Bài thu hoạch bảo tàng chứng tích chiến tranh năm 2023 mới nhất

Bảo tàng chứng tích chiến tranh là một nơi tái hiện lại quá trình nước ta đứng dậy trong chiến tranh tiến tới những ngày tháng độc lập. Luật Minh Khuê sẽ gợi ý cho độc giả một bài thu hoạch bảo tàng chứng tích chiến tranh mới nhất tại bài viết sau đây:

1. Đôi nét về bảo tàng chứng tích chiến tranh

Dù chiến tranh đã đi xa với chúng ta nhưng những hậu quả nặng nề mà nó để lại vẫn luôn in đậm trong những trang sách đối với thế hệ trẻ và đậm sâu trong tâm trí những người sống hai thế kỷ. Nhưng có lẽ những gì được kể lại trong sách vở chưa thể nào tái hiện lại được tính khốc liệt của các cuộc chiến tranh. Vì vậy tôi đã có một cuộc ghé thăm đến bảo tàng chứng tích chiến tranh để được tìm hiểu thêm một cách chân thực nhất lịch sử hào hùng của nước ta.

Nói qua một chút về Bảo tàng chứng tích chiến tranh (War Remmants Museum) là một bảo tàng vì hòa bình tọa lạc tại Số 28 đường Võ Văn Tần, phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh. Nơi đây lưu trữ, nghiên cứu và sưu tầm hơn 20.000 tài liệu, hơn 1.500 hiện vật và phim ảnh đã được đưa vào giới thiệu ở 8 chuyên đề trưng bày thường xuyên là minh chứng rõ ràng nhất cho tội ác và hậu quả của chiến tranh mà các thế lực xâm lược đã gây ra đối với Việt Nam. 

Ngay từ cổng vào là khu trưng bày ngoài trời Các loại vũ khí, phương tiện mà Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam. Chiếc máy bay phản lực chiến đấu hiện đại nhất thời đó cho đến những chiếc xe tăng đồ sộ, pháo tự hành M107… đều đang hiện ra dần trong mắt tôi khi tôi bước từng bước chân chậm rãi vào trung tâm của bảo tàng. Tôi cảm tưởng như cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc đang dần dần được hiện lên trước mắt tôi. Một thước phim ngắn rất nhanh chóng hiện qua đầu tôi về sự tàn bạo của thực dân Mỹ, sự thất bại của đế quốc xâm lược và chiến thắng vẻ vang của dân tộc ta mà tôi đã được nghe khi ngồi trên ghế nhà trường. 

 

2. Cảm nhận khi đến tham quan bảo tàng chứng tích chiến tranh

Đặt chân vào phòng “Chứng tích tội ác chiến tranh”, ngắm nhìn những hiện vật, những khung cảnh tái hiện lại diễn biến của các cuộc chiến tranh khốc liệt, tôi dường như đang được sống và hòa mình vào chính những khoảnh khắc lịch sử đau thương mà bi tráng đó. Tôi mới chỉ được đọc trên những trang sách, nghe qua lời thầy cô trên giảng đường về những hậu quả khốc liệt mà chiến tranh để lại. Ai ai cũng đều biết, thương vong về người, diệt chủng muôn loài, các bệnh dị tật sau này, hay những hậu quả về mặt vật chất như cơ sở hạ tầng bị phá hủy, ô nhiễm môi trường ngày một gia tăng, hệ sinh thái mất cân bằng… đều là hậu quả mà chiến tranh gây ra. Nhưng thật sự, khi đứng tại đây, giữa bảo tàng chứng tích chiến tranh hùng vĩ này, con người tôi thật sự cảm nhận được những đau thương, mất mát, sự ám ảnh đầy kinh hoàng của những người dân, của cha ông ta đã phải trải qua khốc liệt đến mức nào. 

