Bài thu hoạch bồi dưỡng kiến thức quốc phòng an ninh đối tượng 4 năm 2022

Tổng hợp các Bài thu hoạch bồi dưỡng kiến thức quốc phòng an ninh đối tượng 4 năm 2022 được Tip.edu.vn sưu tầm và giới thiệu tới các bạn. Qua các hướng dẫn và bài thu hoạch sau đây, các bạn có thêm nhiều ý tưởng hay cho các bài viết.

2. Nội dung học tập, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng an ninh

Nội dung bồi dưỡng thực hiện theo Thông tư số 24/2014/TT-BQP ngày 15/5/2014 của Bộ Quốc phòng. Các học viên tham gia lớp học được bồi dưỡng kiến thức, nghiên cứu học tập các chuyên đề:

  • Quan điểm, chủ trương của Đảng CSVN về an ninh quốc gia và xây dựng thế trận an ninh nhân dân trong tình hình mới;
  • Chính sách của Nhà nước về dân tộc, tôn giáo;
  • Quản lý và bảo vệ chủ quyền biên giới, biển, đảo,Việt Nam trong tình hình mới;
  • Pháp luật về giáo dục QPAN;
  • Xây dựng và hoạt động của lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ trong tình hình mới;
  • Đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước Việt Nam về bảo vệ an ninh chính trị, kinh tế, văn hóa, tư tưởng và phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc;
  • Chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong thời đại mới.

3. Một số chủ đề Bài thu hoạch quốc phòng an ninh đối tượng 4

– Đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam về phát triển kinh tế – xã hội gắn với tăng cường, củng cố quốc phòng, an ninh và hoạt động đối ngoại trong tình hình mới.

– Biên giới quốc gia và bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia; quản lý và bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam trong tình hình mới.

Phải kiên quyết đấu tranh chống các âm mưu phá hoại của địch, chống chủ nghĩa cơ hội xét lại, sự thoái hóa biến chất về chính trị, dao động tư tưởng, xa rời mục tiêu xhcn, đề phòng nguy cơ chệch hướng xhcn. Khắc phục tư tưởng chủ quan, mơ hồ, mất cảnh giác, thiếu trách nhiệm, thụ động, né tránh đấu tranh chống lại các thủ đoạn của các thế lực thù địch và các quan điểm sai trái.

8. Bài thu hoạch kiến thức quốc phòng đối tượng 4 (mẫu 5)

Họ và tên: …………………..

Đơn vị công tác:Trường ………………………….

Câu hỏi: Từ nội dung lãnh đạo của đảng, quản lý nhà nước về QPAN liên hệ trách nhiệm cùa địa phương, ngành trong việc lãnh đạo của đảng quản lý nhà nước về QPAN như thế nào?

Bài làm

Từ nội dung lãnh đạo của đảng trong quản lý nhà nước về QPAN trách nhiệm cùa địa phương, ngành trong việc lãnh đạo của đảng quản lý nhà nước về QPAN là:

1. Các ngành và địa phương cần tiếp tục quán triệt, thực hiện nghiêm túc quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, Luật Quốc phòng, Luật Nghĩa vụ quân sự, Luật Dân quân tự vệ, Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh và các văn bản quy phạm pháp luật về động viên quốc phòng, động viên quân đội, động viên công nghiệp, v.v. Qua đó, nâng cao trách nhiệm của cấp ủy, cán bộ chủ trì các cấp và cơ quan chức năng của các ngành, địa phương và ý thức, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động nhằm đảm bảo thực hiện công tác QP- AN đạt hiệu quả cao. Trong quá trình thực hiện, ngành, địa phương cần tích cực đổi mới phương pháp tuyên truyền giáo dục; kết hợp tốt giữa quán triệt thường xuyên với tổ chức học tập và lồng ghép trong các buổi sinh hoạt chính trị tại cơ quan, tổ chức, sinh hoạt cộng đồng.

