Bài thu hoạch Nghị quyết Trung Ương 8 khóa XII dành cho cán bộ xã

Bài thu hoạch Nghị quyết Trung Ương 8 khóa XII dành cho cán bộ xã, Bài thu hoạch Nghị quyết Trung Ương 7 khóa XII của Giáo viên là bài thu hoạch của các cán bộ,

Bài thu hoạch Nghị quyết Trung Ương 8 khóa XII dành cho cán bộ xã là mẫu bài thu hoạch cá nhân dành cho Đảng viên là cán bộ xã đang hoạt động trong hàng ngũ của Đảng cộng sản và nhà nước Việt Nam.

Bạn Đang Xem: Bài thu hoạch Nghị quyết Trung Ương 8 khóa XII dành cho cán bộ xã

Thông qua chủ trương chính sách đường lối của Đảng đề ra trong Hội nghị Trung Ương 8 khóa 12 chúng ta thấy rõ được con đường đi tiếp theo để đưa Việt Nam trở thành một nước công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Bài thu hoạch nghị quyết TW8 khóa 12 lần này là cơ sở để mỗi Đảng viên xác định lại hướng đi đúng đắn cho mình, cống hiến hết sức cho nước nhà. Sau đây là nội dung chi tiết mẫu bài thu hoạch. Mời các bạn cùng tham khảo.

Bài thu hoạch Nghị quyết Trung Ương 8 khóa XII dành cho cán bộ xã

ĐẢNG BỘ …………

CHI BỘ……………………

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
——————

…….., ngày…tháng…năm…

BÀI THU HOẠCH CÁ NHÂN

Về kết quả học tập, quán triệt các Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XII)

——————-

(Đây chỉ là bài thu hoạch gợi ý. Đề nghị các đồng chí tự nghiên cứu, học tập và tham khảo để viết bài phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của tổ chức, cá nhân mỗi đ/c. Các đ/c nộp bài thu hoạch về Đảng ủy xã vào ngày ………)

1. Đồng chí hãy cho biết sự cần thiết phải ban hành các Nghị quyết Hội nghị lần thứ Tám BCH Trung ương Đảng (khóa XII).

Trả lời:

* Quy định 08-QĐi/TW: Quy định trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Theo đó, cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương phải nghiêm khắc với bản thân và kiên quyết chống các hành vi đơn cử như: Chạy hoặc tiếp tay cho chạy chức, chạy quyền, chạy phiếu bầu, chạy phiếu tín nhiệm; Can thiệp không đúng thẩm quyền, trách nhiệm, trái quy định vào công tác cán bộ; Lợi dụng doanh nghiệp hoặc để doanh nghiệp lợi dụng nhằm vụ lợi; Tổ chức đoàn đi công tác ở trong và ngoài nước không đúng thành phần, thời gian và nội dung yêu cầu công việc; Can thiệp không đúng thẩm quyền, trách nhiệm, trái quy định vào công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

* Nghị quyết 36-NQ/TW: Nghị quyết về phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Đây là một nghị quyết vô cùng quan trọng.

– Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khoá X về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, nhận thức của toàn hệ thống chính trị, nhân dân và đồng bào ta ở nước ngoài về vị trí, vai trò của biển, đảo đối với phát triển kinh tế, bảo vệ chủ quyền quốc gia được nâng lên rõ rệt. Chủ quyền, an ninh quốc gia trên biển được giữ vững; công tác tìm kiếm cứu nạn, an toàn hàng hải cơ bản được bảo đảm; công tác đối ngoại, hợp tác quốc tế về biển được triển khai chủ động, toàn diện. Kinh tế biển, các vùng biển, ven biển đang trở thành động lực phát triển đất nước; hệ thống kết cấu hạ tầng được quan tâm đầu tư; đời sống vật chất và tinh thần của người dân vùng biển được cải thiện.

– Bên cạnh đó, việc thực hiện Nghị quyết vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém và khó khăn, thách thức trong phát triển bền vững kinh tế biển. Phát triển kinh tế biển chưa gắn kết hài hoà với phát triển xã hội và bảo vệ môi trường. Công tác bảo vệ an ninh, an toàn, phối hợp tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn, ứng phó với sự cố môi trường trên biển còn nhiều bất cập. Một số chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra chưa đạt được; lợi thế, tiềm năng là cửa ngõ vươn ra thế giới chưa được phát huy đầy đủ; việc thực hiện chủ trương phát triển một số ngành kinh tế biển mũi nhọn chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra.