Những hình ảnh, những tư liệu ở bảo tàng đã tái hiện một cách rõ rệt sự tàn bạo đến rùng mình của Đế quốc Mỹ. Những ánh mắt của người vô tội chất chưa đầy những nỗi sợ, nỗi buồn mà không từ nào có thể diễn tả hết. Cảm xúc trong tôi thật nghẹn ngào và quặn thắt khi ngắm nhìn bức ảnh của những người phụ nữ và những đứa trẻ nhỏ sợ hãi tột độ trước quân lính Mỹ. Ẩn sâu trong ánh mắt đó chính là những tội ác man rợ, không thể tưởng tượng được của thực dân Mỹ, không chỉ đàn ông mà đến cả phụ nữ, người già và cả trẻ nhỏ là những con người nhỏ bé, chân yếu tay mềm, đâu có ảnh hưởng gì đến chúng mà chúng cũng nhẫn tâm ra tay mạnh mẽ với họ. Thật là vô nhân tính! Chưa hết, bức ảnh khiến tôi nghẹn đắng, khóe máy cay cay chính là hình ảnh một cô gái mặc chiếc áo cánh đen đang cài cúc áo trông có vẻ không sợ hãi như những người dân bên cạnh khi phải đối mặt với cái chết cận kề. Bức ảnh đã là một minh chứng hùng hồn cho việc song hành tội ác chiến tranh đi cùng với cưỡng hiếp. Chính xác, cô gái thoạt nhìn trông có vẻ bình tĩnh cài áo kia chính là nạn nhân của cuộc cưỡng hiếp bởi một lính Mỹ trước khi ra tay giết người dân chúng ta. Nỗi kinh hoàng đó mà chúng gây ra thường sẽ không được ghi chép, không được phơi bày ra ánh sáng và rất hiếm khi được các thầy cô chúng ta rao giảng lại trong những tiết học lịch sử. Là một người phụ nữ, nhìn vào bức ảnh này thì tâm can tôi xót xa vô cùng, vừa thương lại vừa căm hặn những tên ác nhân đã làm ra những chuyện kinh tởm đến thế, thà rằng bị chúng giết đi còn hơn. Thật sự chẳng có gì có thể bù đăp được những chấn thương về tinh thần và thể xác mà người phụ nữ đã phải trải qua, chịu đựng trọng suốt những năm tháng chiếm tranh. Cưỡng hiếp là một vũ khí có sức nguy hiểm hơn cả những quả bom nguyên tử hay một viên đạn. Bởi những gì nó để lại là vết thương tâm lý khó mà chữa lành được. Còn những kẻ làm ra điều đó, đến bao giờ chúng mới bị trừng phạt? Một cái chết cho chúng liệu đã đủ cho những tội ác mà chúng gây nên hay chưa? Thật quá sức tưởng tượng 

Đến với những người lính Việt, với những cha ông ta ngày xưa thì hình ảnh chuồng cọp trong nhà tù Côn Đảo có lẽ còn thảm thương hơn nữa. Ánh mắt sợ hãi, xác chết la liệt sẽ luôn là nỗi ám ảnh với bất kỳ ai. Chuồng cịp là một kiểu xà lim đặc biệt để giam cầm những chiến sĩ yêu nước, những người dân một lòng yêu nước có ý chí kiên cường bị chúng coi là tù binh “ngoan cố”. Các chiến sĩ bị đưa vào đây như trở thành một “con thú cưng” cho bọn lính Mỹ. Chúng ta hồ tra tấn, tha hồ hành hạ một cách nặng nề. Chỉ cần chúng thích, chúng muốn, thì những người chiến sĩ dù có thở dài một hơi, ho nhẹ một tiếng cũng trở thành cái cớ để cai ngục trút bột xuống làm cho người tù tắc thở, ói máu, phóng lở da. Những cái gậy nhọn được chúng sử dụng để chọc vào tù bình từ phía trên, chúng cứ thế chọc như thể đang chơi một trò chơi bắt chuột trong lồng vậy. Thật sự trong cảnh ngộ đó, cái chết có lẽ là sự giải thoát cho tất cả. Chưa hết, về việc sinh hoạt, nhu cầu thiết yếu của con người chúng cũng nhúng bàn tay vào để hành hạ người dân ta. Cơm thì chúng cho ăn một nắm với đầy cát, một con khô mực đắng nghét, một muỗng mắm thì đầy dòi. Chỗ ở là chuồng cọp thì hẹp nhưng chúng nhét đến hơn chục người một chỗ. Việc sinh hoạt đều diễn ra tại đây, tự tiêu tự hủy. Ngày nay chúng ta gọi đó là “địa ngục trần gian”, nơi đày đọa các chiến sĩ, người hoạt động cách mạng đến sức cùng lực kiệt, bệnh tật không gì chữa được, chỉ đợi cái chết để giải thoát cho họ. 

Rồi đến hình ảnh chiếc máy chém. Tôi đã rùng mình, hãi hùng khi nhìn thấy chiếc máy chém với chiều cao 4.5m, nặng đến 50kg. Nó được xem là một công cụ giết người tàn bạo, ám ảnh nhất của bọn đế quốc Mỹ. Nó là một công cụ cho chiến dịch “lê máy chém đi khắp miền Nam” – một vũ khí giết người hàng loạt với khẩu hiệu thà giết nhầm còn hơn bỏ sót. Nó như một phong trào thi đua giết người vậy. Tôi thật không thể tưởng tượng nổi đồng bào ta khi thấy chiếc máy chém đó họ đã sợ hãi, run sợ đến nhường nào. Rồi những đứa trẻ vô tội, chúng vẫn còn ngây ngô chưa biết gì thì bỗng… thật không dám nghĩ đến nữa. Chúng còn kinh tởm hơn khi mà lôi xác của dân ta về chất đống lên, rồi chụp ảnh hăm hở khoe chiến tích như thể đi săn được những miếng mồi ngon. Một hình ảnh quá man rợ và tàn bạo của bọn thực dân đế quốc. 

