Bài thu hoạch Nghị quyết Trung Ương 7 khóa 12 cho giáo viên

Các phần quan trọng trong một bài thu hoạch? Kinh nghiệm viết bài thu hoạch? Mẫu bài thu hoạch nghị quyết TƯ 7 khóa 12 dành cho giáo viên?

    Bài thu hoạch nghị quyết đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá kiểm tra nhận thức của các đảng viên cán bộ công nhân viên chức trong việc tiếp thu nghiên cứu về nghị quyết đảng để ra. Sau đây là mẫu bài thu hoạch nghị quyết trung ương 7 khóa 12 cho giáo viên.

    1. Các phần quan trọng trong một bài thu hoạch:

    Phần mở bài (mở vấn đề)

    Phần thân bài (nội dung đã được học tập nghiên cứu từ việc được truyền đạt): Phần thân bài được xem là phần trọng tâm của bài thu hoạch. Nó thể hiện tất cả những kiến thức của nghị quyết mà người học tiếp nhận được thông qua việc trả lời đầy đủ các câu hỏi được đặt ra. Ngôn từ trong sáng, cách hành văn mạch lạc, rõ ràng, logic, không sai lỗi chính tả, …Trong bài này cần yêu cầu người viết có thể lựa chọn nhiều cách viết khác nhau, song nó phải thể hiện được quan điểm cách nhìn nhận, sự hiểu biết của cá nhân họ với nghị quyết. Không chỉ thể hiện rõ mục tiêu thể hiện trong bài viết, còn cần trình bày rõ hiểu biết của bản thân về nghị quyết, một cách cá tính, phong cách riêng của mình thông qua cách hành văn và hình thức.

    Phần kết bài (kết luận và liên hệ thực tiễn từ bản thân, có thể có cả giải pháp nếu cần thiết).Bài thu hoạch không chỉ là bản tổng hợp kiến thức mà người học tiếp nhận được trong quá trình học mà nó cần thể hiện quan điểm, cảm xúc, cách nhìn nhận mang tính chủ quan về vấn đề đặt ra trong nghị quyết.

    Xem thêm: Bài thu hoạch quốc phòng an ninh mới nhất (Liên hệ bản thân)

    2. Kinh nghiệm viết bài thu hoạch:

    Bài thu hoạch Nghị quyết chính là kết quả của quá trình nghiên cứu, học tập và quán triệt nghị quyết đại hội. Vì vậy khi viết bài thu hoạch cần:

    + Thể hiện kiến thức cơ bản  tiếp thu được cũng như gắn liền với bản thân cụ thể chi tiết nhất;

    + Cần trình bày logic mạch lạc giọng văn trong sáng thể hiện cá tính quan điểm của bản thân giải pháp nếu có về nghị quyết;

    + Tránh sao chép lặp lại không có điểm mới.

    Xem thêm: Một số mẫu bài thu hoạch sau chuyến đi trải nghiệm thực tế

    3. Mẫu bài thu hoạch nghị quyết TƯ 7 khóa 12 dành cho giáo viên:

    ĐẢNG BỘ XÃ …..
    CHI BỘ THCS

    ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

    …., ngày… tháng… năm 20..

    BÀI THU HOẠCH

    Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 (khóa XII) của Đảng

    Họ và tên: …

    Chức vụ: …

    Đơn vị công tác:…

    Qua nghiên cứu học tập, quán triệt các Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 khóa XII của Đảng

    1. Những đổi mới trong quan điểm, mục tiêu, biện pháp giải quyết trong các nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 (khóa XII):

    1.1. Nghị quyết số 26-NQ/TW về “Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ”.

    • Tổng quát về hướng đi:

    Với mục tiêu to lớn dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, ngày càng phát triển thịnh vượng đi lên thì cán bộ là nhân tố quan trọng quyết định sự thành bại của cách mạng; Chủ tịch Hồ Chí Minh, “cán bộ là cái dây chuyền của bộ máy. Nếu dây chuyền không tốt, không chạy thì động cơ dù có tốt, dù chạy toàn bộ máy cũng tê liệt. Cán bộ là những người đem chính sách của Chính phủ, của đoàn thể thi hành trong Nhân dân, nếu cán bộ dở thì chính sách hay cũng không thể thực hiện được”. Công tác cán bộ là khâu “then chốt” của công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị. Xây dựng đội ngũ cán bộ để đáp ứng được đội ngũ cán bộ có phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ thực hiện hoàn thành tốt công việc được giao là nhiệm vụ quan trọng của Đảng và Nhà nước; không chỉ đủ về số lượng, mà còn đảm bảo về chất lượng và cơ cấu phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế – xã hội và bảo vệ Tổ quốc đất nước phát triển; để chuỗi nối tiếp về bàn giao công việc nhiệm vụ liên tục, vững vàng giữa các thế hệ, đủ sức lãnh đạo gồng gánh đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

    • Mục tiêu cụ thể:

    Nghị quyết đã quán triệt các quy định của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác cán bộ, xây dựng và quản lý đội ngũ cán bộ; hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực; kiên quyết xóa bỏ tệ chạy chức, chạy quyền; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái của tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên; đẩy mạnh thực hiện chủ trương bố trí bí thư cấp ủy cấp tỉnh, cấp huyện không là người địa phương; đẩy mạnh thực hiện chủ trương bố trí bí thư cấp ủy cấp tỉnh, cấp huyện không là người địa phương.

    1.2. Nghị quyết số 27-NQ/TW về “Cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp”

    Thực tiễn chính sách tiền lương ở nước ta đã trải qua 4 lần cải cách (năm 1960, năm 1985, năm 1993 và năm 2003), nhưng vẫn còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn, tiền lương trong khu vực công vẫn còn thấp so với khu vực doanh nghiệp và yêu cầu phát triển của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức

    • Mục tiêu nghị quyết đề ra:

    Xây dựng hệ thống chính sách tiền lương quốc gia một cách minh bạch, khoa học, phù hợp với tình hình thực tiễn đất nước.

    Xây dựng, ban hành chế độ tiền lương mới. Quyết liệt thực hiện các biện pháp tài chính, ngân sách, coi đây là nhiệm vụ đột phá để tạo nguồn lực cho cải cách chính sách tiền lương.

    Nghị quyết nêu những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu, đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức về quan điểm, ý nghĩa, mục tiêu,  yêu cầu, nội dung của cải cách chính sách tiền lương.

    Nghị quyết nói rõ, khẩn trương nhanh chóng xây dựng và hoàn thiện hệ thống vị trí việc làm hợp lí nhất, coi đây là giải pháp căn bản mang tính tiền đề để thực hiện cải cách tiền lương.

    1.3. Nghị quyết số 28-NQ/TW về “Cải cách chính sách bảo hiểm xã hội”.

    Bà Nguyễn Thị Minh, Tổng giám đốc BHXH Việt Nam nhận định, việc cải cách sâu rộng sẽ tạo ra nhiều thách thức, đặc biệt, với những cơ quan có liên quan đến công việc này, khối lượng công việc lớn hơn, tinh thần thái độ làm việc phải tốt hơn, quy trình nghiệp vụ hướng đến người dân thuận lợi hơn.

    • Mục tiêu nghị quyết đề ra:

    Để bảo hiểm xã hội thực sự là trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội, góp phần thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm ổn định chính trị – xã hội và phát triển kinh tế – xã, từng bước mở rộng vững chắc diện bao phủ bảo hiểm xã hội, hướng tới mục tiêu bảo hiểm xã hội toàn dân;

    Phát triển hệ thống bảo hiểm xã hội linh hoạt, đa dạng, đa tầng, hiện đại và hội nhập quốc tế theo nguyên tắc đóng – hưởng, công bằng, bình đẳng, chia sẻ và bền vững;

    Ngoài ra cần nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và phát triển hệ thống hoạt động thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội tinh gọn, chuyên nghiệp, tin cậy, hiện đại và minh bạch.