2. Trong bối cảnh quốc tế hiện nay, các thế lực thù địch luôn tranh thủ, lợi dụng những sơ hở trong quản lý, điều hành đất nước (nhất là về kinh tế – xã hội) của Đảng, Nhà nước ta để chống phá. Bởi vậy, các cấp ủy, người đứng đầu các ngành và địa phương cần coi trọng việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đối với công tác QP- AN. Đây là một nội dung quan trọng, nhân tố quyết định thắng lợi của công tác này. Đó cũng là nhân tố bên trong quyết định sự thành bại của cách mạng, sự mất còn của chế độ. Thực tế cho thấy, ở đâu cấp ủy, chính quyền quan tâm cơ quan công an, quân sự địa phương và thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ thì ở đó, công tác QP- AN đạt chất lượng, hiệu quả.

3. Thấu suốt quan điểm của Đảng về kết hợp hai nhiệm vụ chiến lược: Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, các ngành và địa phương cần phải kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế – xã hội với tăng cường quốc phòng – an ninh trong mọi hoạt động. Đồng thời, phải nắm chắc quan điểm: nhiệm vụ phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt, văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, củng cố quốc phòng – an ninh là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên. Sức mạnh bảo vệ Tổ quốc là sức mạnh tổng hợp, được hình thành trên cơ sở sức mạnh dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại, trong đó sức mạnh nội lực là chính. Do đó, phải coi trọng xây dựng và phát huy mọi nguồn lực của đất nước về chính trị, tư tưởng, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại; phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của Nhà nước, lực lượng vũ trang làm nòng cốt. Thực hiện công tác QP- AN các ngành và địa phương cần tập trung chỉ đạo kết hợp trong xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố; các dự án trọng điểm quốc gia; các chương trình phát triển kinh tế – xã hội vùng biên giới, biển, đảo; xây dựng các khu kinh tế – quốc phòng, quốc phòng – kinh tế; xây dựng căn cứ chiến lược, hậu phương chiến lược, công trình quốc phòng; đầu tư phát triển khoa học công nghệ ở trình độ cao; xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng; trong đó, cần coi trọng tính “lưỡng dụng” của các chương trình, dự án. Quá trình thực hiện nhiệm vụ chính trị của mình, các bộ, ngành và địa phương cần chú trọng kiểm tra, điều chỉnh, bổ sung kế hoạch, quy hoạch, dự án trong từng lĩnh vực, bảo đảm vừa phục vụ phát triển kinh tế – xã hội, vừa tăng cường quốc phòng – an ninh; đồng thời, thường xuyên luyện tập các phương án để kịp thời khắc phục những hạn chế và hoàn thiện phù hợp với thực tế. Để đảm bảo thực hiện sẵn sàng động viên nền kinh tế phục vụ cho thời chiến, các bộ, ngành và địa phương cần phải tích cực chuẩn bị ngay từ trong thời bình.

4. Đối với ngành, cần phải thường xuyên coi trọng việc củng cố, kiện toàn, phát huy vai trò của ban chỉ huy công an,quân sự và đội ngũ cán bộ chuyên trách, kiêm nhiệm công tác QP- AN; tổ chức, xây dựng lực lượng tự vệ có số lượng hợp lý, nâng cao chất lượng tổng hợp, nhất là chất lượng chính trị. Nâng cao khả năng phối hợp với cơ quan công an, quân sự địa phương nơi đặt trụ sở để rà soát, bổ sung phương án chiến đấu bảo vệ cơ sở, xây dựng kế hoạch phòng, chống cháy nổ, bão, lũ, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn; phối hợp chặt chẽ với các lực lượng tham gia bảo vệ chủ quyền biên giới, biển, đảo, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ và phòng thủ dân sự tại địa phương, cơ sở. Cùng với đó, cần thực hiện tốt công tác tuyển quân, đăng ký nghĩa vụ quân sự; công tác xây dựng, quản lý, huấn luyện lực lượng dự bị động viên và sẵn sàng thực hiện động viên quốc phòng, động viên quân đội, động viên công nghiệp theo kế hoạch. Để thực hiện tốt công tác QP- AN, các ngành còn phải coi trọng, quan tâm chỉ đạo các đơn vị thành viên phối hợp chặt chẽ với cơ quan công an,quân sự địa phương nơi đặt trụ sở nghiên cứu, đổi mới công tác đăng ký, quản lý, điều chỉnh, sắp xếp các phương tiện kỹ thuật, nguồn dự bị động viên vào các đơn vị dự bị động viên theo đúng quy định.

