Bài thu hoạch Nghị quyết Trung ương 7 khoá 12 của Đảng viên hay nhất

 Bài thu hoạch Nghị quyết Trung ương 7 khóa XII là bài thu hoạch của cán bộ, Đảng viên sau khi kết thúc hội nghị học tập, quán triệt và triển khai thực hiện nội dung Nghị quyết Trung ương 7 khóa XII của Đảng. Nội dung trong bài thu hoạch cần trả lời câu hỏi mà ban tổ chức đưa ra, từ đó nêu sự hiểu biết, kiến thức của mình để trả lời câu hỏi sao cho chính xác, súc tích và thuyết phục nhất. Việc chỉnh chu nội dung bài thu hoạch sẽ giúp các Đảng viên thể hiện được sự nghiêm túc trong tác phong học tập nội dung nghị quyết của Đảng.

Dưới đây là bài tham khảo mẫu bài thu hoạch nghị quyết trung ương 7 khóa 12 của đảng viên.

ĐẢNG BỘ TỈNH ………

ĐẢNG ỦY ………

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ………

………………, ngày…tháng…năm 20…

BÀI THU HOẠCH

Học tập, quán triệt Nghị quyết Trung ương 7 khóa XII

Họ và tên: ……………………………………

Chức vụ Đảng: …………………………….

Sinh hoạt tại: ……………………………….

Thực trạng Nghị quyết Trung ương 7 khóa XII

Ngày 07 tháng 05 năm 2018, tại Hội Trường ………, tôi được tham gia Hội nghị học tập, quán triệt Nghị quyết Trung ương 7 khóa XII đã được Ban Chấp hành Đảng bộ ……. tổ chức.

Sau khi tiếp thu Nghị quyết 26-NQ/TW về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ, Nghị quyết 27-NQ/TW về cải cách chế độ tiền lương đối với cán bộ, công nhân, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp và Nghị quyết số 28-NQ/TW về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII. Tôi xin được đi sâu làm rõ thực trạng, điểm mới và giải pháp, Nghị quyết số 26,27 và 28-NQ/TW như sau:

Nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước ta thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng và thực hiện chính sách an sinh xã hội, đảm bảo tiến bộ và công bằng xã hội, xem đó là mục tiêu, vừa là điều kiện phát triển bền vững đất nước, thể hiện giá trị nhân văn, bản chất tốt đẹp của chế độ nước ta. các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị – xã hội, cộng đồng doanh nghiệp và người lao động đã nỗ lực triển khai thực hiện đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước về bảo hiểm xã hội và đạt được những kết quả quan trọng. Hệ thống luật pháp, chính sách bảo hiểm xã hội, gồm các chế độ hưu trí đạt tuổi, ấm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và bảo hiểm thất nghiệp đã từng bước được hoàn thiện, thể hiện đồng bộ, phù hợp với thực tiễn đất nước và kinh nghiệm quốc tế. Chính sách bảo hiểm xã hội đã từng bước khẳng định và phát huy vai trò là một trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội, là nguồn bảo đảm thay thế, hay hỗ trợ một phần thu nhập đối với người lao động khi họ gặp phải các khó khăn trong đời sống.

Hiện nay Qũy bảo hiểm xã hội đã trở thành quỹ an sinh rộng lớn nhất, vận hành theo nguyên tắc đóng – hưởng và chia sẻ giữa những người trong một cộng đồng và giữa các thế hệ tham gia bảo hiểm xã hội. Diện bảo phủ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật, số người tham gia bảo hiểm xã hội tiếp tục được mở rộng, số người được thụ hưởng bảo hiểm xã hội không ngừng tăng lên.

Ngay nay hệ thống tổ chức bảo hiểm xã hội từng bước được kiện toàn, về cơ bản đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ, phát huy tốt vai trò, tính hiệu quả trong hoạch định, tổ chức thực thi chính sách và quản lý quỹ bảo hiểm xã hội. Năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về bảo hiểm xã được nâng cao; việc giải quyết chế độ, chính sách đối với người lao động có nhiều chuyển biến.

Tuy nhiên, việc xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội cùng còn một số hạn chế, yếu kém, hệ thống chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội không theo kịp tốc độ tăng trưởng kinh tế – xã hội, chậm thích nghi với sự già hóa dân số và việc phát sinh nhiều quan hệ lao động mới. Việc mở rộng và phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội còn dưới mức tiềm năng; độ bao phủ bảo hiểm xã hội tăng chậm; số người nhận một lần tăng cao. Tình trạng trốn đóng, chậm nộp, nợ đọng, trục lợi bảo hiểm xã hội chưa được ngăn chặn. Quỹ hưu trí và tử tuất có khả năng mất cân đối trong tương lai.

Chính sách bảo hiểm thất nghiệp chưa thực sự gắn với thị trường lao động, mới tập trung chủ yếu vào khu vực nhà nước, chưa có chính sách hợp lý cho khu vực phi chính thức, vẫn thiên về giải quyết trợ cấp thường xuyên, chưa quan tâm đúng mức đến những biện pháp phòng ngừa theo thông lệ quốc tế. Cơ chế quản lý nhà nước, cơ chế chính sách và tổ chức bộ máy thực hiện bảo hiểm thất nghiệp còn một số điều bất cập. Các chế độ bảo hiểm xã hội chưa thể hiện đầy đủ các nguyên tắc đóng – hưởng; tự nguyện, bình đẳng; lâu dài và ổn định.

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới các bất cập vừa nêu trên, nhưng trong đó nguyên nhân chủ quan là chính. Một số cấp ủy, chính quyền lãnh đạo, chỉ đạo chưa sâu sát. Năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý còn thấp; ý thức chấp hành pháp luật không cao. Nhận thức của một bộ phận người lao động và chủ sử dụng lao động đối với vị trí, chức năng, nhiệm vụ của bảo hiểm xã hội không cao. Hiệu lực, hiệu quả thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý sai phạm trong thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội còn hạn chế. Công tác phổ biến, tuyên truyền việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội chưa thật sự tạo được độn tin cậy và thu hút người lao động tham gia bảo hiểm xã hội.

Những thành tựu mới đạt được hiệu quả của Nghị quyết.

có một số điểm mới được nếu ra như sau:

Một là: Đóng bảo hiểm 10-15 năm cũng được linh lương tháng.

Hai là: Sẽ mất quyền lợi nếu lĩnh lương tháng.

Ba là: Tăng tuổi nghỉ hưu sau năm 2021.

Bốn là: Mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội hưu trí.

Năm là: Triển khai các gói bảo hiểm xã hội mới thay thế.

– Bảo hiểm xã hội là một trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chia sẻ quan trọng thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, giữ ổn định chính trị – xã hội, cuộc sống người dân, phát triển bền vững quốc gia.

– Phát triển hệ thống chính sách bảo hiểm xã hội tiên tiến, đồng bộ, đa tầng, hiện đại, hội nhập quốc tế; thu hút được nguồn lực xã hội theo truyền thống tương thân tương ái của dân tộc; hướng tới bảo phủ toàn dân theo lộ trình phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế-xã hội; gắn kết hài hoài các nguyên tắc đóng – hưởng; tự nguyện, công bằng; chia sẻ và bền vững.

– Cải cách chính sách bảo hiểm xã hội vừa mang tính trước mắt, đồng thời mang tính lâu dài; phù hợp hài hòa giữa tiến bộ, bền vững đổi mới, phát triển song phải đặt trong mối liên hệ với đổi mới, phát triển các chính sách xã hội khác, nhất là chế độ tiền lương, thu nhập, trợ giúp xã hội để mọi công dân đều được thụ hưởng an sinh xã hội.

– Phát triển hệ thống tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội ngày càng gọn nhẹ, chuyên nghiệp, đồng bộ, hiện đại nhằm nâng cao tính thuyết phục, tăng cường niềm tin và sự gắn bó của nhân dân cũng như các chủ thể tham gia bảo hiểm xã hội.

– Thực hiện tốt chính sách bảo hiểm xã hội là công việc của toàn bộ hệ thống chính trị, là trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị – xã hội, lực lượng vũ trạng và của từng người dân.

Đề xuất, kiến nghị giải pháp để tổ chức thực hiện các hiệu quả các Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 (khóa XII)

Ban chấp hành trung ương yêu cầu xây dựng và hoàn thiện thể chế kiểm soát quyền lực và chống tệ chạy chức, chạy quyền, thân quen, lợi ích nhóm trong công tác cán bộ theo nguyên tắc mọi quyền lực đều phải được kiểm soát chặt chẽ bằng cơ chế và quyền hạn phải được rằng buộc với trách nhiệm.

Phát hiện và xử lý kịp thời, nghiêm minh các tổ chức, cá nhân vi phạm kỷ luật của Đảng, pháp luật của nhà nước, lạm dụng, lợi dụng quyền lực để thực hiện những hành vi sai trái trong công tác cán bộ hoặc tiếp tay cho tệ chạy chức, chạy quyền.

Kiêm quyết hủy bỏ, thu hồi các quyền định không đúng về công tác cán bộ, đồng thời xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân sai phạm, có hành vi tham nhũng trong công tác cán bộ. Cụ thể hóa để thực hiện có hiệu quả cơ chế dân biết, dân bàn, dân giám sát công tác cán bộ; mở rộng các hình thức lấy ý kiến đánh giá sự hài lòng của người dân đối với từng đối tượng cán bộ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị một cách phù hợp.

Tổng Bí thư chỉ rõ: “Để thực hiện có kết quả Nghị quyết, tất cả chúng ta, từ trên xuống dưới, đều phải có quyết tâm lớn, có sự thống nhất rất cao, lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, quyết liệt, nói đi đôi với làm, làm cho nghị quyết lần này thực sự đi vào cuộc sống, tạo chuyển biến rõ rệt, thu được kết quả cụ thể, cán bộ, đảng viên và nhân dân nhìn thấy được, cảm nhận được. Trong nửa cuối của nhiệm kỳ Khóa XII, cố gắng phấn đấu hoàn thành một bước việc thể chế hóa, cụ thể hóa Nghị quyết thành các quy định của Đảng và pháp luật của nhà nước về công tác cán bộ, xây dựng và quản lý đội ngũ cán bộ theo quy hoạch, phù hợp với tình hình thực tế; từng bước thực hiện việc bố trí bí thư cấp cấp tỉnh, cấp huyện không là người địa phương; hoàn thành việc rà soát, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ các cấp gắn với kiện toàn tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Đồng thời, làm tốt công tác chuẩn bị nhân sự đại hội Đảng bộ các cấp và Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Tập trung xây dựng Ban chấp hành Trung ương theo hướng nâng cao chất lượng, có số lượng và cơ cấu hợp lý. Chủ động chuẩn bị nhân sự, xây dựng các cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước và các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư thực sự tiêu biểu về trí tuệ và gương mẫu về đạo đức, lối sống. Xây dựng tiêu chuẩn và có kế hoạch, biện pháp đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện, thử thách đối với các Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng.

Liên hệ trách nhiệm của bản thân

Là một Đảng viên, tôi ý thức và quan tâm đến từng vấn đề mà nghị quyết hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã đề ra. Bản thân cần tuyên truyền sâu rộng trong quần chúng nhân dân những vấn đề cấp thiết mà nghị quyết đã nêu. bên cạnh đó, tôi cũng cần xác định rõ hơn trách nhiệm của mình đối với vận mệnh của Đảng, của dân tộc ta trong quá trình đổi mới.

Theo đó tôi sẽ:

– Quán triệt sâu sắc, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.

– Quán triệt và thực hiện nhiêm Cương lĩnh, Điều lệ, Nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là về công tác cán bộ, xây dựng và quản lý đội ngũ cán bộ.

– Kiên quyết đấu tranh với những quan điểm sai trái, luận điệu xuyên tạc; mở rộng các hình thức tuyên truyền, nhân rộng những điển hình tiên tiến, những cách làm sáng tạo, hiệu quả.

– Tăng cường công tác học tập chính trị, tư tưởng, nâng cao đạo đức cách mạng, trong đó chú trọng nội dung xây dựng đảng về đạo đức, truyền thống lịch sử, văn hóa của dân tộc; kết hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa đào tạo với rèn luyện trong thực tiễn và đẩy mạnh học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

– Thực hiện nghiêm túc chế độ học tập, bồi dưỡng lý luận chính trị và cập nhật kiến thức mới.

Người viết thu hoạch

(ký, ghi rõ họ và tên)