Hình ảnh em bé với ánh mắt long lanh, ngây thơ, khuôn mặt bầu bĩnh, vẻ đẹp trong sáng trông thật đáng yêu. Thế nhưng em lại không thể nào biết được bao quanh em lúc bấy giờ chỉ là một màn đêm u tối, cô đơn, lạnh lẽo. Em đâu thể biết rằng người cha, người mẹ của em đang đối mặt với cái chết tàn nhẫn. Em đâu biết rằng những gì em chuẩn bị phải gánh chịu đều không phải lỗi của em gât ra. Không, em không có tội gì hết nhưng những gì em gánh chịu sau này lại là một nỗi chua xót không gì có thể đổi lấy được: chất độc màu da cam… Đây là hậu quả đáng sợ nhất mà dân ta đến thời bình vẫn phải đối mặt. Liệu có bao giờ thực dân Mỹ hay chính những người dân Mỹ hiện giờ tự hỏi, liệu đứa trẻ trong bức ảnh đó là con mình, là cháu mình, là em mình thì sẽ ra sao? 

Còn rất nhiều, rất rất nhiều những hình ảnh, những đồ vật kinh dị khác được chúng sử dụng để càn quét người dân Việt ta, chúng cắt cổ, chúng mổ bụng, chúng moi gan rồi chúng chặt đầu… chúng dội bom như thể dội nước vậy. Cuộc sống của người dân lúc bấy giờ thật sự là địa ngục trần thế. Tại sao chứ? Tại sao họ phải chịu hết sức tội ác chiến tranh mà bọn thực dân làm ra như vậy? Tại sao con người với nhau lại có thể đối xử tàn ác, kinh tởm với nhau như vậy? Liệu chúng là người hay là những con quỷ đội lốt người?! 

 

3. Suy nghĩ của bản thân sau chuyến tham quan bảo tàng chứng tích chiến tranh 

Chiến tranh thật sự chưa bao giờ là có nghĩa, nó chỉ mang đến những mất mát, những sự hy sinh cao cả mà đau đớn cho những người ở lại. Những gì mà chiến tranh để lại chỉ toàn là máu và nước mắt của đồng bào, của nhân loại, hết sức đau thương. Chiến tranh cũng chưa bao giờ là sự lựa chọn của những con người vô tội và yêu chuộng hòa bình, mong muốn được sống và phát triển một cách bình thường. Nhưng có lẽ, chiến tranh lại chọn chúng ta, chọn Việt Nam ta, chọn cho đất nước ta một sự phát triển trên những mất mát, đau thương. 

Qua sự trải nghiệm ở bảo tàng chứng tích chiến tranh, tôi mới cảm nhận được một cách sâu sắc, sống động cuốn phim lịch sử chiến tranh của dân tộc ta. Những gì mà tôi được nghe, được học trong sách vở thật sự là chưa thể đủ so với một buổi đi tham quan những hiện vật, những hình ảnh chân thật đến vậy tại bảo tàng. Thông qua đó tôi cảm thấy khâm phục và tự hào làm sao những người chiến sĩ Việt Nam đã hết lòng vì dân, vì Tổ quốc, ý chí của cha ông ta thật kiên cường, thà chịu nhục, chịu khổ, chịu bị hành hạ chứ nhất quyết không bán nước. Tội ác của thực dân Mỹ gây ra cho đất nước ta là vô cùng lớn, không một điều gì có thể bù đắp, có thể xóa bỏ được nỗi ám ảnh kinh hoàng trong lịch sử. 

Hòa bình, tự do và hạnh phúc mà tôi và các bạn đang có đều là sự đánh đổi quá lớn của biết bao nhiêu sinh mạng vô tội. Tôi thầm biết ơn, thầm trân trọng hơn bao giờ hết hòa bình mà chúng ta hiện đang có được. Cái giá của nó thật sự quá đắt đỏ, thật sự quá bi thương. Xin hãy luôn ghi nhớ những công lao của người lính Việt Nam, hãy luôn nhớ về hình ảnh của cha ông ta thời chiến tranh để cảm nhận được giá trị cuộc sống mà chúng ta đang có hiện nay. Chúng ta thật sự đã quá may mắn khi được sinh ra trong thời bình, được sống giữa tình yêu thương của người với người. Hãy biết ơn và nỗ lực phấn đấu, góp công sức nhỏ bé của chúng ta vào xây dựng đất nước ngày một vững mạnh, một đất nước đã nhuốm đầy máu và nước mắt để có được ngày hôm nay, được sống dưới bầu trời tự do đầy nắng và tình thương con người như này!

Như vậy trên đây là toàn bộ thông tin về Bài thu hoạch bảo tàng chứng tích chiến tranh mới nhất mà Công ty Luật Minh Khuê muốn gửi đến quý khách mang tính tham khảo. Hy vọng rằng những phân tích mà chúng tôi đưa ra trong bài viết có thể giúp ích cho quý khách trong quá trình hoàn thiện một bài thu hoạch cho riêng mình. Nếu quý khách còn vướng mắc về vấn đề trên hoặc mọi vấn đề pháp lý liên quan khác, quý khách hãy vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến theo số điện thoại: 19006162 để được Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp qua tổng đài kịp thời hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc! Rất mong nhận được sự hợp tác và tin tưởng của quý khách! Luật Minh Khuê xin trân trọng cảm ơn!