5. Các ngành, địa phương cần quan tâm bảo đảm ngân sách đối với sự nghiệp QP- AN, thực hiện chính sách hậu phương Quân đội, chính sách ưu đãi người có công với cách mạng và các chính sách xã hội có liên quan đến công tác QP- AN theo quy định của pháp luật. Đây là vấn đề có ý nghĩa thiết thực, nhằm đảm bảo cho công tác QP- AN được triển khai ngày càng hiệu quả, góp phần bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Sau khi học xong Lớp bồi dưỡng kiến thức QP- AN đã mang lại cho tôi rất nhiều điều hiểu biết về các vấn đề quân sự, QP- AN nhiệm vụ QP- AN; trách nhiệm, nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc; chủ quyền, biên giới, vùng trời, biển, đảo Việt Nam; cảnh giác, phòng, chống âm mưu thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch đối với cách mạng nước ta;

Là một giáo viên tôi xin đóng góp hết khả năng của mình vào công cuộc hiện đại hóa-công nghiệp hóa của đất nước, nêu cao tinh thần cảnh giác cao độ trước những lôi kéo từ bên ngoài. Tuyên truyền sâu rộng đường lối chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước đến tận người dân, tuyên truyền vận động CBGV , học sinh, quần chúng hiểu rõ bản chất xấu xa, âm mưu thâm độc của các thế lực thù địch, tránh bị lôi kéo, bị kích động, bình tĩnh, tự tin, linh hoạt giải quyết nhanh chóng, có khoa học, an toàn những biến cố xảy ra trong trường học. Hoàn thành tốt và đầy đủ nhiệm vụ của một người công dân, chấp hành tốt các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

9. Bài thu hoạch kiến thức quốc phòng đối tượng 4 (mẫu 6)

Đề bài

Để góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ chống “diễn biến hòa bình”, đồng chí hãy liên hệ nhận thức của bản thân cần làm vấn đề gì?

Bài làm

Phòng, chống “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ, giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội là yêu cầu cơ bản, nhiệm vụ cấp bách của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình hiện nay, là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, của cả hệ thống chính trị, trong đó quân đội và công an là lực lượng nồng cốt. Vì vậy, phải luôn đề cao cảnh giác cách mạng, ra sức xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, lấy xây dựng vững mạnh về chính trị làm cơ sở, nâng cao chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu của quân đội.

a, Nhiệm vụ:

Đảng ta xác định nhiệm vụ phòng, chống “DBHB” là phát huy sức mạnh của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, của cả hệ thống chính trị, tiến hành cuộc đấu tranh toàn diện lâu dài, đánh bại mọi âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN.

b, Mục tiêu chiến lược:

Giữ vững sự ổn định chính trị trên cơ sở độc lập dân tộc và CNXH, tạo môi trường hòa bình để đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, làm thất bại chiến lược “DBHB”, bạo loạn lật đổ của địch nhằm bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và nền văn hóa, bảo vệ đảng, bảo vệ nhà nước, nhân dân và chế độ XHCN, Bảo vệ sự nghiệp đổi mới và lợi ích quốc gia, dân tộc.

Là công cụ bạo lực sắc bén, lực lượng chính trị, lực lượng chiến đấu trung thành, tin cậy của Đảng, Nhà nước, nhân dân, Quân đội nhân dân Việt Nam phải thường xuyên quán triệt và thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, góp phần đấu tranh làm thất bại âm mưu “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, bảo vệ công cuộc lao động hòa bình và hạnh phúc của nhân dân.

(**) Quan điểm chỉ đạo đấu tranh chống chiến lược “diễn biến hòa bình” trên các lĩnh vực an ninh quốc phòng.

– Kiên định giữ vững ngọn cờ độc lập dân tộc và CNXH, nắm vững 2 nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN NQ TW 8 khóa IX của đảng đã xác định: Ngăn chặn, đẩy lùi mưu toan “DBHB”, nguy cơ can thiệp quân sự và xung đột vũ trang, xâm hại chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của nước ta. Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với CNXH, lấy việc giữ vững môi trường hòa bình để phát triển KT, XH… là lợi ích cao nhất của Tổ quốc.