    • Nghị quyết chỉ rõ cần thực hiện những nhiệm vụ sau:

    Tập trung xây dựng hệ thống bảo hiểm xã hội đa tầng; sửa đổi quy định về điều kiện thời gian tham gia bảo hiểm xã hội tối thiểu để hưởng chế độ hưu trí theo hướng linh hoạt đồng thời với việc điều chỉnh cách tính lương hưu theo nguyên tắc đóng-hưởng, bình đẳng, công bằng, chia sẻ và bền vững.

    Khắc phục sửa đổi các bất hợp lý về chế độ bảo hiểm hưu trí hiện nay theo hướng linh hoạt hơn trong điều kiện hưởng chế độ hưu trí, chặt chẽ hơn trong quy định hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần, tăng tuổi nghỉ hưu bình quân thực tế của người lao động;

    Thực hiện điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu theo lộ trình; Đưa ra các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để thực hiện các mục tiêu về bảo hiểm xã hội.

    2. Liên hệ việc thực hiện nhiệm vụ chính trị tại cơ quan, đơn vị và đề xuất, kiến nghị các biện pháp thực hiện hiệu quả ở cơ quan, đơn vị mình:

    Để tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quán triệt học tập, triển khai thực hiện chỉ thị, nghị quyết tôi có những kiến nghị sau:

    Một là, sau mỗi đợt tổ chức học tập, quán triệt nghị quyết, các cấp ủy cần chỉ đạo, theo dõi việc viết bài thu hoạch cá nhân.

    Hai là, luôn đề cao việc xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch hành động noi theo nghị quyết đề ra.

    Ba là, đổi mới hình thức, nội dung tổ chức học tập, quán triệt nghị quyết phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của đối tượng, đối tượng khác nhau cần có nội dung, phương pháp truyền đạt phù hợp.

    Bốn là, tiếp tục tổ chức học tập, quán triệt nghị quyết bằng hình thức trực truyến nhằm tiết kiệm thời gian, kinh phí và mở rộng đối tượng tham gia, đồng thời bảo đảm nâng cao chất lượng thông tin, tạo sự đồng bộ, thống nhất từ trên xuống dưới.

    3. Liên hệ bản thân:

    Với tư cách là một Đảng viên, Giáo viên tôi luôn ý thức và quan tâm đến từng vấn đề mà nghị quyết Hội nghị trung ương 7 đã đề ra; đặc biệt là nội dung liên quan đến Nghị quyết số 26-NQ/TW về “Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ”.

    – Là một giáo viên tôi ý thực được tầm quan trọng của việc cần nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ vào công tác giảng dạy, nâng cao chất lượng giảng dạy góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế xã hội; Ngoài ra không ngừng tự học và trau dồi kiến thức kĩ năng nghiệp vụ chuyên môn; tu dưỡng đạo đức, lối sống, kĩ năng góp phần nâng cao năng lực và phẩm chất nghề nghiệp của bản thân.

    – Những nội dung cấp thiết mà Nghị quyết đã nêu ra, bản thân sẽ không ngừng tuyên truyền sâu rộng trong quần chúng nhân dân, người thân và cán bộ.

    – Trao đổi chuyên môn với đồng nghiệp, nghiên cứu tài liệu, dự các lớp bồi dưỡng chuyên môn để đạt hiệu quả cao hơn trong công tác.

    – Khắc phục khó khăn, đoàn kết tương trợ đồng nghiệp để hoàn thành tốt công việc, nghiêm túc thực hiện tốt quy chế dân chủ, đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực quan liêu, tham nhũng…

    NGƯỜI VIẾT THU HOẠCH