– Những hạn chế, yếu kém nêu trên có nguyên nhân khách quan, song nguyên nhân chủ quan là chủ yếu. Nhận thức của các cấp, các ngành, địa phương và người dân, doanh nghiệp về vai trò, vị trí của biển, phát triển bền vững kinh tế biển chưa đầy đủ; phương thức quản lý tổng hợp, thống nhất về biển dựa trên hệ sinh thái chưa theo kịp với yêu cầu phát triển và xu thế thời đại. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện Nghị quyết của một số cấp uỷ, chính quyền còn thiếu thường xuyên, quyết liệt. Chính sách, pháp luật về biển chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ, một số chủ trương lớn của Đảng chưa được thể chế hoá kịp thời. Công tác quản lý nhà nước về biển, đảo còn nhiều bất cập.

* Kết luận về tình hình kinh tế – xã hội, ngân sách nhà nước năm 2018.

Xem Thêm : Mẫu báo cáo kết quả hoạt động tài chính nhà nước

Nhờ có sự nỗ lực phấn đấu của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, kinh tế – xã hội nước ta tiếp tục có những chuyển biến tích cực, toàn diện trên các lĩnh vực. Dự báo, đến cuối năm 2018, có thể hoàn thành toàn bộ 12 chỉ tiêu kế hoạch đề ra, trong đó có 8 chỉ tiêu hoàn thành vượt mức. Nổi bật là: Tốc độ tăng trưởng tiếp tục duy trì ở mức cao, đạt 6,6 – 6,8%, quy mô GDP khoảng 240,5 tỉ đô la Mỹ. Chất lượng tăng trưởng ngày càng được cải thiện.

– Kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định. Lạm phát được kiểm soát; chỉ số giá tiêu dùng duy trì ở mức dưới 4%. Các cân đối lớn của nền kinh tế cơ bản được bảo đảm; kỷ luật, kỷ cương tài chính – ngân sách nhà nước được tăng cường; bội chi ngân sách ở mức 3,67% GDP; nợ công có xu hướng giảm và ngày càng thấp xa hơn mức trần do Quốc hội quy định. Thị trường tiền tệ ổn định; cán cân thanh toán quốc tế tiếp tục được cải thiện. Xuất khẩu ước đạt 238 tỉ đô la, tăng 11,2% so với năm 2017; xuất siêu hơn 3 tỉ đô la Mỹ.

– Các lĩnh vực văn hoá, xã hội được quan tâm đầu tư phát triển, đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần tích cực vào việc duy trì ổn định chính trị, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội ở cả thành thị và nông thôn được cải thiện rõ rệt. Phong trào xây dựng nông thôn mới đạt được nhiều kết quả tích cực, đã có gần 40% số xã của cả nước đạt chuẩn nông thôn mới. Các chính sách, chế độ đối với người có công, các đối tượng chính sách, bảo trợ xã hội được quan tâm thực hiện; tỉ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới giảm xuống còn 5,2 – 5,7%.

* Nghị quyết 69/2018/QH14: Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2019.

– Mục tiêu tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, tính tự chủ và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Tập trung cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; tạo chuyển biến thực chất hơn trong thực hiện các đột phá chiến lược, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng; đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến và tận dụng có hiệu quả cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

– Chú trọng phát triển y tế, giáo dục, đào tạo, văn hóa, xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân.

– Tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu. Đẩy mạnh cải cách hành chính, cải cách tư pháp, tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế; cơ cấu lại đội ngũ công chức, viên chức, nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo điều hành và thực thi pháp luật; quyết liệt phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Củng cố quốc phòng, an ninh; bảo đảm trật tự, an toàn xã hội. Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế.

2. Theo đồng chí ở vị trí công tác của mình cần làm gì để góp phần thực hiện thành công nội dung hội nghị Trung ương 8 khoá XII?

Trả lời: Liên hệ trách nhiệm của bản thân

– Là một đảng viên, tôi nhận thức được và xác định rằng các nghị quyết của hội nghị lần thứ tám BCH Trung ương Đang khóa XII là cần thiết quan tâm đến từng vấn đề mà nghị quyết hội nghị Trung ương 8 khóa XII đã phải ban hành triển khai thực hiện trong giai đoạn hiện nay và thời gian tới.