– Phát huy sức mạnh tổng hợp, tiến hành cuộc đấu tranh toàn diện trên tất cả các lĩnh vực

– Để giành thắng lợi, chúng ta phải phát huy sức mạnh tổng hợp của các cấp, các ngành, các lực lượng, chủ động tiến công kẻ thù trên tất cả các mặt trận.

– Giữ vững sự ổn định từ bên trong, chủ động phòng ngừa từ bên ngoài, kết hợp chặt chẽ giữa xây và chống.

– Giữ vững bên trong là điều kiện, là điểm tựa vững chắc để chủ động ngăn ngừa nguy cơ từ bên ngoài.

– Chủ động phòng ngừa từ bên ngoài là phải nắm chắc âm mưu của địch, thu thập thông tin chính xác, có đối sách phù hợp, không để kẻ địch tạo cớ can thiệp vào công việc nội bộ của nước ta dưới mọi hình thức.

– Giữ vững bên trong, phòng ngừa từ bên ngoài có quan hệ chặt chẽ với nhau. Nếu không giữ vững bên trong sẽ không chủ động phòng ngừa từ bên ngoài được, do vậy phải kết hợp chặt chẽ xây và chống trong đó lấy xây làm cơ sở để chống

– Chống “DBHB”, bạo loạn lật đổ, sẵn sàng đối phó thắng lợi các tình huống khác có thể xảy ra
Phòng chống “DBHB”, bạo loạn lật đổ là nhiệm vụ cấp bách, thường xuyên, lâu dài trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta. Nhưng chúng ta cũng không được mất cảnh giác, xem nhẹ các nhiệm vụ khác. Vì thế, phải kết hợp phòng ngừa với tích cực, chủ động tiến công địch cả về chính trị, tư tưởng và cả bằng quân sự khi cần thiết.

* Biện pháp đấu tranh trên các lĩnh vực chủ yếu

– Trên lĩnh vực chính trị, tư tưởng, văn hóa

+ Chính trị: Xây dựng, củng cố vững chắc trận địa tư tưởng, giữ vững ổn định chính trị và an ninh xã hội bảo đảm cho chủ nghĩa Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của xã hội. Kiên quyết đấu tranh, đẩy lùi các tư tưởng lệch lạc, chủ nghĩa cơ hội dưới mọi mầu sắc. giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý chí tự lực tự cường của nhân dân ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

+ Tư tưởng văn hóa: Xây dựng con người Việt Nam có tinh thần yêu nước, có bản lĩnh vững vàng, đạo đức trong sáng, giàu tình làng nghĩa xóm, lối sống giản dị, bao dung, nhân hậu, văn hóa, văn minh, đúng kỷ cương pháp luật. Mở rộng giao lưu quốc tế, trên cơ sở giữ vững, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam.

– Trên lĩnh vực tổ chức nhân sự

Các tổ chức đảng, chính quyền các cấp ở từng địa phương phải thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ, nhất là trong công tác cán bộ. Phát hiện sớm và kiên quyết loại trừ nhứng phần tử cơ hội, biến chất ra khỏi hệ thống chính trị của địa phương. Xây dựng, củng cố hệ thống chính quyền vững chắc, thực sự là nhà nước của dân, do dân và vì dân.

– Trên lĩnh vực kinh tế

+ Phát triển kinh tế theo đúng đường lối của Đảng, tìm mọi biện pháp thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển. Tăng trưởng kinh tế phải gắn chặt với củng cố quốc phòng và an ninh của địa phương. Đẩy mạnh thực hiện xóa đói giảm nghèo, chăm lo ngày một tốt hơn đời sống mọi mặt của nhân dân.

– Trên lĩnh vực ngoại giao

+ Mở rộng quan hệ đối ngoại trên cơ sở bảo đảm độc lập chủ quyền quốc gia. Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế,, thực hiện đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế nhưng phải bảo đảm lợi ích của quốc gia, dân tộc.

+ Trên quan hệ đối ngoại cần nắm vững nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, giải quyết các tranh chấp bằng thương lượng hòa bình, không để chủ nghĩa đế quốc can thiệp gây bất lợi cho ta.

