên vai nhà giáo. Để nâng cao phẩm chất đạo đức của mình, mỗi mộtthầy, cô giáo phải hiểu, thấm nhuần tư tưởng và đạo đức của Hồ Chí Minh, mỗi ngườiphải không ngừng rèn luyện để hoàn thiện lối sống, nhân cách của mình, sống có tấmlòng nhân ái, làm việc có tinh thần trách nhiệm, biết giữ gìn danh dự nghề nghiệp.Trong điều kiện hội nhập và toàn cầu hóa, người thầy giáo thường xuyên được tiếpcận với các phương tiện kỹ thuật, công nghệ hiện đại, cần nắm bắt được những thôngtin mới, đa dạng nên phải luôn vận động, tích lũy nguồn tri thức để tích hợp trong dạyhọc. Nhà giáo tiên phong trong tự học, tự nghiên cứu nâng cao năng lực công tác,trình độ chuyên môn để đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ cũng là thể hiện những đặctrưng của đội ngũ trí thức trong thời đại ngày nay.3. Thực hiện đúng các quy định về chuẩn mực đạo đức nhà giáo do Bộ GDĐTquy định.Nhà giáo hiện nay phải gương mẫu thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảngvà Nhà nước, tích cực trong mọi công việc của nhà trường, đoàn thể giao phó, làmviệc có chất lượng, có hiệu quả, đạt năng suất. Bản thân mỗi người thầy giáo phải xâydựng cho mình một phong cách sống khiêm tốn, giản dị, thanh lịch. Lối sống mẫumực mà mỗi người thầy thể hiện không chỉ bảo tồn những giá trị văn hóa tốt đẹp củadân tộc mà còn góp phần nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật, hình thành tác phongcông nghiệp của người lao động mới; đưa lối sống nhân văn thấm sâu vào từng họcsinh, vào mỗi gia đình, góp phần tạo sự nhận thức và hành động trong mọi tầng lớpnhân dân để xây dựng và phát triển đất nước.Gần đây, quy định về đạo đức nhà giáo là cơ sở để các nhà giáo nỗ lực tự rèn luyệnphù hợp với nghề dạy học được xã hội tôn vinh, đồng thời là một trong những cơ sởđể đánh giá, xếp loại và giám sát nhà giáo nhằm xây dựng đội ngũ nhà giáo có bảnlĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất và lương tâm nghề nghiệp trong sáng, có tínhtích cực học tập, không ngừng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ và phương pháp sưphạm, có lối sống và cách ứng xử chuẩn mực, thực sự là tấm gương cho người họcnoi theo. Qua đó mỗi nhà giáo cần có những nhận thức cao hơn về trách nhiệm trongthực hiện nhiệm vụ như:- Bồi dưỡng, rèn luyện đạo đức nhà giáo phải được xem là việc làm trọng tâm, thườngxuyên có tính lâu dài không chỉ trong nhận thức, mà quan trọng hơn là mỗi nhà giáophải tự xây dựng kế hoạch thực hiện nâng cao đạo đức của mình qua từng năm học.- Thường xuyên cụ thể hóa việc thực hiện “Học tập và làm theo tấm gương đạo đứcHồ Chí Minh”. Coi trọng việc đổi mới, khát vọng vươn lên, hoàn thiện văn hóa sưphạm, biết tự học để có hiểu biết sâu rộng về chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng sưphạm, luôn ý thức chấp hành tốt nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục học sinh.- Giữ gìn tình đoàn kết, thống nhất trong tập thể sư phạm, biết lắng nghe, sẵn sàng họchỏi và cầu tiến. Nêu cao tính nguyên tắc, tính kỷ luật, tính sư phạm các hoạt độnggiáo dục trong nhà trường.- Sống và làm việc theo pháp luật của Nhà nước và quy định về đạo đức nhà giáo củaBộ GDĐT, thực hiện tốt cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương về đạo đức vàtự học”.- Luôn thể hiện sự chuẩn mực, tính sư phạm trong tác phong, lối sống, xử lý khéo tìnhhuống trong các mối quan hệ với đồng nghiệp, với PHHS, với công việc, nhất là đốivới học sinh.