– Để góp phần thực hiện tốt nội dung nghị quyết Trung ương 8 khóa XII, bản thân cần tuyên truyền sâu rộng trong quần chúng nhân dân những vấn đề cấp thiết mà Nghị quyết đã nêu. Bên cạnh đó, tôi cũng cần xác định rõ hơn trách nhiệm của mình đối với vận mệnh của Đảng, của dân tộc ta trong quá trình đổi mới. Theo đó, tôi sẽ:

– Quán triệt sâu sắc, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh;

Xem Thêm : Đơn đề nghị cấp phép biểu diễn nghệ thuật

– Quán triệt và thực hiện nghiêm Cương lĩnh, Điều lệ, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là về công tác cán bộ, xây dựng và quản lý đội ngũ cán bộ.

– Kiên quyết đấu tranh với những quan điểm sai trái, luận điệu xuyên tạc; mở rộng các hình thức tuyên truyền, nhân rộng những điển hình tiên tiến, những cách làm sáng tạo, hiệu quả.

– Tăng cường công tác học tập chính trị, tư tưởng, nâng cao đạo đức cách mạng, trong đó chú trọng nội dung xây dựng Đảng về đạo đức, truyền thống lịch sử, văn hoá của dân tộc; kết hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa đào tạo với rèn luyện trong thực tiễn và đẩy mạnh học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

– Thực hiện nghiêm túc chế độ học tập, bồi dưỡng lý luận chính trị và cập nhật kiến thức mới.

3. Đề xuất, kiến nghị (nếu có)

Đề xuất, kiến nghị những giải pháp để tổ chức thực hiện có hiệu quả các Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 (khóa XII).

– Tăng cường năng lực, chủ động phân tích, dự báo, theo dõi sát diễn biến tình hình quốc tế, trong nước để có đối sách phù hợp và kịp thời. Điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, thận trọng, phối hợp với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát.

– Đẩy nhanh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý khám bệnh, chữa bệnh và quản lý hiệu quả Quỹ bảo hiểm y tế; tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách về khám bệnh, chữa bệnh, dự phòng và nâng cao sức khỏe Nhân dân; xây dựng cơ chế tài chính y tế theo hướng tiếp tục thực hiện lộ trình tính đúng, tính đủ giá dịch vụ y tế, giảm dần mức chi của người dân tham gia bảo hiểm y tế gắn với lộ trình bảo hiểm y tế toàn dân, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của mạng lưới y tế cơ sở; thúc đẩy xã hội hóa, hợp tác công tư trong lĩnh vực y tế, tạo điều kiện để y tế tư nhân phát triển, tiến tới bao phủ bảo hiểm y tế, chăm sóc sức khỏe toàn dân; tăng cường và ưu tiên y tế dự phòng, y tế cơ sở, giảm quá tải cho tuyến trên.

– Ban Chấp hành Trung ương yêu cầu xây dựng và hoàn thiện thể chế kiểm soát quyền lực và chống tệ chạy chức, chạy quyền, thân quen, cánh hẩu, lợi ích nhóm trong công tác cán bộ theo nguyên tắc mọi quyền lực đều phải được kiểm soát chặt chẽ bằng cơ chế và quyền hạn phải được ràng buộc với trách nhiệm.

– Phát hiện và xử lý kịp thời, nghiêm minh các tổ chức, cá nhân vi phạm kỷ luật của Đảng, pháp luật của Nhà nước, lạm dụng, lợi dụng quyền lực để thực hiện những hành vi sai trái trong công tác cán bộ hoặc tiếp tay cho tệ chạy chức, chạy quyền.

– Kiên quyết hủy bỏ, thu hồi các quyết định không đúng về công tác cán bộ, đồng thời xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân sai phạm, có hành vi tham nhũng trong công tác cán bộ. Cụ thể hóa để thực hiện có hiệu quả cơ chế dân biết, dân bàn, dân giám sát công tác cán bộ; mở rộng các hình thức lấy ý kiến đánh giá sự hài lòng của người dân đối với từng đối tượng cán bộ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị một cách phù hợp.

Người viết thu hoạch
(Ký và ghi rõ họ tên)