– Trên lĩnh vực tôn giáo, dân tộc

+ Thực hiện chính sách ưu tiên về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ dân tộc thiểu số, cán bộ làm công tác tôn giáo. Đề cao dân chủ, tôn trọng tập quán, tự do tín ngưỡng của mọi người dân, đồng thời chống mọi hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan, mọi hành vi lợi dụng vấn đề tôn giáo, dân tộc để xuyên tạc đường lối của Đảng, gây rối trật tự trị an tiếp tay cho địch, chống phá cách mạng.

– Trên lĩnh vực quốc phòng-an ninh

+ Tăng cường củng cố nền quốc phòng toàn dân, giữ vững an ninh quốc gia, thực hiện tốt chiến lược bảo vệ tổ quốc trong tình hình mới. Thường xuyên làm tốt công tác giáo dục quốc phòng cho mọi đối tượng, làm cho mọi người hiểu rõ trách nhiệm, nghĩa vụ công dân trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

Liên hệ nhận thức của bản thân cần làm

– Thứ nhất : về nhận thức của bản thân.

+ Thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình”, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch đã sử dụng các hình thức, biện pháp phi vũ trang để chống phá Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực: Kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, cả ở trong nước và ở nước ngoài. Đây là cuộc chiến tranh phá hoại nhiều mặt, nhằm làm suy yếu nền kinh tế, rối loạn về xã hội, làm chệch hướng đường lối chính trị, làm mất sức chiến đấu của các LLVT, cô lập và hạ thấp vị thế Việt Nam trên trường quốc tế, làm mất niềm tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước, vào con đường xã hội chủ nghĩa (XHCN), từ đó chuyển hóa chế độ XHCN theo con đường tư bản chủ nghĩa. Ngày nay, tình hình kinh tế – chính trị xã hội trong nước và trên thế giới đang có những biến động mới, sự tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường, sự giao lưu, hội nhập quốc tế càng mở rộng. Cùng với sự chống phá của các thế lực thù địch bằng “diễn biến hòa bình” với các thủ đoạn tinh vi và quyết liệt hơn, đang đặt ra cho cách mạng nước ta những yêu cầu, nhiệm vụ và thách thức mới, đòi hỏi đội ngũ cán bộ, đảng viên, đặc biệt là lực lượng Đảng viên trẻ cũng phải có những nhận thức mới cho phù hợp với yêu cầu của thực tiễn mới, phải nêu cao ý thức tự học tập, tu dưỡng, rèn luyện trong thực tiễn, để nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ trí tuệ, tri thức khoa học cần thiết và phẩm chất đạo đức, lối sống, phương pháp và tác phong công tác đáp ứng đòi hỏi ngày một cao hơn của tình hình, nhiệm vụ mới.

+ Sau khi học xong lớp bồi dưỡng kiến thức chính trị Quốc phòng- An ninh đã mang lại cho tôi rất nhiều hiểu biết về các vấn đề quân sự, quốc phòng- An ninh, truyền thống dựng nước, giữ nước của dân tộc; nhiệm vụ Quốc phòng- An ninh; trách nhiệm, nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, chủ quyền biên giới, vùng trời biển đảo Việt Nam; cảnh giác phòng chống âm mưu thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch đối với cách mạng nước ta. Điều này đã mang lại cho bản thân tôi có một cái nhìn toàn diện hơn về tình hình của đất nước hiện nay, những nguy cơ mà chúng ta đang phải đối mặt, cũng như lòng tự hào về truyền thống dựng nước,giữ nước của dân tộc ta từ xưa đến nay, sự tự ý thức về vấn đề lãnh thổ, biên giới, chủ quyền và có tinh thần cảnh giác cao độ trước những âm mưu chống phá, lôi kéo của CNĐQ và các thế lực thù địch. Không những vậy tôi còn hiểu thêm về các đường lối quân sự, các chỉ thị của Đảng và Nhà nước để thực hiện và chấp hành đầy đủ với tư cách là một công dân của nước Việt Nam XHCN.

