Bài thu hoạch an ninh quốc phòng đối tượng 3 năm 2023
Sau khi kết thúc khóa học bồi dưỡng quốc phòng an ninh thì những người tham gia học sẽ phải viết bài thu hoạch. Mời quý độc giả tham khảo nội dung bài thu hoạch sau:
Đối tượng 3 bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh
Theo quy định tạo Hướng dẫn số 90/HD-HDGDQPAN hướng dẫn Danh mục đối tượng bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh:
3. Đối tượng 3:
a) Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và người có phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý tương đương thuộc các cơ quan, tổ chức ở Trung ương; Trưởng ban, Phó Trưởng ban (thuộc vụ), Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng (thuộc ban) và các tổ chức tương đương thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng thuộc cơ quan mặt trận và đoàn thể trung ương và tương đương; Trưởng ban, Phó Trưởng ban chuyên trách công đoàn ngành Trung ương và tương đương; Trưởng ban, Phó Trưởng ban, Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và tương đương thuộc: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia – Sự thật, Báo Nhân dân và Tạp chí Cộng sản, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện Hành chính Quốc gia; Trưởng phòng và tương đương, Trưởng khoa, Phó Trưởng khoa Học viện khu vực I, II, III, IV thuộc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và Học viện Báo chí Tuyên truyền; Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và tương đương thuộc các tổ chức sự nghiệp thể dục thể thao trực thuộc các bộ, ngành ở Trung ương; Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm khoa, Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và các chức danh tương đương thuộc các học viện, trường đại học, cao đẳng, cao đẳng nghề; Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng trường trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề, trung học phổ thông; Trưởng ban, Phó Trưởng ban và tương đương thuộc báo ngành.
b) Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và tương đương ở các cơ quan, đơn vị cấp 1 thuộc các tập đoàn kinh tế, tổng công ty thành lập theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ và tổng công ty nhà nước hạng đặc biệt; Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng, Trưởng ban, Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và tương đương ở các cơ quan đơn vị cấp 2, cấp 3 thuộc các tập đoàn kinh tế, tổng công ty thành lập theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ và tổng công ty nhà nước hạng đặc biệt; Phó Chỉ huy trưởng, Chính trị viên phó, cán bộ chuyên trách công tác quốc phòng Ban Chỉ huy quân sự các cơ quan đơn vị, trực thuộc các cơ quan, tổ chức ở trung ương; Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và tương đương thuộc ban quản lý khu công nghiệp; người quản lý doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước có quy mô vừa trở lên.
c) Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng các Sở, ngành và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện và tương đương; Kế toán trưởng, Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và tương đương của các tổng công ty thành lập theo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và tương đương thuộc các Ban Đảng cấp tỉnh; Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và tương đương thuộc Trường Chính trị cấp tỉnh; Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra thuộc Thanh tra sở cấp tỉnh; Phó trưởng ban Đảng, Chánh Văn phòng, Phó Chánh Văn phòng cấp huyện; Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng báo địa phương; Đài phát thanh truyền hình cấp tỉnh; đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố thuộc tỉnh là đô thị loại II, III và quận thuộc thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh; Trưởng Ban chuyên trách Hội đồng nhân dân thành phố thuộc tỉnh là đô thị loại II; Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan thi hành án thành phố thuộc tỉnh là đô thị loại II; Chánh án, Phó Chánh án tòa án nhân dân cấp huyện; Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân cấp huyện; Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng nghiệp vụ Viện Kiểm sát nhân dân cấp tỉnh; Giám đốc, Phó Giám đốc và tương đương thuộc các tổ chức sự nghiệp thể dục thể thao cấp tỉnh; Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy cấp xã; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân và Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc cấp xã.
d) Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty chuyên trách, Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc của các Công ty cấp I, II, III; Thành viên chuyên trách Hội đồng thành viên, Kiểm soát viên chuyên trách, Phó Tổng giám đốc hoặc Phó Giám đốc của các tổng công ty và tương đương, Công ty cấp I, II, III; Kế toán trưởng của các tổng công ty đặc biệt, tổng công ty và tương đương, Công ty cấp I, II, III; Trưởng phòng và tương đương, Phó Trưởng phòng và tương đương Ban Quản lý khu công nghiệp.
đ) Đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện.
e) Người hưởng lương từ ngân sách nhà nước có hệ số phụ cấp chức vụ từ dưới 0,7 không thuộc đối tượng 2 và 4 (từ các chức danh tại điểm a, b, c Mục này).
Bài thu hoạch an ninh quốc phòng đối tượng 3
Mục Lục
Câu 1: Hãy làm rõ âm mưu thủ đoạn – diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch chống phá cách mạng Việt Nam.
Gợi ý trả lời:
Về phương châm
Chúng theo phương châm: mềm, ngầm, sâu.
Diễn biến hòa bình là chính kết hợp răn đe quân sự có lựa chọn và khi có thời cơ, xây dựng lực lượng phản động người Việt Nam ở trong và ngoài nước Việt Nam là chính (ngụy quân, nguyẹ quyền cũ không cải tạo, lực lượng phản động trong dân tộc, tôn giáo, tri thức, văn nghệ sĩ, các phần tử thoái hóa biến chất, bất mãn trong các cơ quan Đảng, Nhà nước và trong nhân dân ta); phá hoại càng cao, cảng sâu càng tốt, phá có trọng điểm, chui sâu leo cao vào các cơ quan lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, lực lượng vũ trang, phá hoại kinh tế là trọng điểm.
Về mục tiêu
Thúc đẩy “tự do hóa” về chính trị và kinh tế từ đó chuyển hóa Việt Nam theo quỹ đạo tư bản chủ nghĩa.
Lôi kéo Việt Nam từng bước phụ thuộc vào họ để gây ảnh hưởng ở Việt Nam và các nước có liên quan, tạo bàn đạp cho sự phát triển đến các nước khác.
Về thủ đoạn hoạt động:
Chống phá về chính trị tư tưởng.
+Phá hoại về kinh tế.
+Lợi dụng vấn đề tôn giáo để chống phá ta.
+Lợi dụng vấn đề dân tộc để chống phá ta.
+Kích động, phối hợp hành động của lực lượng phản động trong nước và bọn phản động ngoài nước để phá ta.
Những giải pháp chủ yếu góp phần làm thất bại chiến lược diễn biến hòa bình:
Thứ nhất: Đẩy lùi tệ quan liêu, tham nhũng, tiêu cực trong xã hội, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trên các lĩnh vực, chống nguy cơ tụt hậu về kinh tế.
Giữ vững sự ổn định xã hội và làm cho đất nước ngày càng vững mạnh về mọi mặt.
Đẩy lùi tệ quan liêu, tham nhũng, tiêu cực trong xã hội, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trên các lĩnh vực, chống nguy cơ tụt hậu về kinh tế là giải pháp hữu hiệu để giữ vững và thúc đẩy yếu tố bên trong của đất nước luôn ổn định.
Thứ hai: Nâng cao nhận thức về âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch nắm chắc mọi diễn biến không để bị động, bất ngờ.
Giáo dục rộng rãi trong toàn xã hội để mọi người dân Việt Nam, mọi tổ chức chính trị, xã hội đều nhận thức sâu sắc âm mưu thủ đoạn trong chiến lược diễn biến hòa bình của kẻ thù chống phá cách mạng Việt Nam.
Đấu tranh phê bình những biểu hiện mơ hồ, mất cảnh giác cách mạng trong nội bộ nhân dân.
Thứ ba: Xây dựng cơ sở chính trị, xã hội vững mạnh về mọi mặt.
Xây dựng cơ sở chính trị – xã hội vững mạnh sẽ bảo đảm cho chế độ xã hội luôn ổn định, phát triển. Do vậy, phải luôn chú trọng xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc vững mạnh, theo quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay là đoàn kết các dân tộc, tôn giáo, giai cấp, tầng lớp nhân dân, mọi thành phân kinh tế, mọi giới, mọi lứa tuổi, mọi vùng, mọi miền đất nước, đoàn kết trong Đảng, người đang công tác và người đã nghỉ hưu, người trong nước và người đang sinh sống ở nước ngoài.
Thứ tư: Xây dựng ý thức bảo vệ Tổ quốc cho toàn dân.
Đối với nước ta, bảo vệ Tổ quốc là một trong hai nhiệm vụ chiến lược của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân.
Phải luôn nêu cao tinh thần cảnh giác, củng cố quốc phòng, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và các thành quả cách mạng do chủ nghĩa đế quốc đứng đầu là Mỹ và các thế lực thù địch tấn công quyết liệt vào độc lập chủ quyền của các quốc gia, dân tộc đặc biệt là các nước xã hội chủ nghĩa trong đó có nước ta.
Giáo dục ý thức bảo vệ Tổ quốc phải mang tính toàn diện những tập trung vào: giáo dục tình yêu quê hương, đất nước, tinh thần cảnh giác trước mọi âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù chống phá nước ta; giáo dục quan điểm, đường lối của Đảng về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn cách mạng mới; giáo dục tinh thần xả thân vì Tổ quốc, quyết tử để Tổ quốc quyết sinh;…
Thứ năm: Đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và chăm lo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân lao động.
Đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa thực chất là để tạo ra cơ sở vật chất, phát triển lực lượng sản xuất và từng bước hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, đồng thời là điều kiện để tăng năng suất lao động của xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân lao động để tạo nên sức mạnh của thế trận “lòng dân”.
Thứ sáu: Xây dựng, luyện tập các phương án, các tình huống chống “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của địch.
Mỗi thủ đoạn, hình thức, biện pháp mà kẻ thù sử dụng trong chiến lược “diễn biến hòa bình”, bạo động lật đổ cần có phương thức xử lý cụ thể, hiệu quả.
Khi mỗi tình huống bạo loạn xảy ra, cần phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân và của cả hệ thống chính trị, xử lý theo nguyên tắc nhanh gọn – kiên quyết – linh hoạt – đúng đối tượng – không để lan rộng, kéo dài.
Xây dựng đầy đủ, luyện tập các phương án sát với diễn biến từng địa phương, từng đơn vị, từng cấp, từng ngành.
Hoạt động xử lý bạo loạn lật đổ phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, điều hành của chính quyền, các ngành tham mưu, quân đội và công an.
Liên hệ với bản thân
Với cương vị là một công dân đang làm việc trong một doanh nghiệp tư nhân, tôi cũng có thể góp một chút sức mạnh nhỏ bé của mình đối với việc phòng chống diễn biến hòa bình. Bản thân tôi sẽ luôn đấu tranh cho những công bằng, phát hiện dũng cảm đứng ra để vạch trần cũng như lên án nạn tham những, quan lưu,…
Tham gia các hoạt động, phong trào bảo vệ hòa bình như: đi bộ về hòa bình, viết thư cho bạn bè quốc tế những vùng có chiến tranh, tham gia các cuộc thi viết bài với chủ đề vì hòa bình,.. cư xử với mọi người xung quanh một cách thân thiện, hòa nhã góp phần củng cố xây dựng khối đại đoàn kết, có ý thức tìm hiểu tôn trọng văn hóa của các quốc gia, dân tộc khác.
Câu 2: Phân tích những nội dung, giải pháp phòng chống chiến lược “diễn biến hòa bình” trên các lĩnh vực
Trong lĩnh vực giáo dục
Nội dung
Giảng viên là chủ thể tham gia vào quá trình biên soạn chương trình, tài liệu, thực hiện nhiệm vụ giảng dạy cho các khóa, lớp bồi dưỡng cán bộ, công chưc viên chức. Thông qua bài giảng, giảng viên có thể bổ sung, cập nhật, khắc phục sự lạc hậu của nội dung chương trình, tài liệu bồi dưỡng, tạo nên sự sinh động trong các nội dung đào tạo, bồi dưỡng. Trong quá trình biên soạn và thực hiện giảng dạy, giảng viên cần tập trung làm rõ âm mưu diễn biến hòa bình, tuyệt đối tránh mắc sai lầm và “sa bẫy” diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch. Một mặt, để phòng, chống nguy cơ diễn biến hòa bình, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” ngay trong chính bản thân đội ngũ giảng viên, mặt khác là trong đội ngũ học viên.
Chất lượng và hiệu quả bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức được tạo nên từ nhiều thành tố, trong đó đội ngũ giảng viên có vai trò đặc biệt quan trọng. Giảng viên luôn là động lực, vị trí trung tâm tạo nên chất lượng và hiệu quả bồi dưỡng. Giảng viên có năng lực, có đạo đức, trách nhiệm nghề nghiệp có thể khắc phục những hạn chế về nội dung chương trình, tài liệu, những khó khăn về cơ sở vật chất, điều kiện giảng dạy để kết quả bồi dưỡng cán bộ, công chức có chất lượng. Tuy nhiên, cán bộ, công chức, viên chức là những người có kiến thức, có kinh nghiệm thực tiễn, có khả năng học hỏi, tìm kiếm thông tin. Vì vậy, giảng viên không chỉ là chủ thể truyền giảng kiến thức, kỹ năng, thái độ, trách nhiệm nghề nghiệp mà còn là chủ thể định hướng về nhận thức, giúp học viên đánh giá đúng, nhận thức đúng về một sự kiện, một sự việc trong thực tiễn của đất nước, của khu vực và thế giới. Vì vậy, vai trò giảng viên được thể hiện trên các phương diện về vai trò của người thầy, người tư vấn, người định hướng.
Giải pháp
Cần tiếp tục hoàn thiện tiêu chuẩn giảng viên, bảo đảm giảng viên không chỉ là người có năng lực chuyên môn, kinh nghiệm thực tiễn, mà còn cần là người có đạo đức, trách nhiệm, niềm tự hào về nghề nghiệp, ý thức được vai trò của mình trong công tác bồi thường cán bộ, công chức, viên chức. Đồng thời, cần quy định rõ trách nhiệm của giảng viên nói đúng, nói trúng, nói đủ và chịu trách nhiệm trực tiếp về quá trình thực hiện nhiệm vụ giảng dạy. Cần có những quy định về trách nhiệm, chế tài đối với những giảng viên có biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong quá trình bồi dưỡng cán bộ, công chức.
Cần phải có có chế giám sát trong hoạt động bồi dưỡng của giảng viên thông qua các kênh phản hồi từ phía học viên, từ cơ quan sử dụng cán bộ, công chức, viên chức sau đào tạo, bồi dưỡng.
Tăng cường hiệu quả công tác kiểm tra giảng viên của cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể, vừa phát hiện, tôn vinh những điển hình giảng viên, vừa là cơ chế để nâng cao trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp, phát hiện xử lý kịp thời.