Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên GV THCS Module 35

Giáo dục kĩ năng sống cho trẻ chưa bao giờ là một vấn đề được bỏ qua trong việc giáo dục nói chung, đặc biệt là đối với học sinh thcs – lứa tuổi đang trong sự phát triển tư duy, nhận thức. Vậy nên, bài thu hoạch sau đây có thể cho bạn thêm những góc nhìn về vấn đề trên.

    1. Mở bài thu hoạch: 

    Để tồn tại và phát triển, con người trong bất cứ giai đoạn nào của cuộc đời cũng cần phải có kĩ năng sống. Dù là con trẻ – lứa tuổi mới bắt đầu nhận thức, lứa tuổi đội viên hay ngay cả khi bạn đã trưởng thành thì kĩ năng sống vẫn vô cùng cần thiết và được cập nhật không ngừng. Do đó, học sinh từ các cấp học, đặc biệt là học sinh THCS thì kĩ năng sống vẫn tồn tại đầy đủ những ý nghĩa, vai trò quan trọng của nó.

    2. Thân bài thu hoạch:

    2.1. Khái niệm kĩ năng sống: 

    – Kỹ năng sống là khả năng tự điều chỉnh linh hoạt cũng như lựa chọn thái độ, cách cư xử đúng mực, đồng thời có khả năng điều chỉnh nhu cầu của chính mình một cách phù hợp và biết cách ứng phó trước những khó khăn, thách thức trong cuộc sống.

    – Giáo dục kĩ năng sống là việc trang bị những tri thức, thái độ, cách cư xử, hành động về những tình huống có thể xảy ra trong đời sống, từ đó giúp cho người học tạo lập được những kĩ năng sống cần thiết, phù hợp với từng lứa tuổi, môi trường sống xung quanh,…

    2.2. Mối quan hệ giữa các cấp bậc học sinh trong quá trình giáo dục kĩ năng sống: 

    Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh nói chung và cho học sinh cơ sở nói riêng là có tác động vô cùng lớn đối với đời sống hiện tại cũng như sau này của các em bởi nó tác động trực tiếp tới quá trình hình thành và phát triển nhân cách. Do đó mà việc giáo dục kĩ năng sống phải được thực hiện, rèn luyện càng sớm càng tốt và có thể bắt đầu ngay từ giai đoạn mới bắt đầu hình thành nhận thức của học sinh (từ lớp mầm non).

     Viện rèn luyện này dù bắt đầu sớm nhưng không được luyện tập một cách thường xuyên, lặp đi lặp lại nhiều lần như một thói quen đồng hành trong suốt quá trình lớn lên và nhận thức của trẻ thì cũng khó có thể dẫn đến việc học hỏi, tiếp thu kĩ năng sống sau này sẽ khó khăn hơn, mất nhiều thời gian hơn, hoặc thậm chí là những tiếp thu những kĩ năng ấy một cách sai lệch.

    Như vậy mối quan hệ giữa các cấp bậc của học sinh trong quá trình giáo dục kĩ năng là mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau. Cấp mầm non đóng vai trò là nền móng, cơ sở, bước đà phát triển cho việc giáo dục kĩ năng sống của các em sau này. Ngược lại, việc giáo dục kĩ năng sống cho cấp học sinh cơ sở là sự củng cố cho cấp mầm non, dặm son tạo sự linh loạt, mới mẻ, sáng tạo, tự nhiên và nhanh nhẹn gấp bội của các em.

    2.3. Phân loại kĩ năng sống:

    Có nhiều loại KNS nhưng chủ yếu chỉ có 8 loại kỹ năng cơ bản như sau:

    Kỹ năng Giao tiếp.

    Giao tiếp là một kĩ năng hết sức quan trọng bởi nó là sợi dây kết nối con người với con người, giữa con người với thế giới xung quanh. khi còn nhỏ trẻ chủ yếu chỉ giao tiếp trong một phạm vi nhỏ hẹp, với những người thân quen của mình mà thôi. Khi bước vào cấp học cơ sở, phạm vi giao tiếp của trẻ sẽ mở rộng hơn và đối tượng mà trẻ cần giao tiếp cũng nhiều hơn đòi hỏi kĩ năng giao tiếp phải ở cấp độ cao hơn. Nó đòi hỏi về cả về sự tự tin, lưu loát, cách diễn đạt, câu từ sao cho chuẩn mực hài hòa nhất thậm chí là phương thức giao tiếp cũng trở nên đa dạng hơn ví dụ như giao tiếp mắt mắt, bằng cử chỉ,,,

    Kỹ năng Tự nhận thức.

    Khi còn ở cấp mầm non, kĩ năng nhận thức của trẻ còn vô cùng sơ khai. Chúng chỉ cần phải nhận thức mọi thứ xung quanh một cách bề ngoài chẳng hạn như màu sắc, hình khối, kích thước, hình dáng của đồ vật. Nhưng đối với học sinh ở cấp cơ sở, trong kĩ năng nhận thức đòi hỏi học sinh không chỉ đơn giản nhận thức được vấn đề ở mặt bề ngoài mà còn phải thấu hiểu được giá trị bên trong của sự vật, hiện tượng đó.

    Kỹ năng Xác định giá trị.