– Thứ hai: Là một Đảng viên tôi nhận thức cần làm một số vấn đề sau:

+ Phải có nỗ lực học tập và rèn luyện để trở thành công dân tốt, đảng viên tốt cống hiến cho đất nước.

+ Phải thường xuyên nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng. Tránh những cám dỗ vật chất mà các thế lực phản cách mạng sử dụng để dụ dỗ và để làm giảm lòng tin của chúng ta vào Đảng, cách mạng.

+ Phát hiện, góp phần đấu tranh, ngăn ngừa và đánh bại mọi âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù trong chiến lược “DBHB” và bạo loạn lật đổ. Đặc biệt cần phải chú ý tới quá trình tự diễn biến bên trong, đây là một quá trình nguy hiểm mà chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch sử dụng để chống phá các nước xã hội chủ nghĩa.

+ Giữ vững sự ổn định tư tưởng chính trị trong dân phát huy tính đoàn kết.

+ Không ngừng học tập nâng cao trình độ hiểu biết của bản thân, có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định với đường lối xã hội chủ nghĩa.

+ Thường xuyên vận động tuyên truyền người thân và nhân dân nơi cư trú thực hiện nghiêm chỉnh chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của nhà nước.

+Thường xuyên học tập nâng cao nhận thức về chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Hưởng ứng cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh “ do Đảng và chính phủ phát động.

+ Thấy rõ “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ là nguy cơ rất lớn, rất nghiêm trọng đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay. Từ đó nhận rõ kẻ thù, đối tượng tác chiến, luôn đề cao tinh thần cảnh giác cách mạng, chuẩn bị tốt về tư tưởng, xây dựng ý chí quyết tâm, tinh thần chủ động, sáng tạo, vững vàng kiên định trước mọi diễn biến của tình hình, sẵn sàng hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.

+ Tích cực tham gia xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện, đoàn kết trong cơ quan, lấy việc xây dựng chính trị làm cơ sở để nâng cao chất lượng giáo dục trong nhân dân.

+ Luôn luôn hiểu rõ chức năng, nhiệm vụ của đơn vị, chức trách của bản thân; ra sức học tập rèn luyện nâng cao trình độ về mọi mặt, phát huy tính dân chủ.

+ Không ngừng học tập nâng cao trình độ nhận thức và hành động thực tiễn về công tác dân vận.

10. Gợi ý cách viết bài thu hoạch an ninh quốc phòng

Mục đích bồi dưỡng kiến thức quốc phòng an ninh là gì? Phải nêu được chính sách, quan điểm của Đảng và Nhà nước về chiến lược Quốc phòng An ninh ở thời điểm hiện tại và trong tương lai.

Nội dung: Khi thực hiện bồi dưỡng kiến thức quốc phòng an ninh đối tượng 4, nội dung bồi dưỡng sẽ được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 24/2014/TT-BQP của Bộ Quốc Phòng.

+ Mỗi đối tượng sẽ được tham gia bồi dưỡng theo một thời lượng khác nhau, với những các chuyên đề khác nhau. Viết thu hoạch là chuyên đề cuối cùng theo quy định của Bộ.

+ Về thể hiện nội dung, bạn phải nêu được tính cấp thiết của chuyên đề, nội dung chuyên đề, liên hệ thực tế, các giải pháp.

Kết bài: Liên hệ bản thân và có đề xuất giải pháp gì. Phần liên hệ bản thân, thể hiện nhận thức, quan điểm của mình chính là một yếu tố quan trọng có thể đáp ứng tiêu chí đánh giá của bài thu hoạch. Đây cũng là yếu tố quyết định kết quả của bài thu hoạch.

Trên đây là nội dung bài thu hoạch quốc phòng an ninh cho đối tượng 4. Nếu bạn đang tìm bài thu hoạch quốc phòng an ninh đối tượng 3, mời tham khảo sang bài viết sau: Bài thu hoạch bồi dưỡng kiến thức quốc phòng an ninh đối tượng 3

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục giáo dục đào tạo trong mục biểu mẫu nhé.

  • Giáo dục quốc phòng
  • Bài thu hoạch nghị quyết Trung Ương 5 khóa 12
  • Chương trình, nội dung bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh