Bài thu hoạch: Thực hành: Tìm hiểu tình hình môi trường ở địa phương – Nguyễn Thị Hương Giang – Giáo Án Mẫu

Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài thu hoạch: Thực hành: Tìm hiểu tình hình môi trường ở địa phương – Nguyễn Thị Hương Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

nh vật. Nước còn đáp ứng những nhu cầu đa dạng của con người trong sinh hoạt hằng ngày, tưới tiêu cho nông nghiệp, sản xuất công nghiệp, sản xuất điện năng và tạo ra nhiều cảnh quan đẹp. Nước cần thiết cho sự tăng trưởng và duy trì cơ thể bởi nó liên quan đến nhiều quá trình sinh hoạt quan trọng. Muốn tiêu hóa, hấp thu sử dụng tốt lương thực, thực phẩm ... đều cần có nước.1)Kiến thức lí thuyết: Đây là 2 bức hình nói về tình hình ô nhiễm môi trường nước đã quan sát được ở địa phương thị trấn Bình Định :Rác thải gây ô nhiễm tại cầu Thạch Tĩnh trên đường Trần PhúPhân tích nguyên nhân: Hai bức hình trên là một trong những thực trạng tiêu biểu cho tình trạng ô nhiễm môi trường đáng chú ý ở thị trấn Bình Định. Xã hội ngày càng phát triển và cuộc sống càng trở nên hiện đại, vì vậy rác thải cũng ngày một tăng lên đe dọa đến môi trường sống và sức khỏe con người. Bức hình chụp một đoạn sông chảy qua cầu Thạch Tĩnh trên đường Trần Phú. Thực chất đây là một dòng chảy từ một con sông ( cái bàu ), xung quanh khu vực này là nhà dân mà chủ yếu là các cơ sở sản xuất buôn bán và sửa xe. Do đó, nguyên nhân đầu tiên chúng ta thấy được về tình trạng ô nhiễm môi trường mà đặc biệt ở đây là ô nhiễm nguồn nước đó là do rác thải sinh hoạt từ các nhà dân quanh đó. Chính ý thức tự giác của họ quá kém đã khiến môi trường ở đây đã ô nhiễm lại càng ô nhiễm thêm. Có thể nói đó là do thói quen đã hình thành từ lâu và sự ích kỉ của cá nhân mỗi người: muốn nhà mình sạch đẹp thì phải đem rác nhà mình vứt xuống sông hồ, nơi công cộng gây ra tình trạng trác tràn ngập. Không chỉ những loại rác thải sinh hoạt thông thường như lon, chai nhựa, thức ăn thừa, phế liệu,mà ngay cả những chất khó phân hủy như bao bì nilon, hôi thối như xác chết động vật hay các chất thải kim loại đồng nhôm, mẻ chai , sơn, dầu nhớt từ các tiệm buôn và cơ sở sản xuất cũng bị vứt bừa xuống đó. Không những thế, nhiều người đi đường đi ngang qua cầu có vật gì cũng tiện tay ném xuống sông , khạt nhổ bừa bãi vô văn hóa hoặc thậm chí là họ thiếu ý thưc đến nỗi lại đi tiêu tiểu bậy xuống đó.Tiếp theo Một nguyên nhân nữa đó là việc chọn vị trí đổ chất thải hoặc nhà vệ sinh làm không tốt nên chất độc cũng như các tác nhân gây bệnh đều bị đổ xuống sông có thể ngấm vào nguồn nước ngầm. Ngoài ra, các loại dầu máy thải, chất tẩy rửa, thuốc bảo vệ thực vật, phân hóa học dùng trong nông nghiệp cũng gây ô nhiễm nguồn nước ngầm nơi đó và sẽ nguy hại đến nước sinh hoạt cho người dân nếu như họ dùng nước giếng. Tóm lại, nguyên nhân chính của sự ô nhiễm( nguồn nước, mặt đất, không khí ) ở thị trấn Bình Định nói riêng và cả tỉnh nói chung là do: Do thói ích kỉ chỉ biết quyền lợi cá nhân mà không biết quyền lợi người khácDo vô tình, thói quen xấu khó sửaTrình độ hiểu biết về môi trường của người dân còn thấpCác khu dân cư chưa được qui hoạch đúng cách Chưa có sự ổn định về gia tăng dân số Người dân chưa được giáo dục về ý thức bảo vê môi trường một cách thường xuyên, đúng mức Chính quyền địa phường không có biện pháp xử phạt nghiêm khắc và thích đáng cho những người vi phạm, đồng thời cũng chưa có cách xử lí lượng rác thải của người dân một cách thích hợp. Điểm qua những nguyên nhân nói trên, ta thấy rằng tình trạng ô nhiễm này đang ngày một trầm trọng và khó giải quyết triệt để, là nguy cơ to lớn đối với mỗi người và gây nhiều hậu quà.Tác hại Ô nhiễm môi trường đã, đang và sẽ gây ra nhiều hậu quả xấu cho cuộc sống con người. Xét về tốc độ lan truyền và quy mô ảnh hưởng thì ô nhiễm nước là vấn đề đáng lo ngại hơn ô nhiễm đất. Sau đây là những hậu quả của ô nhiễm nguồn nước ở khu vực này:Rác thải nhiều bốc mùi làm ô nhiễm không khí dẫn đến phát sinh nhiều ruồi muỗi, có thể gây nhiều bênh nguy hiểm ảnh hưởng sâu bên trong và phổ biến nhất là bệnh tiêu chảy, tả, kiết lị do thức ăn mất vệ sinhNgoài việc các cặn lơ lửng trong nước mặt, các chất thải nặng lắng xuống đáy sông, sau khi phân huỷ, một phần lượng chất được các sinh vật tiêu thụ, một phần thấm xuống mạch nước bên dưới (nước ngầm) qua đất, làm biến đổi tính chất của loại nước này theo chiều hướng xấu (do các chất chứa nhiều chất hữu cơ, kim loại nặng)Gây ra sự mất cân bằng giữa lượng chất thải ra môi trường nước (rác thải sinh hoạt, các chất hữu cơ,) và các sinh vật tiêu thụ lượng chất thải này (vi sinh vật, tảo,) làm cho các chất hữu cơ chất rắn lơ lửng, không được phân huỷ, vẫn còn lưu lại trong nước với khối lượng lớn, dẫn đến việc nước dần mất đi sự tinh khiết ban đầu, làm chất lượng nguồn nước bị suy giảm nghiêm trọngLàm xấu cảnh quan môi trường và mất đi vẻ đẹp cuộc sốngTiếp theoTình trạng môi trường khúc sông này xấu đến nỗi hầu như các loài sinh vật không sống được, xác cá, ốc chết nổi lềnh bềnh, chỉ có vài đám bèo “xấu” và những câu bụi mọc hai bên bờ nhưng lại khô cằn( rác nhiều gây thiếu oxi )Nước bị ô nhiễm mang nhiều chất vô cơ và hữu cơ thấm vào đất gây ô nhiễm nghiêm trọng cho đất và các sinh vật đang sinh sống trong đấtNhất là vào mùa mưa lũ, rác ở đây sẽ dâng lên có thể tràn vào nhà dân, là nguyên nhân gây ra dịch bênh sốt rét, sốt xuất huyết, ngộ độc thức ăn, các bệnh về da, thậm chí là những căn bệnh nguy hểm như ung thư vì hàm lượng các chất dộc hại trong rác là vô cùng lớn.Rác thải “gây” ra bệnh sốt rétCách khắc phục Tuy tình trạng môi trường ở đây bị ô nhiễm nghiêm trong như vậy nhưng chính quyền địa phương vẫn chưa có biện pháp nào khắc phục cả. Chúng ta cần nêu cao việc thực hiện những biện phải trước mắt để dần đi đến những biện pháp lâu dài:Trước hết, chúng ta cần phải “đánh” vào ý thức của người dân nhưng quan trọng nhất là họ phải tự giác ngừng việc đổ rác thải sinh hoạt từ nhà mình xuống sôngĐặt các thùng rác công cộng để người đi đường không vứt rác bừa bãiTổ chức môi trường địa phương thực hiện xử lí lượng rác này đúng cách và triệt đểDùng các biện pháp ( hóa học ) thích hợp nhằm khôi phục lại tình trạng ban đầu (nước sạch)Tuyên truyền, giáo dục ý thức trong nhân dânĐề ra những hình phạt cho những người có hành vi gây ô nhiễm môi trườngTrồng cây xanhDùng nước cấp sạch của địa phương thay vì dùng nước giếng khoan không đảm bảoThực hiện kế hoạch hóa gia đình hạn chế sự gia tăng dân số.Điều tra tác động của con người tới môi trườnga)Các thành phần của hệ sinh thái hiện tại:b) Những hoạt động của con người đã gây nên sự biến đổi hện sinh thái đó: Như những gì đã nói ở phần “Phân tích nguyên nhân”, những hoạt động của con người đã gây nên sự biến đổi của hệ sinh thái đó là người dân đổ rác thải sinh hoạt ( chất thải rắn, chất bảo vệ thực vật, phế liệu, vật liệu xây dựng, cùng với hành vi vứt rác bừa bãi của người dân đi ngang qua cầu và hành động tiêu tiểu bậy của những con người vô văn hóa, vô ý thức, Một số hoạt động khác nữa là một số nhà dân xử lí rác nhà mình bằng cách đốt rác( gây ô nhiễm không khí ), chặt ngã một số cây lớn quanh khu vựcNhóm các nhân tố sinh thái vô sinhNhóm các nhân tố sinh thái hữu sinhNhân tố sinh thái con ngườiNhân tố các sinh vật khácÁnh sáng, không khíNgười bón phânVi sinh vật, ruồi, muỗiĐất, nước, gió, độ ẩmNgười đổ( vứt ) rác thải, Cây xanh, bèo, lục bìnhGỗ mục, rác thảiNgười chặt câyCôn trùngXác động vật chếtNgười đốt rácCá, ốcc)Xu hướng biến dổi của hệ sinh thái: Qua tìm hiểu từ người dân địa phương, họ cho biết ở khu vực này trước đây rất sạch, nhất là dòng chảy dưới cầu, nước rất trong và các sinh vật dưới nước khá phong phú. Người dân có thể lấy nước ở đây dùng cho một số hoạt động sinh hoạt. Tuy nhiên, sau khi cuộc sống được nâng cao và nhiều khu dân cư, cơ sở buôn bán sản xuất được xây dựng, hệ sinh thái đã bắt đầu có những biến đổi xấu và trong tình hình hiện tại, hệ sinh thái khu vực có xu hướng biến đổi xấu hơn nữa. Bởi vì, hằng ngày các hộ gia đình và các cơ sở sản xuất đều thải ra một lượng rác thải không nhỏ và họ chưa có ý thức xử lí rác theo đúng qui định địa phương. Nếu ngay từ bây giờ, chúng ta không có biện pháp nào khắc phục thì trong thời gian sắp tới, nơi này sẽ ngày càng bị ô nhiễm dẫn đến nhiều hậu quả hơn nữa.) Đề xuất biện pháp khắc phục và bảo vệ: Trong phần “Cách khắc phục” đã nêu trên, chúng ta có thể thấy rằng trước hết phải ngừng lại các hoạt động đổ rác xuống sông, tức là chủ yếu phụ thuộc vào ý thức con người. Đồng thời chính quyền địa phương cần huy động lực lượng để giải quyết lượng rác hiện có dưới cầu. Mọi người cần có sự hợp tác để bảo vệ môi trường sinh thái ở đây: xử lí rác thải hợp lí và đồng bộ, trồng và không chạt phá cây xanh trước nhà, thể hiện nếp sống văn minh và làm nên một môi trường sạch đẹp.2) Cảm tưởng sau khi học bài thực hành về tìm hiểu môi trường địa phương: Qua bài học này, sau khi tìm hiểu tình hình thực tế về môi truường ở địa phương, em đã phần nào củng cố lại được những kiến thức lí thuyết mà em đã được học trong suốt thời gian qua. Từ việc tự đi tìm hiểu quan sát hiện trạng thực tế đến việc phân tích nguyên nhân, hậu quả và phương pháp khắc phục, em đã càng hiểu thêm về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường xung quanh chúng ta. Đi song song với cuộc sống ngày càng hiện đại là sự ô nhiễm môi trường(đất, nước, không khí ) càng lớn. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là chúng ta cứ tiếp tục để những tình trang đó tiếp diễn mà phải khắc phục tình hình xấu hiện tại và đề ra những biện pháp bảo vệ lâu dài trong tương lai. Điều đó được thể hiện qua ý thức tự giác của mỗi người. Qua bài học này, em còn rút ra được nhiều kinh nghiệm cho bản thân: mỗi cá nhân phải biết tự rèn luyện cho mình một lối sống có văn hóa, một thói quen tốt ngay từ bây giờ, luôn biết sống vì mọi người và đặc biệt, luôn phải nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. Môi trường và con người luôn có sự tác động qua lại. Bảo vệ môi trường là trách nhiệm không phải chỉ của riêng ai. Hiện nay nó đang là vần đề nhức nhối của xã hội được nhiều quốc gia quan tâm đến. Đặc biệt, ở Việt Nam, hiện tượng ô nhiễm môi trường đang ngày càng phổ biến. Vì thế, chúng ta càng cần phải phấn đấu để có thể được như những đất nước nổi tiếng về một môi trường xanh-sạch-đẹp như: Singapore, Hà Lan, Nhiệm vụ của học sinh đối với công tác phòng chống ô nhiễm:Sử dụng hợp lí các