Bài thu hoạch Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên – Mô đun (8): Phương pháp và kỹ thuật hướng dẫn, tư vấn cho học sinh trung học cơ sở – Giáo Án Điện Tử

Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài thu hoạch Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên – Mô đun (8): Phương pháp và kỹ thuật hướng dẫn, tư vấn cho học sinh trung học cơ sở, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

BÀI THU HOẠCH
BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN GIÁO VIÊN
NĂM HỌC: 2014 – 2015
MÔ ĐUN (8)
 PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT HƯỚNG DẪN, TƯ VẤN 
CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ
Cơ sở, căn cứ:
Căn cứ các Thông tư số 30, 31, 32, 33/2011/TT-BGDĐT ngày 08/8/2011; Thông tư số 36/2011 ngày 17/8/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên Mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên;
 Căn cứ Thông tư số 26/2012/TT-BGDĐT ngày 10/7/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ban hành Quy chế bồi dưỡng thường xuyên (BDTX) giáo viên mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên;
 Căn cứ Công văn số 2389/BGDĐT-NGCBQLGD ngày 13/5/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Quảng Ngãi về việc hướng dẫn triển khai công tác bồi dưỡng thường xuyên giáo viên năm học 2014-2015;
 Căn cứ Hướng dẫn số : 899/SGDĐT-GDTH ngày 23/6/2014 của sở Giáo dục Đào tạo Quảng Ngãi về việc hướng dẫn triển khai công tác bồi dưỡng thường xuyên giáo viên năm học 2014-2015;
Căn cứ vào công văn số 11/KH-PGDĐT ngày 08/10/2014 của Phòng Giáo dục Đào tạo Nghĩa Hành về việc triển khai xây dựng kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cho CBQL và GV THCS năm học 2014 -2015;
Theo Kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên của cán nhân năm học 2014-2015,
Tài liệu tham khảo:
Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên trung học cơ sở ban hành kèm theo Thông tư số 31/2011/TT-BGDĐT ngày 08/8/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Các tài liệu tại website: www. và
Các tài liệu khác.
Nội dung:
Tổng quan:
	Để thực hiện có hiệu quả PPDH ở trường phổ thông, việc đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ GV có năng lực dạy học theo những quan điểm đổi mới PPDH có vai trò then chốt. Từ nhiều năm nay, Bộ GD&ĐT đã chú ý việc bồi dưỡng GV về đổi mới PPDH. Module này trình bày trình bày một số phương pháp và kỹ thuật hướng dẫn, tư vấn cho học sinh THCS. Trên cơ sở đó, GV có thể tìm được những ý tưởng, gợi ý hay để vận dụng vào thực tế tại trường.
Mục tiêu:
Hiểu được các khái niệm cơ bản về phương pháp, kỹ thuật hướng dẫn, tư vấn cho học sinh THCS;
Nắm được các phương pháp, kỹ thuật hướng dẫn, tư vấn cho học sinh THCS;
Nắm được yêu cầu đối với GV THCS trong việc hướng dẫn, tư vấn cho HS. 
Nội dung:
Phần 1: Phương pháp hướng dẫn, tư vấn học sinh
Phương pháp tư vấn dựa trên cách tiếp cận phân tâm của Sigmund Freud;
Phương pháp tư vấn dựa trên cách tiếp cận nhân văn – hiện sinh;
Phương pháp tư vấn dựa trên cách tiếp cận theo trường phái Gestalt; và
Phương pháp tư vấn dựa trên cách tiếp cận thân chủ theo phương pháp nhận thức: Phương pháp xúc cảm thuần lí của Albert Ellis (RET: Rational Emotive Therapy). 
Phần 2: Các kỹ thuật tư vấn, hướng dẫn cho HS THCS
 Kỹ thuật đánh giá thông tin;
Kỹ thuật thấu hiểu;
Kỹ thuật thông đạt;
Kỹ thuật phản hồi; và
Kỹ thuật thu thập thông tin (đặt câu hỏi).
Phần 3: Những yêu cấu đối với GV THCS trong vai trò là người hướng dẫn, tư vấn cho HS
Yêu cầu chung:
Có hiểu biết về bản thân tốt;
Là người cân bằng và phát triển đầy đủ tốt về mặt tình cảm;
Phải biết nhận định các vấn đề bệnh tinh thần, gia đình,..;
Biết chấp nhận không phê phán;
Hiểu một cách sâu sắc về vấn đề và con người thân chủ;
Hạn chế nói tối đa, nghe nhiều hơn nói;
Không cho lời khuyên, áp đặt hay can thiệp;
Biết lắng nghe và tiếp cận với thân chủ một cách am hiểu và có mục đích;
Có khả năng thu thập thông tin và xâu chuỗi lại trong quá trinh đánh giá;
Có khả năng thiết lập và duy trì mối quan hệ hỗ trợ mang tính chuyên nghiệp;
Có khả năng quan sát, hiểu được hành vi bằng lời;
Có khả năng gây được niềm tin với thân chủ;
Có khả năng thảo luận những chủ đề nhạy cảm;
Có khả năng sử dụng các nguồn lực một cách sangs tạo;
Có khả năng đánh giá toàn diện nhu cầu của thân chủ;
Có khả năng dung hòa và thỏa thuận được với các bên xung đột; và
Có khả năng áp dụng lý thuyết vào thực tế.
Các phẩm chất, thái độ cần có của nhà tư vấn:
Quan tâm và sẵn sàng giúp đỡ người khác;
Tôn trọng thân chủ;
Nhiệt tình;
Chấp nhận;
Quan tâm đến nhu cầu của thân chủ và gạt bỏ nhu cầu của bản thân;
Chân thành; và
Thấu hiểu.
KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT:
Trên đây là toàn bộ nội dung cá nhân tôi học tập được trong khuôn khổ nội dung module này. Module có nhiều nội dung hay, thiết thực với thực tiễn hướng dẫn, tư vấn cho HS của trường, kính đề nghị nhà trường xem xét, tổng hợp và đề nghị cấp trên phê duyệt và có kế hoạch triển khai thực hiện./.