    Kĩ năng vô cùng quan trọng đối với học sinh cơ sở vì có kĩ năng này các em có thể hiểu được giá trị của bản thân, thêm yêu thương chính bản thân mình. Từ việc hiểu được giá trị của mình mà thêm tôn trọng giá trị của người khác. Giá trị áy không chỉ được hiểu ở giá trị của con người mà còn là giá trị, ý nghĩa trong bất kì hành vi, cách cư xử nào của các em.

    Kỹ năng Kiểm soát cảm xúc.

    Kĩ năng này có ý nghĩa trong việc giúp các em học sinh cơ sở trở nên bình tĩnh, tự tin đối diện đối với những vấn đề trong cuộc sống cũng như tránh được những hậu quả không đáng có thể xảy ra chỉ vì một giây phút để cảm xúc vượt ra khỏi tầm kiểm soát.

    Kỹ năng Thương lượng.

    Kĩ năng này giúp học sinh thcs biết cách thuyết phục người khác lắng nghe mình, biết cách trao đổi, khéo léo trong những vấn đề mâu thuẫn mà mình gặp phải trong cuộc sống

    Kỹ năng Từ chối.

    Dù là một người ở độ tuổi trưởng thành nhưng có thế họ vẫn rất lúng túng, thậm chí là cố nhận lời một yêu cầu của ai đó cho dù mình chẳng hề thích thú. Vậy nên học sinh thcs hãy học kĩ năng này ngay trong quá trình nhận thức và phát triển của mình. Việc luyện tập và biết sử dụng kĩ năng này sẽ vô cùng hữu ích khi chúng ta sẽ biết cách nói thật lòng mình một cách khéo léo mà không gây tổn thương cho người khác, đồng thời có thể giúp ta tránh phải đối diện với những tình huống không mong muốn trong cuộc sống.

    Kỹ năng Ra quyết định & Giải quyết vấn đề.

    Kĩ năng này là kĩ năng giúp trẻ sống mạnh mẽ hơn trong quá trình phát triển và trưởng thành. Nếu có kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề trẻ sẽ biết cách nắm bắt cơ hội để dễ dàng thành công hơn.

    Kỹ năng Giải quyết mâu thuẫn.

    Trong cuộc sống có vô vàn những vấn đề, tình huống có thể xảy ra tạo nên những mâu thuẫn khó giải quyết. Mâu thuẫn nếu như không được giải quyết kịp thời có thể dẫn tới những hậu quả khôn lường. Vậy nên việc trang bị kĩ năng thương lượng để học sinh biết cách hòa giải, tháo gỡ mẫu thuẫn là rất cần thiết. Rèn luyện kĩ năng này học sinh đồng thời sẽ biết rèn luyện tính nhẫn nại, khải năng lắng nghe và giải quyết vấn đề.

    2.4. Ý nghĩa của việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Trung học Cơ sở:

    Kĩ năng sống thúc đẩy sự phát triển cá nhân và xã hội

    Giữa ý thức, nhận thức với hành vi của con người luôn tồn tại có thể có mối tương quan chặt chẽ với nhau. Tuy nhiên trên thực tế, hai phạm trù này lại không đồng thời xảy ra theo một chiều hướng giống nhau. Có những người nhận thức được đây là hành vi sai trái, có tác hại cho lớn cho bản thân mình, cho xã hội, cộng đồng nhưng họ vẫn làm. Vì sao vậy? Đó chính là vì họ đang thiếu kĩ năng sống. Kĩ năng sống không những thúc đẩy sự phát triển bản thân cá nhân, kĩ năng sống còn góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội, giúp ngăn ngừa, phòng tránh, loại trừ các vấn đề xã hội cũng như bảo vệ quyền con người.

    Giáo dục kĩ năng sống là yêu cầu cấp thiết đối với thế hệ trẻ

    Giáo dục kĩ năng sống đối với thế hệ trẻ hiện nay càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết bởi vì:

    Các em chính là những mầm non tương lai của đất nước, là những người sẽ quyết định sự phát triển của đất nước trong những năm tới. Nếu không có kĩ năng sống , các em sẽ không thể thực hiện tốt trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng đồng và đất nước.

    Lứa tuổi học sinh là lứa tuổi đang hình thành cho mình nhận thức, hành vi, lối sống, lại rất ham thích những thú vui mới mẻ, mê tìm tòi, khám phá những điều thú vị nhưng lại hiểu biết mọi thứ một cách chưa toàn diện, chưa sâu sắc. Nhất là trong hiện nay, khi mà mọi thứ đều hiện đại phát triển, khiến cho điều kiện để các em có thể tiếp xúc với các thông tin, những điều mới một cách nhanh chóng hơn, thâm chí còn có phần tiêu cực, không lành mạnh. Vì vậy yêu cầu cấp thiết đối với các em là phải được giáo dục kĩ năng sống một cách toàn diện nhất, để các em sẵn sàng đối diện với những kho khăn, thử thách xung quanh, tránh được những lối sống ích kỉ, tránh phát triển tư duy lệch lạc, cũng như những hành vi tiêu cực

    3. Kết luận bài thu hoạch:

    Vệc giáo dục kĩ năng sống cho thế hệ trẻ là rất cần thiết. Nó sẽ giúp các em rèn luyện hành vi có trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng đồng và Tổ quốc; giúp các em có khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với gia đình, bạn bè và mọi người, sống tích cực, chủ động, an toàn, hài hòa và lành mạnh. Vì vậy nhà trường cũng như gia đình cần hết sức chú ý trong việc dạy bảo, hướng dẫn những kĩ năng sống này cho con em mình.