- Về nhiệm vụ giảng dạy mỗi nhà giáo phải luôn nhận thức trách nhiệm của mình là“Dạy tốt và học tốt” là hai nhiệm vụ không thể thiếu trong nhà trường. Thầy muốndạy tốt, ngoài việc trau dồi kiến thức, phải luôn tìm tòi trải nghiệm những phươngpháp thích hợp tuỳ theo nội dung bài học và đối tượng học sinh. Trò muốn học tốt,ngoài việc chuyên cần học tập, phải được thầy hướng dẫn phương pháp học tập vàđịnh hướng các kiến thức, kỹ năng, thái độ để hình thành nên những phẩm chất nănglực của người lao động mới trong xã hội hiện đại.Nhiệm vụ đặt ra trong mỗi tiết để dạy tốt là mình phải làm gì? Để có nhiều tiết dạy tốtmình phải làm thế nào? Người giáo viên thực sự trở thành giáo viên giỏi khi có nhiềutiết dạy tốt.Luôn tự rút kinh nghiệm nhằm hoàn thiện bản thân, học hỏi các tiết dạy của đồngnghiệp nhất là về ý tưởng và phương thức mới, đúc kết việc giảng dạy của mình quacác chuyên đề hoặc kinh nghiệm giảng dạy, tham gia sinh hoạt chuyên môn để nângcao tay nghề và không ngừng tìm hiểu lý luận dạy học bổ sung vốn kiến thức sư phạmtrong hoạt động giảng dạy.Những năm gần đây,việc thực hiện đổi mới giáo dục phổ thông đang đặt ra cho ngườigiáo viên nhiệm vụ mới nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển. Trước tình hìnhđó, nhà giáo phải không ngừng học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, tự trang bịcho mình thêm lý luận dạy học, đúc kết, hệ thống những đề tài kinh nghiệm phục vụcho giảng dạy.Đất nước ta đang trong thời kỳ đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa tiếntới hội nhập quốc tế, đòi hỏi sự nghiệp giáo dục đào tạo phải đi trước một bước nhằmchuẩn bị nhân tài, lực lượng lao động đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn mới. Trướcnhững đòi hỏi đó, nhà giáo cần thấm nhuần sâu sắc tư tưởng của Bác Hồ kính yêu vềnghề dạy học, từ đó vận dụng sáng tạo và tổ chức tốt việc giảng dạy, giáo dục họcsinh.Song song đó, ngành giáo dục cần đặc biệt coi trọng vấn đề xây dựng đội ngũ giáoviên và đề ra nhiệm vụ, giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên như: thựchiện chương trình bồi dưỡng thường xuyên, đổi mới phương pháp giảng dạy; mởnhiều lớp bồi dưỡng phương pháp dạy học tích cực cho giáo viên ở các cấp học; cáctrường học thường xuyên tổ chức thao giảng, dự giờ để đánh giá rút kinh nghiệm,nhắc nhở tinh thần trách nhiệm của giáo viên nhằm nâng cao trình độ chuyên môn,nghiệp vụ, nhà giáo cũng cần được trang bị lý luận dạy học mới, tâm lý giáo dục hiệnđại có như vậy sẽ góp phần kích thích tính năng động, sáng tạo mới trong đội ngũ tácđộng giúp học sinh trong chiếm lĩnh tri thức.Sự nghiệp giáo dục đào tạo được xác định rõ là sự nghiệp chung của Đảng, Nhà nướcvà toàn xã hội nhưng việc thực hiện thuộc về nhà giáo. Để xã hội phát triển đòi hỏiphải đẩy mạnh xây dựng nền đạo đức mới, trong đó có đạo đức nghề nghiệp, để đàotạo lớp người mới khỏe mạnh về thể chất, phong phú về trí tuệ, đủ năng lực đưa nướcta sánh vai các cường quốc năm châu. Nhà giáo mang trên vai nhiệm vụ nặng nề làđào tạo nhân tài cho đất nước, có trách nhiệm truyền bá cho thế hệ trẻ lý tưởng đạođức chân chính, hệ thống các giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc, phẩm chất cao quývà năng lực sáng tạo đáp ứng với sự phát triển và tiến bộ của xã hội. Mỗi nhà giáo cầnthấm nhuần đầy đủ, sâu sắc, toàn diện những lời dạy quý báu, những quan điểm củaChủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục, về đạo đức, về trách nhiệm của nhà giáo đối với tổquốc, với nhân dân.